Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Trần Thanh Sơn

TẬP ĐỌC

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN (TIẾT 49)

I. MỤC TIÊU:

 -Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn : gạch nung,lên cơn loạn óc ,rút soạt dao ra,.

+ Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp,vẻ oai nghiêm của bác sỹ .Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật .

-Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Bài ca man rợ , nín thít, gườm gườm, làu bàu, im như thóc ,.

-Hiểu nội dung bài :Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc sống đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25	ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG 
GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 25)
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố lại kiến thức từ bài 9 đến bài 11.
-Yêu cầu HS nắm chắc kiến thức và thực hành tốt .
-Giáo dục đạo đức cho HS.
II. CHUẨN BỊ: 
-Phiếu bài tập -Ôn trước các bài đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kể một mẩu chuyện nói về việc giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng ?
-Vì sao phải bảo vệ các công trình công cộng?
-Nêu ghi nhớ?
-GV nhận xét.
-3 HS lên bảng.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta củng cố 3 bài đã học trong học kì II.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức .
-Cho HS nhắc lại các bài đã học .
-GV ghi bảng:
+ Kính trọng , biết ơn người lao động.
+ Lịch sự với mọi người .
+Giữ gìn các công trình công cộng .
-GV phát phiếu yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau.
H: Tại sao phải kính trọng và biết ơn người lao động ?
H: Đọc các câu ca dao tục ngữ ,bài thơ nói về người lao động?
H: Thế nào là lịch sự với mọi người ?
H: Vì sao cần phải lịch sự với mọi người?
H:Kể một mẩu chuyện nói về việc giữ gìn , bảo vệ các công trình công cộng ?
-Kể tên một số công trình công cộng mà em biết?
-Vì sao phải bảo vệ các công trình công cộng?
-Cho HS trả lời , cả lớp và GV nhận xét .
-Cho HS liên hệ thực tế.
-HS nghe.
-1 HS nêu, lớp theo dõi. 
-Thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. 
3. Củng cố, dặn dò:
-GV hệ thống bài -Nhận xét tiết học .
 -Dặn về học bài và chuẩn bị bài 12.
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
TẬP ĐỌC
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN (TIẾT 49)
I. MỤC TIÊU:
 -Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn : gạch nung,lên cơn loạn óc ,rút soạt dao ra,...
+ Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp,vẻ oai nghiêm của bác sỹ .Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật .
-Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Bài ca man rợ , nín thít, gườm gườm, làu bàu, im như thóc ,...
-Hiểu nội dung bài :Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc sống đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài
-Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
-Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? 
- Đoàn thuyền đánh ca ùtrở về vào lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào?
-Nêu đại ý?
-GV nhận xét, ghi điểm.
-3 HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Luyện đọc
MT: Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
TH: -GV chia đoạn. (3 đoạn)
-Gọi học sinh đọc nối tiếp theo đoạn ( 2 lượt ).
 GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh và kết hợp giải nghĩa từ khó SGK .
Chú ý các câu:
+Có câm mồm không?( giọng quát lớn)
+Anh bảo tôi phải không?( giọng điềm tĩnh)
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
MT: -Hiểu nội dung bài :Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc sống đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác , bạo ngược .
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi .
H: Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn ?
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
H: Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào ?
H: Những lời nói và cử chỉ ấy của bác sỹ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
+ Đoạn thứ 2 kể với chúng ta chuyện gì?
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 trao đổi và trả lờicâu hỏi:
H:Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh nghịch nhau của bác sỹ Ly và tên cướp biển?
H:Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lời trong 3 ý đã cho.
-Đoạn 3 kể lại tình tiết nào ?
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và tìm ýnghĩa của câu chuyện .
Ý chính: Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa, hành động dũng cảm của bác sỹ Ly đã thắng sự hung ác bạo ngược của tên cướp .
Hoạt động 3 :Luyện đọc diễn cảm 
-Gọi 3 em đọc bài theo hình thức phân vai: dẫn chuyện, tên cướp ,bác sĩ Ly.Yêu cầu cả lớp theo dõi tìm ra giọng đọc hay.
-GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV và lớp nhận xét, tuyên dương.
-HS chia đoạn.
-3 HS đọc đoạn nối tiếp.
-Đọc cho nhau nghe nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-HS đọc thầm.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Đọc thầm đoạn 3.
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-HS nghe.
-3 HS đọc nối tiếp.
-Một số HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
-Theo em bác sĩ Ly là người như thế nào? GDTT.
-GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét tiết học .
-Dặn về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau:Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
TẬP ĐỌC
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (TIẾT 50)
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ.
3. HTL bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
 -Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra 3 HS. GV cho HS đọc theo cách phân vai. Trả lởi câu hỏi.
-Vì sao bác Li khuất phục được tên cướp hung hãn? 
-Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ? 
-Nêu đại ý của bài? 
-GV nhận xét, cho điểm.
-HS đọc theo vai.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện đọc.
MT: 1. Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.
-Gọi một học sinh đọc toàn bài.
-Gọi học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ (2 lần), kết hợp sửa phát âm, ngắt giọng cho học sinh-Gọi học sinh đọc nối tiếp lần hai kết hợp 
-Đọc bài theo cặp
-Gọi một học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài.
-Giáo viên đọc mẫu bàivới giọng vui, hóm hỉnh, thể hiện tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ khi nói về mình, về những chiếc xe không kính.
.HĐ2: Tìm hiểu bài.
MT:Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ.
¶ 3 khổ thơ đầu
 -Cho HS đọc thầm 3 khổ thơ/
 * Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ?
 ¶ Khổ 4-Cho HS đọc thầm khổ 4
 * Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào ?
 ¶ Cho HS đọc thầm cả bài thơ
 * Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn gợi cho em cảm nghĩ gì ?
 * Bài thơ có ý nghĩa gì ?
 d). HD đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp bài thơ.
 -GV hướng dẫn cho cả lớp đọc K1+ K2.
 -Cho HS đọc nhẩm thuộc lòng.
 -Cho HS thi đọc thuộc lòng.
 -GV nhận xét, khen thưởng những HS thuộc lòng.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS đọc nối tiếp.
-Đọc nhóm đôi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
 HS đọc thầm. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS đọc thầm. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS đọc thầm. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-Một số HS nêu.
-HS đọc nối tiếp.
-HS đọc nhẩm.
-Một số HS thi đọc thuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
-Qua bài thơ này em hiểu được điều gì?
-GV tóm tắt nội dung bài
-Về học thuộc bài- chuẩn bị “ Thắng biển”.
-GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG (TIẾT 120)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
-Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số .
-Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ phân số.
-HS có tính cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 Gọi HS lên bảng làm bài tập 
Tính: ; 	
-GV nhận xét ghi điểm.
-Muốn trừ hai PS khác MS ta làm thế nào?
-GV nhận xét.
-2 HS lên bảng.
-Một số HS trả lời.
2. Bài mới: Giới tiệu bài:
* Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 : ( HS trung bình)
MT: Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số
-GV gọi HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số .
-Cho HS tự làm vào vở, gọi HS lên bảng làm , GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả.
-GV chốt: Củng cố kĩ năng cộng trừ PS khác MS.
Bài 2 ( HS trung bình)
MT: Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-GVgọi HS lên bảng tính . Sau đó cả lớp nhận xét,sửa bài 
-GV chốt: Củng cố kĩ năng cộng trừ PS khác MS và cộng trừ số tự nhiên với phân số.
Bài 3 : ( HS trung bình)
MT: Tìm x.
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
 -Cho HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính .
-GV cho HS tự làm bài vào vở , gọi 3 em lên bảng làm .
-Gọi HS nhận xét kết quả , GV kết luận.
-GV chốt: Bài tập giúp các em biết cách tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ phân số.
Bài 4 : ( HS khá, giỏi)
MT: Tính bằng  ... HS trình bày bài làm.
 -GV nhận xét, cho điểm những bài HS viết hay.
 * Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu BT 3.
 -GV giao việc: Ở tiết TLV trước GV đã dặn các em về nhà quan sát trước một cái cây. Bây giờ các em nhớ lại và trả lời các câu hỏi đề bài yêu cầu.
 -Cho HS trình bày. GV đặt các câu hỏi.
 -GV nhận xét và góp ý.
 * Bài tập 4:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
 -Cho HS làm bài vào vở. -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét, khen những HS viết hay.
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS tự làm bài.
-Nêu bài làm, nhận xét.
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS tự làm bài vào vở.
-HS nêu bài làm, nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS tự làm bài vào vở.
-HS nêu bài làm, nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS tự làm bài vào vở.
-HS nêu bài làm, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài.
-Xem trước tiết TLV ở tuần 26.
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT (TIẾT 49)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS có thể:
-Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối , về vật cho ánh sáng truyền qua một phần , vật cản sáng ,...để bảo vệ mắt .
-Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt .
-Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt ; về các cách đọc , viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn( hoặc nến).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng mặt trời?
- Nêu mục Bạn cần biết ?
-GV nhận xét, ghi điểm.
-2 HS lên bảng.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng 
*Mục tiêu: Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt .
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm , dựa vào kinh nghiệm và hình trang 98,99 SGK để tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
-Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp .
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm , dựa vào kinh nghiệm và hình trong SGK để tìm hiểu các việc nên làm và những việc không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra .
-Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp .
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số việc nên / không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết .
 *Mục tiêu:Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối ,về vật cho ánh sáng truyền qua một vật , vật cản sáng ,để bảo vệ đôi mắt . Biết tránh không đọc , viết ở nơi ánh sáng quá mạnh hay quá 
yếu
*Cách tiến hành:
-GV cho HS quan sát H5,6,7,8 và trả lời câu hỏi: Trường hợp nào cần tránh?
-GV giải thích : Khi đọc, viết, tư thế phải ngay ngắn , khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li khoảng 30 cm . Không được đọc sách , viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào .Không đọc sách khi đang nằm , đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư . Khi đọc sách và viết bằng tay phải , ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải .
*Gọi HS đoc mục cần biết.
-HS thảo luận nhóm bàn .
-Các nhóm báo cáo.Cả lớp nhận xét .
-Thảo luận nhóm.
-Các nhóm báo cáo .Cả lớp nhận xét .
-HS quan sát H6,7
-HS lắng nghe..
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
3. Củng cố, dặn dò:
+ Tại sao ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc ánh lửa hàn ?
+ Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Học thuộc mục bạn cần biết.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
KHOA HỌC
NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (TIẾT 50)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS biết:
-Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp.
-Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan.
-Biết sử dụng từ “nhiệt độ”trong diễn tả sự nóng, lạnh.
-Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
II. CHUẨN BỊ:
 -Chuẩn bị chung: một số nhiệt kế,phích nước sôi,một số nước đá.
 -Chuẩn bị theo nhóm: nhiệt kế, ba chiếc cốc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 + Tại sao ta không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời hoặc ánh lửa hàn ?
+ Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì?
+ Đọc ghi nhớ.
-GV nhận xét
-3 HS lên bảng.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
*Mục tiêu: Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp Biết sử dụng từ “nhiệt độ”trong diễn tả sự nóng ,lạnh.
*Cách tiến hành:
+Bước 1: GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng, lạnh thường gặp hàng ngày. HS làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp.
+Bước 2: HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100 SGK.GV gọi một vài HS trình bày.
Lưu ý: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng có thể là vật lạnh so với vật khác.
+Bước 3:GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. HS nêu VD về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật
*GV có thể cho HS làm thí nghiệm SGK(nếu có thời gian) để HS nhận biết cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về nóng ,lạnh.
Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế
*Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản.
*Cách tiến hành:
+Bước 1:GV giới thiệu cho HS 2 loại nhiệt kế( đo nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ không khí).Gọi HS thực hành đọc nhiệt kế.khi đọc cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế.
+Bước 2: HS thực hành đo nhiệt độ: sử dụng nhiệt kế ( dùng loại nhiệt kế thí nghiệm có thể đo nhiệt độ tới 100 0C) đo nhiệt độ ở các cốc nước, sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể.
*GV chốt bài cho HS đọc mục bạn cần biết .
-Một số HS nêu.
-HS quan sát hình.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS nêu ví dụ theo yêu cầu.
-Nhận xét.
-HS làm thí nghiệm.
-HS theo dõi.
-HS thực hành đo nhiệt độ.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
3. Củng cố, dặn dò:
-Em hãy nêu nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan?
-GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học.
-Về học bài và thực hành chuẩn bị bài TT
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP (TIẾT 25)
I. MỤC TIÊU:
-HS biết: Chỉ hoặc điền đúng được vị trí đồng bằng Bắc Bộ ,ĐB NB ,sông hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên BĐ, lược đồ VN.
-So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ .
-Chỉ trên BĐ vị trí thủ đô Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các TP này .
II. CHUẨN BỊ:
 -BĐ Địa lí tự nhiên ,BĐ hành chính VN.
 -Lược đồ trống VN treo tường và của cá nhân HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 -Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL ?
-Đọc thuộc ghi nhớ.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động cả lớp: 
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
 -GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Tahí Bình, sông tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ .
 *Hoạt động nhóm: (4 nhóm)
 -Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ vào PHT .
Đặc điểm tự nhiên
Giống nhau
Khác nhau
ĐBBB
ĐBNB
Địa hình
Tương đối bằng phẳng 
Tuơng đối cao
Có nhiều vùng trũng, dễ ngập nước 
Sông ngòi 
Dày đặc, mùa mưa lũ, nước dâng cao gây ngập lụt 
Có hệ thống đê chạy dọc hai bên bờ 
Không có hệ thống đê ven sông ngăn lũ 
 Đất đai 
Đất phù xa màu mỡ 
Đất không được bồi đắp thêm nên kém màu mỡ dần 
Được bồi đắp phù xa, sau mùa lũ có đất phen, mặn và chua 
Khí hậu 
Khí hậu nóng ẩm 
Có 4 mùa: mùa đông lạnh, mùa hè nhiệt độ lên cao 
Có 2 mùa mùa mưa và mùa khô . Thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao
 -GV nhận xét, kết luận phiếu làm đúng.
 * Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
 a/.ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta .
 b/.ĐB Nam Bộ là nơi sx nhiều thủy sản nhất cả nước.
 c/.Thành phố HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước.
 d/.TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
 -GV nhận xét, kết luận .
-1 HS lên bảng chỉ, nhận xét
-Một số HS lên điền vào lược đồ.
-Thảo luận nhóm theo yêu cầu.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. 
-HS nghe.
-HS trả lời Đ – S lên bảng con.
-HS nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
-Yêu cầu chỉ TP Cần Thơ trên lược đồ và một số địa danh du lịch ? GV tóm tắt nội dung bài. 
-Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài tiết sau: “Dải ĐB duyên hải miền Trung”.
-1 HS lên chỉ.
-HS nghe.
Điều chỉnh- Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_25_tran_thanh_son.doc