Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản hay nhất)

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc rành mạch một đoạn kịch, ngắt giọng rõ ràng; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.

- Hiểu nội dung của bài :Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II.CHUẨN BỊ

-Bảng phụ viết sẵn các câu đoạn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ

-Gọi HS đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài : Trung thu độc lập

-GV Nhận xét và cho điểm.

2.Bài mới

Giới thiệu bài.

*Hoạt động 1:Luyện đọc.

* Mục tiêu:

-Đọc dúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : vương quốc, trường sinh, tỏa ra, .

- Hiểu các từ ngữ trong bài : sáng chế, thuốc trường sinh

-GV đọc mẫu màn kịch.

+Lời người dẫn chuyện được phân biệt với lời nhân vật bằng cách đọc trầm giọng hơn

+Kịch bản có phần giới thiệu chủ thể lời thoại (tân nhân vật), cần đọc ngắt hơi rõ ràng để phân biệt với nội dung lời thoại.

+Giọng nhân vật Tin-tin và Mi-tin: luôn ngạc nhiên, háo hức.

+Giọng các em bé: vừa ngây thơ vừa tự hào.

*Màn 1

+Đoạn 1 :Lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất.

+Đoạn 2 : Lời thoại của Tin-tin và Min-tin với em bé thứ nhất và em bé thứ hai.

+Đoạn 3 : Lời thoại của em bé thứ ba, em bé thứ tư, em bé thứ năm.

+Lưu ý cách ngắt nhịp các câu sau.

 Tin tin / - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy ?

 Em bé thứ nhất / - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.

 Tin tin / - Cậu sáng chế cái gì ?

 Em bé thứ nhất / - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc.

Mi tin / - Vật đó ăn ngon chứ ? / Nó có ồn ào không ?

*Màn 2:

+Đoạn 1 :Lời thoại của Tin-tin với em bé cầm nho

+Đoạn 2 : Lời thoại của Mi-tin với em bé cầm táo

+Đoạn 3 : Lời thoại của Tin-tin với em bé có dưa

Chú ý : giọng đọc trầm trồ thán phục. Phân biệt lời của các nhân vật.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 11 - 10 - 2009
NGÀY DẠY : 12 - 10 - 2009	
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
TẬP ĐỌC
TIẾT 14 Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch một đoạn kịch, ngắt giọng rõ ràng; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu nội dung của bài :Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II.CHUẨN BỊ 
-Bảng phụ viết sẵn các câu đoạn cần luyện đọc.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài : Trung thu độc lập 
-GV Nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới 
Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1:Luyện đọc.
* Mục tiêu: 
-Đọc dúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : vương quốc, trường sinh, tỏa ra,.
- Hiểu các từ ngữ trong bài : sáng chế, thuốc trường sinh
-GV đọc mẫu màn kịch.
+Lời người dẫn chuyện được phân biệt với lời nhân vật bằng cách đọc trầm giọng hơn
+Kịch bản có phần giới thiệu chủ thể lời thoại (tân nhân vật), cần đọc ngắt hơi rõ ràng để phân biệt với nội dung lời thoại.
+Giọng nhân vật Tin-tin và Mi-tin: luôn ngạc nhiên, háo hức.
+Giọng các em bé: vừa ngây thơ vừa tự hào.
*Màn 1
+Đoạn 1 :Lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất.
+Đoạn 2 : Lời thoại của Tin-tin và Min-tin với em bé thứ nhất và em bé thứ hai.
+Đoạn 3 : Lời thoại của em bé thứ ba, em bé thứ tư, em bé thứ năm.
+Lưu ý cách ngắt nhịp các câu sau.
 Tin tin / - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy ?
 Em bé thứ nhất / - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
 Tin tin / - Cậu sáng chế cái gì ?
 Em bé thứ nhất / - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc.
Mi tin / - Vật đó ăn ngon chứ ? / Nó có ồn ào không ?
*Màn 2:
+Đoạn 1 :Lời thoại của Tin-tin với em bé cầm nho
+Đoạn 2 : Lời thoại của Mi-tin với em bé cầm táo
+Đoạn 3 : Lời thoại của Tin-tin với em bé có dưa
Chú ý : giọng đọc trầm trồ thán phục. Phân biệt lời của các nhân vật.
- HS đọc đoạn nối tiếp. Khen HS đọc đúng, sửa lỗi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.
- HS đọc đoạn nối tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó.
- HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm 
-GV đọc mẫu.
* Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung câu, đoạn và cả bài
* Màn 1:
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu các nhân vật có trong màn 1.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
-Vì sao nơi hai bạn đến có tên là Vương quốc Tương Lai ?
+Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện đại của chúng ta.
+Vì những bạn nhỏ chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm những điều kì lạ cho cuộc sống.
-Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì ?
Các bạn sáng chế ra :
+Vật làm cho con người hạnh phúc.
+Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+Một loại ánh sáng kì lạ.-Một máy biết bay như chim.
+Một cái máy biết dò tìm kho báu còn dấu kín trên mặt trăng.
- Theo em sáng chế có nghĩa là gì ?
Là tự mình phát minh ra một cái mới.
+Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người ?
Thể hiện ước mơ của con người : được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng.
*Màn 2
-HS xem tranh và thảo luận nhóm đôi.
+Những trái cây mà Tin-tin và Min-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
Những trái cây đó to và rất lạ.Chùm nho quả to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê.Quả táo đỏ to đến nổi Min-tin tưởng đó là quả dưa đỏ.Những quả dưa to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là những quả bí đỏ.
+Em thích gì ở Vương quốc Tương Lai ? 
-Em thích những lọ thuốc trường sinh vì nó làm cho con người sống lâu hơn.
+Nội dung của cả 2 đoạn kịch này là gì ?
-GV chốt nội dung bài : Các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai cũng giống như mỗi chúng ta đều mơ ước có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Ngày nay con người đã chinh phục được vũ trụ, lên tới mặt trăng, đã nghiên cứu lai tạo để tạo ra những loại hoa trái to hơn, thơm ngon hơn trước.
Ø GDHS:mơ ước những tương lai tốt đẹp, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí óc sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
*Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm màn 2 phù hợp với nội dung.
-GV tổ chức cho HS thi nhau đọc theo nhóm.
+Mi-tin, Tin-tin, em bé cầm nho, em bé cầm táo, em bé có dưa
+HS thứ sáu đóng vai người dẫn chuyện, đọc tên nhân vật, đọc cả lời dẫn chuyện.
-HS đọc phân vai.
-GV nhận xét sửa sai và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3.Củngcố-Dặn dò 
- Chuẩn bị bài : Nếu chúng mình có phép lạ.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KĨ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
TOÁN
TIẾT 35 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
 -Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II.CHUẨN BỊ 
 -Kẻ sẳn nội dung ở sgk.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập tiết trước. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 * Hoạt động 1:Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.
 * Mục tiêu : Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
-GV treo bảng số lên bảng
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c).
-GV cho HS thực hiện vào bảng con.
-Cho a = 5, 35, 28.
 b = 4, 15, 49.
 c = 6, 20, 51.
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6 ?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15, c = 20 ?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b)+ c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 28, b = 49, c = 51 ?
-Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b + c) ?
-Vậy ta có thể viết :
(a + b) + c = a + (b + c)
-GV vừa chỉ và nêu : (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có 
dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
+Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b+ c) là tổng 
của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) + c.
-Vậy khi thực hiện cộng tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Ø GV chốt lại: Đây chính là tính chất kết hợp của phép cộng (Ta có thể áp dụng tính chất này trong các dạng toán : Tính nhanh, tính bằng cách thuận tiện nhất- mục đích của tính chất này là tính tổng của 3 số hạng(Lưu ý cách đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhan)
-GV cho HS nhắc lại.
 * Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu : Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
* Bài 1 a (dòng 2,3) b (dòng 1,3)
+Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-HS thực hiện.Nêu cách làm.
 4 367 + 199 + 501 
= 4 367 + (199 + 501)
= 4 367 + 700
= 5067
 -HS làm các phần còn lại.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề.
+Bài toán cho ta biết gì ?
+Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
+Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm như thế nào ? HS lập sơ đồ giải toán
-Cả ba ngày = Ngày 1 +Ngày 2+ Ngày 3
-Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được là:
75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 = 176 950 000 (đồng)
Đáp số : 176 950 000 đồng
3.Củng cố- Dặn dò:
 -Yêu cầu HS nhắc lại tính chất.
- BT về nhà:
1. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. 6264 +297 + 726
b. 4978 + 2032 +928
 -Chuẩn bị bài : Luyện tập
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 8 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 2)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
-Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
-Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ – bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ:
-Thế nào là tiết kiệm tiền của ?
-GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới
* Hoạt động 1:Gia đình em có tiết kiệm tiền của không 
* Mục tiêu: Biết nhắc nhở mọi người thực hiện tiết kiệm.
 -GV cho HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm sẵn ở nhà.
-GV yêu cầu HS đếm xem số việc gia đình đã tiết kiệm là bao nhiêu.
-Yêu cầu HS nêu một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc gia đình mình chưa tiết kiệm.
-GV hướng dẫn cách đánh giá nếu việc chưa tiết kiệm nhiều hơn việc tiết kiệm thì chứng tỏ gia đình chưa tiết kiệm.
-GV kết luận : Việc tiết kiệm tiền của không phải riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm thì em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người đều thực hiện.
* Hoạt động 2:Em đã tiết kiệm chưa ?
* Mục tiêu:Nhận biết được những việc làm tiết kiệm.
-GV cho HS làm việc cả lớp bài tập số 4 
+Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm ?
-Yêu cầu HS đối chiếu bài bạn và cho nhận xét .
-GV nhận xét sửa sai giáo dục.
*Những bạn biết tiết kiệm là người thực hiện được cả 4 hành vi tiết kiệm.
*Hoạt động 3 :Em xử lí thế nào ?
* Mục tiêu:Có ý thức trong việc tiết kiệm tiền của.
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (Bài 5)
-GV yêu cầu nhóm thực hiện xử lí tình huống sau.
+Tình huống 1 : Bằng rủ Tuấn xé vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào ?
+Tình huống 2 : Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em ? 
+Tình huống 3 : Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiềù giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà ?
-Đại điện nhóm trình bày trước lớp.
-GV nhận xét chốt lại.
3.Củng cố - Dặn dò:
-GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến bài học và biết cách tiết kiệm tiền của.
-Chuẩn bị bài:Tiết kiệm thời giờ 
NGÀY SOẠN : 12 – 10 - 2009
NGÀY DẠY : 13 – 10 - 2009	
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 15 CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nắm được quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí nước ngoài ( nội dung ghi nhớ)
-Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT1,2 (mục III ).
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
-GV nhận xét ghi  ...  cho điểm.
 2.Bài mới.
Giới thiệu bài :
 +Theo em thế nào là ước mơ đẹp ?
Ước mơ đẹp là ước mơ về cuộc sống, con người, chinh phục tự nhiên.
+Những ước mơ như thế nào bị coi là viển vông, phi lí ?
Những ước mơ thể hiện lòng tham, ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
-Chúng ta luôn có những ước mơ cho riêng mình. Những câu chuyện các em đã đọc hoặc được nghe kể về những ước mơ cao đẹp, chắp cánh cho con người bay xa, vươn tới cuộc sống hạnh phúc nhưng cũng có những ước mơ viển vông, phi lí chẳng mang kết quả gì.Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về nội dung đó.
* Hoạt đông 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài
* Mục tiêu :HS hiểu yêu cầu đề bài bằng lời của mình về một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí
* GV cho HS thực hiện tìm hiểu đề bài.
-Gọi HS đọc đề bài.
-GV phân tích đề bài và gạch dưới các từ : được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông, phi lí.
-Yêu cầu HS giới thiệu những truyện, tên truyện có nội dung trên.
-Yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
+Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào ? Lấy ví dụ ?
Có 2 loại : đó là ước mơ đẹp và ước mơ viển vông, phi lí.
+Truyện thể hiện ước mơ đẹp như : Đôi giày ba ta màu xanh, Bông hoa cúc trắng, Cô bé bán diêm.
+Truyện thể hiện ước mơ viển vông, phi lí như : Ba điều ước, Vua Mi-dát thích vàng, Ông lão đánh cá và con cá vàng.
+Khi kể chuyện cần lưu ý đến những phần nào?
Tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện.
+Câu chuyện em định kể có tên là gì ? Em muốn kể về những ước mơ nào ?
HS nêu.Ví dụ:Em kể câu chuyện Cô bé bán diêm. Truyện kể về ước mơ có được một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của một cô bé mồ côi mẹ tội nghiệp.
+Em kể chuyện về lòng tham của vua Mi-dát đã khiến ông ta rước họa vào thân.
* Hoạt động 2:Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện,trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
* Mục tiêu : HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí.
* Kể chuyện trong nhóm.
Nhóm thực hiện kể có thể dựa vào lời gợi ý.
GV hướng dẫn nhóm còn chậm
* Kể trước lớp.
-HS kể trước lớp. 
-HS trao đổi về ý nghĩa, nội dung câu chuyện bạn vừa kể.
-HS nhận xét bài kể của bạn.
-GV nhận xét cho điểm những em kể tốt.
 -GV nhận xét .
*Bình chọn :+Bạn có câu chuyện hay nhất ?
 +Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ?
*Tuyên dương.
3.Củng cố- Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài :Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
NGÀY SOẠN : 15 - 10 - 2009
NGÀY DẠY : 16 - 10 - 2009
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 16 LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Cũng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai ( bài TĐ tuần 7)- BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2,BT3).
II.CHUẨN BỊ 
Tranh minh họa truyện Ở Vương quốc Tương Lai
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS kể một câu chuyện mà em thích nhất.
-Nhận xét câu trả lời của HS 
2. Bài mới:
* Hoạt động :Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
+Gọi HS đọc đề bài. 
-Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể ?
-là lời thoại trực tiếp của các nhân vật.
-Gọi HS kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất.
-Nhận xét tuyên dương.
-GV treo bảng phụ đã viết cách chuyển lời thoại thành lời kể.
-GV treo tranh minh họa truyện ở Vương quốc tương lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
+Một hôm, Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé đang mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi :
-Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy ?
Em bé trả lời :
-Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
-HS thi kể trước lớp.
-Gọi HS nhận xét 
-GV nhận xét cho điểm.
Bài 2.
- HS đọc phần yêu cầu.
+Trong truyện ở vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
Hai bạn cùng nhau đi thăm.
+Hai bạn đã đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau ?
Hai bạn đến công xưởng xanh trước, vào khu vườn kì diệu sau.
-Vừa rồi là các em đã thực hiện kể theo trình tự thời gian, sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. Bây giờ các em tưởng tượng Mi-tin và Tin-tin cùng một lúc hai bạn đến hai địa điểm khác nhau. Mi-tin đến khu vườn kì diệu, còn Tin-tin thì đến công xưởng xanh.
-HS kể trước lớp.
-HS thực hiện kể trong nhóm theo yêu cầu.
-GV nhận xét giúp đỡ những em yếu.
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 3
- HS đọc đề bài xác định yêu cầu cảu bài tập: so sánh điểm khác nhau giữa cách kể ở bài tập 2 và bài tập 1
*Bài tập 1: theo trình tự thời gian: việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau
*Bài tập 2: Theo trình tự không gian, cùng một thời gian, ở hai địa điểm khác nhau , diễn ra hai sự việc khác nhau. Vì vậy, ta có thể chọn kể sự việc nào trước, sự việc nào sau cũng được. HS có thể kể chuyện Tin-tin đi thăm công xưởng xanh trước, kể chuyện Mi-tin đi thăm khu vườn kì diệu sau hoặc ngược lai.
- HS thực hiện.
 - HS nhận xét.
-GV nhận xét sửa sai.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
TOÁN
TIẾT 39 GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
II.CHUẨN BỊ 
* GV v à HS:
 -Thước thẳng, eke.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng sửa bài tập về nh à ở tiết trước.
2.Bài mới : 
 * Giới thiệu bài: 
 +Chúng ta đã được học góc gì ?
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
* Hoạt động 1:Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
* Mục tiêu: Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt
*GV giới thiệu góc nhọn.
-GV vẽ góc nhọn lên AOB như phần bài sgk lên bảng.
 A
 o B
-Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này.
-Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB.
-GV giới thiệu góc này là góc nhọn.
-GV cho HS dùng eke kiểm tra độ lớn của góc AOB và cho biết góc này so với góc vuông.
HS lên bảng kiểm tra và nêu góc AOB nhỏ hơn góc vuông.
-GV nêu góc nhọn bé hơn góc vuông.
+Em hãy nêu những vật dụng nào có dạng là góc nhọn.
Đầu mũi của bút chì, mũi tên, 
-GV yêu cầu HS vẽ một góc nhọn.
-1 HS lên bảng vẽ, HS còn lại vẽ vào bảng con
*Giới thiệu góc tù.
-GV vẽ lên bảng góc tù MON như sgk.
 M
	 O N
-Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc.
-Góc MON có đỉnh O, hai cạnh OM và ON.
-GV giới thiệu góc này là góc tù.
-Yêu cầu HS lên thực hiện dùng eke để kiểm tra và đo góc tù.
-HS lên bảng kiểm tra và nêu góc MON lớn hơn góc vuông.
-GV nêu: góc tù lớn hơn góc vuông.
+Em hãy nêu những vật dụng nào có dạng là góc tù.
Quạt xếp được mở ra, mái nhà, chiếc nón lá,
-GV yêu cầu HS vẽ góc tù.
*Giới thiệu góc bẹt.
 -GV vẽ lên bảng góc bẹt COD và yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc.
 .
 C O D
Các điểm C, O, D thẳng hàng với nhau.
-GV thực hiện và nêu : tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và Ổn định của góc COD thẳng hàng (cùng nằm trên một đường thẳng) với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt.
+Các em xem các điểm C, O, D như thế nào với nhau.
-Cho HS dùng eke để kiểm tra góc bẹt.
-Yêu cầu HS vẽ góc bẹt.
+Em hãy nêu những vật dụng nào có dạng là góc bẹt.
* Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Biết nhận dạng được góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Bài 1
-Yêu cầu HS quan sát và đọc tên các góc.
 +Các góc nhọn là : MAN, UDV.
+Các góc vuông là : ICK
+Các góc tù là : PBQ, GOH.
+Các góc bẹt là : XEY.
-GV nhận xét và chữa bài:
 Bài 2
-GV cho HS sử dụng eke để kiểm tra.
+Hình tam giác DEG có một góc vuông.
-GV nhận xét sửa sai.
 3.Củng cố- Dặn dò:
-Chuẩn bị bài :Hai đường thẳng vuông góc
LỊCH SỬ
TIẾT 8 ÔN TẬP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học t ừ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938 : H ơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về : 
+ Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, di ễn biến v à kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
 II.CHUẨN BỊ:
*GV:
-Tranh minh họa.
-Phiếu học tập.
-Băng trục thời gian.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
1.Kiểm tra bài cũ 
- Nêu nguyên nhân và diễn biến của trận Bạch Đằng ?
- Nêu kết quả của chiến thắng Bạch Đằng
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mơí :
Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1 : Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
* Mục tiêu:Nắm được hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
+Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của dân tộc ?
Giai đoạn 1 : Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN – 179 TCN)
-Giai đoạn 2 : Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập ( 179 TCN – năm 938)
-GV nhận xét và yêu cầu HS ghi nhớ hai giai đoạn trên.
*Hoạt động 2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
* Mục tiêu: Kể tên được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì đã học
-GV gọi HS đọc yêu cầu 2 sgk.
- HS thảo luận nhóm đôi.
-GV vẽ trục thời gian va ghi các mốc thời gian lên bảng.
 Nước Nước Âu Lạc Chiến thắng 
Văn Lang rơi vào tay Bạch Đằng
 ra đời Triệu Đà
 * * * >
Khoảng Năm TCN Năm 938
700 năm 179
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
-GV nhận xét kết luận.
*Hoạt động 3 : Thi hùng biện
* Mục tiêu: HS biết kể lại bằng lời các nội dung của bài tập 3.
+GV chia nhóm và đặt tên cho các nhóm sau đó phổ biến yêu cầu cuộc thi.
+Nhóm 1 : Kể về đời sống của người Lạc việt dưới thời Văn Lang.
+Nhóm 2 : Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+Nhóm 3 : Kể về chiến thắng Bạch Đằng.
-HS thảo luận nhóm 4 và giành quyền báo cáo.
-GV nhận xét sửa sai.
-Nhận xét đánh giá tuyên dương.
3.Củng cố -Dặn dò:
- Chuẩn bị bài : Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
-- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
THẾ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4tuan 8.doc