I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Rèn luyện tính siêng năng, đảm đang.
KT: Nêu được tên một vài dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu:
+ Một số mẫu vải ( vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng, vải màu, ) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu.
+Kim khâu, kim thêu các cỡ ( kim khâu len, kim khâu, kim thêu).
+Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
+Khung thêu cầm tay, một miếng sáp hoặc nến, phấn màu, thước dẹt, thước dây dùng trong cắt may.
KĨ THUẬT- TUẦN 1 BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU(TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Rèn luyện tính siêng năng, đảm đang. KT: Nêu được tên một vài dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: + Một số mẫu vải ( vải sợi bông, vải sợi pha, vải hoá học, vải hoa, vải kẻ, vải trắng, vải màu,) và chỉ khâu, chỉ thêu các màu. +Kim khâu, kim thêu các cỡ ( kim khâu len, kim khâu, kim thêu). +Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. +Khung thêu cầm tay, một miếng sáp hoặc nến, phấn màu, thước dẹt, thước dây dùng trong cắt may. III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu: * Mục tiêu: HS làm quen môn học * Cách tiến hành: - GV giới thiệu môn học. - HS nêu các nội dung chính ở học kì 1 HS sẽ học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét về vật liệu khâu thêu. Đặc điểm và cách sử dụng kéo. * Cách tiến hành: a) Vải - GV nhận xét - Hướng dẫn HS chọn vải để học khâu thêu. Chọn vải trắng hoặc vải màu có sợi thô, dày. b) Chỉ - GV giới thiệu mẫu chỉ và đặc điểm của chỉ khâu và chỉ thêu. - Muốn có đường khâu, thêu đẹp chọn chỉ có độ mảnh và độ dài phù hợp với vải. - Kết luận theo mục b. c) Kéo bấm chỉ - GV giới thiệu thêm kéo bấm cắt chỉ. - Lưu ý: Khi sử dụng kéo, vít kéo cần được vặn chặt vừa phải. - GV hướng dẫn HS cách cầm kéo cắt vải. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: * Mục tiêu: Quan sát, nhận xét 1 số vật liệu, dụng cụ khác. * Cách tiến hành: - Thước may: dùng để đo vải, vạch dấu trên vải. - Thước dây: làm bằng vải tráng nhựa dài 150cm, để đo các số đo trên cơ thể. - Khuy thêu: giữ cho mặt vải căng khi thêu. - Khuy cài, khuy bấm để đính vào nẹp áo, quần. - Phấn để vạch dấu trên vải. KT: Kể tên một vài dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu? 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm : * Mục tiêu: Nêu được các đồ dùng được làm từ việc khâu, thêu * Cách tiến hành: - HS liệt kê các đồ dùng có thể được tạo ra từ khâu, thêu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY KĨ THUẬT-TUẦN 2 BÀI 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU( TIẾT2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết các và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ). - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Rèn luyện tính siêng năng, đảm đang. - Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. KT: Biết xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số vật liệu và dụng cụ cắt, khâu, thêu: +Một miếng vải trắng, chỉ khâu, +Kim khâu, +Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. +Hộp dụng cụ cắt khâu thêu III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu: Quan sát nhận xét: * Mục tiêu: HS hứng thú vào tiết học. * Cách tiến hành: - GV cho hs hát để khởi động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học. * Cách tiến hành: - Cách cầm kéo cắt vải như thế nào? - Hãy kể tên các dụng cụ, vật liệu dùng để cắt, khâu, thêu? - GV nhận xét * Bài mới: Giới thiệu bài 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim. *Cách tiến hành: - Quan sát hình 1 và kim khâu mẫu, em mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu? (Kim khâu gồm 3 phần: đầu, thân, đuôi + Đầu nhọn sắc + Thân thon về phía đầu + Đuôi có lổ để xâu chỉ) - GV bổ sung những đặc điểm của kim khâu, kim khâu có nhiều cở to nhỏ khác nhau. - HS quan sát các hình 5a, 5b, 5c trong SGK nêu cách xâu chỉ vào kim? (Vuốt cho 1 đầu chỉ nhọn, tay trái cầm kim đưa ngang tầm mắt. Tay phải cầm chỉ cách đầu chỉ đã vuốt 1 cm) - Cách vê nút chỉ? - Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác xâu kim. - GV và HS quan sát nhận xét - GV vừa nêu những điểm cần lưu ý vừa thực hiện thao tác minh họa để HS biết cách xâu kim và vê nút chỉ. - Theo em vê nút chỉ có tác dụng gì? (Làm cho sợi chỉ không tuột ra khỏi mảnh vải) 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ) * Cách tiến hành: - Kiểm tra sự chuẩn bị. - HS thực hành xâu chỉ vào kim. - Đánh giá kết quả thực hành GV gọi 1 số HS thực hiện các thao tác xâu chỉ vê nút chỉ. - GV đánh giá kết quả học tập một số HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY KĨ THUẬT-TUẦN 3 BÀI 2: CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Rèn luyện tính siêng năng, đảm đang. KT: HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Mẫu vải được vạch dấu đường thẳng, đường cong. Kéo cắt vải, phấn, thước. Mẫu vải được vạch dấu đường thẳng, đường cong. Kéo cắt vải, phấn, thước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu:Trò chơi “ Truyền điện” *Mục tiêu: Kiểm tra dụng cụ học sinh; - Kiểm tra những học sinh tiết trước chưa hoàn thành về nhà làm tiếp. - Đánh giá sản phẩm HS. *Cách tiến hành: - HS nêu tên các vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu cần thiết và tác dụng cuả chúng. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu *Mục tiêu: HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. *Cách tiến hành: GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát, nhận dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. HS nêu tác dụng của việc vạch dấu. GV kết luận. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật *Mục tiêu: Vạch được đường dấu trên vải và cắt được vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật. *Cách tiến hành: 1/ Vạch dấu trên vải - HS quan sát hình 1a,1b. HS lên bảng thực hiện đánh dấu 2 điểm cách nhau 15 cm và vạch dấu nối 2 điểm để được đường vạch dấu thẳng trên mảnh vải. 2/ Cắt vải theo đường vạch dấu HS quan sát hình 2a, 2b và nêu cách cắt vải theo đường vạch dấu. 2 HS đọc phần ghi nhớ. 3.Hoạt động luyện tập thực hành Hoạt động 1: HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu *Mục tiêu: HS biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. *Cách tiến hành: GV kiểm tra vật liệu, dụng cụ của HS. HS thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu. GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập *Mục tiêu: Trưng bày sản phẩm nhận xt - Đánh giá kết quả học tập *Cách tiến hành: HS trưng bày sản phẩm. GV nêu tiêu chuẩn. HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. GV nhận xét tinh thần học tập của các em. Dặn HS về đọc trước bài và chuẩn bị bài sau: Khâu thường. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY KĨ THUẬT- TUẦN 4 BÀI 3: KHÂU THƯỜNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là khâu thường. - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Rèn luyện tính siêng năng, đảm đang. KT: HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh qui trình khâu thường - Mẫu khâu thường, vải, chỉ, kim, kéo, thước, phấn, len hoặc sọi khác màu vải - Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường. - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu: * Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học * Cách tiến hành: - Hãy kể tên các dụng cụ, vật liệu dùng để cắt, khâu, thêu? - GV nhận xét * Bài mới: Giới thiệu bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Hiểu thế nào là khâu thường. * Cách tiến hành: - GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn. - HS quan sát mặt phải, mặt trái mẫu, quan sát hình 3a, 3b. - GV kết luận: Đường khâu mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau, cách đều nhau. - GV hỏi: Thế nào là khâu thường? (Đọc mục 1 ghi nhớ). 3. Hoạt động luyện tập thực hành: * Mục tiêu: Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. * Cách tiến hành: - Hướng dẫn HS biết cách cầm vải cầm kim, cách lên kim, xuống kim. - GV nhận xét hướng dẫn HS vạch dấu theo 2 cách đã học. - GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật + Lần đầu hướng dẫn từng thao tác và giải thích. + Lần 2 hướng dẫn nhanh các thao tác. - Khâu đến cuối đường vạch dấu ta cần phải làm gì? (Ta làm nút chỉ). - Hướng dẫn thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu * Lưu ý: - Khâu từ phải sang trái. - Tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhịp nhàng với sự lên xuống của mũi kim. - Dùng kéo cắt chỉ sau khi khâu. - HS tập khâu mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li. - Các mũi khâu thường cách đều 1 ô trên giấy kẻ ô li. 4. Hoạt động vận dụng trải nghiệm: * Mục tiêu: HS tự tin chia sẻ sản phẩm đầu tay của mình * Cách tiến hành: - HS mang sản phẩm của mình và trình bày cách khâu trước lớp. - Các bạn nhận xét. - GV nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY KĨ THUẬT-TUẦN 5 BÀI 3: KHÂU THƯỜNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Có hứng thú và yêu thích may thêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh qui trình khâu thường. - Mẫu khâu thường, vải, chỉ, kim, kéo, thước, phấn, len hoặc sợi khác màu vải. - Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường. - Bộ đồ dùng kỹ thuật cắt, khâu, thêu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Hoạt động mở đầu * Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học *Phương pháp, kĩ thuật: * Cách tiến hành: - Hãy nhắc lại kỹ thuật khâu thường? - GV nhận xét * Bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức * Mục tiêu: Biết cách cầm vải, kim khâu. Khâu được các mũi khâu thường. *Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, quan sát * Cách tiến hành: - Yêu cầu 1 – 2 HS lên bảng thực hiện khâu một vài mũi khâu thường trên giấy kẻ ô li. HS dưới lớp quan sát, nhận xét về thao tác cầm vải, cầm kim, vạch dấu đường khâu và cách thực hiện mũi khâu. - GV ... ....................................................................................................................................... KĨ THUẬT-TUẦN 22 BÀI 12: TRỒNG CÂY RAU, HOA .(tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất: - Chăm học, chăm làm: HS có thái độ yêu thích lao động, yêu thích trồng và chăm sóc cây 2. Năng lực: - Tự học và giải quyết vấn đề: HS biết giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và vận dụng trong cuộc sống; Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. - Hợp tác: Chủ động giao tiếp và hợp tác với các bạn trong các hoạt động học. 3. Năng lực đặc thù: - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng . - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu HSHN: Biết cách trồng cây rau, hoa trong chậu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Túi bầu, có chứa đất - Cuốc, dầm xới. - Bình tưới nước có vòi hoa sen. III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu * Mục tiêu: Củng cố kiến thức. * Cách tiến hành: + Vì sao phải trồng rau, hoa ở những nơi có ánh sáng? * Vì như vậy cây mới có đủ ánh sáng để quang hợp HSHN: Rau và hoa sẽ như thế nào nếu được trồng ở những nơi thiếu ánh sáng? *Cây sẽ yếu, dài, có thể chết - GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới - Nhận xét, tuyên dương. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Quy trình kĩ thuật trồng cây con. * Mục tiêu: HS nắm được quy trình kĩ thuật trồng cây. * Cách tiến hành: - HS đọc nội dung bài trong SGK. - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Tại sao phải chọn cây khoẻ không chọn cây cong quẹo, gầy yếu, và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn? (Để sau khi trồng cây mới nhanh bén rể và phát triển tốt) - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận – Nhận xét. - 1 HS nêu lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt? (Đất trồng cây con cẩn được làm nhỏ , tơi xốp , sạch cỏ dại và lên luống). - GV giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con. + Giữa các cây trồng trên luống cần phải có một khoảng cách nhất định. + Hốc trồng cây: Đào hốc trồng những cây to có bầu đất bằng cuốc, - GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt. - Cho HS quan sát một số mẫu cây con đã mang đến HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật trồng cây trên luống: * Mục tiêu: HS nắm được thao tác kĩ thuật trồng cây. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh chọn đất cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất . + Ta nên chọn đất như thế nào ? (Lấy đất ruộng hoạc đất vườn đã phơi khô , đập nhỏ cho vào túi bầu sau đó chọn cây con tiến hành trồng cây con và bầu đất). - GV hướng dẫn cách trồng cây con các bước trong SGK. - Cần làm mẫu chậm và giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật từng bước một. 3. Hoạt động vận dụng. *Mục tiêu: HS vận dụng trồng được cây con *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS về nhà trồng một cây mà em thích - Tiết sau mang cây lên trình bày sản phẩm IV. DIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: KĨ THUẬT-TUẦN 23 BÀI 12: TRỒNG CÂY RAU, HOA ( tiết 2 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất: - Chăm học, chăm làm: HS có thái độ yêu thích lao động, yêu thích trồng và chăm sóc cây 2. Năng lực: - Tự học và giải quyết vấn đề: HS biết giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và vận dụng trong cuộc sống; Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu. - Hợp tác: Chủ động giao tiếp và hợp tác với các bạn trong các hoạt động học. 3. Năng lực đặc thù: - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng . - Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu HSHN: Biết cách trồng cây rau, hoa trong chậu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Cây con rau, hoa để trồng. - HS: + Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ) + Chậu để trồng cây III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Hoạt động mở đầu - GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HS. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành * Mục tiêu: Biết cách trồng cây rau, hoa trên trong chậu và thực hành trồng cây rau, hoa trong chậu * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Cách chọn chậu trồng cây rau, hoa - GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi: HSHN: Người ta thường trồng cây ở đâu? + Khi chọn chậu trồng cây phải lưu ý điều gì? Chậu phù hợp với cây đêm trồng + Chậu làm bằng vật liệu gì? Sứ, xi măng, nhựa, thuỷ tinh,... + Lỗ dưới đáy chậu có tác dụng gì? Giúp rễ cây thoát nước và hô hấp - GV nhận xét: Chọn chậu trồng cây rất quan trọng. Chậu phù hợp giúp cây phát triển tốt HĐ2: Cách trồng cây trong chậu - GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây trong chậu Cá nhân – Lớp - HS đọc thông tin SGK, nêu cách trồng cây trong chậu + Tại sao phải tưới nhẹ nước quanh gốc cây mới trồng? - Tổ chức cho HS thực hành trồng cây trong chậu- HS thực hành nhóm 4 HSHN: thực hành trồng cây trong chậu. HĐ 3: Trưng bày sản phẩm - Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình - GV nhận xét, đánh giá chung 3. Hoạt động vận dụng Mục tiêu: HS biết vận dụng vào cuộc sống mô hình trồng các loại cây rau, hoa trong chậu. Cách tiến hành: Thực tế ở gia đình mình hoặc em có biết gia đình nào có trồng cây rau trong chậu – rau sạch để dùng không các em? . GV giới thiệu thêm cách trồng rau thủy canh. HS vận dụng thực hành ở nhà, báo cáo kết quả sau khi thực hiện cùng gia đình. IV. DIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:: KĨ THUẬT TIẾT 24: CHĂM SÓC RAU, HOA .( tiết 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất - Yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây rau, hoa đã trồng. 2. Năng lực - HS biết giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và vận dụng trong cuộc sống; Chủ động giao tiếp và hợp tác với các bạn trong các hoạt động học. 3. Năng lực đặc thù: - Biết mục đích , tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phân, lân, đạm - HS: - Vật liệu và dụng cụ: + Cây trồng trong chậu, bầu đất ở tiết trước + Dầm xới, hoặc cuốc. + Bình tưới nước. III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động mở đầu *Mục tiêu: Củng cố bài củ. * Cách tiến hành: + Nêu cách trồng cây rau, hoa trong chậu? - GV nhận xét chung, dẫn vào bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tưới nước cho cây: * Mục tiêu: Cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây. * Cách tiến hành: - HS xem tranh, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: + Tại sao phải tưới nước cho cây? (Chúng ta cần phải cung cấp nước cho hạt nẩy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho rễ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.) + Ở gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng dụng cụ gì? (Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới bằng thùng vòi có hoa sen.) * GV chốt ý : Chúng ta phải tưới nước lúc trời râm mát để nước đỡ bay, có thể tưới bằng nhiều cách như dùng gáo múc, dùng bình vòi hoa sen cây. Hoạt động 2: Tỉa cây *Mục tiêu: HS biết được tác dụng của việc tỉa cây. * Cách tiến hành - Yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK và trả lời câu hỏi: + Thế nào là tỉa cây? (là nhổ bỏ bớt một số cây trên luống đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng, phát triển.) + Vậy tỉa cây nhằm mục đích gì ? (Giúp cho cây đủ ánh sáng và sinh trưởng tốt hơn.) - Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 SGK sau đó nêu nhận xét về khoảng cách và sự phát trển của cây cà rót trong hình 2a,2b. + Hình 2a các em thấy cây mọc như thế nào? (Cây mộc chen chúc, lá nhở củ nhỏ.) + Hình 2b thì sao? (Giữa các cây có khoảng cách thích hợp, cây tốt củ to.) Hoạt động 3: Làm cỏ, vun xới cho cây. * Mục tiêu: HS nắm bắt được tác dụng của việc làm cỏ, vun xới cây. * Cách tiến hành: - GV hướng dẫn học sinh đọc, trả lời câu hỏi: + Nêu những cây thường mọc trên các luống rau, hoa.(Cỏ dại, cây dại) + Tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa? (Làm cho cây lâu lớn.) - Ở gia đình em thường làm cỏ cho rau hoa bằng cách nào? Làm bằng dụng cụ gì? (Nhổ cỏ bằng dao) - Làm cỏ vào buổi nào? (Làm cỏ vào buổi trưa có nắng để cho cỏ chết.) - GV yêu cầu HS quan sát biểu hiện của đất trong chậu hoặc trên luống xem đất khô hay ẩm. + Nêu nguyên nhân làm cho đất khô, không tươi xốp? (Do mưa nhiều và tưới nước liên tục hoặc không xới lên hoặc do không tươí nước.)) + Vun xới đất cho rau, hoa có tác dụng gì? (Giữ cho cây khô bị đỗ, rể cây phát triển mạnh.) - GV làm mẫu cách vun, xới bằng dầm xới, cuốc và nhắc một số ý: + Không làm gãy cây hoặc làm cây bị sây sát. + Kết hợp xới đất với vun gốc. Xới nhẹ trên mặt đất và vun đất vào gốc nhưng không vun quá cao làm lấp thân cây. - Hệ thống lại KT của bài – HS đọc bài học. - Giáo dục ý thức trồng và chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa IV. DIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: KĨ THUẬT-TUẦN 25 TIẾT 25: CHĂM SÓC RAU, HOA .( tiết 1 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất - Yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây rau, hoa đã trồng. 2. Năng lực - HS biết giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và vận dụng trong cuộc sống; Chủ động giao tiếp và hợp tác với các bạn trong các hoạt động học. 3. Năng lực đặc thù: - Biết mục đích , tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phân, lân, đạm - HS: - Vật liệu và dụng cụ: + Cây trồng trong chậu, bầu đất ở tiết trước + Dầm xới, hoặc cuốc. + Bình tưới nước. III. CÁC HOẠT ÐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động (3p) - Lớp trưởng điều hành lớp hát, vận động tại chỗ. - GV dẫn vào bài mới. 2. Hoạt động thực hành: (30p) * Mục tiêu: - Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa. - Đánh giá được công việc của mình và của bạn trong việc chăm sóc cây rau, hoa * Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp HĐ1: HS thực hành chăm sóc rau, hoa. - GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây ở tiết trước - GV phân công, giao nhịêm vụ thực hành. - GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập: - GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau: + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ. + Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định. - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
Tài liệu đính kèm: