KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III.Hoạt động trên lớp:
TUẦN 34 LỊCH SỬ: ÔN TẬP – KIỂM TRA HK II ********************************** TẬP ĐỌC: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I.Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát. - Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. +Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? +Tiếng hót của chiền chiện gợi cho thức ăn những cảm giác như thế nào ? -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Trong cuộc sống, tiếng cười luôn đem đến cho chúng ta sự thoải mái sản khoái. Tiếng cười có tác dụng như thế nào ? Bài tập đọc Tiếng cười là liều thuốc bổ hôm nay chúng ta học sẽ cho các em biết điều đó. b). Luyện đọc: a/. Cho HS đọc nối tiếp. -GV chia đoạn: 3 đoạn. Đoạn 1: Từ đầu 400 lần. Đoạn 2: Tiếp theo hẹp mạch máu. Đoạn 3: Còn lại -Cho HS đọc những từ ngữ dễ đọc sai tiếng cười, rút, sảng khoái. -Cho HS quan sát tranh. +Tranh vẽ gì ? b/. Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -Cho HS đọc. c/. GV đọc cả bài một lượt. Cần đọc với giọng rõ ràng, rành mạch. Nhấn giọng ở những từ ngữ: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù c). Tìm hiểu bài: +Em hãy phân tích cấu tạo của bài báo trên. Nêu ý chính của từng đoạn. +Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ. +Người ta đã tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? +Em rút ra điều gì qua bài học này ? d). Luyện đọc lại: -Cho HS đọc nối tiếp. -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 2. -Cho HS thi đọc. -GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà kể lại tin trên cho người thân nghe. -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết tập đọc sau. -1 HS đọc thuộc lòng bài Con chim chiền chiện. +Chim bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa một không gian cao rộng. +Gợi cho em về cuộc sống thanh bình hạnh phúc. -HS nối tiếp đọc đoạn (2 lần). -HS luyện đọc từ ngữ. +Vẽ 2 chú hề đang diễn trên sân khấu mọi người đang xem và cười. -1 HS đọc chú giải. 2 à 3 HS giải nghĩa từ. -Từng cặp HS luyện đọc. -1 HS đọc cả bài. +HS đọc thầm một lượt và trả lời câu hỏi sau: -Bài báo gồm 3 đoạn: Đ 1: Tiếng cười là đặc điểm của con người, để phân biệt con người với các loài động vật khác. Đ 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ. Đ 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn. +Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100km/1 giờ các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. +Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước. +Bài học cho thấy chúng ta cần phải sống vui vẻ. -3 HS đọc nối tiếp. Mỗi em đọc một đoạn. -HS luyện đọc đoạn. -3 HS thi đọc. -Lớp nhận xét. TOÁN: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO) I. Mục tiêu: - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích. - Thực hiện được phép tính vớ số đo diện tích. Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 4.hs làm được tất cả các bài tập thì đạt hs khá, giỏi. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 165. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan đến đơn vị này. b).Hướng dẫn ôn tập Bài 1: -Yêu cầu HS tự làm bài. -Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: -Viết lên bảng 3 phép đổi sau: 103 m2 = dm2 m2 = cm2 60000 cm2 = m2 8 m2 50 cm2 = cm2 -Yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên. -Nhận xét các ý kiến của HS và thống nhất cách làm như sau: 60000 cm2 = m2 Ta có 10000cm2 = 1m2; 60000 : 10000 = 6 Vậy 60000cm2 = 6m2 8 m2 50 cm2 = cm2 Ta có 1m2 = 10000cm2; 8 Í 10000 = 80000 Vậy 8m2 = 80000cm2 8m250cm2= 80000cm2 + 50cm2 = 80050cm2 -Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. Nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi vào VBT. -Gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài. Bài 3: HS khá giỏi làm. Bài 4: -Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. -Yêu cầu HS làm bài. 4.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. - Cả lớp làm bài vào vở. - HS nối tiếp đọc kết quả đổi đơn vị trước lớp. -Một số HS nêu cách làm của mình trước lớp, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét. - HS làm bài. -Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình. -1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Diện tích của thửa ruộng đó là: 64 Í 25 = 1600 (m2) Số thóc thu được trên thửa ruộng là: 1600 Í = 800 (kg) 800 kg = 8 tạ Đáp số: 8 tạ KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I.Mục tiêu: - Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện). - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp viết đề bài. Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: -Kiểm tra 1 HS. -GV nhận xét và cho điểm. -GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Trong cuộc sống, mọi người thường có tính tình khác nhau. Người thì lầm lì, ít nói, người thì tính tình xởi lởi, người thì lạnh lùng Hôm nay các em hãy kể cho bạn mình nghe một câu chuyện về người vui tính mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. b). Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài: -GV ghi đề bài lên bảng lớp. -GV giao việc: các em phải kể nột câu chuyện về người vui tính mà em là người chứng kiến câu chuyện xảy ra hoặc em trực tiếp tham gia. Đó là câu chuyện về những con người xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. -Cho HS nói về nhân vật mình chọn kể. -Cho HS quan sát tranh trong SGK. c). HS kể chuyện: a/. Cho HS kể theo cặp b/. Cho HS thi kể. -GV viết nhanh lên bảng lớp tin HS, tên câu chuyện HS đó kể. -GV nhận xét và khen những HS có câu chuyện hay, kể hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết vào vở câu chuyện đã kể ở lớp. +HS kể. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS lần lượt nói về nhân vật mình chọn kể. -Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Hai bạn cùng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. -Đại diện một số cặp lên thi kể. -Lớp nhận xét. KHOA HỌC: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I/.Mục tiêu : Ôân tập về: - Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật. - Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên. II/.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh họa trang 134, 135, 136, 137 SGK (phóng to nếu có điều kiện). Giấy A4. III/.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1/.KTBC: -Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó. -Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ? -Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm. 2/.Bài mới: *Giới thiệu bài: -Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều có mối quan hệ với nhau bằng quan hệ dinh dưỡng. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. Con người cũng lấy thức ăn từ động vật và thực vật. Yếu tố con người được tách thành nhân tố độc lập vì hoạt động của con người khác hẳn với các loài sinh vật khác. Ở một góc độ nhất định, con người, thực vật, động vật cùng có lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải chất cặn bã vào môi trường. Nhân tố con người có vai trò ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ thức ăn trong tự nhiên ? Con người phải có một “mắt xích” trong chuỗi thức ăn hay không ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay. *Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về những cây trồng, con vật đó. -Gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 tranh. -Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ? -Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. -Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ. GV hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. -Gọi HS trình bày. *Hoạ ... ôm nay, các em tiếp tục được thực hành điền vào một số giấy tờ in sẵn rất cần thiết trong đời sống của chúng ta. Đó là điền vào Điện chuyển tiền, Giấy đặt mua báo chí trong nước. b). Phần nhận xét: * Bài tập 1: Điền vào điện chuyển tiền -Cho HS đọc yêu cầu BT1. -GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong Điện chuyển tiền. ĐCT: viết tắt của Điện chuyển tiền. -GV hướng dẫn điền nội dung cần thiết vào Điện chuyển tiền: Các em nhớ chỉ điền vào từ Phần khách hàng viết. Họ tên mẹ em (người gửi tiền). Địa chỉ (cần chuyển đi thì ghi), các em ghi nơi ở của gia đình em hiện nay. Số tiền gửi (viết bằng chữ số trước, viết bằng chữ sau). Họ tên người nhận (ông hoặc bà em). Tin tức kèm theo (phải ghi ngắn gọn). Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa. Những mục còn lại nhân viên bưu điện sẽ viết. -Cho HS làm mẫu. -Cho HS làm bài. GV phát mẫu Điện chuyển tiền đã phô tô cho HS. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và khen những HS điền đúng. * Bài tập 2: Điền vào giấy đặt mua báo chí trong nước -Cho HS đọc yêu cầu và đọc chú ý của BT2. -GV giao việc, giúp HS các chữ viết tắt, các từ khó. -GV lưu ý HS về những thông tin mà đề bài cung cấp để các em ghi đúng. -Cho HS làm bài. GV phát mẫu Giấy đặt mua báo chí trong nước cho HS. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và khen HS làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào những giấy tờ in sẵn. -2 HS lần lượt đọc Thư chuyển tiền đã làm ở tiết học trước. -HS đọc yêu cầu BT1 và đọc mẫu Điện chuyển tiền đi. -HS lắng nghe cô giáo hướng dẫn. -1 HS khá giỏi điền vào mẩu Điện chuyển tiền và nói trước lớp nội dung mình điền. -Cả lớp làm việc cá nhân. Mỗi em điền nội dung cần thiết vào Điện chuyển tiền. -Một số HS đọc trước lớp nội dung mình đã điền. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc. -HS làm bài cá nhân. Mỗi em đọc lại mẫu và điền nội dung cần thiết vào mẫu. -Lớp nhận xét. TOÁN: ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về: -Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. hs làm được tất cả các bài tập thì đạt hs khá, giỏi. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 169. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học hôm nay chúng ta ôn tập về bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. b).Hướng dẫn ôn tập Bài 1 -GV treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập 1, sau đó hỏi: Bài cho biết những gì và yêu cầu chúng ta làm gì ? -Yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Yêu cầu HS tìm số và điền vào ô trống trên bảng. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 -Goi 1 HS đọc đề bài. -Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết ? -Yêu cầu HS làm bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 -Gọi HS đọc đề bài. -Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì ? Bài 4 -Gọi HS đọc đề bài sau đó yêu cầu các em tự làm bài. -Gọi HS chữa bài ttrước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 5 -Yêu cầu HS đọc đề bài toán. -Hỏi: +Tổng của hai số là bao nhiêu ? +Hiệu của hai số là bao nhiêu ? -Yêu cầu HS làm bài. 4.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -Bài toán cho biết tổng, hiệu của hai số và yêu cầu ta tìm hai số. -1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét: Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2 Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. -1 HS đọc đề bài toán trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. Bài giải Đội thứ II trồng được số cây là: (1375 – 285) : 2 = 545 (cây) Đội thứ I trồng được số cây là: 545 + 285 = 830 (cây) Đáp số: Đội I: 830 cây ; Đôi II: 545 cây -1 HS đọc đề bài toán. -Nửa chu vi của hình chữ nhật là tổng của chiều rộng và chiều dài hình chữ nhật. -HS lắng nghe, và tự làm bài. Bài giải Nửa chu vi của thửa ruộng hình chữ nhật là: 530 : 2 = 265 (m) Chiều rộng của thửa ruộng là: (265 – 47) : 2 = 109 (m) Chiều dài của thửa ruộng là: 109 + 47 = 156 (m) Diện tích của thửa ruộng là: 109 Í 156 = 17004 (m2) Đáp số: 17004 m2 -HS làm bài vào VBT: Bài giải Tổng của hai số là: 135 Í 2 = 270 Số phải tìm là: 270 – 246 = 24 Đáp số: 24 -1 HS chữa bài miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình. ĐỊA LÍ: ÔN TẬP I.Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết: -Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên Tây Nguyên và các TP đã học trong chương trình. -So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ và dải ĐB duyên hải miền Trung. -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các TP đã học. II.Chuẩn bị : -Bản đồ địa lí tự nhiên VN. -Bản đồ hành chính VN. -Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN. -Các bản hệ thống cho HS điền. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: Cho HS hát . 2.KTBC : -Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển . -Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ . GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp: Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: -Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên. -Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ. -Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. GV nhận xét, bổ sung. *Hoạt động nhóm: -GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau: Tên TP Đặc điểm tiêu biểu Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Đà Lạt TP HCM Cần Thơ -GV cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ. 4.Củng cố : GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập . 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét, tuyên dương . -Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp theo . -Cả lớp. -HS trả lời . -HS khác nhận xét. -HS lên chỉ BĐ. -HS cả lớp nhận xét . -HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống . -HS trả lời . -Cả lớp. Thứ ngày tháng 05 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU I.Mục tiêu: 1. Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện (trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? Với cái gì ?) 2. Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu, thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp. -2 băng giấy để HS làm BT. -Tranh, ảnh một vài con vật. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. +Làm lại BT1 (trang 155). +Làm lại BT3 (trang 155). -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: -Các em đã được học nhiều loại trạng ngữ: trạng ngữ chỉ nơi chốn, chỉ nguyên nhân, chỉ mục đích, chỉ thời gian Hôm nay, các em được học thêm một loại trạng ngữ nữa. Đó là trạng ngữ chỉ phương tiện. b). Phần nhận xét: * Bài tập 1 + 2: -Cho HS đọc yêu cầu BT. -GV giao việc. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 1/. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì ? a/. Trạng ngữ in nghiêng trong câu trả lời câu hỏi Bằng cái gì ? b/. Trạng ngữ in nghiêng trả lời cho câu hỏi Với cái gì ? 2/. Cả 2 trạng ngữ bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu. c). Ghi nhớ: -Cho HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ. -GV nhắc HS về nhà học thuộc ghi nhớ. d). Phần luyện tập: * Bài tập 1: -Cho HS đọc yêu cầu BT 1. -GV giao việc. -Cho HS làm bài. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: a/. Trạng ngữ là: Bằng một giọng thân tình, b/. Trạng ngữ là: Với nhu cầu quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, * Bài tập 2: -Cho HS đọc yêu cầu BT và quan sát ảnh minh họa các con vật. -GV giao việc. -Cho HS làm việc. -Cho HS trình bày kết quả làm bài. -GV nhận xét và khen những HS viết hay có câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. 3. Củng cố, dặn dò: -Cho HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về viết đoạn văn cho hoàn chỉnh. -1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. -HS làm bài cá nhân. -Một số HS lần lượt phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào VBT. -3 HS đọc. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -2 HS lên bảng làm bài, gạch dưới trạng ngữ có trong câu đã viết trên bảng lớp (mỗi em làm 1 câu) -Lớp nhận xét. -1 HS đọc yêu cầu bài và quan sát ảnh. -HS suy nghĩ, viết đoạn văn, trong đoạn văn có câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. -Một số HS đọc đoạn văn. -Lớp nhận xét. -2 HS nhắc lại.
Tài liệu đính kèm: