Giáo án Khối 5 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 5 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức)

I. Mục đích yêu cầu

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dể lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ tả vẻ đẹp hấp dẫn , hương thơm ngây ngất, sự phát triển

 nhanh đến bất ngờ của thảo quả.

- Đọc diễn cảm toàn bài.

 2. Đọc – hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp.

 - Hiểu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt , sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả . Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 12 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ:
Tập trung toàn trường
____________________________
Tiết 2: Tập đọc:
 $23: Mùa thảo quả
	I. Mục đích yêu cầu
	1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dể lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
	- Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ , 	nhấn giọng ở các từ ngữ tả vẻ đẹp hấp dẫn , hương thơm ngây ngất, sự phát triển 
	nhanh đến 	bất ngờ của thảo quả.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
	2. Đọc – hiểu:
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng 	rừng thấp.
	- Hiểu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt , sự sinh sôi, phát triển 	nhanh đến bất ngờ của thảo quả . Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của 	 tác giả.
	II. Đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ trong sgk
	- Đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
	III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc và nêu nội dung bài: Tiếng vọng
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài.
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc
- GV chia đoạn.
+ Đoạn 1: Thảo quả trên rừng ....nếp áo, nếp khăn.
 + Đoạn 2: Thảo quả trên rừng....lấn chiếm không gian.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc.
b, Tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ , đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
-Nêu ý 1?
Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?
-Nêu ý 2 ?
+ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
+ Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
** Đọc đoạn văn em cảm nhận được điều gì?
-Nêu ý 3 ?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
c, Luyện đọc diễn cảm.
- Y/c 3 HS khá luyện đọc tiếp nối 3 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- Dặn dò 
**Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào ? Cách miêu tả ấy có gì hay ?
-Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc bài.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
-1HS đọc chú giải
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe.
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa , làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
- Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
+ý 1:Thảo quả vào mùa .
- Những chi tiết : qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đẫ thành từng khóm lan toả , vươn ngọn, xoè lá lấn chiếm không gian.
+ ý 2:Sự phát triển nhanh chóng của thảo quả.
- Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
- Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm hoa đổ chon chót, như chứa lửa, chiếm nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đóm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
-HS tự nêu .
+ý3 :Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi chín 
- Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt , sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
- HS nêu và ghi nhanh vào vở
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
_______________________________
Tiết 3: Toán:
 $56: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu:	
	Giúp HS:
	- Nắm dược quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 100...
	- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
	II. Các hoạt động dạy học
1. ổn dịnh tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như thế nào?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10 , 100, 1000....
a, Ví dụ 1:
- y/ c HS tìm kết quả của phép tính nhân:
27,687 x 10 = ?
- y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi HS nêu nhận xét.
Ví dụ 2:
- y/ c HS tìm kết quả của phép tính nhân:
53,286 x 100 = ?
- y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi HS nêu nhận xét.
_ Vậy muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... ta phải làm như thế nào?
C. luyện tập:
Bài 1: Nhân nhẩm.
HS đứng tại chỗ nêu kết quả
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2: Viết các số dưới dạng số đo là cm.
1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
-Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
- HS làm bài vào vở
GV chấm 5-7 bài sau đó nhận xét
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nêu cách nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000?
-Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài . Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
27,867 x 10 = ?
 27,867
 x 
 10
 278,670
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được số 278,67 .
53,286 x 100 = ?
 53,286
 x 
 100
 5328,600
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta cũng được số 5328,6
Muốn nhân một số thập phân với 10, 100 ,1000..... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba .....chữ số.
- HS làm miệng.
a, 1,4 x 10 = 14 b, 9,63 x 10 = 96,3
2,1 x 100 = 210 25,08 x 100 = 2508
7,2 x 1000 = 7200 ; 5,32 x 1000 = 5320
c, 5,328 x 10 = 53, 28
4,061 x 100 = 406,1
0,894 x 1000 = 894
Bài 2
- HS làm
10,4 dm = 104 cm ; 0,856 m = 85,6 cm
12,6 m = 1260 cm ; 5,75 dm = 57,5 cm
Bài 3
 Bài giải
 10 lít dầu nặng là:
 10 x 0,8 = 8 ( kg )
 Can dầu hoả 10 l nặng là:
 8 + 1,3 = 9,3 ( kg )
 Đáp số: 9,3 kg
______________________________
Tiết 5 : Đạo đức
 $12: Kính già, yêu trẻ (Tiết1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này , HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được cả gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng , lễ phép, giúp đỡ , nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già, em nhỏ.
II. Đồ dùng:
- Một số tranh ảnh để đóng vai.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn?
3. Dạy bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Sau đêm mưa.
* Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và có ý thức về việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện: sau đêm mưa.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
Hoạt động 2: Thế nào là thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ:
* Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS làm vào phiếu bài tập.
-Trình bày
-GV cùng HS nhận xét
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi .
- Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé, Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn.
- Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
- Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
-HS làm bài sau đó trình bày ý kiến
4. Củng cố dặn dò
-Vì sao chúng ta cần phảI kính già yêu trẻ ?, 
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài , chuẩn bị bài sau.
________________________
Tiết 5: 	 Khoa học:
 $23 :Sắt, gang, thép
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học , HS có khả năng:
	- Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
	- Kể tên một số dụng cụ , máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
	- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang hoặc thép có trong gia đình.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Thông tin trong sgk
	- Phiếu bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu một số đồ dùng được làm bằng mây, tre song và biện pháp bảo quản các đồ dùng đó?
3. Bài mớ
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép:
* Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS chia nhóm và thảo luận theo phiếu bài tập.
- Hát.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS chia nhóm và thảo luận để hoàn thành các nội dung trong phiếu bài tập.
 Phiếu học tập
 Bài: Sắt, Gang, Thép.
 Nhóm:
 Sắt
 Gang
 Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch và trong quặng sắt
Hợp kim của sắt và các bon
- Hợp kim của sắt, các bon và thêm một số chất khác.
Tính chất
- Dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, đập.
- Có mầu trắng xám, có ánh kim.
- Cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
- Cứng, bền, dẻo.
- Có loại bị gỉ trong không khí ẩm, có loại không.
Hỏi
- Gang, thép được làm ra từ đâu?
- Gang, thép có đặc điểm nào chung?
- Gang, thép, khác nhau ở điểm nào?
Hoạt động 2: ứng dụng của gang, thép trong đời sống.
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang, thép.
* Cách tiến hành:
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Y/c HS quan sát tranh trong sgk và trả lời các câu hỏi.
+ Tên sản phẩm là gì? chúng được làm từ vật liệu gì?
+ Em còn biết sắt, gang thép còn được dùng sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc nào nữa?
+ Hãy nêu các cách để bảo quản đồ dùng các dồ dùng được làm bằng gang, sắt, thép?
4. Củng cố- Dặn dò
-Sắt gang thép có tính chất gì ? và chúng có công dụng gì ?
- Chúng ta cần làm gì để nguồn tài nguyên quặng không bị cạn kiệt ?
- Chuẩn bị bài sau.
- Gang, sắt , thép được làm ra từ quặng sắt.
- Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon.
- Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo dài thành sợi. thép có ít các bon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang. ... ung chính đã học trong chương 1
-Nhận xét và tóm tắt những nội dung vừa nêu.
Hoạt động 2 :HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành
-GV nêu mục đích, yêu cầu chọn sản phẩm thực hành.
-Chia nhóm và phân công vị trí ngồi của mỗi nhóm
-Tổ chức HS thảo luận nhóm để chọn sản 
phẩm thực hành
-GV ghi tên sản phẩm HS đã chọn và kếtt luận hoạt động 2
-Đính khuy hai lỗ, thêu dấu nhân, nấu cơm, luộc rau, ...
Các nhóm trình bày sản phẩm tự chọnvà những dự định công việc sẽ tiến hành
	IV. Nhận xét dặn dò.
	 -Nhận xét tiết học .Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ học sau.
_______________________________________________________ 
 Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: 	Toán:
 $60:Luyện tập
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS:
	- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
	- Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong 	thực hành tính.
	II. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
-Nêu cách nhân nhẩm 1 số thập phân với 0,1 ; 0,01 ;0,001?
-chấm bài tập về nhà của HS 
3. Bài mới 
A, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
a/Tính rồi so sánh giá trị của của
 (a x b ) xc và a x ( bx c )
 a
 b
 c
 ( a x b ) x c 
 a x ( b x c)
2,5
3,1
 0,6
( 2,5 x 3,1 ) x 0,6 = 4,650
2,5 x (3,1 x 0,6 ) = 4,650
1,6
4
 2,5
( 1,6 x 4 ) x 2,5 = 16
1,6 x ( 4 x 2,5 ) = 16
4,8
2,5
 1,3
( 4,8 x 2,5 ) x 1,3 = 15,6
4,8 x ( 2,5 x 1,3 ) = 15,6
- Y/c HS nhận xét.
b, Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 2: Tính .
2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp
-Hỏi cách tính giá trị biểu thức ?
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 3:
- y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nêu tính kết hợp của phép nhân số thập phân ?.
- Nhận xét tiết học ,dặn HS bài về nhà 1 b (Tr 61 ) .Chuẩn bị bài sau.
- Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp.
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
( a x b ) x c = a x ( b x c) 
HS làm.
9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x ( 0,4 x 2,5 )
 = 9,65 x 1 = 9,65
0,25 x 40 x 9,84 = ( 0,25 x 40 ) x 9,84
 = 10 x 9,84 = 98,4
7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x ( 1,25 x 80 )
 = 7,38 x 100 = 738
34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x ( 5 x 0,4 )
 = 34,3 x 2 = 68,6
- Bài 2
a, ( 28,7 x 34,5 ) x 2,4 = 990,15 x 2,4 
 = 2376,36
b, 28,7 x 34,5 x 2,4 = 990,15 x 2,4 
 = 2376,36
Bài 3
 Bài giải.
Quãng đường người đi xe đạp trong 2,5 giờ là:
 12,5 x 2,5 = 31,25 ( km )
 Đáp số: 31,25 km
____________________________
Tiết 2: 	Tập làm văn:
 $24: Luyện tập tả người
 ( Quan sát và lựa chọn chi tiết)
	I. Mục đích yêu cầu
	- Phát hiện những chi tiết tiêu biểu , đặc sắc về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua bài văn Bà tôi và người thợ rèn.
	- Biết cách khi quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng.
	- Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
	II. Đồ dùng:
	- Phiếu bài tập cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
 A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Nhận xét- Bổ sung
+ Em có nhận xét gì về cách tả ngoại hình của tác giả?
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Nhận xét- Bổ sung.
+ Em có nhận xét gì về cách tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
+ Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
4. Củng cố- Dặn dò 
- -Khi tả người cần chọn lọc những chi tiết như thế nào đẻ bài văn tả người hay ,chân thực sinh động ?
-Nhận xét tiết học,dặn HS về học cách miêu tả của nhà văn , chuẩn bị bài sau lập dàn ý tả người .
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mái tóc dày khiến bà đưa chiếc lược bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Giọng nói: Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông đồng, khắc sâu và dể dàng vào trí nhớ của đứa cháu , dịu dàng , rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa.
+ Đôi mắt: Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Tác giả quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tẩ.
Bài 2
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc theo nhóm.
- Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống.
- Quai những nhát búa hăm hở.
- Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than 
-Cảm giác như đang chứng kiến anh thự rèn đang làm việc và thấy rất tò mòthích thú .
_______________________________
Tiết 4: 	 Địa lí:
 $12:Công nghiệp
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học, HS có thể:
	- Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp.
	- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
	- Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp .
	- Kể tên và xác định trên bản đồ một số địa phương có mặt hàng thủ công nghiệp.
	II. Đồ dùng:
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
	- Các tranh minh hoạ trong sgk
	- Phiếu học tập của HS.
	III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?
- Nhận xét- bổ sung.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
*Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng.
- Y/c HS trưng bày những tranh ảnh về các sản phẩm công nghiệp , hoạt động sản xuất công nghiệp.
Hỏi:
+ Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân chúng ta?
- 3 HS tiếp nối nhau trả lời.
- HS trưng bày những tranh ảnh mà mình sưu tầm được .
- Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc , quần áo, xà phòng, kem đánh răng...
- Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái , tiện nghi, hiện đại hơn.
- Tạo ra các máy móc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn...
 Ngành công nghiệp
 Sản phẩm
Sản phẩm được xuất khẩu.
Khai thác khoáng sản
Than, dấu mỏ, quặng sắt, bô- xít....
Than, dầu mỏ...
Điện ( Thuỷ điện, nhiệt điện....)
Điện
Luyện kim
Gang, thép, đồng, thiếc...
Cơ khí ( Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ....)
Các loại máy móc, phương tiện giao thông....
Hoá chất
Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng...
Dệt, may mặc
Các loại vải, quần áo...
Các loại vải, quần áo...
Chế biến lương thực, thực phẩm.
Gạo, đường, mía, bia, rượu...
Gạo
Chế biến thuỷ, hải sản.
Thịt hộp, cá hộp, tôm...
Thịt hộp, cá hộp...
Sản xuất hàng tiêu dùng.
Dụng cụ y tế, đồ dùng trong gia đình
C GV kết luận.
+Ngành công nghiệp phát triển cần đi đôi với việc sử lý các cếât thải để không gây ô nhiễm môi trường .
* Hoạt động 2: Một số nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- Y/c HS kể tên một số nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS làm vào phiếu bài tập sau.
- HS làm việc theo nhóm.
Tên nghề thủ công
Các sản phẩm
 Vật liệu.
Địa phương có nghề.
Gốm sứ
Bình hoa, lọ hoa, chậu cảnh, lọ lục bình
Đất sét
Cói
Chiếu cói, làn cói, tranh cói...
Sợi cây cói
Lụa Hà Đông
Vải lụa, khăn lụa, quần áo lụa...
Lụa tơ tằm
Thổ cẩm Sa Pa
Mây, tre đan
Tủ mây, làn mây, lọ hoa, mành...
 cây mây, song, tre
* Hoạt động 3: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta.
- Y/c HS trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
+ Em hãy nêu đặc điểm của ngành thủ công ở nước ta?
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
C GV kết luận
4. Củng cố – Dặn dò 
- Ngành công nghiệp có vai trò gì đối với nền kinh tế nước ta ?
- Nhận xét tiết học , dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.
- HS trao đổi và thảo luận các câu hỏi sau.
- Nghề thủ công nước ta nhiều và nổi tiếng như : lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, Gốm Biên Hoà....
- Đó là các nghề chủ yếu dựa và truyền thống và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
- Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
- Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
_________________________________
Tiết 4: 	 Thể dục:
$24: Ôn tập 5 động tác
của bài thể dục Trò chơi"Kết bạn"
	I. Mục tiêu:
	- Ôn tập hoặc kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung: vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân.
	- Chơi trò chơi: “ Kết bạn”. Y/c chơi sôi nổi , phản xạ nhanh.
	II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: sân trường
	- Phương tiện: Còi, bàn, ghế.
	III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
 Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung, y/c buổi tập.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
- Đừng thành vòng tròn khởi động các khớp và chơi trò chơi.
2. Phần cơ bản:
a, Ôn 5 động tác thể dục đã học: vươn thở, tay, chân và vặn mình và toàn thân.
- Y/c HS tập động loạt cả lớp, mỗi lần một động tác, mỗi động tác 
2 x 8 nhịp.
- Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục đã học phát triển chung.
+ Nội dung kiểm tra: Mỗi HS thực hiện 5 động tác của bài thể dục.
+ Phương pháp kiểm tra: GV gọi mỗi đợt 5 HS.
+ Đạnh giá: 
* Hoàn thành tốt : Thực hiện cơ bản đúng cả 5 động tác.
* Hoàn thành: Thực hiện được cơ bản đúng tối thiểu 3 động tác.
* Chưa hoàn thành: Thực cơ bản đúng dưới 3 động tác.
b, Trò chơi: “ Kết bạn”
- Tổ chức cho HS chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nhắc lại nội dung bài.
6 – 10 '
18- 22'
 4-6'
 Đội hình nhận lớp
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
 Đội hình ôn tập
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
 Đội hình chơi trò chơi
Đội hình phần kết thúc
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
________________________________
Tiết 5: 	Sinh hoạt:
$12: Sinh hoạt –hoạt động tập thể
 A. Mục tiêu 
-HS tìm hiểu về an toàn giao thông .
-HS nhận biết ưu khuyết điểm trong tuần 
-Đề ra phương hướng tuần tới 
B.Lên lớp 
1.HĐ tập thể :
-Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về an toàn giao thông qua hình thức trò chơi ,kể chuyện đọc thơ 
-Các nhóm lên trình diễn .
-GV NX tuyên dương .
2 Sinh hoạt lớp 
- Lớp trởng đọc bản sơ kết tuần--GV NX chung và đề ra phương hướng tuần 13 
-Tuyên dương :Huyền ,Ly 
-Nhắc nhở : Kiên , Hùng ,Lan , 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_12_chuan_kien_thuc.doc