Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I-Mục tiêu:

-Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên

- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ khát khao một thế giới tốt đẹp ( trả lời được các CH 1,2 ,4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài )

- HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được câu hỏi 3.

- GDHS biết yêu thương con người, biết ước mơ.

II- Đồ dùng dạy học:

-GV: tranh minh hoạ SGK, băng giấy viết sẳn khổ thơ 1 và 4.

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 26/01/2022 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I-Mục tiêu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy. Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên
- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ khát khao một thế giới tốt đẹp ( trả lời được các CH 1,2 ,4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài )
- HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được câu hỏi 3.
- GDHS biết yêu thương con người, biết ước mơ.
II- Đồ dùng dạy học:
-GV: tranh minh hoạ SGK, băng giấy viết sẳn khổ thơ 1 và 4.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ(3’)
Đọc bài “ ở Vương quốc ở Tương Lai”ý
- Nêu nội dung bài.
Bài mới(31’)
Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.
Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS . Chú ý cách ngắt nhịp thơ.
- Đọc cả bài
b) Tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại cả bài thơ, trả lời các câu hỏi 2,3.
+ Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần ?
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
- YC HS đọc thầm khổ thơ 3, 4
- Giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
Ước “không còn mùa đông”
Ước “hoá trái bom thành trái ngon”.
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
- GHHS biết ước mơ
- Bài thơ nói lên điều gì?
3. Đọc diễn cảm.
- GV đưa ra đoạn luyện đọc diễn cảm, đọc mẫu:
Nếu chúng mình có phép lạ/
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh/
Chớp mắt giống nảy mầm nhanh /
Chớp mắt/ thành cây đầy quả/
Tha hồ hái chén ngọt lành.//
Nếu chúng mình có phép lạ/
Hoá trái bom thành trái ngon/
Trong ruột không còn thuốc nổ/
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.//
- GV nhận xét cho điểm.
4. Củng cố dặn dò(2’)
- GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ.
- Nhận xét giờ học
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát tranh minh họa bài thơ trong SGK.
-1 HS khá giỏi đọc bài thơ.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ
- HS luyện phát âm, giọng đọc cho HS.
- HS luyện đọc nối tiếp lần 2
- HS luyện đọc theo cặp.
- Vài nhóm đọc, nhận xét.
- Nêu giọng đọc của bài.
- HS chú ý nghe
- HS trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa vào những câu hỏi trong SGK. 
- Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại khi bắt đầu một khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
Khổ thơ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
Khổ thơ 2: Các bạn nhỏ ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ thơ 3: Các bạn ước trái đất không có mùa đông.
Khổ thơ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo.
- Những điều ước của các bạn nhỏ.
- HS đọc thầm.
+ Ước ‘không còn mùa đông”: ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, tai hoạ đe doạ con người.
+ Ước “hoá trái bom thành trái ngon”: ước TG hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh
- HS đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
- HS phát biểu tự do.
+ Em thích ư ớc mơ hạt vừa gieo, chỉ chớp mắt đã thành cây đầy quả, ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả, thích cái gi` cũng ăn được ngay.
+ Em thích ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời vì em rất thích khám phá thế giới.
+ Em thích biến trái bom thành trái ngon vì em yêu hòa bình.
- Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- HS đọc toàn bài.
- YC HS đọc, nhận xét, nêu giọng đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm, nhận xét bình chọn bạn đọc hay, tuyên dương.
- HS nêu ND
- 2 HS đọc lại
----------------------------------------------------------------
TOÁN:(T36) LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
- Rèn kĩ năng đặt tính và làm tính, tóm tắt và giải toán có lời văn.
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ trong khi làm toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
I-Kiểm tra bài cũ(3’):
- GV gọi HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
II- Bài mới(30’):
1-Giới thiệu bài
2-Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn làm bảng câu a
- Gọi HS nhắc cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Nhận xét và kết luận.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài.
Hướng dẫn HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
Chẳng hạn :
96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78
= 100 + 78 = 178
Hỏi: Em đã áp dụng tính chất gì?
hoặc :
96 + 78 + 4 = 78 + ( 96 + 4 )
= 78 + 100 = 178
Hỏi: Em đã áp dụng tính chất gì?
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu vai trò của x trong phép tính và tính.
- Gọi HS chữa bài và nhận xét.
Bài 4: Gọi HS đọc bài .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm, nhận
xét.
- GDHS làm toán cẩn thận
Bài 5: Tương tự
3-Củng cố,dặn dò(2’):
- GV củng cố lại nội dung bài.
- Dặn dò về nhà làm lại bài tập
- 1 HS nêu: Khi cộng một
- HS nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lần lượt thực hiện.
- Rút ra cách làm.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thực hiện trong vở và chữa bài trên bảng.
- AD tính chất giao hoán
- AD tính chất kết hợp
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ, chữa bài, nhận xét.
a) x - 306 = 504
x = 504 +306
x = 810
b) x + 254 = 680
x = 680 - 254
x = 426
- 1 HS đọc
- Đọc và tìm hiểu đề bài.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010
Toán:
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG
 VÀ HIỆUCỦA HAI SỐ ĐÓ
I- Mục tiêu:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Rèn kĩ năng làm tính, tóm tắt và giải toán có lời văn.
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ trong khi làm toán.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I.Kiểm tra bài cũ(3’):
- Gọi HS làm : a +... = b + ...
a+b+c=a + (b +...) = (a + b) + ....
- Chữa bài, nhận xét,cho điểm.
II Dạy bài mới(31’):
1-Giới thiệu bài:
2-Bài mới:
a)Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
GV nêu bài toán.
Bài toán: Tổng của 2 số là 70. Hiệu hai số đó là 10. Tìm hai số đó.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu BT :
? BT cho biết gì ?
? BT yêu cầu tìm gì ?
Muốn tìm số lớn (SB) ta làm thế nào ?
Tóm tắt :
Số bé: _____________________
Sốlớn:_____________ 10 70
 ?
+) Cách 1:
Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60
Số bé là: 60 : 2 = 30
Số lớn là : 30 + 10 = 40
Đáp số : Số lớn : 40 ; Số bé : 30.
Nhận xét : Số bé = (Tổng - Hiệu ) : 2
+)Cách 2:
Số bé: _____________________
Sốlớn:________________ 10 70 
- GV tổng kết hai cách giải. Lưu ý HS khi giải chỉ chọn một trong hai cách.
Hai lần số lớn là: 70+10 = 80
Số lớn là: 80 : 2 = 40
Số bé là : 40 - 10 = 30
Đáp số : Số lớn : 40 ; Số bé : 30.
Nhận xét :Số lớn = (Tổng + hiệu) : 2-HD lần lượt 2 cách tìm 2 số.
Chốt công thức tổng quát :
+ Số bé = ( tổng – hiệu) :2
+ Số lớn=( tổng + hiệu) :2
b) Luyện tập:
Bài1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán bỏi gì?
- Gọi HS giải bằng 2 cách.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài.
- Gọi HS nêu xem bài toán thuộc dạng bài gì?
Hướng dẫn HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
Bài 3: HS tự làm bài
-Chấm bài, nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu HS nhẩm và nêu kết quả:
Hỏi: Một số khi cộng với 0 cho kết quả?
Tương tự với trừ.
3-Củng cố dặn dò((2’):
- Gọi HS nhắc cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu.
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng lớp.
- Lớp thực hiện bảng.
- Nhận xét bổ sung.
-
- 1 HS đọc lại nội dung bài toán.
- HS trả lời:
+ Tổng 2 số là 70
+ Hiệu 2 số là 10
+Tìm 2 số.
- HS chỉ đoạn biểu thị hai lần số bé.
- Nêu cách tìm 2 lần số bé ( 70 - 10 = 60 ), rồi tìm số bé ( 60 : 2 = 30 )
và tìm số lớn ( 30 + 10 = 40 ).
- Cho HS viết bài giải ở trên bảng rồi nêu nhận xét về cách tìm số bé.
- HS tìm cách giải khác.
- Tạo thành đoạn hai lần số lớn?
(Kéo dài số bé thêm một đoạn bằng 10 )
- HS tìm cách giải tương tự.
- Nêu cách giải thứ hai
Cho HS viết bài giải ở trên bảng rồi nêu nhận xét về cách tìm số lớn.
3 HS nêu bằng lời.
- 1 HS đọc đề toán.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Cho biết tổng tuổi bố và tuổi con là 58
+ Tính tuổi
- Lớp làm vào vở.1HS làm bài trên bảng phụ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài, tự làm bài 1 HS làm bảng phụ.
- HS chữa bài trên bảng phụ, lớp nhận xét.
- 1HS lên bảng làm, lớp tự làm.
- Chữa bài.
- 1HS nêu cách nhẩm.
- HS khác nhận xét
-1 HS nêu: muốn tìm
Luyện từ và câu:
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI,
 	TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I, Mục tiêu:
-Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT1,2 (mục III).
* HSKG: Ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3)
- Biết sưu tầm và tìm nhiều tên người, tên địa lí nước ngoài để viết.
- GDHS biết yêu tôn trọng con người, yêu thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học :
-Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
I. Kiểm tra bài cũ(3’):
-GV đọc yêu cầu HS viết trên bảng, dưới lớp viết vào nháp:
 Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
- GV đánh giá, cho điểm.
II. Bài mới(30’)
1.Giới thiệu bài:
2. Nhận xét
Bài1: Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây:
- GV đọc mẫu, HD HS đọc đồng thanh
- Tên người: Lép Tôn- xtôi, Mô- rít- xơ Mát- téc- lích, Tô- mát Ê- đi- xơn.
- Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa- nuýp, Lốt Ăng- giơ- lét, Niu Di- lân, Công- gô.
Bài2: GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài.
- Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
GV chốt câu TL đúng, ví dụ:
Tên người
Tên địa lí
Lép Tôn-xtôi gồm hai bộ phận: Lép và Tôn-xtôi
- Bộ phận 1 gồm 1 tiếng, bộ phận 2 gồm hai tiếng
Hi-ma-lay-a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng:
H //ma/ lay /a
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào?
Bài3.Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài.
-GV kết luậni: Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài ở đây giống như tên riêng Việt Nam- tất cả các tiếng đều viết hoa
- GV lưu ý HS đây là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
3. Luyện tập:
Bài 1: Y/ cầu HS ... ..................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 +Đạo đức: ..
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.............................................................................................................................
 +Thể dục: .
.............................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................
 +Vệ sinh: .
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 +Các mặt khác: 
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
*Nhược điểm: 
.............................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................... 
4, Phương hướng hoạt động tuần 9
 - Khắc phục những tồn tại, phát huy những ưu điểm đó đạt được.
 - Thực hiện tốt nề nếp : đi học đúng giờ, mặc đồng phục đúng lịch, trong lớp học tập tích cực, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 - Vệ sinh cá nhân tốt, giữ vệ sinh môi trường tốt.
 - Thi đua học tập tốt ..............................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................... 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tiếng anh
--------------------------------------------------
Kĩ thuật
---------------------------------------------------
Thể dục
QUAY SAU, ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, 
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
I. Mục tiêu:
	Kiểm tra động tác: Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, còi, bàn ghế
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 6’
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu buổi học.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Chơi trò chơi tự chọn.
- Ôn động tác quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển cho HS tập các nội dung bên.
2. Phần cơ bản: 22’
a. Kiểm tra đội hình - đội ngũ:
- Nội dung kiểm tra: 
- Kiểm tra quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra:
- Tập hợp theo đội hình hàng ngang.
- Kiểm tra theo tổ.
- Cách đánh giá: 3 mức:
+ Hoàn thành tốt.
+ Hoàn thành.
+ Chưa hoàn thành.
b. Trò chơi vận động: (4 – 5 phút)
HS: Tập hợp theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, nhắc lại luật chơi.
- Cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc: 6’
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học. 
- Về nhà ôn lại những nội dung đã học.
----------------------------------------------------------------------------------------------
	Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010
Địa lí
-------------------------------------------------
Tiếng anh
-------------------------------------------------
Đạo đức
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của.
- Biết tiết kiệm tiền của, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
- Biết đồng tình, ủng hộ những việc làm tiết kiệm.
II. Đồ dùng:
3 tấm màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiết 2
* HĐ3:
HS: Thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- 1 em nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV nhắc và hướng dẫn HS thêm 1 số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành và nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
HS: Thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV quan s¸t, uèn n¾n cho nh÷ng HS cßn lóng tóng.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập khâu để giờ sau hoàn thành sản phẩm cho đẹp.
HS: Tập khâu ở nhà.
Thứ năm, ngày 14 tháng 10 năm 2010
Thể dục
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY 
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI: NHANH LÊN BẠN ƠI
I. Mục tiêu:
- Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu thực hiện cơ bản, đúng động tác.
- Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”, yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Địa điểm – phương tiện: 
Sân trường còi, phấn trắng, thước dây.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu: 6’
- GV tập trung lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
HS: Khởi động, chơi tại chỗ, vỗ tay.
2. Phần cơ bản: 22’
a. Bài thể dục phát triển chung:
* Động tác vươn thở: (3 – 4 lần)
- Lần 1: GV nêu tên động tác, có thể làm mẫu và phân tích giảng giải.
- Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với HS.
- Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác.
- Lần 4: GV có thể mời cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập.
- GV dành thời gian để sửa sai cho HS.
* Động tác tay: Tập 4 lần 8 nhịp.
- GV nêu tên động tác vừa làm mẫu, vừa giải thích cho HS bắt chước.
HS: Tập theo GV.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
HS: Chơi thử 1 lần.
- Cả lớp chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 6’
- GV hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác thả lỏng.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
BD + PĐ LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MRVT: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Măng mọc thẳng.
- Sử dụng những từ ngữ đã học để đặt câu, chuyển các từ ngữ đó vào vốn từ tích cực.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổ n định
2.Bồi dưỡng và phụ đạo:
* Giao BT cho N1 ( Giỏi + khá)
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: tự hào, tự kiêu, tự ái, tự lập, tự quản.
Mai tưởng mình giỏi nên sinh ra .
Mỗi người dân Việt Nam đều có lòng  dân tộc.
Buổi lao động hôm ấy do hs
Em mới đùa một tí mà Liên đã .
Mồ côi từ nhỏ, cậu bé Chôm đã phải sống 
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ ở BT1
Bài 3: Hoàn chỉnh các thành ngữ sau, nêu tình huống sử dụng các thành ngữ đó.
 a) Thẳng như 
 b) Thật như 
 c) Ruột để 
 d) Cây ngay
* Giao BT và hướng dẫn N2 làm bài( TB)
Bài 1: Nêu nghĩa của các từ sau:
+ trung thành
+ ttrung hậu
+ ttrung kiên
+ trung thực
+ trung nghĩa
Bài 2: Đặt câu với hai từ ở BT1.
* Theo dõi, HD nhóm 2 làm bài, sau đó làm việc với nhóm 1.
* Chấm điểm 1 số vở N2, nhận xét.
* Chấm điểm 1 số vở của N1, nhận xét.
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
*N1 nhận đề bài, thảo luận tìm cách làm bài.
Bài 1: 
Mai tưởng mình giỏi nên sinh ra tự kiêu.
Mỗi người dân Việt Nam đều có lòng tự hào dân tộc.
Buổi lao động hôm ấy do hs tự quản.
Em mới đùa một tí mà Liên đã tự ái.
Mồ côi từ nhỏ, cậu bé Chôm đã phải sống tự lập.
Bài 2: Làm bài vào vở, nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.
Bài 3: 
 a) Thẳng như ruột ngựa.
 b) Thật như đếm.
 c) Ruột để ngoài da.
 d) Cây ngay không sợ chết đứng.
*N2 làm bài theo HD của GV:
Bài 1: 
- Thảo luận cặp.
- Trình bày:
+ trung thành: một lòng, một dạ gắn bó
+ ttrung hậu: ăn ở nhân hậu, thành thật.
+ ttrung kiên: trước sau như một
+ trung thực: ngay thẳng, thật thà.
+ trung nghĩa: một lòng vì việc nghĩa.
Bài 2 :
- Làm miệng, nhận xét.
- Viết vào vở ( mỗi em viết hai câu)
HĐNG
BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được ý nghĩa của một số biển báo giao thông đường bộ.
	- Có ý thức chấp hành tốt luật giao thông.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:	
- Giới thiệu bài.
- GV gắn bảng tranh vẽ một số biển báo giao thông đường bộ.
- Kết luận và giới thiệu: Có hai loại biển báo giao thông đường bộ: biển chỉ dẫn (thường có màu xanh) và biển báo cấm 
( thường có màu đỏ)
- Tổ chức trò chơi: Nhận biết biển báo giao thông đường bộ.
 Chia lớp thành hai đội, phát cho mỗi đội một số biển báo giao thông.
- Phân chia đội thắng cuộc
3. Tổng kết:
Nhận xét tiết học và dặn dò.
- Lắng nghe.
- Quan sát, nêu ý nghĩa của từng biển báo.
- Theo dõi.
- Đội này đưa ra một biển báo và yêu cầu một bạn ở đội kia nêu ý nghĩa của nó. Sau đó đổi lượt cho đội kia. Mỗi lần trả lời đúng được 10 điểm, nếu không trả lời được thì bạn thứ hai trong đội trả lời nhưng chỉ được 5 điểm.
- Tổng kết, tính điểm.
- Tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_8_nam_hoc_2010_2011_ban_tich_hop_2_cot.doc