Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn 2 cột)

TẬP ĐỌC

ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT

I. Mục đích, yêu cầu

1/ Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi - đát. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

2/ Hiểu nghĩa các từ mới:

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.

II. Đồ dùng dạy - học

 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 10 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản chuẩn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 9
Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC 
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu những từ mới trong bài
Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để giúp mẹ kiếm sống. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- GDKNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học.
 III. Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài mới 
Hướng dẫn HS luyện đọc . 
+ Bài này chia làm mấy đoạn?
Đoạn 1: Từ đầu ® một nghề kiếm sống
Đoạn 2: Phần còn lại
+ GV đọc diễn cảm cả bài 
c, Tìm hiểu bài
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương
* Nêu ý nghĩa của chuyện
d. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HD cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài
Thi đọc
Củng cố - dặn dò 
+ 1HS khá đọc bài
2 đoạn:
+ HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn
+ HS luyện đọc theo cặp
+ 1, 2 em đọc cả bài
-hs nghe
- 1HS đọc đoạn 1 - lớp đọc thầm 
+ Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần mẹ
- HS đọc lướt đoạn còn lại
+ Mẹ cho là Cương bị ai xui: Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu...
- Cương nắm tay mẹ, nói mẹ lễ phép những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường
+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng....
- HS nêu
+ 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai
- HS đọc theo nhóm 3
- Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
TOÁN 
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I/Mục tiêu: 
Giúp hs có biểu tượng về 2 đường thẳng song song (là 2 đường thẳng không bao giờ gặp nhau) 
II/Chuẩn bị: Thước thẳng và e ke
III/Các họat động dạy và học
Ho¹t ®éng cña gv
Ho¹t ®éng cña hs
1/ Giới thiệu bài mới 1’
2/GT hai đường thẳng song song 12’
-Vẽ hình chữ nhật :ABCD kéo dài về 2 phía 2 cạnh đối diện nhau như sgk
-Hai đường thẳng AB và CD là 2 đường thẳng song song với nhau
-Tương tự, kéo dài 2 cạnh AD và BC về 2 phía ta cũng có AD và BC là 2 đường thẳng song song với nhau
-Liên hệ các hình ảnh 2 đường thẳng song song ở xung quanh ta
Vẽ lên bảng
 A	 B
 C	 D
3/Thực hành:20’
BT1/51
 BE // AG và // CD
BT3/51
a/nêu tên cặp cạnh // với nhau
b/nêu tên cặp cạnh với nhau
4/NX-dặn dò 2’
 Về nhà thực hiện tìm các cặp cạnh // với nhau trong thực tế
NX 2 đường thẳng // thì không bao giờ gặp nhau
Hs quan sát hình sgk
1 em đọc yc bt
Hs làm miệng
Cả lớp nx
QS hình sgk
HĐ2
Cả lớp nx
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục đích, yêu cầu
- củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Hiểu ý nghĩa một số câu thuộc chủ điểm
II. Đồ dùng dạy học
	Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm bài tập 2, 3
III. Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Giới thiệu bài 1’
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập 32’
Bài tập 1
GV phát phiếu cho 4 HS
GV chốt lại: 
+ Mơ mộng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai
+ Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai
Bài tập 2: 
GV phát phiếu cho các nhóm
 GV và cả lớp nhận xét
Bài tập 3:
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4
GV mời HS phát biểu ý kiến 
Bài tập 5:
 Gv gợi ý
Gv bổ sung để có ý nghĩa đúng
3/ Củng cố - dặn dò 2’
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
Về nhà xem trước tiết LTVC: Động từ
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
- HS đọc thầm bài: Trung thu độc lập tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ
- HS làm vào vở 
 4 HS làm trên phiếu
 HS phát biểu ý kiến
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
 HS thảo kuận nhóm thống kê vào phiếu
 Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp kết hợp đọc kết quả
... ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng
...mơ: mơ ước, mơ mộng, mơ tưởng
- 2 HS nêu yêu cầu của bài
HS các nhóm tiếp tục làm bài trên phiếu
 Đại diện nhóm trình bày kết quả
Cả lớp nhận xét
- Hs làm vào vở
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
 HS từng cặp trao đổi - mỗi em nêu 1 ví dụ về 1 loại ước mơ
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc nội dung bốn thành ngữ
- Từng cặp trao đổi
- HS trình bày cách hiểu thành ngữ
 Thứ 4 ngày 20 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT
I. Mục đích, yêu cầu
1/ Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi - đát. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
2/ Hiểu nghĩa các từ mới:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
II. Đồ dùng dạy - học
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài:( Dùng tranh giới thiệu )
b, Luyện đọc 
Bài chia làm mấy đoạn?
GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giảng từ: phép màu, quả nhiên, khủng khiếp, phán
GV đọc mẫu toàn bài HD cách đọc
c, Tìm hiểu bài: Đoạn 1
+ Vua Mi - đát xin thần Đi - ô - ni - dốt điều gì?
+ Thoạt đầu, điều mơ ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào?
Đoạn 2
Vua Mi - đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước. Tại sao vua Mi - đát phải xin thần Đi - ô - ni - đốt lấy lại điều ước?
+ Vua Mi - đát đã hiểu đước gì?
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
d, Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV chọn 1 đoạn đọc diễn cảm: Đoạn “ Mi - đát bụng đói cồn cào....ước muốn tham lam” và đọc mẫu
GV theo dõi uốn nắn
3/ Củng cố, dặn dò 2’
Về nhà xem trước bài: Ông trạng thảdiều
- 1 HS đọc toàn bài
...3 đoạn
- HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn ( 2, 3 lượt) 
- HS đọc theo cặp
- 1,2 HS đọc bài
HS đọc thành tiếng đoạn 1
- Vua Mi - đát xin thần làm cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng
- Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng....
HS đọc thầm đoạn 2
- ....vua không thể ăn uống được gì, tất cả thức ăn thức uống vua đụng vào đều bién thành vàng
- Hạnh thức không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam
HS nêu ( vài HS nhắc lại)
- 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai
* HS đọc theo nhóm theo cách phân vai
 Vài nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp
TOÁN
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I/ Mục tiêu:
Giúp HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một diểm và song song với một đường thẳng cho trước. ( bằng thước kẻ và ê ke ).
II. Đồ dùng dạy học.
Thước kẻ và ê ke ( cho GV và cho HS ).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ. 
GV cho sẵn các hình tam giác ABC. Yêu cầu học sinh vẽ đường cao AH
2. Bài mới. 
a/Giới thiệu bài ,ghi đầu bài.
b/Hdẫn vẽ hai đường thẳng song song. 
Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trtước.
GV nêu đề bài toán rồi hướng dẫn và thực hiện vẽ mẫu trên bảng ( theo từng bước vẽ như SGK. )
c. Thực hành:
Bài 1: ( củng cố cách vẽ 2 đường thẳng song song ). 
- GV vẽ đường thẳng CD và điểm M ( như SGK lên bảng ).
GV chốt lại
Bài 2 ( củng cố cách vẽ hai đường thẳng song song )
GV yêu cầu HS nêu - Gnhận xét
Bài 3: ( củng cố cách vẽ đường thẳng song song, vẽ đường thẳng vuông góc ).
3. Củng cố - dặn dò: 
* Về nhà xem trước bài thực hành.
* GV nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng vẽ đường cao.
- GV và cả lớp nhận xét.
- HS quan sát chi tiết các thao tác của GV
- 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự vẽ đường thẳng AB qua M và song song với đường thẳng CD.
- 1 HS lên bảng vẽ ( kiểm tra bằng ê ke )
Cả lớp và GV nhận xét.
- 2 HS đọc nội dung của bài.
- HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng lớp làm bài ( nêu miệng cách vẽ ).
- Trong tứ giác ADCB có cặp cạnh AD và BC song song với nhau; cặp cạnh AB và CD song song với nhau.
- 1 HS đọc nội dung bài tập.
HS làm vào vở, 1 HS lên bảng thực hành
Tứ giác ABED có 4 góc vuông - đó là hình chữ nhật.
Cả lớp và GV nhận xét.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu
Dựa vào trích đoạn Yết Kiêu và gợi ý SGK, biết kể một câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy - học 
- Tranh minh hoạ trích đoạn b của vở kịch Yết Kiêu trong SGK 
- 1 tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể
III. Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kể chuyện ở vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian; Kể theo trình tự không gian
- Em nào có thể nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện 
2. Dạy bài mới : 
a/ Giới thiệu bài: (Dùng tranh giới thiệu qua về Yết Kiêu)
b/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
GV đọc diễn cảm
 + Cảnh 1 có những nhân vật nào? 
 + Cảnh 2 có những nhân vật nào?
 + Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Những sự vật trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
Bài tập 2
GV yêu cầu HS tìm hiểu yêu cầu của bài
+ GV mở bảng phụ đã viết tiêu đề 3 đoạn trên bảng lớp, nêu câu hỏi:
- Câu chuyện “ Yết Kiêu” kể như gợi ý trong SGK là kể theo trình tự nào?
 ( GV đưa phiếu ghi 1 mẫu chuyển thể lên bảng)
- Những lưu ý về cách kể: ( GV nêu)
GV cùng HS nhận xét...
3/ Củng cố - dặn dò 
- 2 HS 
- HS phát biểu
- Chú ý
- 2 HS nối tiếp nhau đọc văn bản kịch
- Người cha và Yết Kiêu
- Nhà vua và Yết Kiêu
- Căm thù bọn giặc xâm lược, quyết chí diệt giặc
- Theo trình tự thời gian. Sự việc giặc Nguyên xâm lược nước ta, Yết Kiêu xin cha lên đường đánh giặc diễn ra trước. Sau đó mới đến cảnh Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông.
- 2 HS tiếp nhau đọc nội dung bài tậ
- Theo trình tự không: Sự việc diễn ra ở kinh đô Thăng Long xảy ra sau lại được kể trước sự việc diễn ra ở quê hươngYết Kiêu
* 1 HS giỏi làm mẫu chuyển thể 1 lời thoại từ ngôn ngữ kịch sang lời kể
- HS đọc thầm mẫu trên bảng
- HS thực hành kể chuyện theo cặp
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể đúng yêu cầu, hấp dẫn nhất
 Thứ 6 ngày 22 tháng 10 năm 2010 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐỘNG TỪ
I. Mục đích, yêu cầu
- Nắm được động từ: Là từ chỉ hoạt động, trạng thái ... của người, sự vật , hiện tượng.
- Nhận biết được động từ trong câu.
II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT III. 2b ( Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười, ưng thuận ... hơn thế nữa ! ).
- Một số từ phiếu khổ to viét nội dung BT I. 2; BT III . 1 và 2.
III. Các hoạt động dạy – học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài 
2. Phần nhận xét 
- GV yêu cầu:
_ GV phát riêng phiếu cho 3 nhóm HS.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - Em nào có thể rút ra nhận xét: 
Đó là động từ, vậy động từ là gì?
* Phần ghi nhớ
3. Phần luyện tập 
Bài tập 1.
- GV phát phiếu cho 1 số HS 
VD: Hoạt động ở nhà: Đánh răng, rửa mặt.
+ Hoạt động ở trường: học bài, làm bài.
Bài tập 2:
GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu a và b của bài tập 2.
- GV phát phiếu
GV và HS nhận xét-chốt lời giải đúng
Bài tập 3: Tổ chức trò chơi: Xem kịch câm
Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch và xem kịch câm
4.Củng cố ,dặn dò 
- 2 HS tiếp nối nhau nội dung BT 1 và 2.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn ở BT 1, suy nghĩ trao đổi theo theo cặp tìm các từ theo yêu cầu của BT 2.
- 3 nhóm HS làm bài trên phiếu.
Các từ chỉ hoạt động
+ Của anh chiến sỹ : nhìn, nghĩ, 
+ Của thiếu nhi : thấy 
- Chỉ trạng thái của sự vật
+ Của dòng thác: đổ ( hoặc đổ xuống )
 + Của lá cờ : bay
-Những HS làm bài tập trên phiếu trình bày kết quả.
- HS phát biểu.
các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật.
- Bốn học sinh đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ.-Vài HS nêu ví dụ
- 2 HS đọc yêu cầu của bài HS làm vào nháp.
- Một số HS làm bài trên phiếu
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận.
- 2 HS làm việc cá nhân ( Ghi các động từ ra - 1 số nháp )
HS lám bài vào phiếu ( trình bày) 
- HS sửa bài theo lời giả đúng vào vở
+ Các nhóm thảo luận
TOÁN
THỰC HÀNH VẼ HèNH VUễNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS vẽ được 1 hình vuông biết độ dài 1 cạnh cho trước.
II. Đồ dùng: 
Thước kẻ và Ê - ke
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu: 1’
2. Hd Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm: 12’
GV nêu:“Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm”
- Ta có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài bằng 3 cm, chiều rộng cũng bằng 3 cm. Từ đó vẽ tương tự như bài trước.
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.
+ Vẽ đường thẳng DA vuông góc DC tại D và lấy DA = 3 cm
3. Thực hành 20’
+ Bài 1:
- Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?
- Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
+ Bài 2: 
a) GV yêu cầu HS vẽ đúng mẫu như SGK
- Nhận xét: tứ giác nối trung điểm của các cạnh hình vuông là hình vuông.
+ Bài 3:
- GV chữa bài và chấm điểm. 
4. Củng cố – dặn dò: 2’
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
HS: Nêu lại bài toán.
A
B
D
C
3 cm
3 cm
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm.
a) HS tự vẽ được hình vuông cạnh 4 cm.
b) HS tự tính được chu vi hình vuông là:
4 x 4 = 16 (cm)
Tính được diện tích hình vuông là:
4 x 4 = 16 (cm2)
HS: Đọc đề bài và tự làm.
- 2 – 3 em nêu lại nhận xét.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp làm vào vở.
+ Vẽ hình vuông ABCD cạnh 5 cm.
+ Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục đích yêu cầu
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
- Lập được dàn ý ( nội dung ) của bài trao đổi mục đích.
- Trao đổi cùng bạn đóng vai.
- GD KNS: Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; thương lượng; đặt mục tiêu, kiên định.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ viết sẵn đề bài Tập làm văn
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc lại bài văn đã được chuyển thể từ trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu ( về nhà các em đã viết vào vở )
2. Dạy bài mới: 
Hướng dẫn HS phân tích đề bài
- GV gạch :Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu( hoạ, nhạc, võ thuật... ). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh ( chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh(chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
c.Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có
+ Nội dung trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
- Em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi?
d. Thực hành trao đổi theo cặp
GV đến từng nhóm giúp đỡ
e.Thi trình bày trước lớp
- GVhướng dẫn cả lớp nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò 
Chuẩn bị tiết sau
- 2 HS trình bày
- 1 HS đọc thành tiếng - Cả lớp đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý1, 2, 3
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em
- Anh hoặc chị của em
- Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em.... 
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em
- HS phát biểu
- HS chọn bạn ( đóng vai người thân ) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp) 
- Một số cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp
- Chú ý bình chọn cặp trao đổi hay nhất
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 9
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 9.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 : khá tốt.
- HS yếu tiến bộ chậm, chưa tích cực tự học . 
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:
- Thực hiện phong trào nuôi heo đất chưa đều đặn.
III. Kế hoạch tuần 10:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 10
- Tích cực tự ôn tập kiến thức.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 9 can.doc