Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp tích hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp tích hợp 2 cột)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức và kĩ năng :

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung câu truyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

2. Thái độ : HS biết sống có trách nhiệm, nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.

II.Giáo dục KNS : Giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:Tranh minh hoạ

- HS: SGK, đọc như đã dặn.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp tích hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:6
Ngày soạn: 22/09/11 
Ngày giảng:T2/26/09/11
TẬP ĐỌC
Tiết 11: Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung câu truyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
2. Thái độ : HS biết sống có trách nhiệm, nghiêm khắc với lỗi lầm của mình.
II.Giáo dục KNS : Giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:Tranh minh hoạ
HS: SGK, đọc như đã dặn.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm trabài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài thơ: "Gà trống và Cáo"+ nhận xét về tính cách 2 nhân vật: Gà trống và Cáo.
* Đọc thuộc bài, diễn cảm: 8đ. Trả lời đúng: 2đ.
2. Bài mới :
 a, Giới thiệu bài: Bằng tranh.
 b, Luyện đọc:
- Cho HS đọc toàn bài.
- Giáo viên cho HS chia đoạn.
- Đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó:
An-đrây-ca, khóc nấc lên.
- Đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc nối tiếp lần 3 + GV ghi điểm.
- Giáo viên đọc mẫu bài
C, Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc đoạn 1
? Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
? Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ An-đrây-ca như thế nào?
? An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
? Đoạn 1 kể lại chuyện gì?
- Y/c HS đọc đoạn 2.
? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà.
? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào.
? Đoạn 2 nói lên điều gì.
? Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là 1 cậu bé như thế nào.
? Nội dung câu chuyện.
D, Đọc diễn cảm
-Cho HS tìm giọng đọc toàn bài.
- Cho HS đọc nối tiếp bài.
- - Luyện đọc kỹ đoạn 2.
.
- Cho HS đọc toàn bài.
3. Củng cố :
KNS : Thể hiện sự cảm thông.
- Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ tên cho câu truyện là gì?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét giờ học
4. Dặn dò:
-VN đọc bài, thuộc nội dung, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài: Chị em tôi ( HS khá, giỏi: đọc 5 lần ,tìm ý, tìm ND, trả lời câu hỏi cuối bài; HS TB, yếu: đọc 10 lần, luyện phát âm những tiếng có phụ âm l, n, tr, s.
-2 Hs đọc và TLCH.
- 1 HS khá đọc.
- 1-2 HS: 2 đoạn: 
 Đoạn1: Từ đầu . . . mang về nhà.
 Đoạn2: Còn lại
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn. 3-4 HS phát âm.
- 2 HS đọc bài .1 em đọc chú giải.
- 2 em đọc nối tiếp.
- Lắng nghe.
*Hs đọc thầm đoạn 1.
- An-đrây-ca mới 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ. Ông ốm rất nặng.
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
- An-đrây-ca mải chơi bóng đá quên lời mẹ dặn, sau mới nhớ ra.
1. An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
*Hs đọc thầm đoạn 2.
- Em hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông qua đời.
- Oà khóc, cho rằng chỉ vì mình . . . mẹ an ủi nhưng em không nghĩ vậy. Cả đêm, em nức nở dưới gốc cây táo do ông trồng. Mãi đến khi lớn, . . .
2. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- Rất thương yêu ông, (nghiêm khắc với lỗi lầm của mình).
* Đại ý: (Như ở MĐYC)
- 1-2 HS nêu.
-2 Hs đọc tiếp 2 đoạn.
- HS nêu cách đọc. Hs đọc theo cặp (theo lối phân vai)
- Thi đọc đoạn theo từng nhóm.
- Đọc phân vai toàn bài ( 1 nhóm).
Chú bé An-đrây-ca.
tự trách mình.
Chú bé trung thực.
Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà.
Hãy cố gắng để làm ông vui khi nghĩ đến mình, An-đrây-ca ạ.
Mọi người hiểu cậu mà, đừng tự dằn vặt mình như thế
- HS nghe.
- Lắng nghe.
************************************************************
TOÁN
Tiết 26: Luyện tập
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp hs:
- Giúp HS: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- GD HS thêm yêu thích môn học.
- HS làm bài 1,2.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
-GV: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ:
 +Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
 +Số ngày có mưa trong 3 tháng năm 2004.
- HS: SGK, VBT. nghiên cứu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Bài 1( VBT/27). Trả lời đúng mỗi ý: 2,5 đ.
- HS2: Bài 2(VBT/27) .Khoanh đúng mỗi số: 3đ, T.Bày: 1đ.
2.Bài mới :
 a, Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 b, Luyện tập
-2 HS lên bảng:
Bài 1 (SGK-33)
- Gọi HS đọc Y/c
- GV treo bảng phụ vẽ biểu đồ: Số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
? Biểu đồ cho biết điều gì.
- GV lưu ý hs tranh vẽ thể hiện 100m vải hoa và tranh thể hiện 100m vải trắng.
*GV nhận xét ,chốt cách xác định số liệu qua biểu đồ tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp quan sát.
+ Biểu đồ cho biết số vải hoa & vải trắng đã bán trong 4 tuần của tháng 9.
- Hs trao đổi theo cặp làm bài
- Đại diện các cặp trình bày miệng kết quả & giải thích trên biểu đồ.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe.
-HS sửa bài vào vở.
Bài 2 (SGK-34)
- Gv treo bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ "Số ngày mưa trong 3 tháng năm 2004".
 ? Số ghi cột bên trái biểu đồ cho biết gì.
 ? Hàng dưới biểu đồ cho biết gì.
-Gv hướng dẫn hs dóng từ đỉnh cột sang bên trái để xác định số ngày có mưa trong từng tháng.
* GV nhận xét ,chốt: cách xác định số liệu qua biểu đồ hình cột.
 Bài 3 (SGK-34)
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu khổ to cho 2 nhóm ( đã kẻ khung )
* Nhận xét ,chốt cách vẽ biểu đồ cột.
-----------------------------------------------------
3. Củng cố:
- Nêu sự khác nhau giữa 2 loại biểu đồ? Qua 2 loại biểu đồ giúp ta xác định được gì?
-Gv củng cố cách xem 2 loại biểu đồ.
-Nhận xét giờ học
4. Dặn dò:
-VN nhà ôn bài, làm bài tập 1,2 VBT/29.
- HS giỏi làm BT trong sách BT toán tập 1.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung(SGK-35) ( ôn lại cách viết ,đọc, so sánh các số tự nhiên, đơn vị đo khối lượng,thời gian, biểu đồ, tìm số TBC).
- Hs đọc yêu cầu.
-Hs quan sát biểu đồ
+Số ngày có mưa
+Các tháng 7, 8, 9
-Hs làm bài.
-3 hs ghi kết quả lên bảng và giải thích cách tính
a,18 ngày
b,12 ngày
c,12 ngày
- HS nhận xét bổ sung.
-1 HS đọc to yêu cầu
- HS làm bài 4 nhóm .
-Đại diện 2 nhóm dán bài lên bảng- nhóm khác nhận xét, chữa bài. 
--------------------------------------------
- 2 HS trả lời.
- HS nghe.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
*************************************************************Đạo đức
Tiết 11: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết 2)
A.Mục tiêu
 *Học xong bài HS có khả năng:
- Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày tỏ kiến của mình về những điều có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện tham gia ý kiến của mình trong quộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết tôn trọng ý kiến người khác.
B.GDKNS 
-HS biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, thầy cô giáo, chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình; về môi trường lớp học, trường học; về môi trường ở cộng đồng địa phương...
C,Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ
- Mỗi HS chuẩn bị 3 thẻ: đỏ, xanh, trắng.
D,Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I-ổn định tổ chức
II-Kiểm tra bài cũ:
(?) Trẻ em có quyền gì? Khi nêu ý kiến của mình phải có thái độ như thế nào?
GVnhận xết
III-Bài mới
1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Tìm hiểu bài:
a-Hoạt động 1: Tiểu phẩm
-HS xem tiểu phẩm và trả lời các câu hỏi.
-Có n/xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc HT của Hoa.
(?) Hoa đã có ý kiến giúp đỡ g/đ như thế nào? (?)ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
b-Hoạt động 2: Trò chơi “Phỏng vấn”
-Phỏng vấn về các vấn đề:
+Tình hình vệ sinh trường em, lớp em
(?) Những hành động mà em muốn tham gia ở trường lớp?
(?) Những công việc mà em muốn làm ở trường.
(?) Những dự định của em trong mùa hè này? Vì sao?
(?) Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết không?
(?) Em cần bày tỏ ý kiến với những vấn đề có liên quan để làm gì?
=> K/Luận: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến của mình với người khác để trẻ em có những Đk phát triển tốt nhất.
4,Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học-chuẩn bị bài sau: Tiết kiệm tiền của.
- Thực hiện yêu cầu bài tập 4 SGK.
- Một số em tập tiểu phẩm “ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
-HS trả lời nội dung ở phần ghi nhớ
-Ghi đầu bài vào vở.
-Tiểu phẩm:
+Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
-Do 3 bạn đóng vai : Các nhận vật:
Bố Hoa, Mẹ Hoa và Hoa.
-HS nêu nhận xét
-Làm việc theo cặp đôi (đổi vai: Phóng viên. Người phỏng vấn)
Ví dụ:
(?) Mùa hè này em có dự định làm gì?
-Mùa hè này em muốn đi thăm Hà Nội.
+Vì em chưa bao giờ được đến Hà Nội
-Cảm ơn em.
+Những ý kiến của em rất cần thiết
+Em bày tỏ ý kiến của mình để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với các em hơn tạo điều kiện để các em phát triển tốt hơn.
-HS đọc ghi nhớ
-Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*************************************************************
Ngày soạn: 22/09/11
Ngày giảng: T3/27/09/11
TOÁN
TIẾT 27: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp hs ôn tập, củng cố về:
- Viết , đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
- HS làm bài 1, 2(a,c), 3(a,b,c), 4(a,b).
II. CHUẨN BỊ :
- GV: Bảng phụ biểu đồ bài tập 2 + Phiếu học tập bài 1.
- HS: SGK, VBT, nghiên cứu bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS1:Bài 1- VBT.(Trả lời đúng mỗi ý: 2đ)
 - HS2: Bài 2( VBT/30) .Khoanh đúng mỗi số: 3đ, trình bày:1đ.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b, Giảng bài:
- Bài 1 (SGK-35): 
Gọi HS đọc yêu cầu
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ Cho HS lên bảng làm 
+cho HS đọc và nêu miệng phần c.
*Nhận xét ,chốt cách tìm số liền sau ,liền trước, cách xác định giá trị của từng chữ số.
- Bài 2 (SGK-35):
Cách tiến hành tương tự bài 1
*Nhận xét ,chốt cách so sánh số tự nhiên, cách đổi các đơn vị đo KL.
- Bài 3 (SGK-35):
+ cho HS nêu y/c
+ cho HS làm vào vở , 1 HS lên bảng.
*Nhận xét ,chốt cách xác định số liệu qua biểu đồ.
- Bài 4 (SGK-36):
Cho HS làm và nêu miệng.
*Nhận xét ,chốt cách xác định thế kỉ.
3. Củng cố:
- 2 số tự nhiên liên tiếp liền kề nhau hơn kém nhau ? đơn vị.
- 2 đơn vị đo KL liền kề gấp hoặc kém nhau ? lần. 1 TK = ? năm.
- Nhận xét giờ học
4.Dặn dò:
- Về học bài, làm BT 5/SGK.+ BT trong VBT( Bài 1,2,. HS giỏi thêm bài 3)
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung(SGK-36) ( ôn lại cách viết số, xác định giá trị của các chữ số, mối quan hệ giữa các đơn vị đo KL, thời gian, biểu đồ, số TBC.
+ 1 HS đọc
+Làm bài cá nhân
+ 1 HS lên bảng làm phần a và b
a.2835918 b. 2835916
+ 4-5 HS đọc và nêu giá trị chữ số 2.
 ... riển ý - xây dựng đoạn văn KC.
+ HS làm việc cá nhân, tìm ý cho đoạn văn. phát biểu ý kiến về từng tranh.
- HS KC theo cặp, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn.
- Đại diện các nhóm trình bày thi kể.
- 2 HS nêu lại.
- HS nghe
- Lắng nghe.
 *************************************************************
Kỹ thuật
 TIẾT 6: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI 
KHÂU THƯỜNG (2 tiết)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. 
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải(áo, quần, vỏ gối).
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
 + Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm.
 + Len (hoặc sợi) chỉ khâu.
 + Kim khâu len, kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch.
III/ Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định và KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét (Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải).
 -Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
 -GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm.Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 -Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải.
 -Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải.
 -GV hướng dẫn HS một số điểm sau:
 +Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.
 +Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
 +Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. 
 -Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
 -GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
-HS theo dõi.
-HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
-HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
-HS quan sát hình và nêu.
-HS nêu.
-HS thực hiện thao tác.
-HS thực hiện.
-HS nhận xét.
-HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
-HS thực hiện.
-HS cả lớp lắng nghe
*********************************************************
KHOA HỌC
Tiết 6:PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I/ Mục tiêu:
Nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng
Đưa trẻ đi khám để chữa bệnh kịp thời.
Tuỳ vùng miền mà giáo viên có thể chú trọng bệnh do thiếu hay thừa chất dinh dưỡng
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 26, 27 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Phiếu học tập cá nhân.
 -Quần, áo, mũ, các dụng cụ y tế (nếu có) để HS đóng vai bác sĩ.
 -HS chuẩn bị tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 2 HS trả lời câu hỏi:
 1) Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn ?
 2) Trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn cần lưu ý những điều gì ?
 -GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Kiểm tra việc HS sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 -Hỏi: Nếu chỉ ăn cơm với rau trong thời gian dài em cảm thấy thế nào ?
 -GV giới thiệu: Hàng ngày nếu chỉ ăn cơm với rau là ăn thiếu chất dinh dưỡng. Điều đó không chỉ gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều căn bệnh khác. Các em học bài hôm nay để biết điều đó.
 * Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh.
 ªMục tiêu:
 -Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ.
 -Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.
 ªCách tiến hành:
 *GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 
26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi:
 +Người trong hình bị bệnh gì ?
 +Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ?
 -Gọi nối tiếp các HS trả lời (mỗi HS nói về 1 hình)
 -Gọi HS lên chỉ vào tranh của mình mang đến lớp và nói theo yêu cầu trên.
 * GV kết luận: (vừa nói vừa chỉ hình)
 -Em bé ở hình 1 bị bệnh suy dinh dưỡng, còi xương. Cơ thể rất gầy và yếu, chỉ có da bọc xương. Đó là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng suy kiệt. Nguyên nhân là do em thiếu chất bột đường, hoặc do bị các bệnh như: ỉa chảy, thương hàn, kiết lị,  làm thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể.
 -Cô ở hình 2 bị mắc bệnh bướu cổ. Cô bị u tuyến giáp ở mặt trước cổ, nên hình thành bướu cổ. Nguyên nhân là do ăn thiếu i-ốt.
 * GV chuyển hoạt động: Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng các em cùng làm phiếu học tập.
 * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng
 ªMục tiêu: Nêu các nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 ªCách tiến hành:
 -Phát phiếu học tập cho HS.
 -Yêu cầu HS đọc kỹ và hoàn thành phiếu của mình trong 5 phút.
 -Gọi HS chữa phiếu học tập.
 -Gọi các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
 -GV nhận xét, kết luận về phiếu đúng.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
 ªMục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
ªCách tiến hành:
 -GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:
 -3 HS tham gia trò chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai người bệnh, 1 HS đóng vai người nhà bệnh nhân.
 -HS đóng vai người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh.
 -HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề phòng.
 -Cho 1 nhóm HS chơi thử.
 -Gọi các nhóm HS xung phong lên trình bày trước lớp.
 -GV nhận xét, chấm điểm trực tiếp cho từng nhóm.
 -Phong danh hiệu bác sĩ cho những nhóm thể hiện sự hiểu bài.
3.Củng cố- dặn dò:
 -Hỏi:
 +Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng ?
 +Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không ?
 -GV nhận xét, cho HS trả lời đúng, hiểu bài.
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em bé phải ăn đủ chất, phòng và chống các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
-HS trả lời.
-Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình.
-Cảm thấy mệt mỏi không muốn làm bất cứ việc gì.
-HS lắng nghe.
-Hoạt động cả lớp.
-HS quan sát.
+Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ.
+Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to.
-HS trả lời.
-HS quan sát và lắng nghe.
-HS nhận phiếu học tập.
-Hoàn thành phiếu học tập.
-2 HS chữa phiếu học tập.
-HS bổ sung.
-Hs tham gia chơi
HS phân nhóm chơi theo yêu cầu.
 +Bệnh nhận: Cháu chào bác ạ ! Cổ cháu có 1 cục thịt nổi lên, cháu thấy khó thở và mệt mỏi.
 +Bác sĩ: Cháu bị bệnh bướu cổ. Cháu ăn thiếu i-ốt. Cháu phải chữa trị và đặc biệt hàng ngày sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn
+Do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng về chất đạm cũng như các chất khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường.
+Cần theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ. Nếu thấy 2 – 3 tháng liền không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
*************************************************************Sinh hoạt lớp
TUẦN 6.
I . MỤC TIÊU : 
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Báo cáo tuần 6.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
a.Học tập 
...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
b.Đạo đức 
...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
c.Nề nếp 
...........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
c.Các hoạt động khác
..........................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
 3. Phương hướng tuần sau: (20’)
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 7
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Chú ý HS yếu kém
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 lop 4kns.doc