Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

Biết thực hiện phép nhân hai phân số.Bài 1, bài 3

II. Đồ dùng dạy học:

-Vẽ hình bằng giấy màu.

-Băng giấy ghi BT

III.Các hoạt động dạy học:

 1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ

-Gọi học sinh đứng tại chỗ nhắc lại diện tích hình chữ nhật.Nhận xét bài cũ.

 2. Bài mới:

 a.GTB: Hôm nay các em sẽ học toán “Phép nhân phân số”

-Gv ghi bảng.

 b.Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật.

 

doc 16 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 
Thứ hai ngày 5/3/2012
Tập đọc Tết 49 
Khuất phục tên cướp biển
SGK Trang 66,67 -Thời gian :35phút
I. Mục đích yêu cầu: đọc rành mạch trôi chảy .
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDKNS :
KN:
-Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
-Ra quyết định
-Ứng phó, thương lượng
-Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích
II/Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh hoạ bài đọc
III/ Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời câu hỏi sgk
Nhận xét ghi điểm. 
 2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Gv giớI thiệu chủ điểm - Giáo viên ghi tên bài lên bảng
Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc
-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia làm 3 đoạn
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh . Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; đọc đúng câu hỏi , giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .
-HS luyện đọc theo cặp.
 -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
Tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi Sgk
-HS thảo luận nhóm đôi để trả lờI các câu hỏi.
-Gv yêu cầu học sinh nói cảm nhận của mình khi đọc bài văn .
- Giáo viên chốt lại nội dung 
Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
-HS đọc phân vai . Gv hướng dẫn cách đọc đúng lời các nhân vật.
-3 học sinh nối tiếp nhau đọc, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm
-Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn trong bài : đoạn 3 (Cá nhân -cặp) 
3. Củng cố dặn dò:-Học sinh nêu ý nghĩa của bài.Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung:
 Toán Tiết 121
 Phép nhân phân số
Sgk / 132,133 - Thời gian: 35 phút
I.Mục tiêu:
Biết thực hiện phép nhân hai phân số.Bài 1, bài 3
II. Đồ dùng dạy học:
-Vẽ hình bằng giấy màu.
-Băng giấy ghi BT
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
-Gọi học sinh đứng tại chỗ nhắc lại diện tích hình chữ nhật.Nhận xét bài cũ.
 2. Bài mới:
 a.GTB: Hôm nay các em sẽ học toán “Phép nhân phân số”
-Gv ghi bảng.
 b.Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật.
-Gv cho HS tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m , chiều rộng 3m.
-Một em lên bảng tính , lớp làm bảng con .
-Gv nêu ví dụ Sgk .
-Để tính diện tích hình chữ nhật ta phải thực hiện phép nhân như SGk.
 c.Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số.
 *Tính diện tích đã cho dựa vào hình vẽ . Gv hướng dẫn để HS thấy được
-Hình vuông có diện tích bằng 1cm2 gồm 15 ô , mỗi ô có diện tích bằng 1/15m2.
-Hình chữ nhật tô màu chiếm 8 ô , do đó diện tích hình chữ nhật bằng 8/15m2.
 *Ta thực hiện phép nhân như Sgk.
-Gv yêu cầu HS nêu quy tắc nhân hai phân số .
-HS nhắc lại quy tắc SGK.
 d.Thực hành
 Bài tập 1: HS nêu yêu cầu bài .
-HS làm vào VBT , 3 HS lên bảng làm.
 - Gv nhận xét.
-Gv lưu ý HS rút gọn rồi tính.
 -Gv nhận xét , chốt lại.
 Bài tập 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
-HS làm bài vào VBT – HS lên bảng làm.
 -Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
_______________________________________________
Mĩ thuật Tiết 25 
 Vẽ tranh : Đề tài Trường em
SGK / 59,60 - TG: 35phút
I.Mục tiêu:Tập vẽ tranh đề tài Trường em.HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II.Chuẩn bị: 
 	 -Tranh ảnh về trường học.
 	 -Hình gợi ý cách vẽ.
III.Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài : Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1: Tìm ,chọn nội dung đề tài :
 	 -Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh đã chuẩn bị và gợi ý HS cách thể hiện đề tài nhà trường
 -Hs quan sát tranh Sgk để nhận biết thêm cách tìm hình ảnh về đề tài nhà trường .
 c.Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
 	-HS tự chọn nội dung để vẽ tranh về đề tài trường mình .
 	-Gv gợi ý cách vẽ tranh .
 d. Hoạt động 3: Thực hành:
 	-HS thực hành vẽ trong vở .
-HS vẽ , Gv quan sát nhắc nhở thêm , gợi ý thêm cho những em còn lúng túng .
 e. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
 	-Gv gợi ý hs nhận xét các bài vẽ của HS .
 	-Hs và gv lựa chọn một số bài vẽ đẹp , có sáng tạo , 
3.Củng cố , dặn dò:
-Về nhà tập vẽ lại cho đẹp hơn .
-GV nhận xét tiết học . 
-BTVN : Quan sát các dáng người khi hoạt động.
IV.Phần bổ sung :
__________________________________________________
Buổi chiều 
Thể dục Thầy Hải dạy
__________________________________________________
 Địa lý Tiết 25
Thành phố Cần Thơ
SGK : 124 - TGDK :35 phút
I.Mục tiêu :- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ;
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn háo, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa lí thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
 II.Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ : Hành chính , giao thông Việt Nam.
-Bản đồ về Cần Thơ.
 III.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3,4 HS trả lời câu hỏi sgk / 123
 -Gv nhận xét ghi điểm – Nxét bài cũ.
 2.Bài mới
 a.GTB : Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Thành phố Cần Thơ.
-Gv ghi bảng.
 1 . Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp
- Học sinh dựa vào bản đồ , trả lời câu hỏi mục 1 trong SGK
-Học sinh chỉ vào bản đồ và nói về vị trí của Cần Thơ ( bên sông Hậu , trung tâm đồng bằng sông Cửu Long ).
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
 2. Trung tâm kinh tế, văn hoá , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long :
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
* Các nhóm dựa vào sgk, tranh , ảnh và vốn hiểu biết của mình để thảo luận
 - Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là : 
+Trung tâm kinh tế ( kể tên các ngành công nghiệp của Cần Thơ ).
+Trung tâm văn hoá , khoa học .
+Trung tâm du lịch.
-Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế , văn hoá , khoa học của đồng bằng sông Cửu Long ?
-Các nhóm thảo luận.
 	 -Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 	 -Gv nhận xét và phân tích thêm về ý nghĩa , vị trí địa lí của Cần Thơ , điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
 *Gv nói thêm cho HS hiểu : Bến Ninh Kiều nằm bên hữu ngạn sông Hậu , gần trung tâm thành phố Cần Thơ . Hằng ngày , trên bến sông này có rất nhiều tàu thuyền xuôi ngược , chở đầy những sản vật của đồng bằng sông Cửu Long. Bên bến Ninh Kiều là cảng Cần Thơ . Gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ - một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ
3. Hoạt động nối tiếp:
 	-2 học sinh đọc nộI dung bài học sgk
 	 -Giáo viên nhận xét tiết học , Xem trước bài 20
 IV.Phần bổ sung:
.
____________________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung )
 Rèn đọc :Khuất phục tên cướp biển
SGK Trang 66,67 -Thời gian :35phút
I. Mục đích yêu cầu:
-Hs đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc , phù hợp với diễn biến câu chuyện . Đọc phân biệt lời các nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh hoạ bài đọc
III. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . 
 2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ điểm - Giáo viên ghi tên bài lên bảng
Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc
-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia làm 3 đoạn
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh . Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; đọc đúng câu hỏi , giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .
-HS luyện đọc theo cặp.
 -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
Tìm hiểu bài.
-HS đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi Sgk
-HS thảo luận nhóm đôi để trả lờI các câu hỏi.
-Gv yêu cầu học sinh nói cảm nhận của mình khi đọc bài văn .
- Giáo viên chốt lại nội dung 
Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm.
-HS đọc phân vai . Gv hướng dẫn cách đọc đúng lờI các nhân vật.
-3 học sinh nối tiếp nhau đọc, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm
-Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn trong bài : đoạn 3 (Cá nhân -cặp) 
3. Củng cố dặn dò:
-Học sinh nêu ý nghĩa của bài .Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung:
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 6/3/2012 Thầy Hấn dạy 
___________________________________________
Thứ tư ngày 7/3/2012
 Luyện từ và câu Tiết 49
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
Sgk/ 68,69 – TGDK: 35phút.
 I.Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận CN trong câu kể Ai là gì? (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học (BT2); đặt được câu kể Ai là gì? với từ ngữ cho trước làm CN (BT3).
 II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu cho HS làm BT.
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gv viết lên bảng một số câu , gọi HS lên bảng tìm câu kể Ai là gì ? Xác định chủ ngữ trong câu.
-Gv nhận xét ghi điểm.
-Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới:
 a Giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? Hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
-Gv ghi bảng.
b.Phần nhận xét:
-Một HS đọc nội dung bài tập . Cả lớp đọc thầm các câu văn thơ , làm bài vào vở.
-Gv dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì ? Gọi 4 HS lên bảng gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu.
-Gv hỏi HS chủ ngữ trong câu kể trên do từ ngữ nào tạo thành.
Ghi nhớ:
-Gv hỏi – HS trả lời rút ra ghi nhớ , HS nhắc lại Sgk.
-2, 3 đọc ghi nhớ SGK
d .Luyện tập:
Bt1: 1 học sinh đọc yêu cầu bài. 
-HS làm bài vào VBT - Gọi 2HS làm bài trên phiếu.Giáo viên chốt lại (Dán phiếu viết lời giải) 
BT2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-HS làm miệng – Gv nhận xét , chốt lại.
BT3 : HS ... một số 
 SGK/ 135 - TG :35phút
 I.Mục tiêu :Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.Bài 1, bài 2
 II.Đồ dùng dạy học:
-Hình vẽ 12 quả cam
-Giấy ghi BT.
 III. Các hoạt động DH
 1.Kiểm tra bài cũ:
- GọI 2 hs lên bảng làm BT2,3 / 134 , Sgk. Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới:
 a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng.
 b. Giới thiệu cách tìm phân số của một số :
-Gv nêu bài toán và dán hình vẽ lên bảng .
-Cho HS quan sát hình vẽ , Gv gợi ý cho HS thấy 1 số cam nhân với 2 
 3
thì được 2 số cam . Từ đó tìm 2 số cam như sau.
 3 3 
 Gv ghi : 1 số cam trong rổ là : 13 : 3 = 4 ( quả )
 3
 2 số cam trong rổ là : 4 x 2 = 8 ( quả )
 3
Vậy 2 số cam là 8 quả .
 3
-Ta có thể tìm 2 số cam trong rổ như sau : 12 2 = 8 ( quả )
 3 3
-Gv rút ra cách tính , HS nhắc lại Sgk .
 c. Thực hành: 
 Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu bài , Gv ghi tóm tắt
-Hs làm bài , 2HS làm vào giấy.HS trình bày bài – Gv nhận xét.
 Bài tập 3: 1 Hs đọc bài toán . 
-Hs nêu tóm tắt bài toán và hướng giải . Hs làm bài sửa bài
3.Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò .Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
................................................
_____________________________________________________
Luyện từ và câu Tiết 50 
Mở rộng vốn từ : Dũng cảm
SGK / 73,74 - TGDK : 35 phút
I.Mục tiêu:
Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, việc ghép từ (BT1, BT2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (BT3); biết sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn (BT4).
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1,4; giấy khổ to
III.Các hoạt động dạy học:
 1.KT bài cũ.
-Gọi 2 HS lên đóng vai - giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà bị ốm .
-Nhận xét bài cũ.
 2.Bài mới.
 a.GTB: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của giờ học
 b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài 1:HS đọc yêu cầu bài .
-Gv gợi ý cho HS làm bài theo nhóm .
-Các nhóm sử dụng từ điển làm bài .
-Gv nhận xét , chốt lại.
 Bài 2: Hs đọc yêu cầu đề bài .
-HS làm miệng và nêu kết quả của bài .
 Bài 3: Hs làm bài vào VBT.
-HS đọc bài làm – Gv nhận xét .
Bài 4: HS tự làm bài vào VBT , 2HS làm vào phiếu.
-HS đọc bài làm – Gv nhận xét.
*Các từ cần điền : người liên lạc , can đảm , mặt trận , hiểm nghèo , tâm gương.
3.Củng cố,dặn dò:
-Về nhà đọc thuộc những từ ngữ vừa học.
	-Biểu dương những học sinh, nhóm làm việc tốt .
-Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
_____________________________________________________
Khoa học Tiết 50 
Nóng , lạnh , nhiệt độ
Sgk trang 100,101 - TG:35 phút
I.Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
II.Đồ dùng dạy học
-Một loại nhiệt kế , phích nước sôi , nước đá .
III.Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên nêu phần ghi nhớ Sgk .
-Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ .
 2.Bài mới
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b.Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
 *Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp . Biết sử dụng từ nhiệt độ trong diễn tả sự nóng , lạnh .
*Cách tiến hành :
-Gv yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hàng ngày .
-Cho hs quan sát h1 sgk / 100 trả lời câu hỏi ( nhóm đôi)
 	-Hs phát biểu ý kiến , gv ghi bảng 
-Gv nói cho HS biết ngườI ta dùng nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng , lạnh của các vật .
-Yêu cầu hs tìm ví dụ về vật có nhiệt độ bằng nhau , vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia , vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật 
 c.Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế 
*Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong nhiều trường hợp đơn giản .
*Cách tiến hành :
-Gv giới thiệu cho HS biết 2 loại nhiệt kế , mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế .
-Hướng dẫn HS cách đọc nhiệt kế , gọi một số HS lên thực hành đọc nhiệt kế .
-HS thực hành đo nhiệt độ : sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của các cốc nước , sử dụng nhiệt kế của y tế để đo nhiệt độ của cơ thể .
 -Gv yêu cầu HS thực hành thí nghiệm như SGK
 -Gv giảng thêm và kết luận như SGK.
 d. Hoạt động kết thúc : 
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
___________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 9/3/2012
 Lịch sử Tiết 26
 Trịnh - Nguyễn phân tranh
 Sgk / 53-55 - TG: 35 phút 
I.Mục tiêu:- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chí cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh gìanh quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất không phát triển.
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài-Đàng Trong.
II.Đồ dùng dạy học:
	-Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI - XVII.
-Phiếu thảo luận nhóm
III.Hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS trả lời câu hỏi Sgk và nêu ghi nhớ.
-GV nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới
 a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng .
 b.Hoạt động1: Làm việc cả lớp
	-Gv dựa vào Sgk và tài liệu tham khảo để mô tả sự suy sụp của triều đình nhà Lê từ đầu thế kỉ XVI .
 c.Hoạt động 2:Làm việc cá nhân
-Gv nêu câu hỏI cho HS trả lờI :
 +Năm 1592 , ở nước ta có sự kiện gì ?
 +Sau năm 1592 tình hình nước ta như thế nào ?
 +Kết quả cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn ra sao ?
-HS nêu miệng câu trả lời.
-Gv nhận xét , chốt ý .
 d.Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-Gv cho HS thảo luận nhiều câu hỏi :
 +Chiến tranh Nam triều , Bắc triều cũng như chiến tranh Trinh - Nguyễn diễn ra vì mục đích gì ?
 +Cuộc chiến tranh này đã gây ra hậu quả gì ?
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi .
-Gv nhận xét và rút ra kết luận như Sgk .
3. Củng cố và dặn dò:
-3hs đọc nội dung in đâm cuối bài
-Giáo viên nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
____________________________________________
Tập làm văn 
Luyện tập mở bài trong bài văn miêu tả cây cối 
Sgk trang 75- TGDK:40 phút
I.Mục tiêu
Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gáin tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
II.Đồ dùng dạy học:
-Phiếu cho HS làm BT3.
III.Các hoạt đông dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: 1 hs đọc đoạn văn của BT3 hôm trước.
 -Gv nhận xét chung . 
 2.Bài mới
 a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích của tiết học
 b. Phần luyện tập: 
 Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu bài, làm bài vào VBT , 1HS làm vào giấy.
 	- Giáo viên nhận xét, kết luận
 Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu gợi ý 
-HS viết đoạn văn , đọc đoạn văn vừa biết.
- HS và Gv nhận xét .
-Gv chấm chữa 1 số bài.
 Bài tập 3: Quan sát một cây mà em yêu thích và trả lời theo câu hỏi gợi ý :
 +Cây đó là cây gì ?
 +Cây đó do ai trồng ?
 +Cây có lợI ích gì ?
 +Cây đó có ấn tượng gì với em ?
-HS tự làm vào VBT – Gv nhận xét .
 Bài tập 4: HS đọc yêu cầu bài .
-HS tự viết đoạn văn dựa vào các gợi ý của bài tập trước .
-HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình .
-Gv nhận xét và chọn một số bài viết hay , rõ ràng,  
3.Hoạt động 3:Củng cố - dặn dò
-Về nhà tập viết lại và quan sát trước một cây nào đó mà em thích để tiết sau làm văn .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
_____________________________________________
 TOÁN Tiết :126
Phép chia phân số
TGDK 40 phút
SGK / 135,136
 I.Mục tiêu:Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.Bài 1 (3 số đầu), bài 2, bài 3 (a)
 II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ cho HS làm bài.
 III. Hoạt động dạy học
1.Bài cũ : Học sinh làm BT3 , Sgk / 135. GV kiểm tra vở toán của HS
	Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới.Giới thiệu bài
 Hoạt động 1 : Giới thiệu phép chia phân số :
	-GV nêu ví dụ như Sgk .
	-Gọi HS nhắc lại cách tính chiều dài hình chữ nhật , khi biết chiều rộng và diện tích .
	-GV ghi phép tính lên bảng 
 -Gv nêu cách chia hai phân số như Sgk .
	-Phân số gọi là phân số đảo ngược của phân số 
 -Ta có : 
 Vậy chiều dài hình chữ nhật là m
 Hoạt động2.Thực hành
 	Bài 1: ( VBT ) , HS làm vào VBT.
	-2HS làm vào giấy.HS nêu kết quả.
	-Gv nhận xét , chốt lời giải đúng.
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài .
	-HS làm vào VBT , 4HS lên bảng làm.
	- Lớp + giáo viên nhận xét và thống nhất kết quả
 Bài 3: HS đọc yêu cầu bài . 
	-HS tự làm bài vào VBT , 3HS làm vào giấy .
	-GV nhận xét .
 3. Củng cố : Nêu lại cách thực hiện phép chia phân số
 4.Dặn dò :-Giáo viên nhận xét tiết học 
 IV.Bổ sung:................................................................................................
 ................................................................................................
_____________________________________________
	Sinh hoạt lớp Tiết 25
I. Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
- Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần.
- Lớp trưởng báo cáo và đánh giá chung hoạt động trong tuần.
II. Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua
- Các em lễ phép, biết vâng lời thầy cô giáo và người lớn, không nói tục, chửi thề. Biết yêu thương giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
- Đa số các em có ý thức trong học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa tự giác học tập, còn nói chuyện riêng trong giờ học. 
- Làm vệ sinh trường, lớp. Chăm sóc cây xanh trong phòng học và tưới nước cây cảnh ở các chậu hoa. 
- Các hoạt động khác: Hát đầu giờ, giữa giờ, tập múa sân trường đầy đủ. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
- Thực hiện và hoàn thành các hoạt động của trường, lớp, Đội đề ra. 
III. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm ở tuần qua và khắc phục khuyết điểm như nói chuyện riêng trong giờ học. 
- Tiếp tục duy trì học theo đôi bạn cùng tiến.
- Ôn tập 2 môn Toán và Tiếng việt để kiểm tra định kì lần 3 .
- Thực hiện tốt các hoạt động của trường, lớp, Đội đề ra.
- Đi đường chú ý an toàn giao thông.
- Tiếp tục nộp giấy vụn, lon nhôm vào chiều thứ sáu.
- Tích cực tập văn nghệ.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_25_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc