Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

 -HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu

- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, kỹ thuật

-Giáo dục ý thức an toàn lao động

II. Đồ dùng dạy-học:

 -Mẫu 1 mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt 1 đoạn khoảng 7-8 cm theo đường vạch dấu thẳng

 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết

 + Một mảnh vải có kích thước 20x 30cm

 + Kéo cắt vải

 + Phấn vạch trên vải, thước

III.Hoạt động dạy- học

 

doc 39 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Tiết 1-2: 	Bài 1: Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu
I.Mục tiêu:
-HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt khâu, thêu
-Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vêâ nút chỉ (gút chỉ)
-Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Vải các loại, chỉ thêu các màu, chỉ khâu ,kim khâu, kim thêu các cỡ, kéo cắt vải và kéo cắt chỉ 
- Khung thêu cầm tay, phấn màu, thước dẹt, thước cây
-Một số sản phẩm may, khâu, thêu
III.Hoạt động dạy- học
Tiết 1 	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập 
3.Bài mới: Giới thiệu bài 
Giới thiệu một số sản phẩm may, khâu, thêu. Nêu mục đích bài học 
-Lắng nghe – lặp lại tựa
Hoạt động 1
Hướng dẫn quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thuê
a) Vải: Yêu cầu HS đọc nội dung a (SGK) với quan sát màu sắc, hoa văn, độ dày, mỏng của một số màu vải để nêu 1 số đặc điểm của vải 
-Nhận xét – bổ sung 
-Hướng dẫn sử dụng loại vải để thêu
b)Chỉ :Yêu cầu HS đọc nội dung b (SGK) và trả lời câu hỏi theo H1 SGK
Giới thiệu 1 số mẫu chỉ khâu, chỉ thêu và cách chọn chỉ khi thêu, khâu
-Kết luận nội dung b theo SGK
-HS đọc và quan sát 
-Quan sát và nêu nhận xét 
-Chọn vải trắêng hoặc vải màu có sợi thô, dày như vải sợi bông, vải sợi pha
-Đọc mục b và trả lời câu hỏi
Hoạt động 2
Hườn dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo 
-Yêu cầu HS quan sát H2 (SGK) và gọi HS trả lời câu hỏi 
+ Đặc điểm cấu tạo của kéo cắt vải ?
+So sánh sự giống nhau và khác nhua giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ 
-Giới thiệu thêm về kéo cắt chỉ (kéo bấm) cho HS 
-Yêu cầu HS quan sát H3 (SGK) hỏi về cách cầm kéo
-Hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải( bằng kéo đã chuẩn bị)
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi 
+ Có tay cầm và lưỡi kéo, ở giữa có chốt hoặc vít để bắt chéo hai lưỡi kéo
+ Đều có các bộ phận giống nhau. Kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải
-Nghe và quan sát 
-Quan sát và trả lời
-Quan sát, lắng nghe
-2 HS thực hiện thao tác cầm kéo cắt vải
Hoạt động 3
Hướng dẫn quan sát, nhận xét 
-Yêu cầu HS quan sát H6 (SGK) và các dụng cụ để nêu tên và tác dụng của chúng 
+Thước may
+Thước dây
+ Khung thêu cầm tay
+Khung cài khuy bấm
+Phấn may
-Quan sát và trả lời câu hỏi 
+Để đo vải, vạch dấu trên vải
+Dùng để đo số đo trên cơ thể
+Giữ cho mặt vải căng khi thêu
+Dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác 
+Dùng để vạch dấu trên vải 
4. Củng cố – dặn dò
-Tổng kết giờ học
-Dặn dò chuẩn bị tiết sau
Tiết 2	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
3.Bài mới 
Giới thiệu và ghi tựa bài
Lặp lại
Hoạt động 4
Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
-Yêu cầu HS quan sát H4(SGK) và quan sát các mẫu kim để trả lời câu hỏi trong SGK
-Yêu cầu HS quan sát các hình 5a,5b,5c (SGK) để nêu cách xâu chỉ, vê nút chỉ 
-GV thao tác minh họa vừa nói
-Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về tác dụng của vê nút chỉ 
-HS quan sát và trả lời câu hỏi 
+Kim khâu, kim thêu có những cỡ to nhỏ khác nhau .Mũi kim nhọn sắc, thân kim khâu nhỏ và nhọn dần về phía mũi kim.Đuôi kim khâu dẹt có lỗ để xâu chỉ
-Quan sát và nêu
+ Vuốt đầu sợi chỉ qua sáp, nến, xỏ qua lỗ kim, kéo 2 đầu sợi chỉ bằng nhau
+Gútchỉ: dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cầm vào đầu sợi chỉ dài quấn 1 vòng chỉ quanh ngón trỏ rồi miết đầu ngón cái vào vòng chỉ theo chiều đẩy vòng ra đầu ngón trỏ 
-HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK
Hoạt động 5
Thực hành xâu chỉ vào kim vê nút chỉ 
- Tổ chức HS thực hành theo nhóm
-GV quan sát, chỉ dẫn giúp đỡ những em còn lúng túng 
-Đánh giá kết quả thực hành
-Thực hành theo nhóm, trao đổi giúp đỡ lẫn nhau
-1HS thực hiện – các em khác nhận xét các thao tác của bạn 
4. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiếthọc 
-Dặn dò chuẩn bị bài mới “Cắt vải theo đường phấn”
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 2	 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Bài 2: Cắt vải theo đường vạch dấu
Tiết 3: 	(1 tiết)
I.Mục tiêu:
 -HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt theo đường vạch dấu
- Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, kỹ thuật
-Giáo dục ý thức an toàn lao động 
II. Đồ dùng dạy-học:
	-Mẫu 1 mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt 1 đoạn khoảng 7-8 cm theo đường vạch dấu thẳng
	-Vật liệu và dụng cụ cần thiết
	+ Một mảnh vải có kích thước 20x 30cm
	+ Kéo cắt vải
	+ Phấn vạch trên vải, thước
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập 
3.Bài mới 
 Giới thiệu bài -ghi tựa 
Lặp lại tựa
Hoạt động 1
Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu
-Giới thiệu mẫu- hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu
-Gv kết luận : Vạch dấu là công việc thực hiện trước khi cắt khâu, may 1 sản phẩm nào đó. Tuỳ yêu cầu cắt, may có thể vạch dấu đường thẳng hoặc vạch dấu đường cong. Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị xiên lệch. Cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo 2 bước : vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu 
-Quan sát mẫu, nhận xét 
- Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và các bước cắt vải 
Hoạt động 2
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a) Vạch dấu trên vải 
-Yêu cầu HS quan sát hình 1a,1b (SGK) nêu cách vạch dấu đường thẳng , đường cong trên vải
-Đính mảnh vải lên bảng vàgọi 1 số HS lên bảng đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm và vạch nối 2 điểm để được những đường vạch dấu thẳng trên mảnh vải và vạch dấu đường cong trên mảnh vải 
-GV hướng dẫn HS thực hiện 1 số điểm cần lưu ý
b) Cắt vải theo đường vạh dấu
 -Yêu cầu HS quan sát hình 2 a,2b (SGK) để nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu 
-Nhận xét, bổ sung và hướng dẫn thực hiện 1 số điểm cần lưu ý khi cắt
-Quan sát hình và nêu cách :
+Vuốt phẳng mặt vải
+Đặt thước thẳng đúng vị trí đánh dấu 2 điểm theo độ dài cần cắt, kẻ nối 2 điểm 
+Đường cong cũng vuốt thẳng mặt vải, vẽ đường cong theo vị trí đã định 
-2HS ; 1 HS vạch dấu đường thẳng, 1 HS vạch dấu đường cong 
-lắng nghe
-Quan sát và nêu cách cắt 
-Tì kéo lên mặt bàn, mở rộng lưỡi kéo và luồn lưỡi kéo nhỏ hơn xuống dưới mặt vải đưa lưỡi kéo cắt theo đúng đường vạch dấu
Hoạt động 3
Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu 
 -Kiểâm tra sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành của HS
-Nêu thời gian và yêu cầu thực hành : mỗi em vạch 2 đường dấu thẳng dài 15 cm, 2 đường cong dài 15cm, các đường cách nhau 3-4 cm. Cắt theo đường vạch dấu 
-Quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm những HS còn lúng túng
-Đém dụng cụ cho nhóm trưởng kiểm tra
-Thực hành vạch dấu và cắt vải theo yêu cầu của GV 
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
-Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành 
-Nêu các tiêu chuẩn đánh giá
+Kẻ vẽ được các đường vạch dấu thẳng và đường vạch dấu cong
+Cắt theo đúng đường vạch dấu
+Đường cắt không bị mấp mô răng, cưa
+Hoàn thành đúng thời gian quy định 
+HS dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành của mình
-Nhận xét đánh giá kết quả học tập của các em theo 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành 
4. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài tới: “Khâu thường”
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 2-3	 
Bài 3: Khâu thường
Tiết 4-5: 	(2 tiết)
I.Mục tiêu:
 -HS biết cách cầm vải, cầm kim ,lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường
	-Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu 
	-Rèn tính kiên trì – sự khéo léo của đôi tay 
II. Đồ dùng dạy-học:
	-Tranh quy trình khâu thường
	-Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên bìa, vải khác màu, mũi khâu dài 2,5 cm, 1 số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường
	-Vật liệu và dụng cụ cần thiết
	+ Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu có kích thước 20 cm x30 cm
	+Len ( hoặc sợi) khác màu vải 
	+Kim khâu len, thước, kéo, phấn vạch
III.Hoạt động dạy- học
Tiết 1 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập 
3.Bài mới 
 Giới thiệu bài -ghi tựa 
Hoạt động 1
Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu
-Giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn
-Yêu cầu HS quan sát mặt phải, trái của mẫu và quan sát H3a,3b (SGK) để nêu nhận xét về đường mũi khâu thường
-Quan sát mẫu, lăng nghe 
+ Đường khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau
+Mũi khâu ở 2 mặt giống nhau dài bằng nhau và cách đều nhau
-Đọc muc I của phần ghi nhớ
Hoạt động 2
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a) Hướng dẫn HS thực hiện một số thao tác khâu thêu cơ bản
-Yêu cầu HS quan sát hình 1 (SGK) nêu cách cầm vải và cầm kim 
-Yêu cầu HS quan sát H 2a,2b  ... ó hiện tượng gì?
.Vậy muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào?
.GV nhận xét câu trả lời và tóm tắt nội dung chính theo SGK
. Các chất dinh dưỡng nào cần thiết cho cây 
. Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lấy từ đâu 
+Rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đâu?
+ Thiếu hoặc thừa chát dinh dưỡng cây như thế nào?
GV nhận xét và tóm tắt nộidung theo SGK 
-Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nguồn cung cấp không khí cho cây 
+Tác dụng của không khí đối với cây?
+Thiếu không khí cây như thế nào?
+Vậy phải làm gì để đảm bảo có đủ không khí cho cây ?
GV kết luận hoạt động 2
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
-Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi 
.mặt trời
.không. HS nêu Ví dụ
-Mùa đông trồng bắp cải, su hào, mùa hè trồng rau muống, rau dền
- Từ đất, nước mưa, không khí 
- Nước hòa tan chất dinh duỡng ở trong đất để rễ cây hút được dễ dàng đồng thời nước còn tham gia vận chuyển các chất và điều hòa nhiệt độ cho cây 
. Thiếu nước  cay chậm lớn, khô héo. Thừa nứớc, cây bị úng ,bộ rễ không hoạt động được, cây dễ bị sâu bệnh phá hại
-..mặt trời
. Giúp cây quang hợp, tạo thức ăn nuôi cây
.Thân ây yếu ớt, vươn dài dễ đổ, lá xanh nhợt nhạt
.Trồng rau, hoa ở nơi nhiều ánh sáng và trồng đúng khoảng cách để cây không bị che lấp lẫn nhau
đạm, lân, kali, caxi
 là phân bón 
-từ đất
. Thiếu chất dinh dưỡng cây chậm lớn ,còi cọc, dễ bị sâu bệnh phá hại. Thừa chất khoáng cây mọc nhiều thân, la,ù chậm ra hoa quả, năng suất thấp 
-HS quan sát và nêu : câylấy không khí từ bầu khí quyển và không khí có trong đất
- Cây cầnkhông khí để hô hấp, quang hợp 
- Thiếu không khí cây hô hấp, quang hợp kém, dẫn đến sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp. Thiếu không khí, nhiều lâu ngày cây sẽ chết
-Trồng cây ở nơi thoáng và phải thường xuyên xới xáo làm cho đất tơi xốp 
-2HS đọc ghi nhớ
4. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tinh thần thái học tập của HS
-Hướng dẫn HS đọc bài mới trong SGK
-Dặn HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cho bài “ Làm đất lên luống để gieo trồng rau hoa” 
TUẦN 17
Bài 17: Làm đất lên luống để gieo trồng rau, hoa
(2tiết)
Tiết 33-34	
I.Mục tiêu:
 -HS biết được mục đích và cách làm đất, lên luống để trồng rau, hoa
	-Sử dụng được cuốc, cào để lên luống trồng rau, hoa ( trong điều kiện trường có đất thực hành )
	-Có ý thức làm việc cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động
II. Đồ dùng dạy-học:
-Tranh minh họa luống trồng rau, hoa (SGK)
-Vật liệu và dụng cụ 
	+ Mảnh vườn trường được cuốc đất lên
	+ Cuốc, cào, thước dây, cọc tre hoặc gỗ
III.Hoạt động dạy- học
Tiết 1 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
Giới thiệu bài -Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích và cách làm đất
a) Mục đích làm đất 
-Thế nào là làm đất ?
-Vì sao phải làm đất trước khi gieo trồng ?
-Làm đất tơi xốp có tác dụng gì?
-Người ta tiến hành làm đất bằng công cụ nào?
GV nhận xét trả lời của HS và kết luận
b) Các bước thực hiện 
-Khi làm đất, người ta thường thực hiện những công việc gì?
-Người ta tiến hành làm đất bằng công cụ nào?
-GV nhận xét và nêu các bước làm đất
-HS trả lời cá nhân 
-Công việc cuốc hoặc cày lật đấùt lên, sau đó làm nhỏ, tơi đất và loại bỏ cỏ dại trước khi gieo trồng được gọi là làm đất 
-Vì đất nhỏ va øtơi xốp mới gieo trồng được 
- Làm cho đất có nhiều không khí hạt nảy mầm dễ dàng len lỏi trong đất để hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây
- Bằng cuốc cày, vồ đập đất, bừa
-HS trả lời cá nhân 
-Cuốc, cày lật đất lên sau đó làm cho đất nhỏ bằng vồ đạp hoặc bừa và loại bỏ cỏ dại trong đất
- Bằng cuốc, cày, vồ đập đất, bừa
Hoạt động 2
Hướng dẫn HS thao tác lên luống
-Hỏi 
. Tại sao phải ên luống trước khi gieo trồng rau,hoa?
.Người ta lên luống để trồng loại cây rau, hoa nào?
đủ không khí cho cây ?
-Yêu cầu HS nhắc lại cách sử dụng cuốc, vồ đập đất
-Hướng dẫn HS cách lên luống theo các bước đã nêu trong SGK 
- Rau hoa không chịu được ngập úng, khô hạn, vì vậy phải lên luống để tưới nước và thoát nước, đi lại chăm sóc được dễ dàng 
. Trước khi trồng hầu hết các loại cây rau hoa như rau cải su hào, bắp cải, cà chua, rau dền, hoa hồng, lay ơn, cúc, thược dược .. đều phải lên luống
-HS nhắc lại cách sử dụng 
-HS quan sát theo dõi ghi chép các nội dung GV hướng dẫn 
4. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Hướng dẫn HS đọc bài mới trong SGK
-Dặn HS tiết sau thực hành 
Tiết 2	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Báo cáo theo tổ
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
3.Bài mới 
Giới thịêu và nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 3
Học sinh thực hành làm đất ,lên luống trồng rau, hoa
-GV nêu các công việc cầnthực hiện 
+Dùng thước đo chiều dài ,rộng của luống, rãnh luống. đánh dấu và đóng cọc vào các vị trí đánh dấu
+Căng dây qua các cọc
+Dùng cuốc đánh rãnh kéo đất ở phần rãnh lên mặt luống (để giữ ) theo đường dây căng và làm bằng mặt luống
-GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ phân chia vị trí cho các nhóm và giao nhiệm vụ 
-GV theo dõi uốn nắn, nhắc nhở HS đảm bảo an toàn lao động 
- lắng nghe
-Các nhóm thực hành lên luống
-Thu dọn dụng cụ và rửa sạch dụg cụ,chân tay 
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
-GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn
-HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn GV hướng dẫn 
4. Củng cố – dặn dò
-GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ và kết quả học tập của học sinh 
-Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị công cụ, vật liệu để học bài “ Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa”
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..
TUẦN 18
Bài 18: Thử dộ nảy mầm của hạt giống rau, hoa
(2tiết)
Tiết 35-36	
I.Mục tiêu:
 	-HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống 
	-Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt gií«ng 
	-Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp đúng quy định 
II. Đồ dùng dạy-học:
-Mẫu ; đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm
-Vật liệu và dụng cụ 
	+ Hạt giống ( rau, hoa, đồ)
	+ Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm
	+Đĩa đựng hạt ( bằng thủy tinh, nhựa hoặc tráng men)
III.Hoạt động dạy- học
Tiết 1 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới 
Giới thiệu bài -Nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS quan sát và nhạn xét mẫu
Giới thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt 
Nêu vấn đề : Thế nào la øthử độ nảy mầm của hạt giống?
-GV nhận xét và giải thích 
-Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống ?
-Yêu cầu Hs dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ chuẩn bị khi thử độ nảymầm của hạt 
-HS trả lời
-đem hạt giống gieo vào đất có lớp vải bông hoặc giấy thấm có đủ độ ẩm trải ở trong lòng đĩa để hạt nảy mầm 
-Để biết hạt giống tốt hay xấu
-HS nêu 
Hoạt động 2
Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật 
-Yêu cầu HS đọc SGK và nêu các bước thử dộ nảy mầm của hạt giống 
-Nhận xét và làm mẫu từng bước trong quy trình thử độ nảy mầm của hạt giống 
-Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống 
-GV nhận xét và chỉ dẫn thêm 
-HS nêu các bước thực hiện như SGK 
-Theo dõi lắng nghe – quan sát sẽ hiểu rõ cách thực hiện 
-2 HS lên bảng thực hiện 
-Lớp nhận xét
Hoạt động 3
Học sinh thực hành thử độ nảy mầm
-GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ thực hành của học sinh thực hành 
-Nêu nhiệm vụ – yêu cầu HS thực hành 
-Hướng dẫn cách bổ sung nước hằng ngày và cách theo dõi ghi các nội dung quan sát, theo dõi hạt nảy mầm vào vở theo mẫu SGK
- HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa
-HS lắng nghe 
4. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Nhắc HS giờ sau mang sản phẩm thử độ nảy mầm đến lớp để báo cáo kết quả thực hành 
Tiết 2	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Báo cáo theo tổ
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
3.Bài mới 
Giới thiệu và nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
-Gv nhắc lại 1 số nội dung chủ yếu và những công việc đã thực hiện ở tiết1
-Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả thực hành, nhận xét, rút ra qua thực hành theo mẫu
-Gv gợi ý tiêu chuẩn đánh giá 
+Vật liệu, dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thụât
+Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước trong quy trình kĩ thuật 
+Thử độ nảy mầm của hạt có kết quả 
+Ghi chép được kết quả theo dõi quan sát hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét 
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh 
-Lắng nghe
- Trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả qua thực hành theo mẫu 
-Tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn GV gợi ý
4. Củng cố – dặn dò
-GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành 
-Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để học bài “ Gieo hạt giống rau, hoa”
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ki_thuat_lop_4_hoc_ky_i_ban_chuan_kien_thuc.doc