Kĩ thuật: THÊU MÓC XÍCH. ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu:
- HS thêu được mũi thêu móc xích. HS nam có thể thực hành khâu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vật liệu và dụng cụ: Vải, len, kim, kéo.
III. Phương pháp dạy học:
- Thực hành.
III. Các hoạt động dạy học:
Kĩ thuật: THÊU MÓC XÍCH. ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu: - HS thêu được mũi thêu móc xích. HS nam có thể thực hành khâu. II. Đồ dùng dạy học: Vật liệu và dụng cụ: Vải, len, kim, kéo... III. Phương pháp dạy học: - Thực hành. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ1: HS thực hành thêu móc xích: - GV gọi 1HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác thêu móc xích. - GV nhận xét, củng cố cách khâu móc xích theo các bước: + Bước 1: Vạch dấu đường thêu. + Bước 2: Thêu các mũi thêu móc xích theo đường vạch dấu. - HS thực hành thêu móc xích trên vải. - Đối với HS nam GV cho học sinh thực hành khâu mũi khâu đột thưa. - GV theo dõi chung. HĐ2: Đánh giá kết quả học tập của HS: - GV tổ chức cho HS trưng bày sẩn phẩm thực hành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Thêu đúng kĩ thuật. + Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi móc xích và tương đối bằng nhau. + Mũi thêu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. + Nút chỉ cuối đường thêu đúng cách không bị tuột. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - Yêu cầu HS dựa vào các tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm thực hành. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. HĐ4:Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau . - HS chuẩn bị các vật liệu để GV kiểm tra. - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS thực hành. - HS trưng bày sản phẩm thực hành. - HS dựa vào các tiêu chí để tự đánh giá sản phẩm của mình. - HS theo dõi. - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: