Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Nguyễn Văn Quýt

Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Nguyễn Văn Quýt

I.Mục tiêu:

• Bước đầ biết đọc diễn cảm một , hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.

• Hiểu nội dung bài : Qua hình ảnh độc đáo những đoàn xe không kính vì bom giật , bom rung , tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mĩ xâm lược .

II. Đồ dùng dạy học:

• Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK (phóng to nếu có điều kiện).

III Các hoạt động dạy - học

 

doc 53 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Nguyễn Văn Quýt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN 25
Thứ/ ngày
Môn
Tiết 
Tên bài dạy
Thứ hai
22/8
Chào cờ
1
Tập đọc
2
Toán
3
Khoa Học
4
Đạo đức
5
Thứ ba
23/8
Lịch Sử
1
Toán 
2
LTVC
3
Chính tả
4
5
Thứ tư 24/8
Tập đọc
1
Toán
2
Kĩ Thuật
3
4
5
Thứ năm 25/8
Kể Chuyện
1
Toán
2
TLV
3
Khoa học
4
5
Thứ sáu 26/8
TLV
1
Toán
2
Địa Lí 
3
SHL
4
TẬP ĐỌC
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I Mục đích – Yêu cầu:
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt lời nhân vật phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc. 
 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn . 
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
Tranh minh hoạ trong SGK ( phóng to nếu có ) .
III Các hoạt động dạy – học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 – Ổn định:
2 – Bài cũ : Đoàn thuyền đánh cá
- Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
3 – Bài mới 
a Giới thiệu bài :
- Giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm.
- Các em quan sát tranh sẽ thấy hai hình ảnh trái ngược – tên cướp biển hung hãn, dữ tợn nhưng cụp mặt xuống, ở thế thua ; còn ông bác sĩ có vẻ mặt hiền từ nhưng nghiêm nghị, cương quyết đang ở thế thắng. Vì sao có cảnh tượng này, đọc bài văn Khuất phục tên cướp biển dưới đây, các em sẽ hiểu rõ.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc:
-Gọi 2 -3 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c Tìm hiểu bài 
* Cho học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Tính hung hãn của tên chúa tàu ( tên cướp biển ) được thể hiện qua những chi tiết nào ? 
- Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Li cho thấy ông là người như thế nào ?
- Vì sao bác sĩ Li khuất phục được tên cướp biển hung hãn ?
- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
d Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài , giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, phù hợp với lời nói của từng nhân vật.
4 Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Chuẩn bị : Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Hát vui.
- Trả bài theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 2- 3 em khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn ( 3 đoạn ). 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện ở các chi tiết : đập tay xuống bàn quát tháo mọi người im ; quát bác sĩ Li “ Có căm mồm không “ một cách thô bạo ; rút soạt đao ra, lăm lăm chực đăm bác sĩ Li. . . 
- Qua lời nói và cử chỉ của bác sĩ Li, ta thấy ông là người rất nhân hậu nhưng cũng rất cứng rắn, đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. 
- Vì bác sĩ Li đứng về phía lẽ phải, dựa vào pháp luật để đấu tranh với tên côn đồ và đã đấu tranh một cách quyết liệt, với thái độ cứng rắn, với tinh thần tiến công, không lùi bước trước sự hăm doạ của tên cướp biển. 
- HS phát biểu tự do
+ Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
+ Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, giữa người tốt với kẻ xấu, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng.
+ Sức mạnh tinh thấn của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng 1 khổ thơ hoặc bài thơ.
TOÁN 
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I Mục tiêu : 
Biết thực hiện phép nhân hai phân số .
II Chuẩn bị : 
Vẽ sẵn hình vẽ vào tờ bìa như SGK.
Phiếu bài tập . ( Nếu có).
Các đồ dùng liên quan tiết học .
III Các hoạt động dạy – học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HSlên bảng chữa bài tập số 3 .
+ Gọi 3 HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi :
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?
-Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào ?
-Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm như thế nào ?
-Nhận xét bài làm ghi điểm .
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
 3.Bài mới: 
a) giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay chúng ta sẽ học phép nhân hai phân số .
b) tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật 
- Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK.
+ GV ghi bảng bài toán :
- Chiều dài hình chữ nhật 5 m , chiều rộng hình chữ nhật 3 m . Hãy tính diện tích hình chữ nhật ?
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
+ GV ghi bảng : S = 5 x 3 = 15 ( m2 )
+ Chiều dài hình chữ nhật m , chiều rộng hình chữ nhật m . Hãy tính diện tích hình chữ nhật ?
+ Tương tự muốn tính diện tích hình chữ nhật này ta làm như thế nào ? 
c) tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số 
* Tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ .
+ Treo hình vẽ như SGK lên bảng .
 1m
 1m
 m
+ Hình vuông có diện tích bao nhiêu ?
+ Hình vuông có mấy ô vuông , mỗi ô có diện tích là bao nhiêu ?
+ Hình chữ nhật ( tô màu ) mấy ô vuông ?
- Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu ?
* Phát hiện qui tắc nhân hai phân số .
+ Quan sát hình vẽ và cho biết diện tích hình chữ nhật tô màu là bao nhiêu mét vuông ? 
+ Hướng dẫn HS qs hình vẽ để nêu nhận xét :
8 ( số ô vuông hình chữ nhật ) bằng 4 x 2 
15 ( số ô của hình vuông ) bằng 5 x 3 
+ Từ đó ta có : x = = m2
- Vậy muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ? 
+ GV ghi bảng quy tắc , gọi HS nhắc lại .
d) Luện tập :
Bài 1 :
+ Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ Yêu cầu HS nêu giải thích cách làm .
-Gọi em khác nhận xét -GV nhận xét ghi điểm.
Bài 2 :
- GV nêu yêu cầu đề bài .
+ GV lưu ý HS đề bài yêu cầu rút gọn rồi tính :
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ thực hiện các phép tính vào vở .
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm .
Gọi em khác nhận xét -GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3 :
+ Gọi HS đọc đề bài .
+ Đề bài cho biết gì ? 
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
-Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
-Gọi 1 HS lên bảng giải bài .
4) Củng cố - Dặn dò:
-Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài.
- Hát vui.
- 1HS lên bảng giải bài .
+ Giải : 
+ Số phần HS học Anh văn và tin học là : 
 + = ( HS )
 Đáp số : ( HS )
 + HS nhận xét bài bạn .
+ 3 HS đứng tại chỗ trả lời 
-Lắng nghe .
+ Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm bài .
+ Lắng nghe .
+ Ta lấy chiều dài nhân chiều rộng ( cùng một đơn vị đo )
+ Thực hành tính diện tích hình chữ nhật .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ Ta lấy : x .
+ Quan sát hình vẽ .
-Hình vuông có diện tích là 1 m2 .
- Hình vuông có 15 ô , mỗi ô có diện tích là m2 .
- Hình chữ nhật tô màu chiếm 8 ô vuông .
+ Diện tích hình chữ nhật tô màu là : m2 . 
+ Quan sát , suy nghĩ và phát biểu ý kiến :
+ Ta có : x = m2
- Ta lấy tử số nhân với tử số và mẫu số nhân với mẫu số . 
- 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Một em nêu đề bài .
-Lớp làm vào vở .
 -Hai học sinh làm bài trên bảng
a/ Tính : x 
 x = 
b/ Tính : x 
 x = 
c / Tính : x 
 x = 
d / Tính : x 
 x = 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
-Một em đọc thành tiếng .
 +HS tự làm vào vở. 
-4 HS lên bảng làm bài .
 a/ Tính : 
- Ta có : 
b/ Tính : x 
- Ta có : x = x 
c/ Tính : 
- Nhận xét bài bạn .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Đề bài cho biết hình chữ nhật có chiều dài 
 m , chiều rộng m. 
+ Tính diện tích hình chữ nhật .
- Ta phải thực hiện phép nhân : x 
+ HS thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng giải bài .
+ Giải : 
+ Diện tích hình chữ nhật là : 
 x = m2 .
 Đáp số : m2
+ HS nhận xét bài bạn .
-2HS nhắc lại. 
-Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT 
I-Mục tiêu:
Tránh đựơc ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: Không nhìn thẳèng vào Mặt Trời, không chiếu pin vào mắt nhau,
Tránh đọc viết dưới ánh sáng quá yếu.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt; về cách đọc, viết ở nơi có ánh sáng hợp lí, không hợp lí.
III-Các hoạt động dạy:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Động vật cần ánh sáng để làm gì?
-Người ta áp dụng nhu cầu ánh sáng của động vật vào việc gì?
3.Bài mới:
a. Giới thiệu:
Bài “Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt”
b.Phát triển
Hoạt động 1:Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng 
-Em biết những ánh sáng nào quá mạnh khi nhìn vào sẽ có hai cho mắt? Ta nên làm và không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt?
-Hướng dẫn bằng cách liên hệ những vật cản sángđể bảo vệ đôi mắt.
Hoạt động 2:Tìm hiểu một số việc nên/không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết 
-Hs làm việc nhóm, quan sát các tranh và trả lời câu hỏi. Vì sao em lại chọn như vậy?
-Tại sao khi viết bằng tay không nên để đèn bên tay phải? 
-Yêu cầu hs ngồi mẫu theo đúng hướng ánh sáng.
-Phát phiếu cho các nhóm:
1.Em có đọc, viết dưới ánh sáng yếu bao giờ chưa?
a)Thỉnh thoảng
b)Thường xuyên.
c)Không bao giờ.
2.Em đọc viết dưới ánh sáng yếu khi:
+.
+..
3.Em làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc viết dưới ánh sáng yếu?
+
+
Khi đọc viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách là 30 cm. không được đọc sách, viết chữ ở những nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi đọc sách và viết bằng tay phải, ánh sáng chiếu từ bên traí hoặc từ phía trên để tránh bóng của tay phải.
4 Củng cố, dặn dò:
-Em bảo vệ đôi mắt như thế nào?
- Nhận xét tiết học:
-Thảo luận theo cặp và nêu ý kiến:
-Các nhóm trinh bày ý kiến.
-Đội mũ rộng vành, đeo kính râm
-Thảo luận và nêu ý kiến:Hình 5 và hình 8 vì có đủ ánh sáng.
-Vì tay sẽ che ánh sáng.
-Chọn vị trí và tư thế ngồi để có đủ ánh sáng.
-Thảo luận theo phiấu học tập.
-Trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP
I / Mục tiêu : 
Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua các bài đạo đức đã học trong suốt thời gian đầu học kì II .
Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong thực tế cuộc sống .
 II / Đồ dùng dạy học:
Các loại tranh ảnh minh họa đã sử dụng ở các bài học trước .
 III/ Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Ổ định:  ... ũ .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay chúng ta sẽtìm hiểu về cách thực hiện phép chia phân số .
 b) Giới thiệu phép chia phân số 
+ Vẽ hình lên bảng :
 A ? m B
 m2 
 m 
 C D
+ GV nêu bài toán : hình chữ nhật ABCD có diện tích m2 , chiều rộng bằng m . Tính chiều dài của hình chữ nhật ?
+ Hỏi HS : 
- Khi biết diện tích và chiều rộng muốn tìm chiều dài hình chữ nhật ta làm như thế nào ? 
- Vậy trong bài toán này muốn tính chiều dài ta làm như thế nào ? 
+ GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép chia hai phân số .
+ Ta lấy phân số thứ nhất là nhân với phân số thứ hai đảo ngược .
- Phân số thứ hai là phân số nào ?
- Phân số đảo ngược của phân số là phân số nào ?
+ Yêu cầu HS nêu cách thực hiện hai phân số và tính ra kết quả . 
- Vậy chiều dài hình chữ nhật là bao nhiêu mét ?
+ Muốn biết phép chia đúg hay sai ta làm như thế nào ? 
+ Yêu cầu HS thử lại kết quả .
* Vậy muốn chia hai phân số ta làm như thế nào ? 
- GV ghi bảng qui tắc .
- Gọi HS nhắc lại .
+ Yêu cầu HS làm một số ví dụ về phép chia phân số 
c) Luyện tập :
Bài 1 :
+ Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi 1HS lên bảng giải bài
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 2 :
+ Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi 3 HS lên bảng giải bài
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 3 :
+ Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi 2 HS lên bảng giải bài
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 4 :
+ Gọi 1 em nêu đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi 1em lên bảng giải bài
-Yêu cầu em khác nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh .
4 ) Củng cố - Dặn dò:
-Muốn chia hai phân số của một số ta làm như thế nào ?
-Nhận xét đánh giá tiết học .
Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ 1 HS lên bảng làm bài tập 4 .
Giải : 
+ Số học sinh nữ lớp 4 A là :
 16 x = 18 ( học sinh ) 
 Đáp số : 18 học sinh nữ . 
+ HS nhận xét bài bạn .
-Học sinh khác nhận xét bài bạn.
+ 2 HS đứng tại chỗ trả lời 
-Lắng nghe .
+ Quan sát , đọc thầm đề bài .
+ Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng .
- Ta lấy : : 
+ Tính nhẩm để nêu kết quả : 
+ Phân số thứ hai là phân số .
+Là phân số 
+ HS thực hiện tính ra kết quả :
 : = x = m
+ Chiều dài hình chữ nhật là m
- Ta thử lại bằng phép nhân 
 x = .
- Ta lấy phân số thứ nhân nhân với phân số thứ hai đảo ngược .
+ 2 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ Quan sát tìm cách tính .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS tự viết các phân số đảo ngược vào vở .
- 1HS lên viết trên bảng .
- Phân số đảo ngược của : 
 là phân số ; là phân số 
 là phân số ; là phân số 
 - 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS tự viết các phân số đảo ngược vào vở .
- 3 HS lên làm bài trên bảng ( mỗi em một phép tính ).
a/ : = x = 
b/ : = x = 
c/ : = x = 
- HS khác nhận xét bài bạn .
- 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- HS tự viết các phân số đảo ngược vào vở .
- 2 HS lên làm bài trên bảng ( mỗi em 3 phép tính ).
a/ x = 
 : = 
 : = 
b/ x = 
 : = 
 : = 
- HS khác nhận xét bài bạn .
+ Giải : 
- Chiều dài hình chữ nhật là : 
 : = ( m ) 
 Đáp số : ( m ) 
+ HS nhận xét bài bạn .
-2HS nhắc lại. 
-Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu: 
Nắm được 2 kiểu mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn miêu tả cây cối .
Vận dụng kiến thức đã biết để viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả cây cối mà em thích.
II. Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong
bài văn miêu tả cây cối .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
 1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 về tóm tắt tin tức nói về hoạt động của chi đội , liên đội 
- Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả cây cối ( mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp ) .
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh .
+ GV mở bảng phụ đã viết sẵn 2 cách mở bài 
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
- Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn mở bài ( theo 2 kiểu ) trong bài văn miêu tả cây cối . Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào có đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây cối đúng và hay nhất .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cây hồng nhung , đó có thể là cây hồng nhung được trồng ở trường hoặc ở nhà 
+ Mỗi em có thể viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau ( trực tiếp và gián tiếp ) cho bài văn .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt.
- Nhận xét chung và cho điểm những HS viết tốt .
Bài 2 : 
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
+ Nhắc HS : - Các em chỉ viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả cây về một trong ba cây mà đề bài gợi ý ( Cây phượng ở dưới sân trường - cây hoa mai ba trồng trước sân nhà hoặc cây dừa đầu xóm )
+ Mỗi em có thể viết đoạn mở bài gián tiếp chỉ khoảng 2- 3 câu không nhất thiết phải viết dài .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt 
+ Nhận xét chung và cho điểm những HS viết tốt 
Bài 3 : 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
+ GV kiểm tra HS về sự chuẩn bị quan sát một loại cây em thích và vật thật là những loại cây mà HS mang theo .
+ GV treo tranh một số loại cây lên bảng .
+ Gọi HS trả lời câu hỏi SGK .
a/ Cây đó là cây gì ?
b/ Cây được trồng ở đâu ?
c/ Cây do ai trồng và trồng vào dịp nào ?
d/ Ấn tượng của em khi nhìn cây đó như thế nào ?
+ GV nhận xét về câu trả lời của HS.
Bài 4 : 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài .
+GV gợi ý HS viết một đoạn mở bài theo một trong hai cách dựa theo bài tập 3 .
+ Yêu cầu HS trao đổi và viết đoạn văn mở bài .
+ Yêu cầu HS phát biểu .
- GV nhận xét những học sinh có đoạn văn mở bài hay .
3/ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn :
 Giới thiêu về một cái cây và qua đó nêu lên tác dụng của cái cây đó .
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS lên bảng thực hiện . 
- 2 HS đứng tại chỗ nêu .
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây hồng nhung theo 2 cách như yêu cầu .
+ Lắng nghe .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
+ Cách 1 trực tiếp : Nhà em trồng rất nhiều loại hoa nhưng em thích nhất là cây hồng nhung được trồng bên hiên nhà .
+ Cách 2 gián tiếp : Tôi rất yêu quý gia đình tôi , nơi đây có rất nhiều điều để nhớ , có rất nhiều loại cây có ích cho con người . Nhưng loài cây thân thiết và gần gũi nhất , nó vừa đẹp vừa cho mùi thơm thật dễ chịu đó là chiếc cây hồng nhung được trồng trước sân nhà tôi .
+ Nhận xét cách mở bài của bạn .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , và thực hiện viết đoạn văn mở bài về tả cây mà em thích theo cách mở bài gián tiếp như yêu cầu .
+ Lắng nghe .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
+ Nhà em có một mảnh đất nhỏ trước sân . Ở đó không bao giờ thiếu màu sắc của những loài hoa . Mẹ em trồng mấy khóm hồng . Em thì trồng mấy cụm hoa mười giờ . Riêng ba em thì chỉ trồng mỗi một loài đó là hoa mai . Ba nói : ba thích hoa mai vì nó có màu trắng tinh khiết , hương thơm nhẹ , dáng vẻ thanh tao .
+ Nhận xét bài bạn .
- 1HS đọc thành tiếng .
+ Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên .
+ Quan sát tranh .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi trả lời các câu hỏi như yêu cầu .
- Em thích nhất là cây Mai bông vàng
- Cây mai vàng được trồng ở một góc sân phía trước nhà . Cây mai này được ba em trồng vào dịp gần tết .Mỗi khi ngắm cây mai em cảm thấy nó thật đẹp bởi cái dáng mảnh mai thanh nhã của nó .
+ Lắng nghe .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm 
+ Lắng nghe GV gợi ý .
- Trao đổi theo cặp để hoàn thành đoạn văn vào vở .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
+ Trực tiếp : Phòng khách nhà tôi năm nay có bày một cây trạng nguyên . Mẹ tôi mua về những ngày trước tết để trang trí phòng khách . Vừa trông thấy cây trạng nguyeễninh xắn , chỉ cao hơn cái thước kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ , tôi thích quá kêu lên : ” Ôi cây hoa đẹp quá !"
+ Mở bài gián tiếp :-Tết năm nay , bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất , hoa đào , hoa mai mà đổi mà hoa khác để trang trí phòng khách . Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ vẫn chưa nghĩ ra Thế rồi một hôm , tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn , có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ , vừa thấy cây hoa tôi thích quá kêu 
 lên : ” Ôi cây hoa đẹp quá !"
+ Nhận xét cách mở bài của mỗi bạn .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
SINH HOẠT LỚP 
TUẦN 25
Mục tiêu :
Đánh giá các hoạt động tuần 25, phổ biến các hoạt động tuần 26.
Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
Chuẩn bị :
Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 26 .
Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
Nội dung :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra :
-Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
 a) Giới thiệu :
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần .
1 Đánh giá hoạt động tuần qua.
-Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt .
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải .
2 Phổ biến kế hoạch tuần 26:
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
-Về học tập .
- Về lao động .
 -Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
-Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo 
các hoạt động của tổ mình .
-Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động , chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua .
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.
TỔ KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_25_nguyen_van_quyt.doc