Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 25 đến tuần 35 - Bùi Thị Luyến

Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 25 đến tuần 35 - Bùi Thị Luyến

CHĂM SÓC RAU, HOA (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nhắc lại được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.

2. Kĩ năng

- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.

3. Góp phần phát triển các năng lực

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác

4. Phẩm chất: - Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây rau, hoa đã trồng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phân, lân, đạm

- HS: - Vật liệu và dụng cụ:

+ Cây trồng trong chậu, bầu đất ở tiết trước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 21 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật Lớp 4 - Tuần 25 đến tuần 35 - Bùi Thị Luyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
CHĂM SÓC RAU, HOA (T2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Nhắc lại được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
2. Kĩ năng
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất: - Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây rau, hoa đã trồng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Phân, lân, đạm
- HS: - Vật liệu và dụng cụ: 
+ Cây trồng trong chậu, bầu đất ở tiết trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: 
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Đánh giá được công việc của mình và của bạn trong việc chăm sóc cây rau, hoa
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ2: HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
- GV tổ chức cho HS làm 1, 2 công việc chăm sóc cây ở tiết trước
- GV phân công, giao nhịêm vụ thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho HS và nhắc nhở đảm bảo an toàn lao động.
 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập: 
- GV gợi ý cho HS đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau:
 + Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
 + Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật. 
 + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian qui định. 
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc cây.
- HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa theo nhóm đã phân công:
+ Tưới nước/lân, đạm
+ Nhổ cỏ
+ Tỉa nhánh/ lá già héo úa
+ Xới đất, vun cây
- HS tự đánh giá theo các tiêu chuẩn trên và đánh giá chéo
- Bình chọn nhóm thực hành tốt
 Tiếp tục thực hành chăm sóc cây
TUẦN 26
CÁC CHI TIẾT, DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP
MÔ HÌNH KỸ THUẬT
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
2. Kĩ năng
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít.
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất: - Tích cực, tự giác học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh, ảnh
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít.
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1: Gọi tên, nhận dạng của các chi tiết và dụng cụ. 
- GV giới thiệu bộ lắp ghép mô hình KT của HS
+ Bộ lắp ghép có bao nhiêu chi tiết và chia làm mấy nhóm
+ Em hãy nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết?
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp:có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2- 3 loại khác nhau.
- GV cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ như H.1 SGK.
Hoạt động 2: Cách sử dụng cờ - lê, tua vít.
- GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác lắp vít, lắp ghép một số chi tiết như SGK.
- Gọi 2- 3 HS lên lắp vít.
- GV tổ chức HS thực hành.
- GV cho HS quan sát H.3 SGK và hỏi:
+ Để tháo vít, em sử dụng cờ- lê và 
tua-vít như thế nào?
- GV cho HS thực hành tháo vít.
- GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong H.4 SGK.
+ Em hãy gọi tên và số lượng các chi tiết cần lắp ghép trong H.4 SGK.
- GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào trong hộp.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- HS quan sát bộ lắp ghép, đọc sách hướng dẫn
+ Có 34 loại chi tiết khác nhau, phân thành 7 nhóm chính 
+ HS đọc tên các chi tiết theo câu hỏi của GV
- HS thực hành theo nhóm
- Các nhóm kiểm tra và đếm.
Cá nhân – Lớp
- HS đthực hiện.
- HS quan sát
- HS thực hiện.
a. Lắp vít:
 b. Tháo vít:
+ Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua - vít ngược chiều kim đồng hồ.
c. Lắp ghép một số chi tiết:
- HS theo dõi và lắp ghép
+ Tấm lớn, tấm 3 lỗ, thanh chữ U dài,
- HS quan sát.
- Tự đánh giá sp của mình và của bạn
- Lắp ghép các chi tiết khác với SGK
_________________________________________________________
Tuần 27
LẮP CÁI ĐU (Tiết 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Nắm được quy trình lắp cái đu
2. Kĩ năng
- Bước đầu lắp được cái đu theo mẫu.
3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất: - Tích cực, tự giác , yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh quy trình, mẫu cái đu
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
 - Nắm được quy trình lắp cái đu
 - Bước đầu lắp được cái đu theo mẫu.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: 
- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn
- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi.
+ Cái đu có những bộ phận nào?
+ Nêu tác dụng của cái ghế đu trọng thực tế.
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật: 
+ GV lăp cái đu theo qui trình trong SGK để học sinh quan sát.
a. Chọn chi tiết
- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại.
- Khi GV hướng dẫn có thể gọi HS lên chọn các chi tiết
b. Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ đu (H2 – SGK)
Trong quá trình lăp GV có thể dưa ra một số câu hỏi.
+ Để lắp được giá đỡ đu cần phải chọn những chi tiết nào?
+ Để lắp được giá đỡ đu cần cấn chú ý đến điều gì?
 * Lắp ghế đu: (H3 – SGK)
Trước khi lắp GV gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào. Số lượng bao nhiêu?
 * Lắp trục đu vào ghế (H4 – SGK)
GV cho HS quan sát hình 4, - SGK, sau đó gọi 1 em lên lắp. GV nhận xét, uốn nắn.
- Trước khi lắp GV hỏi: để cố định trực đu cần bao nhiêu vòng hãm?
c. Lắp ráp cái đu:
+ GV tiến hành lắp ráp các bộ phận (lắp H4 vào H2) để hoàn thành cái đu hình 1, sau đó KT sự dao động của cái đu.
d. Hướng dẫn HS tháo các chi tiết:
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- HS quan sát vật mẫu.
+ Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
+ Ở các trường mẫu giáo hoặc trong công viên, các gia đình, ta tường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên ghế đu.
- HS quan sát thao tác của GV.
- HS làm cùng GV chọn các chi tiết để vào nắp hộp.
- 1 số HS lên bảng chọn chi tiết theo yêu cầu của GV.
+ Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu.
+ Vị trí ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
+ Cần chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ,...
+ HS lên bảng thực hành.
+ Cần 4 vòng hãm.
- HS lên thực hành dưới sự hướng dẫn của GV
- HS bước đầu thực hành lắp cái đu
- Hoàn chình các bước lắp ghép
TUẦN 28
LẮP CÁI ĐU (tiết 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
2. Kĩ năng
- Thực hành lắp được cái đu.
3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất: - Tích cực, tự giác, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh quy trình, mẫu cái đu
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: HS thực hành lắp được cái đu. Đánh giá được sản phẩm của bạn
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1: HS thực hành 
+ Nêu lại quy trình lắp cái đu
- GV đưa tranh chốt lại quy trình lắp cái đu
- Yêu cầu thực hành
- GV quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng
HĐ2: Đánh giá sản phẩm
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm
+ Sản phẩm lắp ráp đúng kĩ thuật
+ Có thể chuyển động được
+ Có sáng tạo trong quá trình lắp ghép.
- GV nhận xét, đánh giá chung
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- 1 HS nêu
- HS quan sát
- HS thực hành trong nhóm 2
- HS trưng bày sản phẩm
- HS đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn
- Bình chọn sản phẩm tốt nhất
- Hoàn thiện lắp ghép cái đu
- Sáng tạo thêm chi tiết trong lắp ghép cái đu.
_________________________________________________________________
Tuần 29
LẮP XE NÔI (tiết 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiến thức
- Nắm được công dụng của xe nôi
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi
2. Kĩ năng
- Nắm được quy trình lắp xe nôi, bước đầu biết cách lắp xe nôi
3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất: - Tích cực, tự giác, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh quy trình, mẫu xe nôi
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: HS nắm được tác dụng của xe nôi, chọn đúng đủ chi tiết để lắp. Nắm được quy trình lắp và bước đầu thực hành lắp được xe nôi
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
HĐ1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.
+ Xe nôi có mấy bộ phận?
+ Nêu tác dụng của xe nôi
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật. 
 a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
- Yêu cầu HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
b/ Lắp từng bộ phận:
- Lắp tay kéo H.2 SGK. GV cho HS quan sát và hỏi:
+ Để lắp được xe kéo, em cần chọn chi tiết ... GV gọi HS lên lắp các bước đơn giản.
* Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe H.5 SGK.
 Đây là các bộ phận đơn giản nên GV gọi HS lên lắp.
 c/ Lắp ráp xe ô tô tải 
- GV cho HS lắp theo qui trình trong SGK.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
d/ GV hướng dẫn HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân – Lớp
- HS quan sát tranh, nêu tác dụng: Ô tô tải dùng để chở hàng hoá
- Quan sát mẫu
+ 3 bộ phận: giá đỡ bánh xe, sàn cabin, cabin, thành sau của thùng, trục bánh xe.
- HS thực hành cùng GV
+ 2 phần: Giá đỡ trục bánh xe, sàn cabin. 
- 4 bước theo SGK.
- HS theo dõi.
- 2 HS lên lắp.
- HS lắp và nhận xét.
- HS bước đầu thực hành lắp ghép
- Thực hành lắp xe tải
- Thi lắp ghép nhanh
Kí duyệt của khối trưởng chuyên môn
Ngày / /
Bùi Thị Luyến
TUẦN 32
Thứ ngày tháng năm 2022
LẮP Ô TÔ TẢI (tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải
2. Kĩ năng
- Lắp được ô tô tải theo mẫu. Xe chuyển động được.
- Đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn.
3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất: - Tích cực, tự giác, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh quy trình, mẫu ô tô tải
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu: Chọn đủ chi tiết lắp ô tô tải. HS thực hành lắp được ô tô tải theo mẫu, xe chuyển động được. Đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
Hoạt động 1: HS thực hành lắp ô tô tải
 a/ HS chọn chi tiết
- GV cho HS chọn đúng và đủ chi tiết để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe nôi.
b/ Lắp từng bộ phận
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
- Cho HS quan sát hình như lắp xe nôi.
- Khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV lưu ý:
+ Vị trí trong, ngoài của các thanh. 
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chũ U khi lắp thành xe và mui xe.
 c/ Lắp ráp ô tô tải
- GV nhắc nhở HS phải lắp theo qui trình trong SGK, chú ý văn chặt các mối ghép để xe không bị xộc xệch.
- GV yêu cầu HS khi ráp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe.
- GV quan sát theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa.
HĐ2: Đánh giá sản phẩm
- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá sản phẩm
+ Sản phẩm lắp ráp đúng kĩ thuật
+ Có thể chuyển động được
+ Có sáng tạo trong quá trình lắp ghép.
- GV nhận xét, đánh giá chung
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- HS thực hành trong nhóm 2
- 1 HS nêu
- Thực hành theo nhóm 2
- Kiểm tra sự chuyển động của ô tô tải
- HS trưng bày sản phẩm
- HS đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn
- Bình chọn sản phẩm tốt nhất
- Hoàn thiện lắp ghép ô tô tải
- Thi lắp ghép nhanh
__________________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2022
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN(tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
* Với HS khéo tay: Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn, sử dụng được.
3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất: - Tích cực, tự giác, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
Hoạt đông 1: HS chọn mô hình lắp ghép: 
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết: 
- GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
Hoạt động 3: HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
- GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.
+ Lắp từng bộ phận.
+ Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành đã viết ở bảng phụ
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. 
+ Mô hình có khả năng sử dụng
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- HS nối tiếp nêu mô hình mà mình sẽ lắp ghép
- HS chọn các chi tiết.
- HS lắp ráp mô hình cá nhân
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành
- Hoàn thiện lắp ghép mô hình tự chọn
- Lên ý tưởng cho mô hình mới
Kí duyệt của khối trưởng chuyên môn
Ngày / /
Bùi Thị Luyến
TUẦN 34
Thứ ngày tháng năm 2022
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN(tiết 2)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
2. Kĩ năng
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
.3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất- Tích cực, tự giác, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn, sử dụng được.
- Với ô tô lắp thêm chi tiết thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng dầu
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
Hoạt đông 1: HS chọn mô hình lắp ghép: 
- GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
- Khuyến khích HS lắp ô tô có chi tiết thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng dầu
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết: 
- GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
Hoạt động 3: HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
- GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.
+ Lắp từng bộ phận.
+ Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
+ Thử KT sự chuyển động 
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành đã viết ở bảng phụ
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. 
+ Mô hình có khả năng sử dụng
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 2 – Lớp
- HS nối tiếp nêu mô hình mà mình sẽ lắp ghép
- HS chọn các chi tiết.
- HS lắp ráp mô hình cá nhân
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành
- Hoàn thiện lắp ghép mô hình tự chọn
- Lên ý tưởng cho mô hình mới
_______________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2022
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (T3)
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp được mô hình tự chọn
2. Kĩ năng
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
3. Góp phần phát triển các năng lực
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL thẩm mĩ, NL sáng tạo, NL hợp tác
4. Phẩm chất:- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
- GV: Tranh quy trình
- HS: Bộ dụng cụ lắp ghép
2. Phương pháp, kĩ thuật
- PP: Quan sát mẫu, hỏi đáp, thảo luận nhóm, luyện tập – thực hành
- KT: đặt câu hỏi, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3p)
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.
2. HĐ thực hành:(30p)
* Mục tiêu:
- HS chọn được các chi tiết để lắp mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình
* Cách tiến hành: Cá nhân- Nhóm- Lớp
Hoạt động1: HS chọn mô hình lắp ghép 
Cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
GV nêu có thể chọ mô hình ở sách giáo khoa hoặc tự sưu tầm ở ngoài đều được.
Yêu cầu HS thi đua nêu tên mô hình mình chọn.
VD: Em lắp con cá, em lắp con rô bốt, em lắp hình chú siêu nhân, em lắp cần cẩu, 
Sau mỗi em nêu Gv hỏi lắp mô hình đó em cần lắp mấy bộ phận là những bộ phận nào?
Hoạt động 2: HS quan sát mô hình mình chọn 
Yêu cầu HS nghiên cứu mô hình mình đã chọn để có cách lắp chính xác.
GV gọi từng em nêu tên mô hình và nêu cách lắp.
Cho HS nhận xét bạn mình 
Cho HS chọn các chi tiết và lắp thử 
GV quan sát và giúp đỡ.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả 
- GV đưa tiêu chí đánh giá 
- Gọi HS đọc lại 
- Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm
- Yêu cầu HS dựa vào tiêu chí đánh giá để đánh giá bài của bạn của mình
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
+ Cần lưu ý gì khi lắp ghép mô hình tự chon?
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Cá nhân – Lớp
- HS suy nghĩ
- HS thi đua nêu và trả lời câu hỏi
- HS nêu
- HS nghiên cứu mô hình đã chọn
- Trình bày sản phẩm
- Đánh giá sản phẩm
+ Vì không có sự hướng dẫn của cô giáo nên cần quan sát và nghiên cứu kĩ sơ đồ mình chọn mới có cách lắp chính xác được 
- Sáng tạo thêm các mô hình có tính ứng dụng cao.
Kí duyệt của Khối trưởng chuyên môn
Ngày / /
Bùi Thị Luyến

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ki_thuat_lop_4_tuan_25_den_tuan_35_bui_thi_luyen.docx