Luyện từ và câu (tiết 47)
CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Hiểu tác dụng , cấu tạo của câu kể Ai là gì ?
2. Kĩ năng: Biết tìm câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn . Biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về một người , một vật .
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 2 tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn phần Nhận xét .
- 3 tờ phiếu , mỗi tờ ghi 1 đoạn văn , thơ ở BT1 phần Luyện tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1) Hát .
2. Bài cũ : (5) Mở rộng vốn từ : Cái đẹp .
- 1 em đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở BT1 tiết trước . Nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ .
- 1 em làm lại BT3 .
3. Bài mới : (27) Câu kể Ai là gì ?
a) Giới thiệu bài :
Các em đã học một số kiểu câu kể : Ai làm gì ? Ai thế nào ? . Hôm nay , các em sẽ học tiếp kiểu câu kể : Ai là gì ?
Khi làm quen với nhau , người ta thường giới thiệu về người khác hoặc tự giới thiệu về mình . Những câu giới thiệu hoặc tự giới thiệu này chính là câu kể Ai là gì ?
b) Các hoạt động :
Tập đọc (tiết 47) VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Nắm được nội dung chính của bản tin : Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng . Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa . 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF . Biết đọc đúng một bản tin với giọng rõ ràng , rành mạch , vui , tốc độ khá nhanh . 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ . - Kiểm tra 2 em đọc thuộc lòng bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , trả lời các câu hỏi SGK . 3. Bài mới : Vẽ về cuộc sống an toàn . a) Giới thiệu bài : Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng trên báo Đại đoàn kết thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn . Bài đọc giúp các em hiểu thế nào là một bản tin , nội dung tóm tắt của một bản tin , cách đọc một bản tin . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Luyện đọc . MT : Giúp HS đọc đúng toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Ghi bảng : UNICEF ; đọc : U-ni-xép . - Giải thích : UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Bảo trợ Nhi đồng của Liên hiệp quốc . - Ghi bảng : 50 000 ; đọc : Năm mươi nghìn . - Nói : 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bản tin . Vì vậy , sau khi đọc tên bài , các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bản tin . - Nói tiếp : Xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn . - Hướng dẫn HS xem các bức tranh thiếu nhi vẽ ; giúp HS hiểu các từ khó trong bài . - Đọc mẫu bản tin . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Đọc theo . - Đọc theo . - Vài em đọc 6 dòng mở đầu bài đọc . - Từng nhóm 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài . Đọc 2 , 3 lượt . - Luyện đọc theo cặp . - Vài em đọc cả bài . Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . MT : Giúp HS cảm thụ cả bài . PP : Đàm thoại , giảng giải , thực hành . - Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ? - Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào ? - Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi ? - Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ? - Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì ? Hoạt động nhóm . - Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài . - Em muốn sống an toàn . - Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban Tổ chức . - Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn , đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú . - Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp : màu sắc tươi tắn , bố cục rõ ràng , ý tưởng hồn nhiên , trong sáng mà sâu sắc . Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ . - Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc . Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin . Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm . MT : Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài . PP : Làm mẫu , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với bản tin thông báo . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Được phát động từ tháng 4 Kiên Giang . + Đọc mẫu đoạn văn . + Sửa chữa , uốn nắn . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - 4 em tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bản tin . + Luyện đọc diễn cảm theo cặp . + Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : - Nêu lại ý nghĩa của bài . - Giáo dục HS có ý thức phòng tránh tai nạn giao thông . 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bản tin . Chính tả (tiết 24) HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài Họa sĩ Tô Ngọc Vân . 2. Kĩ năng: Nghe – viết chính xác , trình bày bài chính tả Họa sĩ Tô Ngọc Vân . Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn : tr/ch , hỏi/ ngã 3. Thái độ: Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 3 , 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a - Một số tờ giấy trắng phát cho HS làm BT3 . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Chợ Tết . - 1 em đọc cho 2 bạn viết bảng lớp , cả lớp viết vào nháp các từ ngữ đã được luyện viết ở BT3 tiết trước . 3. Bài mới : (27’) Họa sĩ Tô Ngọc Vân . a) Giới thiệu bài : - Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả PP : Đàm thoại , trực quan , thực hành . - Đọc mẫu bài chính tả . - Hỏi : Đoạn văn nói điều gì ? - Đọc cho HS viết . - Chấm , chữa bài . - Nêu nhận xét chung . Hoạt động lớp , cá nhân . - Theo dõi , xem ảnh chân dung Tô Ngọc Vân . - Đọc thầm lại bài , chú ý những chữ cần viết hoa , những từ ngữ dễ viết sai , cách trình bày . - Ca ngợi Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa , đã ngã xuống trong kháng chiến . - Gấp SGK , viết bài vào vở . - Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau . Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả . MT : Giúp HS làm đúng các bài tập . PP : Động não , đàm thoại , thực hành . - Bài 2 : ( lựa chọn ) + Nêu yêu cầu BT . + Dán 3 , 4 tờ phiếu ở bảng ; mời HS lên bảng thi làm bài . + Nhận xét , chốt lại lời giải . - Bài 3 : + Phát giấy cho một số em . + Chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp , nhóm . - Trao đổi cùng bạn để điền chuyện hay truyện vào chỗ trống . - Từng em đọc kết quả . - Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở . - Những em làm bài trên giấy đồng thời dán nhanh kết quả làm bài ở bảng . 4. Củng cố : (3’) - Chấm bài , nhận xét . - Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS ghi nhớ các từ ngữ vừa luyện tập để không viết sai chính tả ; học thuộc lòng các câu đố ở BT3 , đố lại em nhỏ . Luyện từ và câu (tiết 47) CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Hiểu tác dụng , cấu tạo của câu kể Ai là gì ? 2. Kĩ năng: Biết tìm câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn . Biết đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu hoặc nhận định về một người , một vật . 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu tiếng Việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - 2 tờ phiếu ghi 3 câu văn của đoạn văn phần Nhận xét . - 3 tờ phiếu , mỗi tờ ghi 1 đoạn văn , thơ ở BT1 phần Luyện tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (5’) Mở rộng vốn từ : Cái đẹp . - 1 em đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ ở BT1 tiết trước . Nêu một trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ . - 1 em làm lại BT3 . 3. Bài mới : (27’) Câu kể Ai là gì ? a) Giới thiệu bài : Các em đã học một số kiểu câu kể : Ai làm gì ? Ai thế nào ? . Hôm nay , các em sẽ học tiếp kiểu câu kể : Ai là gì ? Khi làm quen với nhau , người ta thường giới thiệu về người khác hoặc tự giới thiệu về mình . Những câu giới thiệu hoặc tự giới thiệu này chính là câu kể Ai là gì ? b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nhận xét . MT : Giúp HS nắm tác dụng , cấu tạo của câu kể Ai là gì ? PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . - Chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải ở bảng . - Hướng dẫn HS tìm các bộ phận trả lời các câu hỏi Ai ? Là gì ? - Dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết 3 câu văn , mời 2 em lên bảng làm bài . - Chốt lại lời giải đúng . Hoạt động lớp . - 3 , 4 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu các BT1,2,3,4 . - 1 em đọc 3 câu văn in nghiêng trong đoạn văn . - Cả lớp đọc thầm 3 câu văn in nghiêng , tìm câu dùng để giới thiệu , câu nêu nhận định về bạn Diệu Chi . - Phát biểu ý kiến . - Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? ; hai gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì ? trong mỗi câu . - Suy nghĩ , so sánh . xác định sự khác nhau giữa kiểu câu kể Ai là gì ? với các kiểu câu kể đã học . ( Khác nhau ở VN ) Hoạt động 2 : Ghi nhớ . MT : Giúp HS rút ra được ghi nhớ . PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải . Hoạt động lớp . - 4 , 5 em đọc nội dung phần Ghi nhớ . - Cả lớp đọc thầm lại . Hoạt động 3 : Luyện tập . MT : Giúp HS làm được các bài tập . PP : Trực quan , đàm thoại , thực hành . - Bài 1 : + Nhắc HS : Trước hết , các em phải tìm đúng câu kể Ai là gì ? trong các câu đã cho . Sau đó nêu tác dụng của câu vừa tìm được . + Dán 3 tờ phiếu , mỗi tờ ghi một đoạn văn , thơ ; mời 3 em có ý kiến đúng lên bảng gạch dưới những câu kể trong mỗi đoạn văn , thơ . Sau đó , mỗi em nêu tác dụng của từng câu kể . - Bài 2 : + Nhắc HS chú ý : @ Chọn tình huống giới thiệu . @ Nhớ dùng câu kể Ai là gì ? trong bài giới thiệu . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Đọc yêu cầu BT . - Suy nghĩ , trao đổi cùng bạn . - Phát biểu ý kiến . - Cả lớp nhận xét . - Đọc yêu cầu BT . - Đọc yêu cầu BT . - Suy nghĩ , viết nhanh vào nháp lời giới thiệu , kiểm tra các câu ke ... nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ như H.1 SGK. -Nhận xét kết quả lắp ghép của HS. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ - lê, tua vít . a/ Lắp vít: -GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác lắp vít , lắp ghép một số chi tiết như SGK. -Gọi 2-3 HS lên lắp vít. -GV tổ chức HS thực hành. b/ Tháo vít: -GV cho HS quan sát H.3 SGK và hỏi : +Để tháo vít, em sử dụng cờ-lê và tua –vít như thế nào ? -GV cho HS thực hành tháo vít. c/ Lắp ghép một số chi tiết: -GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong H.4 SGK. +Em hãy gọi tên và số lượng các chi tiết cần lắp ghép trong H.4 SGK. -GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào trong hộp. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. -HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau thực hành. -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS theo dõi và nhận dạng. -Các nhóm kiểm tra và đếm. -HS đthực hiện. -HS theo dõi và thực hiện. -HS tự kiểm tra. -Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua –vít ngược chiều kim đồng hồ. -HS theo dõi. -HS nêu. -HS quan sát. -HS cả lớp. Lịch sử (tiết 20) ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS biết : Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày bốn giai đoạn : Buổi đầu độc lập , Nước Đại Việt thời Lý , Nước Đại Việt thời Trần , Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê . 2. Kĩ năng: Kể được tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình . 3. Thái độ: Tự hào về lịch sử nước nhà . II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Văn học và khoa học thời Hậu Lê . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : (27’) Oân tập . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : MT : Giúp HS nắm những sự kiện lịch sử tiêu biểu qua 4 giai đoạn . PP : Giảng giải , trực quan , đàm thoại . - Treo băng thời gian ở bảng . Hoạt động lớp . - Gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian . - Một số em lên bảng ghi nội dung các sự kiện nêu ở băng thời gian . Hoạt động 2 : MT : Giúp HS nắm những sự kiện lịch sử tiêu biểu qua 4 giai đoạn (tt) . PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan . - Kết luận . Hoạt động nhóm . - Mỗi nhóm chuẩn bị hai nội dung ( mục 2 , 3 SGK ) . - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) - Đại diện các nhóm thi đố nhau về các sự kiện lịch sử với thời gian . - Giáo dục HS tự hào về lịch sử nước nhà . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Xem lại các bài đã ôn . Mĩ thuật (tiết 24) Vẽ trang trí : TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Giúp HS làm quen với kiểu chữ in nét đều , nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó . 2. Kĩ năng: Biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn . 3. Thái độ: Quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày . II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Cắt một số chữ nét thẳng , nét tròn , nét nghiêng theo tỉ lệ các ô vuông trong bảng . 2. Học sinh : - Vở Tập vẽ , com-pa , thước kẻ , bút chì và màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Tập nặn tạo dáng : Tập nặn dáng người . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : (27’) Vẽ trang trí : Tìm hiểu về kiểu chữ in nét đều . a) Giới thiệu bài : Giới thiệu một vài dòng chữ nét đều để HS thấy được vẻ đẹp và cách sử dụng chữ nét đều . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét . MT : Giúp HS nắm được các đặc điểm của kiểu chữ nét đều . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm để HS phân biệt 2 kiểu chữ này : + Chữ nét thanh nét đậm là chữ có nét to , nét nhỏ . + Chữ nét đều có tất cả các nét đều bằng nhau . - Chỉ vào bảng chữ nét đều và tóm tắt : + Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét thẳng , cong , nghiêng , chéo , tròn đều có độ dày bằng nhau ; các dấu có độ dày bằng ½ nét chữ . + Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ . + Các nét cong , nét tròn có thể dùng com-pa để vẽ . + Chiều rộng các chữ thường không bằng nhau . + Chữ nét đều có dáng khỏe , chắc , thường dùng để kẻ khẩu hiệu , pa-nô , áp phích . Hoạt động lớp . Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ nét đều . MT : Giúp HS nắm cách kẻ chữ nét đều . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Giới thiệu hình 5 SGK , yêu cầu HS tìm ra cách kẻ chữ : R , Q , D , S , B , P . - Lưu ý : + Vẽ màu không ra ngoài nét chữ . Nên vẽ màu ở xung quanh nét chữ trước , ở giữa sau . + Có thể trang trí cho dòng chữ đẹp hơn . + Đảm bảo khoảng cách giữa các chữ , các con chữ cho hợp lí . Hoạt động lớp . - Quan sát hình 4 SGK để nhận ra cách kẻ chữ nét đều . Hoạt động 3 : Thực hành . MT : Giúp HS vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Hướng dẫn từng bước cách vẽ màu . Hoạt động cá nhân . - Vẽ màu vào dòng chữ nét đều ở vở . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và các bạn . PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại . - Nhận xét chung và khen ngợi những em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . Hoạt động lớp . - Đánh giá , xếp loại . 4. Củng cố : (3’) - Đánh giá , nhận xét . - Giáo dục HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Quan sát quang cảnh trường học . Aâm nhạc (tiết 24) Oân tập bài hát : CHIM SÁO Oân tập : BÀI TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 5 & 6 I. MỤC TIÊU : - Củng cố bài hát Chim sáo . Tập đọc và nghe thang âm : Đô – Rê – Mi – Son – La và Đô – Rê – Mi – Son . - Biết hát kết hợp động tác múa phụ họa bài hát Chim sáo . - Giáo dục HS thêm yêu quê hương , làn điệu dân ca . II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Bài cũ : (3’) Học bài hát : Chim sáo . - Vài em hát lại bài hát Chim sáo . 3. Bài mới : (27’) a) Giới thiệu bài : Giới thiệu tiết học gồm 2 nội dung : + Oân tập bài hát Chim sáo . + Oân tập 2 bài TĐN số 5 , 6 . b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Oân tập bài hát Chim sáo . MT : Giúp HS hát thạo bài hát và thể hiện được một số động tác minh họa . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Đệm đàn . - Gợi ý HS tập thể hiện một vài động tác phụ họa cho bài hát . Hoạt động lớp , nhóm . - Đồng ca . - Tập biểu diễn theo nhóm , cá nhân . Hoạt động 2 : Oân tập bài TĐN số 5 , 6 . MT : Giúp HS đọc và ghép đúng lời ca 2 bài TĐN số 5 , 6 . PP : Trực quan , giảng giải , thực hành . - Cho HS nghe đàn thang âm : Đô – Rê – Mi – Son – La . - Thay đổi vị trí các nốt trong thang âm ; từ 2 , 3, 4 âm . Đàn cho HS tập nghe và nhận ra tên nốt . - Tiếp tục cho HS nghe thang âm : Đô – Rê – Mi – Son . + Cho nghe 2 âm với 2 mức độ . + Cho nghe 3 âm với 2 mức độ . Hoạt động lớp , nhóm . - Oân lại bài TĐN số 5 vài lượt . - Nói đúng tên nốt và đọc đúng cao độ . - Nói đúng tên nốt và đọc đúng cao độ . - Tập đọc và hát lời TĐN số 6 vài lượt . 4. Củng cố : (3’) - Hát lại bài hát Chim sáo . - Giáo dục HS thêm yêu quê hương , làn điệu dân ca . 5. Dặn dò : (1’) - Nhận xét tiết học . - Dặn HS tiếp tục hát và phụ họa bài hát ở nhà . SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : - Nhận xét chung về học sinh thực hiện trong tuần qua : * Học tập. * Tỉ lệ chuyên cần. * Vệ sinh trường, lớp, cá nhân. * Về đạo đức. * Aên uống hợp vệ sinh. * Aên mặc. II BIỆN PHÁP : + Khen ngợi tuyên dương. + Khắc phục *Phương hướng khắc phục những nội quy nêu trên như sau : - Nhắc nhõ HS thực hiện tốt các nội quy đi học , - Đi học đúng giờ không nghỉ học - Không ăn quà vặt PHÒNG GD&ĐT U MINH TRƯỜNG TH4 KHÁNH HÒA. LỊCH BÁO GIẢNG. TUẦN LỄ THỨ : 24. TỪ NGÀY : / / 2009 ĐẾN NGÀY : / /2009. THỨ , NGÀY TIẾT MÔN Tiết CT TÊN BÀI HAI . 1 SH Đầu tuần 24 2 Tập đọc Vẽ về cuộc sống an toàn 3 Toán Luyện tập 4 Lịch sử Oân tập 5 Đạo đức Giữ gìn các công trình công cộng BA . 1 Chính tả Nghe viết : Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân 2 Khoa học Aùnh sáng cần cho sự sống 3 Toán Phép trừ phân số 4 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 5 Thể dục Phối hợp chạy, nhãy, mang, vác, trò chơi “kiệu người” TƯ . 1 Luyện từ và câu Câu kể Ai là gì 2 Mĩ thuật Vẽ trang trí tìm hiểu về chữ nét đều. 3 Toán Luyện tập 4 Địa lý Thành phố Cần Thơ 5 Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối NĂM . 1 Tập đọc Đoàn thuyền Đánh Cá 2 Kỹ thuật 02 Các chi tiết và dụng cụ lắp ghép mô hình kỹ thuật 3 Toán Luyện tập chung 4 Khoa học Aùnh sáng cần cho sự sống ( tt ) 5 Thể dục SÁU . 1 Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai là gì 2 Aâm nhạc Oân tập bài hát : Chim sáo, ôn tập TĐN số 5, 6 3 Toán Luyện tập chung ( tt ) 4 Tập làm văn Tóm tắt tin tức 5 Sinh hoạt lóp Khánh Hòa, ngày tháng năm 2009. NHẬN XÉT CỦA KHỐI TRƯỞNG DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN. Ngày tháng năm 2009
Tài liệu đính kèm: