Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010

Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010

 Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc chuyện với giọng kể trôi chảy, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành một vị quan nổi tiếng thời xưa.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Bài cũ:

 GV kiểm HS tra đọc nối tiếp truyện Người ăn xin.

 2. Bài mới :

 * HĐ1: Giới thiệu chủ điểm và bài học.

 * HĐ1: Luyện đọc và tìm hiểu bài.

 a,Luyện đọc:

 - HS nối tiếp đọc 3đoạn truyện, GV kết hợp sữa lỗi và giảng từ mới.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - Hai HS đọc cả bài.

 - GV đọc diễn cảm.

 b.Tìm hiểu bài.

 - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai, ngày 14 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng
Tiết 1:	 
Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
 	Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc chuyện với giọng kể trôi chảy, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 	Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành một vị quan nổi tiếng thời xưa.
II. Hoạt động dạy học
 	1. Bài cũ: 
	GV kiểm HS tra đọc nối tiếp truyện Người ăn xin.
 	2. Bài mới :
 	* HĐ1: Giới thiệu chủ điểm và bài học. 
	* HĐ1: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
 	a,Luyện đọc: 
	- HS nối tiếp đọc 3đoạn truyện, GV kết hợp sữa lỗi và giảng từ mới.
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- Hai HS đọc cả bài. 
 	- GV đọc diễn cảm.
 	 b.Tìm hiểu bài.
	- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
 ? Đoạn này kể chuyện gì?
 	 ? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến thành đựoc thể hiện như thế nào? (...ông không nhận vàng bạc đút lót làm sai di chiếu của vua cha để lại...)
	- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
 ? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
	- HS dọc thầm đoạn 3 trả lời:
 ? Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình.?
 	 ? Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
 	 ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?
c, Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
 	- HS đọc diễn cảm.(Gvcho Hs luyện đọc và t/c thi đọc theo cả lớp để tìm ra Hs đọc tôt nhất ) 
 	- Ba HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm 3 đoạn.
	- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
 	- GV hưóng dẫn HS đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại theo 3 vai.
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
 	Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 2.
Mĩ thuật
GV CHUYấN
Tiết 3:	 
Toán
SO SÁNH VÀ SẮP XẾP THỨ TỰ SỐ TỰ NHIấN
I. Mục tiêu:
	Giúp HS biết:
	- So sánh hai số tự nhiên.
	- Đặc điểm về thứ tự của số tự nhiên.	
II. Hoạt động dạy học
	* HĐ1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:
	- Căn cứ vào trường hợp so sánh hai số tự nhiên(SGK)GV nêu ví dụ bằng số rồi cho HS so sánh từng cặp số và nêu nhận xét.
	VD: 
	*. Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau: 100 và 99
	 Số tự nhiên số nào có số chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn.
	*. Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau.
	GV nêu từng cặp số, cho HS xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể tử trái sang phải.
	*. Trường hợp các số tự nhiên đó được sắp xếp trong dãy số tự nhiên.
	* . So sánh hai số tự nhiên trong dãy số tự nhiên trên tia số.
	? Trong dãy số tự nhiên số đứng trươc bé hơn hay lớn hơn số đứng sau.? ( GV nêu câu hỏi ngược lại)
	- GV hướng dẫn HS so sánh số tự nhiên trên tia số.
	* HĐ2: Xếp thứ tự các số tự nhiên:
	GV nêu các số tự nhiên: 7 698; 7 896; 7 968; 7 869
	- Yêu cầu HS sắp xếp thứ tự các số tự nhiên trên theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
	? Số nào là số lớn nhất trong các số trên?
	 ? Số nào là số bé nhất trong các số trên?
	 * HĐ3: Luyện tập thực hành.
	- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, VBT toán.
 - GV theo dõi Hs làm bài 
 - GV chấm chữa bài. : Hs chữa bài bằng cách : cho viết bài lên bảng rồi gọi 1 Hs lên bảng giải à cả lớp nhận xét và y/c hs chữa vào bài của mình ( nếu sai )
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
Tiết 4	 
Lịch sử
NƯỚC ÂU LẠC
I. Mục tiêu:
	HS nắm được: Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang. Sự phát triển của nước Âu Lạc. Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
II. đồ dùng dạy học
	Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
II. Hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
 ? GV nêu câu hỏi, hai HS trả lời: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và khu vực nào trên đất nước ta?
	 ? Kể lại một vài nét của người Lạc Việt?
	Nhận xét- ghi điểm.
	2. Bài mới.
	* HĐ1: Thảo luận nhóm.
	? Quan sát lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và xác định vùng Cổ Loa trên lược đồ.
	- Gọi vài HS lên bảng chỉ.
	 ? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào.
	( Năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước Phương Nam. Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh bại giặc ngoại xâm rồi sau đó dựmg nước Âu Lạc...)
	* HĐ2: HS học cá nhân.
	-HS đọc SGK quan sát lược đồ.
	? Thành tích đặc sắc của người Âu Lạc về quốc phòng là gì.
	(.. chế tạo được mỏ sắt... xây thành Cổ Loa...)
	* HĐ3: Làm việc cả nhóm .
	- HS đọc SGK đoạn " Từ năm 207 TCN... Phương Bắc." 
 - Sau đó yêu cầu HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
	- GV đặt câu hỏi để HS trả Lời.
	? Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại.
	? Vì sao năm 179 TCN nươc Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của bọn phong kiến Phương Bắc.
	GV chốt ý.
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
	- Nêu thời gian của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng?
	- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại trước sự xâm lược của Triệu Đà?
Buổi chiều
Tiết 1	:	
Luyện Tiếng Việt
ễN LUYỆN: VĂN VIẾT THƯ
 I. Mục tiêu : 
 	- HD cho Hs về cách trình bày một bức thư có đầy đủ 3 phần , có nội dung và viết với lời thư chân thành , tình cảm .
 	Giáo dục Hs ý thức trình bày t/c bằng lời lẽ phù hợp ,đầy đủ 
II. Hoạt động dạy học
	* HĐ1: Củng cố kiến thức : 
 	? Một bức thư gồm có mấy phần . 
 	 ? Đó là những phần nào .
 	 ? Phần đầu bức thư phải viết gì ? Lời lẽ ở phần này phải xưng hô như thế nào.
 ? Phần chính bức thư nói gì ? Tại sao phải qua đủ 3 phần của bức thư ? (Vì nếu thiếu 1phần thì người nhận thư sẽ không hiểu được ND cần nói là gì , có khi rất nguy hiểm )
 ? Các ý của ND thư cần được trình bày n ,t,n .
 ? Phần cuối bức thư phải có ND gì ? Nếu thiếu phần này thì có được không , tại sao ? ( phần cuối bức thư là tạo cho người nhận thư thấy được t/c của mình với người viết thư . Nếu thiếu thì người nhận thư không hiẻu được điều đó ) 
	Vì những ý trên mà trong 1 bức thư phải có đầy đủ tất cả các phần 
 ? Để 1bức thư đầy đủ ý nghĩa của nó , người viết thư phải viết n t n ? (Lời lẽ trong bức thư phải chân thành, tình cảm phải đầy đủ ,thắm thiết nồng nàn -Nội dung phải được trình bày lôgích và chặt chẽ, không lộn xộn )
* HĐ2:.Luyện tập , thực hành :
	Đề bài : Vừa qua, lớp em có 1 bạn chuyển đi học ở nơi khác theo bố mẹ . Em hãy viết thư cho bạn và thông báo tình hình đầu năm học mới cho bạn . 
 	? GV y/c Hs đọc kĩ đề bài . 
	? Đề bài hỏi gì ? Em sẽ viết thư cho ai . 
 - GV cho Hs xác định y/c đề bài và làm bài tập .
 - GV theo dõi, chấm , chữa bài. 
 - Củng cố kiến thức -đọc vài bức thư có ND đầy đủ và lời lẽ chân thành , tình cảm .
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
 	Hs tiếp tục hoàn thành BT và thực hành viết thư thăm người thân, bạn bè .
Tiết 2	 
Đạo đức:
Vượt khó trong học tập (T 2)
 I. Mục tiêu : 
	Học xong bài này hs có khả năng:
	1:Nhận thức được:
	-Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập, cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
	2: Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục .	
	-Biết quan tâm , chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. 
	3; Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ ghi 5 tình huống 
III: Hoạt động dạy học 
	* HĐ1:Thảo luận nhóm (bài tập 2 SGK )
	- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm 
`	- Các nhóm thảo luận 
	- Đại diện một số nhóm trình bày .Cả lớp trao đổi 
	-GV nhận xét kết luận 
	* HĐ2:Thảo luận nhóm 3(BT3 SGK )
 	- GV giải thích yêu cầu bài tập .
	- HS thảo luận nhóm .
	- Một vài em trình bày trước lớp .
	Cả lớp nhận xét bổ sung.
	* HĐ3:Làm việc cá nhân (BT4 SGK )
- GV giải thích yêu cầu bài tập 
	Một số em trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục 
	- GV ghi tóm tắt ý kiến hs lên bảng. 
	- HS cả lớp trao đổi nhận xét.
Kết luận chung :
	-Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng 
	-Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
IV. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
HS thực hiện các nội dung thực hành trong SGK.
Tiết 3 Tự học 
HOÀN THÀNH BAè TẬP TOÁN BUỔI SÁNG
 I. Mục tiêu : 
	- HS hoàn thành bài tập toỏn ở VBT.
	- Giúp hs luyện tập cũng cố về cách so sánh và xếp thứ tự số tự nhiên
	-Rèn kỹ năng trình bày bài làm 
II. Hoạt động dạy học
 * HĐ1: Hoàn thành bài tập ở vở BT Toỏn.
 - HS tiếp tục hoàn thành bài ở VBT
 - Những HS nào đó hoàn thành thỡ làm thờm cỏc bài sau: 
 1. Điền >, < = vào chỗ chấm.
 1 568 985... 1 256 984, 548 230... 54 210, 
 21 465 108...22 504 320 409 267...408 267
 15 000 561...15 000 562, 257 956...1 257 956, 
 2.Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
 1 023 456, 201 456, 9 015 006, 1 203 875, 201 556, 10 410 002.
 * HĐ2: Làm bài ở SGK
 - HS tiếp tục hoàn thành bài tập:1,2,3 sgk
 - GV chấm bài, hs lên bảng chữa bài
 - Gọi một số hs nhận xét.
III. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
Tiết 4 
Hướng dẫn thực hành Kĩ thuật
Cắt vải theo đường vạch dấu
I- Mục tiêu:
	- HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.
	- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình kĩ thuật.
	- Giáo dục an toàn lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu thẳng, đường cong bằng phấn màu và cắt một đoạn khoảng 7 - 8 cm theo đường vạch dấu thẳng.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
	+ một mảnh vải có kích thước 20 - 30 cm.
	+ Kéo cắt vải.
	+ Phấn vạch trên vải, thước.
III - Hoạt động dạy học:
	* HĐ1: HĐ cá nhân.
	GV hướng dẫn thao tác kỉ thuật.
	- Vạch dấu trên vải
	- Hướng dẫn HS vạch dấu trên vải.
	- GV cần lưu ý một số điểm.
	* HĐ2: - HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh.
	- HS thực hành vạch dấu và cắt theo đường vạch dấu.
	* HĐ3: Đánh giá kết quả học tập.
	- GV tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm thực hành.
	- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
	- GV nhận xét đánh giá kết quả của học sinh theo 2 mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
IV. TỔNG KẾT GIỜ HỌC - DẶN Dề HS.
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập của học sinh và kết quả thực hành.
 Thứ ba, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng
Tiết 1:	 
Chính tả(TN)
TRUYỆN CỔ NƯỚC MèNH
I. Mục tiê ...  cũ
? Thế nào là từ ghép, cho ví dụ .
? Thế nào là từ láy, cho ví dụ .
2.Bài mới 
* HĐ1: Giới thiệu bài 
* HĐ2::HS làm bài tập:
- HS đọc yêu cầu bài tập gv gợi ý hướng dẫn sau đó hs làm bài 1,2,3 vở BTTV
* HĐ3: GV chấm, HS lên bảng chữa bài
Bài 1:
	+Từ “bánh trái ”có nghĩa tổng hợp 
	+Từ “bánh rán ”có nghĩa phân loại 
Bài 2:Từ ghép có hai loại –Từ ghép có nghĩa phân loại 
 -Từ ghép có nghĩa tổng hợp 
Đại diện các nhóm trình bày 
a)Từ ghép có nghĩa phân loại :xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay 
b)Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc
Bài3; 
 	Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát 
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: lạt xạt, lao xao 
	Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm lẫn vần :rào rào 
IV. TổNG KếT GIờ HọC – DặN Dò hs. 
Buổi chiều 
Tiết 1 
Tiếng Anh
Gv chuyên
Tiết 2 
Luyện Tiếng Việt
Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu
1. HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
2. Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định các nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện
II. các hoạt động dạy học
* HĐ1:
- GV kiểm tra một số HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong bài học tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.	
	 Bốn HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm lại .
	* HĐ2:	 	
	 HS làm bài tập
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) miêu tả đặc điểm ngoại hình của cô tấm trong truyện Tấm Cám khi cô từ trong quả thị bước ra.
Từng cặp trao đổi, hs thực hiện làm vào vở, gv theo dỏi hướng dẫn thêm.
- Chấm một số bài, nhận xét bài làm của hs. 
III: TổNG KếT GIờ HọC – DặN Dò hs. 
	? Muốn tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý những điểm gì?
? Đặc điểm ngoại hình của nhân vật nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật.
Tiết 3 
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở hoàng Liên Sơn
I : Mục tiêu
Học xong bài này hs biết: 
	-Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn 
	-Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức 
	-Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân 
-Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người 
II Đồ dùng dạy học 
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam 
III: Hoạt động dạy học 
1: Trồng trọt trên đất dốc
* HĐ1: làm việc cả lớp 
HS dựa vào kênh chữ mục 1, hãy cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? ở đâu? 	
HS tự tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam (Hoàng Liên Sơn )
HS quan sát hình 1 để trả lời câu hỏi :
+Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? (- ở sườn núi)
+Tại sao phải làm ruộng bậc thang? (- Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn)
+Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì ở ruộng bậc thang? – 
2: Nghề thủ công truyền thống 
* HĐ2 : Làm việc theo nhóm 
Bước 1: HS dựa vào vốn hiểu biết, tranh ảnh để thảo luận trong nhóm 
? Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn .
? Nhận xét về mầu sắc của hàng thổ cẩm .
? Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì .
Bước 2: Đại diện các nhóm hs trả lời câu hỏi 
	-HS khác bổ sung 
3:Khai thác khoáng sản.
* HĐ3: Làm việc cá nhân 
Bước 1: HS quan sát hình 3 và đọc mục 3 sgk, trả lời các câu hỏi sau
? kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn 
? ở vùng núi Hoàng Liên Sơn, hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ? 
? Mô tả quy trình sản xuất ra phân lân. 
? Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí.
? Ngoài ra người dân còn khai thác những gì .
Bước 2: Gọi một số hs trả lời câu hỏi trên 
	- Cả lớp nhận xét bổ sung 
IV. TổNG KếT GIờ HọC – DặN Dò hs. 
Về nhà đọc lại nội dung chính của bài 
Tiết 4 
Tự học
Hoàn thành bài tập Tiếng Việt buổi sáng
I -Mục tiêu:
- Luyện tập củng cố cho hs về cách nhận biết từ đơn, từ ghép.
- Tiếp tục hoàn thành những bài tập còn lại của buổi sáng.
- Rèn kỹ năng phân biệt từ ghép, từ láy.
II- Hoạt động dạy học:
 	* HĐ1:Luyện tập, củng cố:
Gọi một số hs nhắc lại thế nào là từ ghép, thế nào là từ láy?
Cho ví dụ về từ ghép, từ láy 
* HĐ2: Hoàn thành bài tập còn lại của buổi sáng.
* HĐ3:Làm thêm:
Ghép các từ sau đây thành hai nhóm: Từ ghép và từ láy
 Tốt tươi, tình bạn, ngoằn ngoèo, đi đứng, vững chắc, vững vàng, lẻ loi, yêu thương, thân thương, thắm thiết, nồng nàn, gập ghềnh, xa xôi, bạn bè. 
 - Chữa bài, nhận xét bài làm của hs. 
 III: TổNG KếT GIờ HọC – DặN Dò hs. 
 Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2009
Buổi sáng
Tiết 1 
Thể dục
Gv chuyên
 Tiết 2 
Tập làm văn
 Luyện tập về xây dựng cốt truyện
I -Mục tiêu 
	Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn một nhân vật, chủ đề câu chuỵện 
II: Hoạt động dạy học 
* HĐ1: Giới thiệu bài 
* HĐ2: Hướng dẫn xây dựng cốt truyện 
Xác định yêu cầu bài 
-Một hs đọc đề .GV cùng hs phân tích, gạch chân những từ ngữ quan trọng 
	-Hai hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2
-Một vài hs tiếp nối nhau nói về chủ đề câu chuyện về sự hiếu thảo hay tính trung thực 
 	b)Thực hành xây dựng cốt truyện 
- HS làm bài cá nhân 
- Từng cặp hs thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo đề tài tự chọn 
- HS thi kể trước lớp .Cả lớp và gv bình chọn bạn kể hay 
- HS kể vắn tắt viết vào vở BTTV
III: TổNG KếT GIờ HọC – DặN Dò hs. 
2 HS nói cách xây dựng cốt truyện 
 _______________________
Tiết 3 
Toán
Giây, thế kỉ
I: Mục tiêu 
	-Giúp hs làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ 
	-Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm 
II: Đồ dùng dạy học 
	-Đồng hồ thật có ba kim chỉ giờ, phút, giây 
III: Hoạt động dạy học 
* HĐ1: Giới thiệu giây bằng cách dùng đồng hồ 
GV cho hs quan sát sự dịch chuyển của kim giờ, kim phút và nêu 
	1 giờ =60 phút 
GV giới thiệu kim giây trên đồng hồ
	1phút =60 giây 
60 phút = mấy giờ ; 60 giây = mấy phút 
* HĐ2: Giới thiệu về thế kỉ 
Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ 
	1 thế kỉ =100 năm ; 100 năm =1 thế kỉ 
Từ năm 101 đến 200 là thế kỉ thứ II
- Năm 1975 là thế kỉ thứ mấy ?
- Năm 1990 thuộc thế kỉ thứ mấy ?
- Năm nay thuộc thế kỉ nào?
* HĐ3: Thực hành : 
- HS làm bài tập:1,2,3 vở BTT
 	1 thế kỉ = 100 năm 5 thế kỉ = 500 năm 1/2 thế kỉ = 50 năm 
Bài 2: 
Bác Hồ sinh năm 1890, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XI X
-Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ thứ XX
 1. Cách mạng tháng tám thành công năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ thứ XX
Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đông Ngô năm 248, năm đó thuộc thế kỉ III
Bài 3:
Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ XI
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, năm đó thuộc thế kỉ X
III: TổNG KếT GIờ HọC – DặN Dò hs. 
GV hệ thống bài học, nhận xét giờ học 
 Tiết 4 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
 I-- Mục tiêu:
 	HS nhận ra được những việc đã làm được trong tuần, thấy được những ưu điểm và những khuyết điểm từ đó biết cách phát huy và biết cách khắc phục.
II - Hoạt động dạy học:
-Lớp trưởng nhận xét mọi hoạt động trong tuần của lớp.
+ Về nề nếp học tập:
+Về vệ sinh trực nhật:
+Về đồng phục:
+Sinh hoạt 15 phút:
- Tuyên dương những bạn hăng say học tập, nhắc nhở một số bạn chưa tiến bộ.
GV nhận xét bổ sung, phổ biến kế hoạch của tuần 5. 
Buổi chiều 
Tiết 1
Luyện toán
Ôn tập các kiến thức tuần 4
 I -Mục tiêu:
- Cũng cố, luyện tập các kiến thức:So sánh, sắp xếp thứ tự số tự nhiên, các đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kỹ năng tính toán, cách trình bày bài làm.
II - Hoạt động dạy học:
* HĐ1:Củng cố, luyện tập các kiến thức số TN, các đơn vị đo khối lượng.
- HS nêu lại cách so sánh số TN, đọc bảng đơn vị đo khối lượng, nêu cách đổi các đơn vị đo khối lượng.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
* HĐ2: Thực hành: Làm thêm 
1)Viết tiếp vào chỗ chấm;
7 yến = ... kg 200 kg =....tạ
4 tạ = ... kg 350 kg =....tạ....yến
9tấn = ... kg 705 kg =....tạ....kg
7 yến 6kg = ... kg 654 kg =....tạ....yến....kg
5 tạ 4kg = ... kg 1054 kg =....tấn....yến...kg
8 tấn 2 yến = ... kg 6789 kg =....tấn....tạ....yến...kg
 2) Tính :
 145kg + 45kg =........... 320 tạ + 195 tạ =............
 1704kg – 96kg =........... 213 tấn – 87 tấn =...........
 125 yến x 3 =........... 456 tạ x 4 =...........
 985 tấn : 5 =........... 612 kg : 3 =...........
 3) Một xe ô tô loại lớn chở được 5 tấn 7 tạ hàng, một xe ô tô loại nhỏ chở được ít hơn ô tô loại lớn 50 tạ hàng. Hỏi cả hai ô tô chở được bao nhiêu tạ hàng?
GV chấm chữa bài, nhận xét dặn dò.
III: TổNG KếT GIờ HọC – DặN Dò hs. 
Dặn hs về nhà học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng, biết chuyển đổi các đơn vị đo một cách thành thạo.
Tiết 2 
Khoa học
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
I . Mục tiêu 
Sau bài học, học sinh có thể giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. 
Nêu ích lợi của việc ăn cá. 
II. Hoạt động dạy học 
* HĐ1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm 
Bước 1: Tổ chức chia lớp thành ba đội
Bước 2: Nêu luật chơi, cách chơi 
- Lần lượt ba đội thi kể tên cá món ăn chứa nhiều chất đạm 
- Sau đó đại diện ba đội trình bày 
* HĐ2: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật 
Bước 1: Thảo luận cả lớp 
	- HS nhắc lại món ăn phối hợp chứa nhiều chất đạm 
	- Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp ?
	- Đọc thông tin về giá trị dinh dưỡng. Trả lời câu hỏi sau:
a. Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc ăn đạm thực vật? 
c.Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá ?
Bước 3: Thảo luận cả lớp .
Đại diện các nhóm trình bày 
	=> Kết luận : 
- Mỗi loại đạm có chứa nhứng chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. 
- Ngay trong nhóm động vật, nên ăn thịt ở mức độ vừa phải nên ăn cá niều hơn ăn thịt .Tối thiểu mỗi tuần nên ăn cá ba bữa. 
III: TổNG KếT GIờ HọC – DặN Dò hs. 
- HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3 
Hoạt động ngoài giờ
Ca múa hát tập thể
I- Mục tiêu:
- HS hát đúng lời, đúng nhạc của bài hát do đội yêu cầu.
- Có ý thức giữ kỷ luật trong quá trình tập.
- HS cảm nhận được cái hay cái đẹp trong lời bài hát từ đó thích hát, múa.
II: Hoạt động dạy học 
Tổng phụ trách đội cùng với GV chủ nhiệm triển khai chung toàn trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 4.doc