Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 25 đến 35 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 25 đến 35 (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

- Học sinh biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.

- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, dúng quy trình,

- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc đúng quy trình.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Mẫu cái đu đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III.Hoạt động dạy- học

 

doc 29 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 25 đến 35 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 (Tiết 49): ÔN TẬP KIỂM TRA
 (Tham khảo đề trong SGV trang 91)
TUẦN 25 (Tiết 50, 51)
Bài 26: CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ
 LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT
( 2tiết)
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp, tháo các chi tiết.
- Biết lắp ráp 1 số chi tiết với nhau.
II. Đồ dùng dạy-học:
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Hoạt động dạy- học
 Tiết 1 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Vừa kiểm 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Để nhận biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật,hôm nay chúng ta sang bài mới:các chi tiết và dụng cụ bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ
- GV lần lượt giói thiệu từng nhóm chi tiết chính theo mục 1 (SGK )
-GV tổ chức cho HS gọi tên ,nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết dụng cụ (H1- SGK )
- GV chọn 1 số chi tiết và đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó.
- GV hướng dẫn HS sắp xếp các chi tiết đó:các loại chi tiết được sắp xếp trong hộp có nhiều ngăn, mỗi loại để 1 số chi tiết cùng loại hoặc 2,3 loại khác nhau.
- HS theo dõi và lặp lại
- Các nhóm kiểm tra tên gọi như ( SGK )
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cach1 sử dụng cờ –lê, tua-vít .
-a. Lắp vít
 -GV hướng dẫn thao tác theo các bước: khi lắp các chi tiết , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay trái dặn ốc vào vít. Sau khi ren của ốc khớp với ren của vít, ta dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít và quay cán tua-vít theo chiều kim đồng hồ vặn chặt vít cho đến khi ốc giữ chặt các chi tiết cần ghép lại với nhau (H2- SGK )
 b. Tháo vít:
 - tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua- vít ngược chiều kim đồng hồ. 
 c. Lắp ghép 1 số chi tiết.
 - GV làm mẫu 1 trong 4 mấu ghép của H4 (SGK ).
 -GV đặt câu hỏi yêu cầu hS gọi tên và số lượng của mối ghép.
 - GV làm mẫu các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép.
3. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập của học sinh 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị tiết sau thực hành. 
HS lắng nghe. Sau đó 2,3 hS lên bảng thực hiện.Cả lớp thực hiện theo.
 --HS quan sát và xem H3 để trả lời câu hỏi trong (SGK ) 
 - HS thực hành cách tháo vít.
 - HS trả lời
Tiết 2	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS nêu lại tên các chi tiết và dụng cụ của tiết .
- Nhận xét
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Để thực hành tốt quá trỉnh lắp ghép.Hôm nay chúng ta thực hành cách lắp ghép 
-2,3 HS nêu
Hoạt động 3
Học sinh thực hành lắp ghép
- GV yêu cầu cácnhóm gọi tên đếm số lượng các chi ttiết cần lắp của từng mối ghép ở H4a 4b 4c 4e 
 - Mỗi nhóm lắp 2-4 mối ghép.
- Nhắc nhở học sinh :
 + Phải sử dụng cờ –lê và tua –vít để tháo, lắp các chi tiết.
 + Chú ý an toàn khi sử dụng tua-vít.
 + Phải dùng nắp hộp để đựng các chi tiết tránh rơi vãi.
 + Khi lắp ghép, vị trí của vít ở mặt phải, ốc mặt trái của mô hình.
- HS thực hành lắp ghép các mối ghép.
-Vệ sinh dụng cụ, chân tay, sau khi thực hành xong.
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập
-Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn
+ Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và dúng quy trình.
+ Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh 
+ GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh , kĩ năng lắp ghép các chi tiết . 
-Hướng dẫn học sinh đọc trước bài mới trong SGK và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài :Lắp cái đu trong SGK.
-- Nhận xét tiết học.
-Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chuẩn giáo viên đưa ra
TUẦN 26 (Tiết 52-53)
 Bài 27: LẮP CÁI ĐU
( 2tiết)
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, dúng quy trình,
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc đúng quy trình.
II. Đồ dùng dạy-học:
Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Hoạt động dạy- học
 Tiết 1 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Hỏi HS vài chi tiết lắp ghép.
- Nhận xét. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: các em đã biết được các chi tiết lắp ghép .hôm nay các em sẽ lắp ghép cái đu.
- 2,3 HS trả lời.
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. 
- GV cho HS quan sát mẫu cái đu lắp sẵn
- Hướng dẫn quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi: cái đu có những bộ phận nào ?
- GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế:Ở các trường mầm non hoặc công viên, ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu.
- 2,3 HS trả lời:
+ Cần có 3 bộ phận:giá đỡ đu; ghế đu; trục đu.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh thao tác kĩ thuật.
 -GV hướng dẫn HS lắp cái đu theo quy trình trong SGK để HS quan sát.
 a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết 
 - GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại .
 - Trong khi hướng dận, GV có thể gọi HS lên chọn 1 vài chi tiết cần lắp cái đu 
 b. Lắp từng bộ phận
 +Lắp giá đỡ đu (H2- SGK)
 +GV nêu câu hỏi:
 * Để lắp được giá đỡ đu cần những chi tiết nào ?
 * Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì ?
 + Lắp ghế đu (H3- SGK )- 
 - GV nêu câu hỏi :
 *Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào ? Số lượng bao nhiêu ?
 +Lắp trục đu vào ghế đu (H4-SGK ) 
 - GV hướng dẫn HS quan sát H4 SGK ,sau đó gọi 1 HS lên lắp .GV nhận xét ,uốn nắn bổ sung cho hoàn chỉnh.
 - Trước khi cho HS lắp GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm ?
 c. Lắp ráp cái đu
 -GV tiến hành lắp ráp các bộ phận ( lắp H4 vào H2) để hoàn thành cái đu như H1. Sau đó kiểm tra sự giao động của cái đu
d . Hướng dẫn HS thao tác các chi tiết
 -Khi tháo phải tháo rời tùng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời tùng chi tiết theo trình tự ngược lại vo8í trình tự lắp 
 - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp .
3. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập của học sinh 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị tiết sau thực hành. 
 - 2,3 HS lên bảng lắp ,cân theo dõi 
 -Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu . 
 -Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh 11 lổ và thanh chữ U dài .
- 2,3 HS trả lời:Cần chọn tấm nhỏ,4 thanh thẳng 7 lỗ ,tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài .
 - 1 HS lên bảng lắp.Và trả lời:Cần 4 vòng hãm
- Hs theo dõi.
Tiết 2	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS nêu lại tên các chi tiết và dụng cụ lắp ráp cái đu ?
- Nhận xét
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Để thực hành tốt quá trỉnh lắp ghép.Hôm nay chúng ta thực hành cách lắp ghép cái đu
-2,3 HS nêu
Hoạt động 3
Học sinh thực hành lắp ghép cái đu
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và nhắc nhở các em phải quan sát kĩ hình trong SGK .cũng như nội dung của từng bước lắp. 
 a. HS chọn các chi tiết lắp cái đu 
 - GV đến tùng nhóm để kiểm tra và giúp đỡ các em chọn đúng và đủ chi tiết lắp cái đu 
 b. Lắp từng bộ phận 
 - GV nhắc nhở các em lưu ý 1 số điểm sau:
 + Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu(cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu ) .
 + Thứ tự lắp tay cầm và thanh sau ghế vào tấm nhỏ ( thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài tấm nhỏ ) khi lắp ghế đu.
 + Vị trí của các dòng hãm.
 c.Lắp ráp cái đu 
 -GV nhắc HS quan sát H1 SGK để lắp ráp cái đu.
 - Kiểm tra sự chuyển động của cái đu.
 - GV theo dõi ,quan sát HS để kịp thời uốn nắn ,bổ sung HS còn lúng túng . 
- 2,3 HS nêu ghi nhớ.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập
-Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn
+ Lắp đu đúng mẫu và theo đúng quy trình .
+ Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Ghế đu dao động nhẹ nhàng. 
 + GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh 
+ GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét – Dặn dò:
 -- Nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh , kĩ năng lắp ghép các cái đu . 
 -- GV dặn HS đọc bài trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để học bài:Lắp xe nôi .
 -- Nhận xét tiết học.
-Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chuẩn giáo viên đưa ra
 Tuần 27 (Tiết 54-55 )
	Bài 28: LẮP XE NÔI 
( 2tiết)
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi 
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi..
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Hoạt động dạy- học
 Tiết 1 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của HS 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Các em đạ nắm được các chi tiết lắp ráp. Hôm nay chúng ta sang lắp ráp xe nôi. 
- Cả lớp.
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu .
- GV cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn 
- Hướng dẫn HS ... á trình HS lắp từng bộ phận,GV nhắc các em lưu ý 1 số điểm sau: 
 + Vị trí trên, dưới của tấm L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài .
 + Phải tuân thủû các bước lắp theo đúng H 3a, 3b, 3c, 3d khi lắp ca bin. 
 + Khi lắp bệ thang và giá đỡ thang phải dùng vít dài để lắp và chỉ lắp tạm thời.
 + Chú ý thứ tự các chi tiết lắp ( thanh chữ U dài, bánh đai, bánh xe )
 + Lắp thang phải lắp từng bên một.
c. Lắp ráp xe có thang .
 - HS lắp ráp các bước theo SGK
 - GV quan sát để kịp giúp đỡ và chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng.
 - GV nhắc HS khi lắp thang vào giá đỡ thang phải lắp bánh xe, bánh đai trước sau đó mới lắp thang. 
 - GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những nhóm lắp còn lúng túng. 
- HS chọn đúng và đủ chi tiết trong SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- 1,2 HS đọc ghi nhớ, HS khác góp ý bổ sung.
- HS thực hành lắp ráp từng bộ phận
- HS tiến hành lắp.
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập
-Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn và trưng bày sản phẩm
 - GV nêu tiêu chuẩn
+ Lắp xe có thang đúng mẫu và đúng quy trình.
+ Xe và thang lắp chắc chắn, không bị xộc xệch
 + Thang có thể quay được các hướng khác nhau.
 +Xe chuyển đổng được.
 +GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh 
+ GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh , kĩ năng lắp ghép xe có thang của HS
-Hướng dẫn học sinh đọc trước bài mới trong SGK và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài :Lắp con quay gió 
-Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
TUẦN 32: ĐÃ SOẠN Ở TUẦN 31
Tuần 33 (Tiết 65 66 67 )
Bài 32 LẮP CON QUAY GIÓ 
 ( 3tiết)
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió
- Lắp từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kĩ thuật, đúng quy trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết con quay gió . 
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Mẫu con quay gió đã lắp ráp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Hoạt động dạy- học
 Tiết 1 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS nêu các bước lắp xe có thang 
- GV chấm 1 số sản phẩm. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Các em đạ nắm được các chi tiết lắp ráp. Hôm nay chúng ta sang lắp con quay gió . 
- 1,2 HS nêu. Cả lớp nhận xét bổ sung .
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu .
- GV cho HS quan sát mẫu con quay gió đã lắp sẵn 
- Hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi:
 + Con quay gió mấy bộ phận chính ?
- GV nêu úng dụng của con quay gió trong thực tế: Ớ số vùng người ta làm con quay gió để tạo sức gió nhằm tạo ra điện năng để thắp sáng, tưới cây hoặc xây , xát gạo.
.
- HS theo dõi và lặp lại
- HS trả lời: Có 3 bộ phận chính: cánh quạt, giá đỡ các trục, hệ thống bánh đai và đai truyền 
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh thao tác kĩ thuật
 a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK 
 -GV cùng HS gọi tên, số lượng và chọn từng loại chi tiết theo từng bảng trong SGK cho đúng, đủ .
 - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp.
 b. Lắp từng bộ phận 
 * Lắp cánh quạt H2-SGK 
 , - GV gọi HS lên lắp,
 - GV nhận xét ,uốn nắn 
 * Lắp giá đỡ các trục H3- SGK 
 - HS quan sát H3 ( SGK ),và để trả lời các câu hỏi sau: 
 + Lắp các thanh thẳng 11 lỗ vào lỗ thứ mấy của tấm lớn ?
 + Lắp thanh thẳng 5 lỗ vào lỗ thứ mấy của thanh thẳng 11 lỗ ?
 + Lắp thanh chữ U như thế nào ?
 * Lắp bánh đai vào trục H4- SGK. 
 - HS quan sát H4 và 1 HS lên lắp các bánh đai vào trục.
 - GV thực hiện các bước lắp các giá đỡ vào trục. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK 
 c. Lắp ráp con quay gió 
 - GV lắp ráp xe theo các bước trong SGK.
. +Khi lắp cần chú ý lắp cần chỉnh bánh đai trên các trục thẳng hàng với nhau để lắp được đai truyền. 
 d. GV hướng dẫn HS cách tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp
 - cách tiến hành như tiết trước.
 3. Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập của học sinh 
- Dặn học sinh mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận đã lắp ở cuối tiết 2 
 -HS lắng nghe
- 1 HS lên lắp, HS khác bổ sung.
- 1HS lên lắp, HS khác nhận xét. Bổ sung cho hoàn chỉnh.
+ Vào hàng lỗ thứ 3 vào 2 đầu tấm lớn.
+ Vào lỗ thứ tư từ dưới lên.
+ 1 HS trả lờiuc5
-HS lên lắp ,HS khác nhận xét và bổ sung
- 1,2 HS trả lời
- 1,2 HS lắp, còn lại nhận xét.
1 HS lên lắp còn lại theo dõi.
- HS tháo rời từng bộ phận, tiếp theo tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại khi lắp.Rồi xếp gọn vào hộp.
Tiết 2,3	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 HS nhắc lại cách lắp xe có thang 
- Nhận xét. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Để thực hành tốt quá trỉnh lắp ghép.Hôm nay chúng ta thực hành cách lắp ghép con quay gió. 
- 1 HS nêu ,HS còn lại nhận xét .
Hoạt động 3
Học sinh thực hành lắp con quay gió .
a. chọn chi tiết
 -- GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp con quay gió 
 b. Lắp từng bộ phận.
 -Trước khi HS thực hành lắp từng bộ phận. GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ,sau đó yêu cầu HS quan sát kĩ hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp. 
 - Trong quá trình HS lắp từng bộ phận,GV nhắc các em lưu ý 1 số điểm sau: 
 + Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đúng vị trí lỗ của tấm lớn .phải cố định tạm 4 thanh thẳng 11 lỗ bằng 2 vít dài. 
 + Lắp bánh đai vào trục.
 + Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ .
 + Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền. 
c. Lắp ráp con quay gió .
 - HS quan sát H5- SGK để lắp những bộ phận còn lại vào đúng vị trí và lưu ý: 
 + Chỉnh các bánh đai giữa các trục cho thẳng hàng . 
 + Khi lắp cánh quạt phải đúng và đủ các chi tiết ( vòng hảm , cánh quạt, bánh đai ) - Lắp xong HS kiểm tra sự hoạt động của con quay gió.
 - Trước khi thực hành tiết 3, GV kiểm tra sản phẩm của HS đã hoàn thành trong tiết 2. Nếu còn nhiều HS chưa lắp được thì GV hướng dẫn lại.
- HS chọn đúng và đủ chi tiết trong SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- 1,2 HS đọc ghi nhớ, HS khác góp ý bổ sung.
- HS thực hành lắp ráp từng bộ phận
- HS tiến hành lắp.
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập
-Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn và trưng bày sản phẩm
 - GV nêu tiêu chuẩn
+ Con quay gió lắp đúng kĩ thuật ,đúng quy trình. 
+ Con quay gió lắp chắc chắn, không bị xộc xệch
 + Khi cánh quạt quay thì các bánh đai phải quay theo .
 _ GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh 
 _ GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh , kĩ năng lắp ghép con quay gió 
- HS đọc trước bài mới trong SGK hoặc sưu tầm một mẫu lắp ghép và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài: Lắp ghép mô hình tự chọn. 
-Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
Tuần 34, 35 (Tiết 68 69 70 )
Bài 33 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
 ( 3 tiết 
I.Mục tiêu:
- Biết tên gọi và chọn các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn. 
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn đúng kĩ thuật, đúng quy trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình. 
II. Đồ dùng dạy-học:
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Hoạt động dạy- học
 Tiết 1 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS nêu các bước lắp con quay gió. 
- GV chấm 1 số sản phẩm. 
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Các em đạ nắm được các chi tiết lắp ráp. Hôm nay chúng ta sang lắp ghép mô hình tự chọn. 
- 1,2 HS nêu. Cả lớp nhận xét bổ sung .
Hoạt động 1
HS chọn mô hình lắp ghép. 
- GV cho HS tự chọn mô hình lắp ghép 
- HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm .
3Củng cố ,dặn dò: 
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS 
- Dặn HS chẩn bị tiết sau lắp ghép mô hình tự chọn. 
 Nhận xét tiết học. 
- HS nghiên cứu SGK 
 Tiết 2,3 
Hoạt động 2
Chọn và kiểm tra các chi tiết 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS 
- Nhận xét. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Để thực hành tốt quá trỉnh lắp ghép.Hôm nay chúng ta thực hành cách lắp ghép mô hình tự chọn . 
- Gv hướng dẫn HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ . Các chi tiết xếp theo từng loại vào nắp hộp. 
- cả lớp 
- HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ. 
Hoạt động 3
Học sinh thực hành lắp mô hình tự chọn .
a Lắp từng bộ phận.
b Lắp ghép mô hình hoàn chỉnh. 
- HS tiến hành lắp. 
Hoạt động 4:
Đánh giá kết quả học tập
-GV tổ chức cho Cho học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn và trưng bày sản phẩm
 - GV nêu tiêu chuẩn
+ Lắp được mô hình tự chọn. 
+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình. 
+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. 
 _ GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh 
 _ GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Nhận xét – Dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của học sinh , kĩ năng lắp ghép mô hình tự chọn . 
- GV tổng kết năm học. 
-Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
 DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ki_thuat_lop_4_tuan_25_den_35_ban_chuan_kien_thuc.doc