Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Bài: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA

I. MỤC TIÊU.

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân, (trả lời được các câu hỏi trong SGK.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 GV: SGV, SGK, Đ DDH

 HS: SGK, vở, Đ DHT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi trong SGK

3. Bài mới:

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6.
Ngày soạn:
Ngày dạy:	Môn: Tập đọc
Bài: NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. MỤC TIÊU. 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân, (trả lời được các câu hỏi trong SGK.)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 GV: SGV, SGK, Đ DDH
 HS: SGK, vở, Đ DHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định lớp: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc thuộc lòng bài Gà Trống và Cáo và trả lời câu hỏi trong SGK
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nỗi dằn vặn của An-đrây-ca.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến mang về nhà.
+Đoạn 2: phần còn lại. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài với giọng trầm buồn, xúc động.
 Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Bước vào phòng  ra khỏi nhà ” 
	- GV đọc mẫu
	-Từng cặp HS luyện đọc 
	-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố: Đặt lại tên (Chú bé trung thực, chú bé dũng cảm, tự trách mình )
Nói lời an ủi của mình đối với An-đrây-ca . (Bạn đừng ân hận nữa. Oâng bạn sẽ hiểu tấm lòng của bạn )
5. Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chị em tôi.
Học sinh đọc 2-3 lượt.
- HS chú ý theo dõi.
Các nhóm đọc thầm, đọc lướt từng đoạn , cả bài.
- Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
- 3 học sinh đọc 
HS luyện đọc
3 HS ở 3 tổ thi nhau đọc.
Ngày soạn:
Ngày dạy:	
Môn: Chính tả. ( Nghe – Viết)
Bài: NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. MỤC TIÊU.
 - Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
 * Làm đúng BT2(CT chung), BTCT phương ngữ(3a) .
 * Bỏ phần b của BT3 sgk .
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
 GV : SGK ,Đ DDH, SGV
 HS : SGK, VBT, vở viết, Đ DHT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1. Ổn định lớp : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: Người viết truyện thật thà. 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
GV hỏi: Ban dắc là người như thế nào? 
(nổi tiếng, có tài tưởng tượng khi sáng tác các tác phẩm văn học nhưng trong cuộc sống là người viết truyện thật thà)
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: Ban-dắc, bật cười, thẹn. 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài, lưu ý viết hoa tên người. 
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 
HS đọc yêu cầu bài tập 2 và 3 a. 
Bài 2: Giáo viên giao việc : Sửa tất cả các lỗi trong bài Người viết truyện thật thà(làm theo mẫu). Sau đó vài HS trình bày lên bảng. 
Cả lớp làm bài tập 
HS trình bày kết quả bài tập 
Bài 3: Tìm từ láy chứa thanh hỏi, thanh ngã. 
Nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
- Từ láy chứa thanh hỏi: đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, nhảy nhót, nhí nhảnh,
-Từ láy chứa thanh ngã: bỡ ngỡ, dỗ dành, mẫu mực. Phè phỡn,
4. Củng cố:
Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
5. Dặn dò.
Nhận xét tiết học, làm BTở VBT, chuẩn bị tiết 7.
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm 
HS trả lời. 
HS viết bảng con 
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đổi tập để soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm. 
HS ghi lời giải đúng vào vở. 
.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Luyện từ và câu
Bài: DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. MỤC TIÊU.
 - Hiểu được khái niệm DT chung và DT riêng (ND Ghi nhớ)
 - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng BT1, mục III); nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh vua Lê Lợi.
 Hai tờ giấy khổ to viết nội dung BT1 (phần nhận xét ).
 Một số phiếu viết nội dung BT1 (phần luyện tập ) và kẻ bảng. 
HS: SGK, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
 1. Ổn định lớp. 
 2. KT bài cũ: 
GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
GV nhận xét
 3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu
Hoạt động 2: Nhận xét
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu. Cả lớp trao đổi theo cặp
GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, HS lên làm bài
GV nhận xét: 
sông
Cửu Long
vua
Lê Lợi
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu
Cho HS so sánh câu a và b, c và d. 
Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn.
Tên riêng của một dòng sông. 
Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến
Tên riêng của một vị vua. 
GV kết luận: Tên chung của một loại sự vật được gọi là danh từ chung.
Những tên riêng của một loại sự vật được gọi là danh từ chung và luôn luôn phải viết hoa. 
Hoạt động 3: Ghi nhớ 
Hoạt động 4: Luyện tập 
Bài tập 1: 
- Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
- Danh từ riêng: Chung, Lan, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ. 
Bài tập 2: HS làm vào vở bài tập. 
- Họ và tên bại ấy là danh từ chung hay danh từ riêng.
GV nhận xét chung: Họ và tên bạn là danh từ riêng vì chỉ tên cụ thể nên viết hoa.
4. Củng cố: 
- Củng cố nội dung. GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các danh từ chung và DT riêng chỉ người và sự vật xung quanh. 
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng.
- HS làm bài vào vở theo lời giải đúng. 
- HS thảo luận trao đổi để rút nhận xét. 
- HS đọc lại ghi nhớ. 
- Một HS đọc bài tập, cả lớp đọc thầm và làm bài. 
HS làm bài và nhận xét. 
..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Kể chuyện
Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU.
Dựa vào gợi ý SGK , HS biết chọn và kể lại được câu chuyện mình đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa của truyện.
 Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 GV: Một số truyện viết về lòng tự trọng (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4.
Bảng lớp viết Đề bài.
Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết vắn tắt gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
 HS: SGK, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 Ổn định lớp.
2. KT bài cũ ( Do GV KT)
3. Bài mới
 a.Giới thiệu bài:
Hướng dẫn hs kể chuyện:
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới những từ ngữ sau; xác định yêu cầu của đề. 
-Yêu cầu 4 hs đọc gợi ý 1, 2, 3, 4 .
-Yêu cầu hs đọc gợi ý2: nhắc hs những truyện được nêu làm ví dụ: và khuyến khích chọn truyện ngoài sgk; yêu cầu HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình 
-Yêu cầu hs đọc thầm dàn ý của bài kể; gv dán lên bảng dàn ý bài kể truyện, tiêu chuẩn đánh giá bài KC. 
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs kể chuyện theo cặp : với những truyện khá dài chỉ kể 1, 2 đoạn. 
-Yêu cầu hs thi kể chuyện trước lớp : HS kể xong cùng đối thoại với thầy cô và bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện; gv và cả lớp nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa truyện. 
4. Củng cố:
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
5. Dặn dò.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
-HS đọc và gạch dưới các từ quan trọng:: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe do ông bà, cha mẹ hay ai dó kể hoặc được đọc.
-HS đọc các gợi ý: thế nào là “tự trọng” ; tìm những câu chuyện về lòng tự trọng ; kể lại câu chuyện trong nhóm , trong lớp ; trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện
- Hs đọc truyện:Buổi học thể dục, Sự tích dưa hấu và câu chuyện của mình :
-HS đọc thầm gợi ý 3.
-HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; chỉ kể 1, 2 đoạn với những truyện khá dài ví dụ: Ông lão ăn mày. 
-HS thi kể chuyện trước lớp và cùng nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa truyện, cách kể, khả năng hiểu truyện của người kể, bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất và người nêu câu hỏi hay nhất
.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Tập đọc
Bài: CHỊ EM TÔI
I. MỤC TIÊU. 
- Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người với mình.(Trả lời được câu hỏi  ... ng.
 * Hoạt động 3:Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà 
-Phát phiếu học tập cho cá nhân 
-Cho một số HS trình bày, những HS khác bổ sung.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
 về nhà chuẩn bị bài sau.
-Quan sát và làm việc nhóm, trả lời vào mẫu.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Hình
Cách bảo quản
1
Phơi khô
2
Đóng hộp 
3
Ướp lạnh 
4
Ướp lạnh 
5
Làm mắm (ướp mặn ) 
6
Làm mứt (cô đặc với đường) 
7
Ướp muối (cà muối)
 -Trả lời theo nhiều ý.
-Vi sinh vật. Ta phải làm sao cho vi sinh vật, không sống được hoặc không cho vi sinh xâm nhập vào thức ăn.
-Lựa chọn các cách bảo quản( chỉ có d là không cho vi sinh xâm nhập)
-Nhận phiếu và làm việc với phiếu :
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1
2
3
4
5
- HS nêu: Ướp muối, ngâm nước mắm, ướp lạnh, đóng hộp,, cô đặc với đường.
..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Khoa học
Bài: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 + Thường xuyên theo dõi cân nặng của êm bé.
 + Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
 - Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
 - Kể tên được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Hình trang 26,27 SGK.
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định lớp: 
 2. KT bài cũ:
-Có những cách bảo quản thức ăn nào ?
 3. Bài mới
 a)Giới thiệu:
Bài “Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng”
b)Phát triển:
Hoạt động 1:Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
-Cho hs làm việc nhóm, các nhóm quan sát hình trang 26 về các bệnh, thảo luận tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
Kết luận:
-Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
-Nếu thiếu I-ốt, cơ thể sẽ chậm phát triển, kém thông minh,dễ bị bướu cổ.
Hoạt động 2:Thảo luận về cách phàng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng 
-Ngoài các bệnh trên , em còn biết bệnh gì do thiếu dinh dưỡng?
-Làm sao ta nhận ra các bệnh đó?
Kết luận:
-Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như:
+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A.
+ Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B.
+ Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C.
Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cận ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưatrẻ đến bệnh viện để khám và chữa bệnh.
4. Củng cố.
GV nhân xét tiết học.
5. Dặn dò. 
Chuẩn bị bài sau:
-Một hs đóng bác sĩ và chỉ định 1 bạn là bệnh nhân và nói bạn đó thiếu chất gì, nếu nói đúng sẽ trở thành bác sĩ và hỏi người khác.
-Quan sát và thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
- HS chú ý theo dõi.
-HS kể ra.
- HS chú ý theo dõi.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Môn: Lịch sử
Bài: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
( Năm 40 )
 I.MỤC TIÊU.
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( Chú ý nguyen nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ýnghĩa)
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- GD lòng tự hào về người anh hùng dân tộc và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV: - SGK
 - Lược đồ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
 - Phiếu học tập .
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định lớp: Hát
2. KT bài cũ: Nước ta dưới ách 
đô hộ của phong kiến phương Bắc
- Nhân dân ta đã bị chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị như thế nào? ( - HS trả lời )
- Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta?
- GV nhận xét
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Thảo luận nhóm 
- Giải thích khái niệm quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta , vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ .
- GV đưa vấn đề sau để các nhóm thảo luận
“Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến sau:
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
+ Do Thi Sách, chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại.
- Theo em, ý kiến nào đúng? Tại sao?
- GV hướng dẫn HS kết luận : Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra , nguyên nhận sâu xa là do lòng yêu nước , căm thù giặc của hai bà 
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV treo lược đồ .
- GV giải thích : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phậm vi rất rộng , lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính diễn ra cuộc khởi nghĩa .
- GV yêu cầu HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa?
 GV nhận xét.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
GV chốt: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống ngoại xâm.
4. Củng cố: 
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do ai lãnh đạo?
- Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò.
- Chuẩn bị bài: Ngô Quyền & chiến thắng Bạch Đằng.
- Các nhóm thảo luận, sau đó nêu kết quả
- HS quan sát lược đồ & dựa vào nội dung của bài để tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất.
- HS trả lời 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	Môn: Địa lý
Bài: TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu cuae Tây Nguyên:
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ(lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kom Tum, Plây Ku, Đắk Lawsk, lâm Viên, Di Linh.
* HS khá, giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên. 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 Tranh ảnh & tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
1. Oån định lớp:
2. KT bài cũ: Trung du Bắc Bộ
- Mô tả vùng trung du Bắc Bộ?
- Tại sao trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng chè & cây ăn quả?
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ?
GV nhận xét
 3.Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- GV chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn Nam?
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam)
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh & tư liệu về một cao nguyên
- GV gợi ý:
+ Dựa vào bảng số liệu ở mục 1, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp đến cao.
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên (mà nhóm được phân công tìm hiểu)
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
- Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào?
- GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giúp HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên.
4. Củng cố 
- GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của Tây Nguyên
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên ở lược đồ hình 1 
- HS lên bảng chỉ bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam)
- HS dựa vào mục 2 & bảng số liệu ở mục 2, từng HS trả lời các câu hỏi
- HS mô tả cảnh mùa mưa & mùa khô ở Tây Nguyên.
- HS đọc SGK rồi trả lời câu hỏi
..
Ngày soạn:
Ngày dạy
Môn: Kĩ thuật
Bài : KHÂU GHÉP 2 MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
 - Biết cách khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 * Đối với HS khéo tay: Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Giáo viên :
 Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn 1 số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải; 
Vật liệu và dụng cụ như : 2 mảnh vải giống nhau, mỗi mảnh có kích thước 20 cm x 30 cm ;
Chỉ; Kim, kéo, thước, phấn vạch .
Học sinh :
1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Ổn định lớp.
2. KT bài cũ:
Yêu cầu hs nêu quy trình khâu ghép vải bằng khâu thường.
3. Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
Bài “Khâu ghép hai mép vải bằng khâu thường”(tiết 2)
b) .Phát triển:
*Hoạt động 1:Hs thực hành khâu ghép hai mép vải bằng khâu thường 
-GV nêu lại các bước:Vạch dấu đường khâu; Khâu lược; Khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Yêu cầu HS lấy vật liệu ra thực hành.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập của hs. 
- GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá cho hs nhận xét bài mình và bài bạn.
4. Củng cố:
-Tuyên dương những sản phẩm đẹp.
5 . Dặn dò:
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-Thực hành.
-Trưng bày và nhận xét sản phẩm của nhau.
Duyệt của khối trưởng
Ngày..tháng..năm 2010.
Duyệt của BGH
Ngày..tháng..năm 2010.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_6_chuan_kien_thuc_2_cot.doc