I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
2. Kĩ năng:
- Biết dùng ê ke để kiểm tra & vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
v Bài mới:
Hoạt động1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- GV kéo dài hai cạnh BC & DC thành hai đường thẳng DM & BN, tô màu hai đường thẳng này. Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo & xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này.
- GV giới thiệu cho HS biết: Hai đường thẳng DM & BN là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Tốn Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUƠNG GĨC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. 2. Kĩ năng: Biết dùng ê ke để kiểm tra & vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Hoạt động1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc. GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông. GV kéo dài hai cạnh BC & DC thành hai đường thẳng DM & BN, tô màu hai đường thẳng này. Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo & xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này. GV giới thiệu cho HS biết: Hai đường thẳng DM & BN là hai đường thẳng vuông góc với nhau. A B D C GV yêu cầu HS liên hệ với một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau (hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, hai cạnh ô cửa sổ) Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng ê ke (hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nào đó) C A B D + Bước 1: Vẽ đường thẳng AB + Bước 2: Đặt một cạnh ê ke trùng với AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke, ta được 2 đường thẳng AB & CD vuông góc với nhau. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1: Yêu cầu HS viết được 4 cặp cạnh vuông góc. Bài tập 2:Yêu cầu HS tự dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc lần lượt theo câu a (cắt nhau tại O), câu b (cắt nhau tại M). Bài tập 3: làm câu a/ - Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra góc vuông rồi ghi tên từng cặp cạnh vuông góc có trong hình. Củng cố - Dặn dò: GV cho HS thi đua vẽ hai đường thẳng vuông góc qua điểm nào đó cho sẵn. - Chuẩn bị: Hai đường thẳng song song - Nhận xét tiết học. Tốn Tiết 42: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG A. Mục tiêu: - Giúp HS cĩ biểu tượng về hai đường thẳng song song ( là hai đường thẳng khơng bao giờ gặp nhau ) - Nhận biết được hai đường thẳng song song. B. Đồ dùng dạy-học - Thước thẳng và ê ke C. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu hai đường thẳng song song - GV vẽ hình chữ nhật kéo dài về hai phía 2 cạnh đối diện nhau tơ màu 2 đường kéo dài này và cho HS biết đây là 2 đường thẳng song song và cho HS thấy 2 đường thẳng song song thì khơng bao giờ cắt nhau. - Tương tự kéo 2 cạnh cịn lại. - HS liên hệ các hình ảnh 2 đường thẳng song song. 3. Thực hành: * Bài 1: Nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau trong hình vẽ - GV gợi y: Các hình ACDG, BCDE, và ABEG đều là hình chữ nhật, điều đĩ cĩ nghĩa là các cặp cạnh của mỗi hình chữ nhật song song với nhau. - HS nêu các cặp cạnh song song cĩ trong hình chữ nhật ABCD và hình vuơng MNPQ - HS thảo luận nhĩm đơi, nêu miệng kết quả. * Bài 2: Tìm các cạnh song song với BE: - BE song song với EG và song song với CD * Bài 3: làm câu a/ - Nêu tên các cặp cạnh song song với nhau - 2 HS nêu các hình ảnh 2 đường thẳng // 4. Củng cố - dặn dị: - Chuẩn bị: Vẽ hai đường thẳng vuơng gĩc - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 43: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC TIÊU: Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm & vuông góc với một đường thẳng cho trước. Biết vẽ đường cao một tam giác. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Hoạt động1: Vẽ một đường thẳng đi qua một điểm & vuông góc với một đường thẳng cho trước. a.Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB Bước 1: Đặt cạnh góc vuông ê ke trùng với đường thẳng AB. Bước 2: Chuyển dịch ê ke trượt trên đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với AB. D A E B C b.Trường hợp điểm E nằm ở ngoài đường thẳng. E A B Bước 1: tương tự trường hợp 1. Bước 2: chuyển dịch ê ke sao cho cạnh ê ke còn lại trùng với điểm E. Sau đó vạch đường thẳng theo cạnh đó ta được đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với AB. Yêu cầu HS nhắc lại thao tác. Hoạt động 2: Thực hành Bài tập 1:GV cho HS thi đua vẽ trên bảng lớp. Bài tập 3: Vẽ đường cao hình tam giác. GV vẽ tam giác ABC lên bảng, nêu bài toán: Hãy vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC? (Cách vẽ như vẽ một đường thẳng đi qua một điểm & vuông góc với một đường thẳng cho trước ở phần 1). Đường thẳng đó cắt cạnh BC tại H. GV tô màu đoạn thẳng AH & cho HS biết: Đoạn AH là đường cao hình tam giác ABC. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị: Vẽ hai đường thẳng song song. Nhận xét tiết học. Toán Tiết 44: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. MỤC TIÊU: Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm & song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ & ê ke) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Vẽ một đường thẳng CD đi qua điểm E & song song với đường thẳng AB cho trước. GV nêu yêu cầu & vẽ hình mẫu trên bảng. GV vừa thao tác vừa hướng dẫn HS vẽ. Bước 1: Ta vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng AB. Bước 2: Sau đó ta vẽ 1 đường thẳng CD đi qua điểm E & vuông góc với đường thẳng MN, ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB. GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ. M C E D A B Hoạt động 2: Thực hành N Bài tập 1: Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song, cả lớp làm VBT, 1 HS lên bảng lớp làm. Bài tập 3: - HS thi đua vẽ nhanh. - GV nhận xét & chấm điểm. Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật.Thực hành vẽ hình vuông Nhận xét tiết học. Toán Tiết 45: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông ( bằng thước kẻ, ê ke) II. CHUẨN BỊ: Thước thẳng & ê ke. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Hoạt động1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm. GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau: Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm. Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm. Bước 4: Nối D với C. Ta được hình chữ nhật ABCD. Hoạt động 2: Thực hành vẽ hình chữ nhật: Bài tập 1: a a/ HS thực hành vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. - Gọi HS lên bảng vẽ- HS nhận xét- GV chốt. Bài tập 2: a HS vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm, chiều rộng BC = 3cm - Gọi HS lên bảng vẽ- HS nhận xét- GV chốt. A B D C Hoạt động 3: Thực hành vẽ hình vuông: Bài tập 1: a a/ Hãy vẽ hình vuông có cạnh 4cm - Gọi HS lên bảng vẽ- HS nhận xét- GV chốt. Bài tập 2: a - GV hướng dẫn hs vẽ hình như SGK -HS lên bảng vẽ. - HS nhận xét – GV chốt lại. Củng cố -Dặn dò: - Chuẩn bị: Luyện tập - Nhận xét tiết học. Tập đọc Tiết 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ I. MỤC TIÊU: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại (lời Cương: lễ phép, nài nỉ thiết tha; lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng) Không coi thường một nghề nào trong xã hội, nghề nào cũng đáng quý, kể cả nghề lao công, đạp xích lô, giúp việc nhà II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc. Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc. + Đoạn 1: từ đầu một nghề để kiếm sống. + Đoạn 2: phần còn lại. Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: + thưa: trình bày với người trên. + kiếm sống: tìm cách, tìm việc để có cái nuôi mình. + đầy tớ: người giúp việc cho chủ . Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài. Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. GV nhận xét & chốt ý . Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình. Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài. Em hãy nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương? Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ bắn toé lên như khi đốt cây bông) * Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị: Điều ước của vua Mi –đát. - Nhận xét tiết học. Tập đọc Tiết 18 : ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT I. MỤC TIÊU: Hiểu các từ ngữ trong bài Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người. - HS đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát (từ phấn khởi, thoả mãn chuyển dần sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận). Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời xin lỗi, lời khẩn cầu của vua Mi-đát; lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-ni-dốt) Luôn có những ước muốn cao đẹp. Không tham lam q ... y qua đường tiêu hoá. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Hoạt động 1: Trò chơi Ai nhanh – Ai đúng? Mục tiêu: HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá. Cách tiến hành: Phương án 1: Chơi theo đồng đội Bước 1: Tổ chức GV chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động tổ chức trò chơi Cử từ 3-5 HS làm ban giám khảo, cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội. Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi. HS nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông. Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước. Tiếp theo, các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông. Cách tính điểm hay trừ điểm do GV quyết định và phổ biến cho HS trước khi chơi Lưu ý: Đảm bảo các thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời một câu. GV có quyền chỉ định người trả lời, không để tình trạng vài người trong nhóm trả lời. Vì vậy, trong cách tính điểm, GV lưu ý cả điểm đồng đội. Bước 3: Chuẩn bị . GV hội ý với HS được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời. GV hướng dẫn và thống nhất cách đánh giá, ghi chép Bước 4: Tiến hành. GV (hoặc giao cho HS) lần lượt đọc các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi.. Lưu ý: khống chế thời gian tối đa cho mỗi câu trả lời. Bước 5: Đánh giá, tổng kết. Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố với các đội. Phương án 2: Chơi theo cá nhân GV sử dụng các phiếu câu hỏi, để trong hộp cho từng HS bốc thăm trả lời. Hoạt động 2: Tự đánh giá Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng những kiến thức đã học vào việc tự theo dõi, nhận xét về chế độ ăn uống của mình. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn. GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá . Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa? Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa? Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vi-ta-min và chất khoáng chưa? Bước 2: Tự đánh giá Bước 3: Làm việc cả lớp Lưu ý: GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. Ví dụ: ăn các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ; ăn trứng, cá đề thay cho các loại gia súc, gia cầm Việc yêu cầu HS trình bày trước lớp có thể tiến hành, có thể không Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Chuẩn bị bài: Ôn tập: Con người và sức khoẻ Kĩ thuật Tiết 9: KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Hs bết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa . - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu . - Hình thành thĩi quen làm việc kiên trì cẩn thận . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh qui trình khâu mũi đột thưa . - Mẫu đường khâu đột thưa . - 1 mảnh vải 20x 30 cm , len hoặc sợi . - Kim khâu len, kim khâu chỉ, kéo, thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra ghi nhớ, dụng cụ học tập . 3.Bài mới Hoạt động 1: làm việc cá nhân * Mục tiêu: Hs thực hành khâu mũi đột thưa . * Cách tiến hành: - Yêu cầu hs nhắc lại phần ghi nhớ và các thao tác khâu đột thưa . - Hướng dẫn những điểm cần lưu ý khi khâu mũi đột thưa. - Nêu thời gian khâu. * Kết luận: Nêu ghi nhớ sgk. Hoạt động 2: làm việc theo nhĩm. *Mục tiêu: Đánh giá kết quả sản phẩm . * Cách tiến hành: - Gv cho hs trưng bày sản phẩm theo nhĩm. - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. * Kết luận: Ghi điểm và kết quả của hs. IV. NHẬN XÉT: Củng cố, dặn dị. GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh và tuyên dương. Chuẩn bị : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Lịch sử Tiết 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I. MỤC TIÊU: HS thấy được đây là thời kì của buổi đầu dựng nước, nhân dân ta phải đấu tranh trong nội bộ dân tộc & đấu tranh chống giặc ngoại xâm để củng cố nền độc lập dân tộc & thống nhất đất nước. HS biết sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. HS nắm được sự ra đời của đất nước Đại Cồ Việt & tên tuổi, sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh. Tự hào về truyền thống dựng nước & giữ nước của dân tộc. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận vấn đề sau: + Tình hình đất nước sau khi Ngô Vương mất? Hoạt động2: Hoạt động cá nhân - GV đặt câu hỏi: + Em biết gì về con người Đinh Bộ Lĩnh? + Ông đã có công gì? + Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? GV giải thích các từ + Hoàng: là Hoàng đế, có ý nói ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa + Đại Cồ Việt: nước Việt lớn + Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc & chiến tranh GV đánh giá & chốt ý. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước & sau khi được thống nhất Củng cố GV cho HS thi đua kể các chuyện về Đinh Bộ Lĩnh mà các em sưu tầm được. GV chốt: Buổi đầu độc lập của dân tộc ta là một thời kì khó khăn. Với tấm lòng yêu nước, thương dân cao độ, Đinh Bộ Lĩnh đã có công lớn thống nhất đất nước, đưa lại nền thái bình cho toàn dân. Tên tuổi của nhà nước Đại Cồ Việt từ lâu là niềm tự hào dân tộc của các thế hệ người Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ & xây dựng đất nước. Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (981) - Nhận xét tiết học. Địa lí Tiết 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: - Biết và trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: khai thác sức nước và khai thác rừng. - Rèn luyện kỹ năng xem, phân tích bản đồ, bản thống kê - Biết được mối quan hệ địa ly giữa các thành phần tự nhiên với nhau giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. - Có ý thức bảo vệ nguồn nước và bảo vệ rừng II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Hoạt động1: Hoạt động nhóm Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên? Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? (dành cho HS khá, giỏi) Tại sao sông ở Tây Nguyên khúc khuỷu, lắm thác ghềnh? Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì? Việc đắp đập thủy điện có tác dụng gì? Chỉ vị trí các nhà máy thủy điện Ya-li & Đa Nhim trên lược đồ hình 4 & cho biết chúng nằm trên con sông nào? GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? Mô tả rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh & các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, một loại cây, nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm. Lập bảng so sánh 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp. GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. GV giúp HS xác lập mối quan hệ địa lí giữa khí hậu & thực vật: Nơi có lượng mưa khá thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùakhô gọi là rừng khộp. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?-Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì? Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ? Nêu nguyên nhân & hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? Thế nào là du canh, du cư?- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? Củng cố- Dặn dò: GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (khai thác sức nước, khai thác rừng) Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Lạt Đạo đức Tiết 9: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. HS biết cách tiết kiệm thời giờ. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới: Hoạt động1: Kể chuyện Một phút trong SGK GV kể chuyện Yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi trong SGK GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta phải biết tiết kiệm thời giờ. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 2) GV chia nhóm & giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống. GV kết luận: HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả thi. Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay. Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3) GV yêu cầu HS thống nhất lại cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 3 GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình GV kết luận. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Củng cố - Dặn dò: Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ? Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân (bài tập 4) Lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân (bài tập 6) Viết, vẽ, sưu tầm các truyện, các tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ (bài tập 5). - Chuẩn bị: Tiết kiệm thời giờ (Tiết 2) - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: