Giáo án Lịch sử 4 - Chương trình học kỳ II - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Lịch sử 4 - Chương trình học kỳ II - Đinh Hữu Thìn

TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ

I/ MỤC TIÊU:Sau bài học, h/s nêu được:

- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.

- Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trong sgk phóng to.

- Phiếu thảo luận nhóm

- Các mẩu truyện về học hành, thi cử thời xưa.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Chương trình học kỳ II - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Lịch sử
Bài: 17 
Nhà hậu lê và việc tổ chức 
quản lí đất nước
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, h/s biết:
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê.
- Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy củ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ.
- Nêu đựơc những nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lí đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê
- Phiếu học tập
- Các hình minh hoạ.
III/ Các/ hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ: (5 phút)
- Hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng.
- Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn?
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu nội dung của bài học.
2/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua. (15 phút)
- Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?
- Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?
- Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?
- GV treo sơ đồ đã vẽ sẵn và giảng cho h/s: Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua là các bộ và viện, dưới các bộ và viện lần lượt là đạo, phủ, huyện, xã.
- Yêu cầu h/s trình bày lại sơ đồ
- Hãy tìm những sự việc thể hiện dưới triều Hậu Lê vua là người có uy quyền tối cao.
Hoạt động 2: Bộ luật Hồng Đức
(15 phút)
- Để quản lí đất nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì?
- Vì sao bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức
- Nêu những nội dung chính của bộ luật Hồng Đức?
- Với những nội dung cơ bản như trên, Bộ luật Hồng Đức có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước?
- Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ?
Kết luận: Luật Hồng Đức là bộ luật đầu tiên của nước ta, là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nhờ bộ luật này và những chính sách phát triển kinh tế, đối nội, đối ngoại sáng suốt mà triều Hậu Lê đã đưa đất nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Nhớ ơn vua, nhân dân ta có câu:
 Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn.
C/ Củng cố- Dặn dò (3 phút)
Yêu cầu h/s trình bày tư liệu sưu tầm được về vua Lê Thánh Tông.
Chuẩn bị bài sau
1 h/s trả lời
1 h/s trả lời
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
4 h/s nối nhau trả lời
( Để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỉ thứ 10)
Quan sát sơ đồ, lắng nghe, ghi nhớ
2 h/s trình bày trên bảng
( Vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội )
1 h/s trả lời
( vì đều ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi nhà vua có niên hiệu là Hồng Đức)
h/s trả lời đến ý đúng
( Bộ luật là công cụ giúp nhà vua cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền phát triển kinh tế và ổn định xã hội)
( Luật Hồng Đức đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ)
Lắng nghe và ghi nhớ
2-3 nhóm trình bày trước lớp
Sưu tầm tư liệu về trường học thời Hậu Lê
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Lịch sử
Bài: 18 
Trường học thời hậu lê 
I/ Mục tiêu:Sau bài học, h/s nêu được:
- Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử, nội dung dạy học dưới thời Hậu Lê.
- Những việc nhà Hậu Lê làm để khuyến khích học tập.
II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình minh hoạ trong sgk phóng to.
- Phiếu thảo luận nhóm
- Các mẩu truyện về học hành, thi cử thời xưa.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ: (5 phút)
- Nêu những sự việc chứng tỏ dưới thời Hậu Lê vua có quyền tối cao?
- Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
- GV nhận xét, đánh giá
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV giới thiệu dựa vào di tích lịch sử Văn Miếu.
2/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê (10 phút)
- GV tổ chức cho h/s thảo luận nhóm theo định hướng: Hãy cùng đọc sgk thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu học tập
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình
- Yêu cầu h/s dựa vào phiếu để mô tả tóm tắt về tổ chức giáo dục thời Hậu Lê.
Hoạt động 2: Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê.
(20 phút)
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tâp?
Kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ với việc xây dựng nhà nước mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá của người Việt.
C/ Củng cố- Dặn dò
- GV tổ chức cho h/s giới thiệu các thông tin sưu tầm được về Văn Miếu- Quốc Tử Giám, về các mẩu chuyện học hành thời xưa. 
- Qua bài học, em có suy nghĩ gì về giáo dục thời Hậu Lê?
- Chuẩn bị bài sau
1 h/s trả lời
1 h/s trả lời
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
Chia nhóm 4 thảo luận hoàn thành yêu cầu của phiếu
4 nhóm mỗi nhóm trình bày 1 ý
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
1-2 h/s trình bày
Các h/s khác bổ sung
H/s trả lời, mỗi em một ý
( - Tổ chức lễ xướng danh
- Tổ chức lễ vinh qui
- Khắc tên người đỗ đạt cao ( tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài
- Kiểm tra trình độ của quan lại)
Lắng nghe, ghi nhớ
Các đại diện của các tổ báo cáo
Mỗi học sinh phát biểu một ý kiến
Phiếu thảo luận nhóm
Nhóm:.
Đánh dấu X vào ô trống trước những ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Nhà Hậu Lê đã tổ chức trường học như thế nào?
 Dựng lại Quốc Tử Giám, xây dựng nhà Thái Học
 Xây dựng chỗ ở cho học sinh trong trường
 Mở thư viện chung cho toàn quốc
 Mở trường công ở các đạo
 Phát triển hệ thống trường của các thầy đồ.
Dưới thời Hậu Lê, những ai được vào học trong trường Quốc Tử Giám.
 Tất cả mọi người có tiền đều được vào học
 Chỉ con, cháu vua quan mới được vào học
 Trường thu nhận con cháu vua quan và cả con dân thường nếu học giỏi
Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì?
 Là giáo lý Đạo giáo
 Là giáp lý Đạo phật
 Là giáo lý Nho giáo
Nền nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được qui định như thế nào?
 Cứ 5 năm có một kì thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành
 Tất cả những người có học đều được tham gia ba kì thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình
 Cứ 3 năm có một kì thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người đỗ kì thi Hội được dự kì thi Đình để chọn Tiến sĩ
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Lịch sử
Bài: 
Văn học và khoa học thời hậu lê
I/ Mục tiêu:
Sau bài, h/s nêu được:
- Đến thời Hậu Lê văn học và khoa học phát triển rực rỡ hơn hẳn các triều đại khác.
- Tên một số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thảo luận nhóm
- Hình minh hoạ sgk
- Các thông tin về các tác phẩm văn học, khoa học, về các nhà thơ, nhà khoa học thời Hậu Lê ( Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh)
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KT bài cũ: (5 phút)
- Hãy mô tả tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê.
- Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu: (2 phút)
GV giới thiệu bài qua chân dung Nguyễn Trãi.
2/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê
(15 phút)
- GV tổ chức cho h/s hoạt động nhóm theo định hướng sau:
+ Hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê.
+ Các tác phẩm văn học thời kì này được viết bằng chữ gì?
Nội dung bảng:
Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV giới thiêu về chữ Hán và chữ Nôm.
- Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớn thời kì này?
- Nội dung của các tác phẩm thời kì này nói lên điều gì?
- GV chốt: Các tác giả, tác phẩm văn học thời kì này đã cho ta thấy cuộc sống xã hội thời Hậu Lê.
- GV đọc cho h/s nghe một số đoạn văn, đoạn thơ của các nhà văn, nhà thơ thời kì này.
Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê:
(15 phút)
- GV tổ chức cho h/s hoạt động theo nhóm định hướng với gợi ý sau:
Hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
Nội dung bảng:
Các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê. 
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kì Hậu Lê.
- Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực trên.
- GV chốt: Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
- Những tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho thời kì này?
C/ Củng cố- Dặn dò
- GV tổ chức cho h/s thi giới thiệu về các tác giả, tác phẩm lớn thời Hậu Lê mà h/s sưu tầm được.
Chuẩn bị bài sau
1 h/s trả lời
1 h/s trả lời
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
Chia nhóm 6 thảo luận hoàn thành phiếu
( cả chữ Hán và chữ Nôm)
1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
2-3 h/s kể trước lớp
H/s phát biểu đến ý đúng
Lắng nghe, ghi nhớ
Lắng nghe ghi nhớ
Chia nhóm 6 thảo luận hoàn thành phiếu
Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
( lịch sử, địa lí, toán học, y học)
H/s nối nhau phát biểu ý kiến
Lắng nghe, ghi nhớ
( Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông)
Các tổ cử đại diện báo cáo
Các nhóm khác bổ sung
Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Lịch sử
Bài: 20 
ôn tập
I/ Mục tiêu:
Giúp h/s ôn tập hệ thống các kiến thức lịch sử:
- Bốn giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
- Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho từng học sinh.
- Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KT bài cũ: (5 phút)
- Hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê.
- Hãy nêu tên các công trình khoa học tiêu biểu và tác giả của các công trình đó ở thời Hậu Lê.
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu: (2 phút)
GV nêu yêu cầu của bài học.
2/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỉ XV. (15 phút)
- GV phát phiếu học tập cho từng h/s và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu.
- GV gọi h/s báo cáo kết quả làm việc với phiếu
- GV nhận xét và kết luậ ... ười mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chi học mới thành tài để giúp nước)
Lắng nghe, ghi nhớ
3- 4 h/s trình bày
Lắng nghe, ghi nhớ
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Lịch sử
Bài: 27
Nhà nguyễn thành lập
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, h/s biết được:
- Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn; Kinh đô thời Nguyễn và một số ông vua của triều Nguyễn.
- Nêu được các chính sách hà khắc, chặt chẽ của nhà Nguyễn nhằm đảm bảo quyền lợi của dòng họ mình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ trong sgk phóng to
- Phiếu hoạt động nhóm.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/KT bài cũ: (5 phút)
- Hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hoà và giáo dục của vua Quang Trung.
- Giải thích vì sao vua Quang Trung lại ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá.
- GV nhận xet, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu nội dung bài học.
2/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn. (15 phút)
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh lịch sử khi Nguyễn ánh lên ngôi .
- Sau lên ngôi hoàng đế , Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào?
Hoạt động 2: Sự thống trị của nhà Nguyễn (15 phút)
- GV tổ chức cho h/s thảo luận theo nhóm hoàn thành yêu cầu của phiếu sau :
+ H/s đọc nội dung phiếu
+ Thảo luận hoàn thành phiếu
+ Cho đại diện các nhóm phát biểu ý kiến
- GV kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
Hoạt động 3: Đời sống của nhân dân dưới thời Nguyễn.
- Với cách thống trị hà khắc của các vua nhà Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ thế nào?
- GV giới thiệu: Dưới thời Nguyễn, vua quan bóc lột dân thậm tệ, người giàu công khai sát hại người nghèo. Pháp luận dung túng cho người nghèo. Chính vì thế mà nhân dân ta có câu:
 Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
C/ Củng cố- Dặn dò (3 phút)
- Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và bộ luật Gia Long?
- Đọc ghi nhớ.
- Sưu tầm các tài liệu về thành phố Huế xưa và nay.
1 h/s trả lời
1 h/s trả lời
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
h/s trả lời câu hỏi
( Sau khi vua Quang Trung mất, triều Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn
1-2 h/s trả lời câu hỏi
Chia nhóm 4 thảo luận hoàn thành yêu cầu
1 h/s đọc
Cả nhóm thảo luận
3 nhóm phát biểu, mỗi nhóm phát biểu một ý. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Lắng nghe, ghi nhớ
( Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực)
Lắng nghe, ghi nhớ
2-3 h/s bày tỏ ý kiến
1 h/s đọc
	Phiếu hoạt động nhóm
Nhóm:..
 Viết tiếp vào chỗ chấm cho đủ ý:
1/ Những sự kiện chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền lực cho ai là:
-......................................hoàng hậu.
- ....................................tể tướng
- ....................................điều hành mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương.
2/ Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn:
- Gồm nhiều thứ quân là:..........................................
- Có các trạm ngựa.................................. từ Bắc đến Nam
3/ Ban hành Bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc:
Tội mưu phản ( chống lại nhà vua triều đình ) bị xử như sau:..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................
................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ...................................................................................................................................
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Lịch sử
Bài: 28
Kinh thành huế
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, h/s biết được:
- Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế : sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về kinh thành Huế.
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ: (5 phút)
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ nhai vàng của mình?
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (1 phút)
- GV treo hình minh hoạ sgk trang 67 và hỏi: Hình chụp di tích lịch sử nào?
- Treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu h/s xác định vị trí kinh thành Huế.
- GV giới thiệu bài
2/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Quá trình xây dựng kinh thành Huế: (10 phút)
- GV yêu cầu h/s đọc đoạn: Nhà Nguyễn huy động. đẹp nhất nước ta thời đó.
- GV yêu cầu h/s mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- GV chốt ý: Huế là một toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
-Đọc thêm cho h/s nghe những tư liệu sưu tầm về quá trình xây dựng kinh thành Huế.
Hoạt động 2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế: (20 phút)
- GV tổ chức cho h/s các tổ trưng bày các tranh, ảnh, tư liệu của tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.
- GV và h/s các nhóm lần lượt tham quan góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu, sau đó bình chọn tổ giới thiệu hay nhất, có góc sưu tầm đẹp nhất.
- GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11- 12- 1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới.
C/ Củng cố: (3 phút)
- Cho h/s xem băng tư liệu về kinh thành Huế ( nếu có).
- Đọc cho h/s các tư liệu về kinh thành Huế ( Sách thiết kế T. 143)
D/ Dặn dò: (1 phút)
- Tiếp tục tìm hiểu thêm về kinh thành Huế.
- Hoàn thành bảng thống kê về các giai đoạn lịch sử đã học theo mẫu sau:
Thời gian
Triều đại trị vì
Nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu
1 h/s trả lời
1 h/s trả lời
Nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn
( Chụp Ngọ Môn trong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế)
1 h/s lên bảng chỉ
Lắng nghe
1 h/s đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
2 h/s trình bày trước lớp
Lắng nghe, ghi nhớ
Lắng nghe, ghi nhớ
H/s chuẩn bị trưng bày
Mỗi tổ cử một hoặc nhiều đại diện giới thiệu về kinh thành Huế theo các tư liệu mà tổ đã sưu tầm được và sgk.
Tham quan và bình chọn
Lắng nghe, ghi nhớ
Xem băng để củng cố kiến thức
Lắng nghe, ghi nhớ
Tiếp tục tìm hiểu và hoàn thành bảng giáo viên giao
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn : Lịch sử
Bài: 29
Tổng kết
I/ Mục tiêu:
Giúp h/s:
- Hệ thống được qua trình phát triển của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
II/ Đồ dùng học tập:
- Bảng thống kê các giai đoạn lịch sử đã học.
- Các mẩu truyện sưu tầm về các nhân vật lịch sử tiêu biểu đã học.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ: (5 phút)
- Hãy mô tả kiến trúc độc đáo của công trình kiến trúc Huế.
- Kể thêm về các tư liệu em sưu tầm được về kinh thành Huế
- Các tổ trưởng báo cáo sự chuẩn bị bài của các bạn trong tổ
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (1 phút)
GV nêu nội dung của giờ học.
2/ Bài mới:
Hoạt động 1:Thống kê lịch sử (10 phút)
- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học ( nhưng bịt kín phần nội dung).
- GV lần lượt đặy câu hỏi để h/s nêu các nội dung trong bảng thống kê:
 VD: 
+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ và kéo dài đến khi nào?
+ Giai đoạn này triều đại nào đã trị vì nước ta?
+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?
- Gv cho h/s lần lượt phát biểu ý kiến đến khi đúng và đủ ý thì mở bảng thống kê đã chuẩn bị cho h/s đọc lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử nói trên.
* GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác.
Hoạt động 2: Thi kể truyện lịch sử:
(10 phút)
- GV yêu cầu h/s nối tiếp nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX 
- GV tổ chức cho h/s thi kể về các nhân vật nói trên.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những h/ s kể tốt, kể hay
- Yêu cầu h/s tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật trên.
C/ Củng cố: (3 phút)
- Cho h/s chơi trò chơi “ Thi đoán nhanh tên nhân vật lịch sử” theo trình tự sau:
+ GV phổ biến luật chơi
+ H/s tham gia thi theo hình thức ai giơ tay nhanh sẽ được đoán trước.
+ GV tổng kết và phát thưởng.
D/ Dặn dò: (1 phút)
Ôn tập chuẩn bị thi học kì
1 h/s trả lời
1 h/s trả lời
4 tổ trướng báo cáo
Lắng nghe
Lắng nghe, ghi vở
H/s đọc nội dung bảng thống kê
Trả lời các câu hỏi của giáo viên để hoàn thành bảng
( Buổi đầu dựng nước và giữ nước)
( Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)
( Các vua Hùng sau đó là An Dương Vương)
( + Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.
+ Nền văn minh sông Hồng ra đời)
H/s lần lượt phát biểu ý kiến theo câu hỏi của GV.
H/s nối nhau đọc lại bảng
H/s tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,Lê Hoàn, Lý Thái Tổ..
H/s xung phong kể trước lớp
H/s cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
Lắng nghe
Lắng nghe để thực hiện
Tham gia chơi theo sự hướng dẫn của h/s
Lắng nghe
Tham gia thi
Ôn tập để chuẩn bị thi học kì

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_4_chuong_trinh_hoc_ky_ii_dinh_huu_thin.doc