Tập đọc
MÙA THẢO QUẢ
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung bài: Bài miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II. Đồ dùng
- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học
Tập đọc MÙA THẢO QUẢ I. Mục đích yêu cầu - HS biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. - Hiểu nội dung bài: Bài miêu tả vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - HS nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. II. Đồ dùng - Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới a, Luyện đọc - Gv hướng dẫn HS chia đoạn. + Đoạn 1: Thảo quả trên rừng ....nếp áo, nếp khăn. + Đoạn 2: Thảo quả trên rừng... lấn chiếm không gian. + Đoạn 3: còn lại. - GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ. - GV đọc mẫu. b, Tìm hiểu bài - Y/c HS đọc thầm và TLCH. + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? + Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý? + Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? + Hoa thảo quả này ở đâu? + Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp? + Đọc đoạn văn em cảm nhận được điều gì? + Nội dung bài nói lên điều gì? c, Luyện đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn: "Thảo quả trên rừng Đản Khao... đến nếp áo, nếp khăn". - Nhận xét- cho điểm. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài Tiếng vọng. - 1 hs đọc toàn bài. - Hs chia đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc bài (2- 3 lượt). - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm. + Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt. + Những chi tiết: qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian. + Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây. + Khi thảo quả chín dưới đáy rừng rực lên những chùm hoa đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy. + Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả. + Bài miêu tả vẻ đẹp, hương thơm và sự sinh sôi của rừng thảo quả. - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. TUẦN 12 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010 Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000 I. Mục tiêu: HS biết: - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,... - Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. - Làm bài tập 1, 2. HS khá, giỏi làm được BT3. II. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ + Muốn nhân một số tự nhiên với một số thập phân ta làm như thế nào? - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10 , 100, 1000.... a, Ví dụ 1: - Y/ c HS tìm kết quả của phép tính nhân: 27,687 10 = ? - Gọi HS nêu nhận xét. Ví dụ 2: - Y/ c HS tìm kết quả của phép tính nhân: 53,286 100 = ? - Gọi HS nêu nhận xét. _ Vậy muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... ta phải làm như thế nào? 2.3, Luyện tập: Bài 1: Nhân nhẩm. - Nhận xét- sửa sai. Bài 2: Viết các số dưới dạng số đo là cm. - Nhận xét- sửa sai. Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm ở nhà. 3, Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện bảng con, bảng lớp: 25,7 5 = ? - HS đặt tính và thực hiện phép tính: 27,867 10 278,670 + Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được số 278,67. 53,286 100 5328,600 + Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta cũng được số 5328,6 + Muốn nhân một số thập phân với 10, 100,1000... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba ... chữ số. a, 1,4 10 = 14 2,1 100 = 210 7,2 1000 = 7200 b, 9,63 10 = 96,3 25,08 100 = 2508 5,32 1000 = 5320 c, 5,328 10 = 53,28 4,061 100 = 406,1 0,894 1000 = 894 - Hs dưới lớp làm bảng con. 10,4 dm = 104 cm 0,856 m = 85,6 cm 12,6 m = 1260 cm 5,75 dm = 57,5 cm Tóm tắt: 1 lít : 0,8 kg Can rỗng: 1,3 kg 10 lít = ? kg Bài giải: 10 lít dầu nặng là: 0,810 = 8 ( kg ) Can dầu hoả nặng là: 8 + 1,3 = 9,3 ( kg ) Đáp số: 9,3 kg Đạo đức KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ I. Mục tiêu - HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. - Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. II. Đồ dùng - Một số tranh ảnh để đóng vai. - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ + Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn? - GV nhận xét. 2, Bài mới HĐ 1: Tìm hiểu truyện Sau đêm mưa. * Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và có ý thức về việc giúp đỡ người già, em nhỏ. * Cách tiến hành: - GV đọc truyện: Sau đêm mưa. + Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ? + Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn? + Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn? - GV kết luận: + Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. + Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự. HĐ 2: Làm bài tập 1 - SGK * Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. * Cách tiến hành:. - Gọi một số HS trình bày ý kiến. - GV kết luận: + Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. + Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ. * Hoạt động tiếp nối - Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta. - 2 HS lên bảng trình bày. - HS nghe. - HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi. + Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé. Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn. + Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ. + Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. - 2- 3 HS đọc. - HS làm việc cá nhân. - HS tiếp nối trình bày ý kiến của mình. - HS khác nhận xét, bổ sung. Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu HS biết: - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,... - Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm. - Giải bài toán có ba bước tính. - Làm bài tập 1a; 2(a,b); 3. Hs khá giỏi làm được các bài tập còn lại. II. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: a, Tính nhẩm. - Nhận xét, kết luận. b, HD HS khá, giỏi: Số 8,05 phải nhân với số nào để được tích là: 80,5 ; 805; 8050; 80500. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - GV nhấn mạnh cách thực hiện. - Nhận xét- cho điểm. Bài 3: - Phân tích đề. - Hướng dẫn HS tóm tắt và giải. - Gv nhận xét. 3, Củng cố, dặn dò - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu cách thực hiên nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,... - HS thực hiện bảng con, bảng lớp: 45,12 10 = 45,12 100 = 45,12 1000 =a, Tính nhẩm. - HS nối tiếp nêu miệng kết quả. 1,48 10 = 14,8 15,5 10 = 155 5,12 100 = 512 0,9 100 = 90 2,571 1000 = 2571 0,1 1000 = 100 b, 8,05 10 = 80,5 8,05 100 = 805 8,05 1000 = 8050 - Hs dưới lớp làm vở. a, 7,69 50 384,5 b, 12,6 800 10080 c, 12,82 40 512,8 d, 82,14 600 49284 - HS dưới lớp làm vào vở. Tóm tắt: 3 giờ đầu, 1 giờ: 10,8 km 4 giờ sau, 1 giờ: 9,52 km Tất cả: ... km? Bài giải: 3 giờ đầu người đó đi được quãng đường là: 3 10,8 = 32,4 (km) 4 giờ sau người đó đi được quãng đường là: 4 9,52 = 38,08 (km) Tất cả người đó đi được quãng đường là: 30,4 + 38,08 = 70,48 (km) Đáp số: 70,48 km. - Nếu x = 0 ta có: 2,5 x = 2,5 0 = 0 < 7 - Nếu x = 1 ta có: 2,5 x = 2,5 1 = 2,5 < 7 - Nếu x = 2 ta có: 2,5 x = 2,5 2 = 5 < 7 - Nếu x = 3 ta có: 2,5 x = 2,5 3 = 7,5 > 7 (Loại) * Vậy số tự nhiên x là 0; 1; 2. Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục đích yêu cầu - HS hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của bài tập 1. - Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3. - Giáo dục HS lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: a, Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bài tập. b, Y/c HS tự làm. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. - Nhận xét- sửa sai. Bài 2: - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. - Nhận xét- sửa sai. Bài 3: - Y/c HS tự làm. - Nhận xét- sửa sai. 3, Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS nêu nội dung ghi nhớ về quan hệ từ. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm nghĩa của các cụm từ đã cho. + Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn, ở, sinh hoạt. + Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. + Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó có các loài thực vật, động vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn. - 1 HS làm trên bảng lớp + Sinh vật: Tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết. + Sinh thái: Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh. + Hình thái: Hình thức biểu diễn ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được. - 1 HS đọc Y/c và nội dung bài tập. + Bảo đảm: Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được. + Bảo hiểm: Giữ gìn để phòng tai nạn, trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy ra với ng ... quan sát rất kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa, đập,... + Cảm giác như đang được chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú. Chính tả MÙA THẢO QUẢ I. Mục đích yêu cầu - HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm được bài tập 2a. HS khá, giỏi làm được bài tập 3a. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS. 2, Bài mới Hướng dẫn nghe- viết chính tả: a. Trao đổi về nội dung đoạn văn: - Gọi HS đọc đoạn văn. + Em hãy nêu nội dung của đoạn văn? b, Hướng dẫn viết từ khó: - Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết. - Y/c HS đọc từ vừa tìm được. c, Viết chính tả: - GV đọc cho HS viết bài. d, Thu chấm bài: - Đánh giá- nhận xét cho điểm. 2.3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2 a: - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. + Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và vẻ đẹp đặc biệt - HS tìm các tiếng khó và viết: + sự sống, nảy mầm, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót. - HS viết bài vào vở. - 1 HS đọc y/c của bài tâp. - HS lm bài tập theo nhóm 4. Sổ – xổ Sơ - xơ su - xu sứ– xứ sổ sách- sổ số vắt sổ- xổ lồng sổ mũi- xổ chăn cửa sổ- chạy xổ ra sổ sách- xổ tóc sổ tay- xổ khăn sơ sài- xơ múi sơ lược- xơ mít sơ qua- xơ xác sơ sơ- xơ gan sơ sinh- xơ cua sơ suất – xơ hoá su su- đồng xu su hào- xu nịnh cao su – xu thời su sê- xu xoa bát sứ – xứ sở đồ sứ – tứ xứ sứ giả - biệt xứ hoa sứ - xứ đạo sứ quán - xứ uỷ Bài 3: a, - Y/c HS làm bài theo nhóm đôi + Nghĩa của mỗi dòng có gì giống nhau? + Nếu thay âm đầu s bằng x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa? - Nhận xét- kết luận. 3, Củng cố, dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. - Dặn HS chuẩn bị tốt cho bài sau. - 1 HS đọc y/c bài tập. + Dòng thứ nhất các tiếng đều chỉ con vật, dòng thứ hai các tiếng đều chỉ loài cây. a, xóc (xóc đồng xu, đòn xóc....) + xói (xói mòn, xói lở...) + xẻ (xẻ núi, xẻ gỗ...) + xáo (xáo trộn,...) + xít (ngồi xít vào nhau) + xam (ăn xam,...) + xán (xán lại gần...) b, xả (xả thân ...) + xi: ( xi đánh giầy.,.) + xung (nổi xung, xung trận, xung kích...) + xen (xen kẽ) + xâm (xâm hại, xâm phạm,...) + xắn (xắn tay áo...) + xấu (xấu xí, xấu xa...) Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục đích yêu cầu - HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời bạn kể. - GDHS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - Một số câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - Y/c 5 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của truyện: Người đi săn và con nai. - Nhận xét- cho điểm. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài. 2.2, Hướng dẫn HS kể chuyện a, Phân tích đề. - GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ ngữ: đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường. - Gọi HS giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe có nội dung về bảo vệ môi trường. b, Kể trong nhóm: - Cho HS thực hành kể trong nhóm. - GV hướng dẫn những HS gặp khó khăn. + Giới thiệu tên chuyện. + Kể những chi tiết làm nổi bật hành vi của nhân vật bảo vệ môi trường. + Trao đổi về ý nghĩa của câu truyện. c, Kể trước lớp: - T/c cho HS thi kể. - Y/c HS nghe bạn kể và hỏi lại bạn kể những chi tiết về nội dung chuyện, ý nghĩa của chuyện. - Nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. - Nhận xét- cho điểm. 3, Củng cố, dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. - Dặn HS chuẩn bị tốt cho bài sau. - 5 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn của truyện. - 2 HS đọc đề bài. - HS lắng nghe. - 3 HS đọc phần gợi ý. - HS lần lượt tự giới thiệu. - 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện, hành động của nhân vật. - 5 đến 7 HS thi kể, trao đổi về ý nghĩa của truyện. - HS nhận xét bạn kể có nội dung câu chuyện hay nhất. Khoa học ĐỒNG VÀ KIM LOẠI CỦA ĐỒNG I. Mục tiêu - HS nhận biết được một số tính chất của đồng. - HS nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng. - HS quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng : - Các thông tin trong sgk III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ + Hãy nêu nguồn gốc, tính chất của sắt? 2, Bài mới Hoạt động 1: Tính chất của đồng. * Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau. + Màu sắc của đồng? + Độ sáng của đồng? + Tính cứng và dẻo của đồng? Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng. * Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng. * Cách tiến hành. - Y/c HS làm việc theo Nhóm. - 3 HS lên trình bày. - Đồng có màu đỏ. - Có ánh kim. - Đồng dẻo, dễ dát mỏng, có thể uấn thành nhiều hình dạng khác nhau - 2 HS nêu phần kết luận. - HS làm vào phiếu bài tập sau đó y/c đại diện nhóm lên trình bày. Phiếu học tập Bài : Đồng và hợp kim của đồng Đồng Hợp kim của đồng Đồng thiếc Đồng kẽm Tính chất - Có màu nâu đỏ, có ánh kim. - Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uấn thành bất kì hình dạng nào. -Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng. - Có mầu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng. Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các hợp kim đó: * Mục tiêu: - HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng. * Cách tiến hành: + Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? + ở gia đình em có những đồ dùng được làm bằng đồng. Em hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng đó? 3, Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Đồng có trong tự nhiên và có trong quặng đồng. - Lõi dây điện, lư hương, đôi hạc, bình cổ, kèn, chuông đồng, mâm đồng.... - lau chùi sạch, giữ cẩn thận... Địa lí Công nghiệp I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp. - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp . - Kể tên và xác định trên bản đồ một số địa phương có mặt hàng thủ công nghiệp. II. Đồ dùng: - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học cụ thể. 1. Kiểm tra bài cũ - Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ? 2. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. * Hđ1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng. + Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân chúng ta? - Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc , quần áo, xà phòng, kem đánh răng... - Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái , tiện nghi, hiện đại hơn. - Tạo ra các máy mọc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn... Ngành công nghiệp Sản phẩm Sản phẩm được xuất khẩu. Khai thác khoáng sản Than, dấu mỏ, quặng sắt.... Than, dầu mỏ... Điện:Thuỷ điện, nhiệt điện.... Điện Luyện kim Gang, thép, đồng, thiếc... Cơ khí: Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ... Các loại máy móc, phương tiện giao thông.... Hoá chất Phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng... * HĐ2: Một số nghề thủ công ở nước ta. - HS làm việc theo nhóm. Tên nghề thủ công Các sản phẩm Vật liệu. Địa phương có nghề. Gốm sứ Bình hoa, lọ hoa, chậu cảnh, lọ lục bình Đất sét Cói Chiếu cói, làn cói, tranh cói... Sợi cây cói Lụa Hà Đông Vải lụa, khăn lụa, quần áo lụa... Lụa tơ tằm Thổ cẩm Sa Pa Mây, tre đan Tủ mây, làn mây, lọ hoa, mành... cây mây, song, tre * Hoạt động 3: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta. + Em hãy nêu đặc điểm của ngành thủ công ở nước ta? + Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta? * Hoạt động 4: Kết luận - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Nghề thủ công nước ta nhiều và nổi tiếng như : lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, Gốm Biên Hoà.... - Đó là các nghề chủ yếu dựa và truyền thống và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn. - Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. - Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu. SINH HOẠT TẬP THỂ: SƠ KẾT LỚP TUẦN 12 I. MỤC TIÊU: - HS tự nhận xét tuần 12. - Rèn kĩ năng tự quản. - Tổ chức sinh hoạt Đội. - Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể., rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với tập thể - Giáo dục “ Lòng kính yêu thầy cô giáo ” kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11 II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ *Hoạt động 1: .Sơ kết lớp tuần 12: 1.Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ 2.Lớp trưởng tổng kết : -Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu. -Nề nếp: +Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi. + Đi học đúng giờ , mang khăn quàng đầy đủ -Vệ sinh: +Vệ sinh cá nhân tốt +Lớp sạch sẽ, gọn gàng. + Trực nhật VS quan cảnh , nhà vệ sinh và chăm sóc hoa kiểng , cây xanh đầy đủ -Phát huy ưu điểm tuần qua. -Thực hiện thi đua giữa các tổ. -Tiếp tục ôn tập Toán, Tiếng Việt. - Phát động kỷ niệm ngày nhà giáo VN 20/11/2008 + ý kiến các tổ. * GV chốt và thống nhất các ý kiến. *Hoạt động 2: -Nắm lại các chương trình thực hiện KH liên đội phát động chào mừng nhà giáo VN 20/11/2008 trong từng chi đội + XD phát động quỹ heo đất , phiếu học tốt * Hoạt động 3: Hướng tuần sau: + Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra. + Thực hiện tốt các nếp của lớp đề ra. + Thực hiện LĐ- VS cho sạch – đẹp và phân công đội trực làm vệ sinh cảnh quan trường lớp ; trực quét dọn nhà vệ sinh hàng ngày. - Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt. - Ôn tập các bài học trong ngày và chuẩn bị làm bài , học bài cho ngày sau trước khi đến lớp . Các tổ trưởng báo cáo. -Đội cờ đỏ sơ kết thi đua. -Lắng nghe lớp trưởng báo cáo nhận xét chung -Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Góp ý và biểu dương HS khá tốt thực hiện nội quy -Thực hiện biểu dương GVCN Lớp hướng dẫn cho các tổ và BCH chi đội lớp thực hành và hướng dẫn trong lớp thực hiện các động tác Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra . Giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp tổ chức thực hiện ; ghi chép vào sổ trực hàng tuần
Tài liệu đính kèm: