Giáo án Lịch sử 4 - Học kì 1 - Liễu Tàn Dương - Trường tiểu học Phường 6

Giáo án Lịch sử 4 - Học kì 1 - Liễu Tàn Dương - Trường tiểu học Phường 6

Tuần 1 Ngày dạy:26/8/2009

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

I.Mục đích, yêu cầu

 - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. .

 -HS biết được môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.

II.Đò dùng dạy- học:

 -Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .

 -Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .

III.Hoạt động dạy- học:

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Học kì 1 - Liễu Tàn Dương - Trường tiểu học Phường 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày dạy:26/8/2009
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I.Mục đích, yêu cầu
 - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. .
 -HS biết được môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II.Đò dùng dạy- học:
 -Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới .
 -Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng .
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu về môn lịch sử và địa lý.
3.Bài mới:
ôGiới thiệu: Ghi đề bài.
*Hoạt động cả lớp:
 -GV giới thiệu vị trí của nước ta và các cư dân ở mỗi vùng (SGK). –Có 54 dân tộc chung sống ở miền núi, trung du và đồng bằng, có dân tộc sống trên các đảo, quần đảo.
*Hoạt động nhóm:GV phát tranh cho mỗi nhóm.
 -Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái
 -Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao.
 -Nhóm III: Lễ hội của người Hmông.
 -Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó.
 -GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét Văn hóa riêng nhưng đều có chung một tổ quốc, một lịch sử VN.”
4.Củng cố :
*Hoạt động cả lớp: 
 -Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. 
 -Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta?
 -GV nhận xét nêu ý kiến –Kết luận: Các gương đấu tranh giành độc lập của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi  đều trải qua vất vả, đau thương. Biết được những điều đó các em thêm yêu con người VN và tổ quốc VN.
5.Dặn dò: 
 -Đọc ghi nhớ chung.
 -Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt.
 -Xem tiếp bài “Bản đồ” 
-HS nhắc lại.
-HS trình bày và xác định trên bản đồ VN vị trí tỉnh, TP em đang sống.
-HS các nhóm làm việc.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-1 à 4 HS kể sự kiện lịch sử.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS cả lớp.
Tuần 2	Ngày dạy: 2/9/2009
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ( TT)
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
 - Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
 -Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. 
 - HS yêu thích tìm hiểu thế giới xung quanh. 
II. Đồ dùng dạy- học : 
 -Bản đồ địa lý tự nhiên VN.
 -Bản đồ hành chính VN.
III.Hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Bản đồ là gì? 
 -Kể 1 vài đối tượng được thể hiện trên bản đồ?
-GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài : Cách sử dụng bản đồ.
*Thực hành theo nhóm :
 -Muốn sử dụng bản đồ ta phải làm gì?
+Đọc tên bản đồ để biết thể hiện nội dung gì?
+Xem bảng chú giải để biết ký hiệu đối tượng địa lý.
+Tìm đối tượng địa lý dựa vào ký hiệu.
 -HS các nhóm làm bài tập (SGK)
 +Nhóm I : bài a (2 ý)
 +Nhóm II : bài b – ý 1, 2.
 +Nhóm III : bài b – ý 3.
*GV nhận xét đưa ra kết luận :
 +Nước láng giềng của VN: TQ, Lào, Cam-pu-chia.
 +Biển nước ta là 1 phần của biển Đông.
 +Quần đảo VN: Hoàng Sa, Trường Sa.
 +Một số đảo VN: Phú Quốc, côn Đảo 
 + HS nêu ghi nhớ của bài
4.Củng cố : Cả lớp
 -Treo bản đồ hành chánh VN lên bảng.
 -Đọc tên bản đồ, chỉ 4 hướng.
 -Chỉ vị trí TP em đang ở.
 -Chỉ tên tỉnh (TP) giáp với tỉnh (TP) em ở.
 -GV hướng dẫn HS cách chỉ bản đồ (SGK/16)
5.Tổng kết –dặn dò :
 -HS đọc lại ghi nhớ.
 -Xem trước bài: Nước Văn Lang và trả lời câu hỏi SGK
-HS :Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
-HS chỉ đường biên giới đất liền của VN với các nước láng giềng trên bản đồ.
-HS các nhóm lần lượt trả lời.
-HS khác nhận xét.
-Đại diện các nhóm trả lời.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời đúng.
-HS chú ý lắng nghe.
- HS nêu lại
-1 HS lên chỉ.
-1 HS
-1 HS
-2 HS đọc
Tuần 3	Ngày dạy: 9/9/2009
NƯỚC VĂN LANG
I.Mục đích, yêu cầu :
 - HS nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: 
 + Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
 + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. 
 + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các bản, làng
 + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đưa thuyền, đấu vật,...
- HS khá, giỏi :
+ Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang : Nô tì, lạc dân, lạc tướng, lạc hầu,..
+ Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,... 
+ Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống.
 - HS được biết yêu quý và tôn trọng những bản sắc dân tộc ta từ trước đến nay. 
II.Đồ dùng dạy- học:
 GV: - Hình trong SGK phóng to 
 - Phiếu học tập của HS. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 HS: SGK, đọc trước nội dung của bài.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nườc Văn Lang
b. Giảng bài:
 * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân:
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng .
- Yêu cầu HS xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên bản đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
+ Cho HS lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang.
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
+ HS lên chỉ lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. (Dành cho HS khá, giỏi )
- GV nhận xét và sữa chữa và kết luận.
 *Hoạt động2: Làm việc theo cặp (phát phiếu học tập )
 - GV đưa ra khung sơ đồ (để trống chưa điền nội dung )
Hùng Vương
Lạc hầu, Lạc tướng
 H
Lạc dân
Nô tì
- GV: Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp?
(Dành cho HS khá, giỏi)
+ Người đứng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai?
+Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì?
+ Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì?
+Tầng lớp thấp kém nhất trong XH Văn Lang là tầng lớp nào ? Họ làm gì trong XH ?
- GV kết luận.
* Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 4:
- GV đưa ra khung bảng thống kê còn trống phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt ( như SGV/ 18)
-Yêu cầu HS đọc và cho biết đời sống của người Lạc Việt.
- GV nhận xét và bổ sung.
 * Hoạt động 4: Làm việc cả lớp:
 - GV: Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
- Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt 
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận .
4. Củng cố :
- Cho HS đọc phần bài hoc.
- Dựa vào bài học, em hãy nêu một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt.
- GV nhận xét, bổ sung.
5. Dặn dò:
 -Về nhà học bài và xem trước bài “Nước Âu Lạc” và trả lời các câu hỏi SGK.
 - Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị sách vở.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và xác định địa phận và kinh đô của nước Văn Lang; xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian . 
- Nước Văn Lang.
- Khoảng 700 năm trước.
- 1 HS lên xác định .
- Ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
- 2 HS lên chỉ lược đồ. 
- HS có nhiệm vụ đọc SGK và điền vào sơ đồ các tầng lớp: Vua, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, nô tì sao cho phù hợp như trên bảng.
- Có 4 tầng lớp, đó là vua, lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, nô tì.
- Là vua gọi là Hùng vương.
- Là lạc tướng và lạc hầu, họ giúp vua cai quản đất nước.
- Dân thường gọi là lạc dân.
- Là nô tì, họ là người hầu hạ các gia đình người giàu PK.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS đọc - Người Lạc Việt biết trồng đay, gai, dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải, biết đúc đồng làm vũ khí, công cụ sản xuất và đồ trang sức 
- Một số HS đại diện nhóm trả lời.
- Sự tích “Bánh chưng bánh dầy”, “Mai An Tiêm”,...
- Tục ăn trầu, trồng lúa , khoai
- Cả lớp bổ sung.
- Tự liên hệ
- 3 HS đọc.
-Vài HS 
- HS cả lớp.
Tuần 4	Ngày dạy: 16/9/2009
NƯỚC ÂU LẠC
I.Mục đích, yêu cầu: 
 - HS nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: 
 -Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giàng được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại. 
 - HS khá, giỏi: +Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt.
 + So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
 + Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc ( nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa)
 - HS luôn yêu quê hương, đất nước, có ý thức trong học tập.
II.Đồ dùng dạy- học :
 GV -Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.Hình trong SGK 
 -Phiếu học tập của HS.
 HS - SGK, vở ghi chép
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 
-Nước Văn Lang ra đời trong thời gian nào ? Ở khu vực nào ?
 -Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ?
 -GV nhận xét – Đánh giá. 
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu : Nước Âu Lạc .
 b.Tìm hiểu bài :
 *Hoạt động cá nhân 
 -GV cho HS đọc SGK và làm bài tập sau: 
+Em hãy điền dấu x vào ô £ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
 £ Sống cùng trên một địa bàn .
 £ Đều biết chế tạo đồ đồng .
 £ Đều biết rèn sắt .
 £ Đều trồng lúa và chăn nuôi .
 £ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau .
 -GV nhận xét, kết luận: cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có những điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau .
 *Hoạt động cả lớp :
 -GV treo lược đồ lên bảng 
 -Cho HS xác định trên lược đồ hình 1 nơi đóng đô của nước Âu Lạc .
 -“So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc”.
 -Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? (Về xây dựng, sản xuất, làm vũ khí? )
 -GV nêu: nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Thành Cổ Loa là thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc 
 *Hoạt động nhóm 4:
 -GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn : “Từ năm 207 TCN  phương Bắc". Sau đó, HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. 
 -GV cho H ... 
- GV củng cố lại bài.
- GV tổng kết giờ học, về nhà xem kĩ lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc SGK suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
 Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
- Đặt thêm chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
- Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tha gia chiến đấu.
Tuần 15	Ngày dạy: 2/12/2009
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: 
 + Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê cứ; năm 1248 nhân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mội người phải tham gia đắp đê; các vua trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
 - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt .
II.Chuẩn bị:
 Tranh :Cảnh đắp đê dưới thời Trần.
 Bản đồ tự nhiên VN .
 PHT của HS.
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 .Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc bài: Nhà Trần thành lập.
 - Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 - Nhà Trần làm gì để củng cố xây dựng đất nước? 
 - GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:GV treo tranh minh hoạ cảnh đắp đê thời Trần: tranh vẽ cảnh gì ?
 GV: đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy ?Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 b.Phát triển bài:
 Hoạt động nhóm:
 - GV phát PHT cho HS.
 - GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
 + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời nhà Trần là nghề gì ?
 + Sông ngòi ở nước ta như thế nào ? hãy chỉ trên BĐ và nêu tên một số con sông.
+ Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì ?
 + Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin .
 - GV nhận xét về lời kể của một số em.
 - GV tổ chức cho HS trao đổi và đi đến kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
 *Hoạt động cả lớp:
 - Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.
 - GV tổ chức cho HS trao đổi và cho 2 dãy lên viết vào bảng phụ mỗi em chỉ lên viết 1 ý kiến, sau đó chuyển phấn cho bạn cùng nhóm. GV nhận xét và đi đến kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
*Hoạt động cặp đôi: 
 - GV cho HS đọc SGK
 - GV đặt câu hỏi :Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
 - GV nhận xét, kết luận: dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê, trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.
*Hoạt động cả lớp:
- Ở địa phương em có sông gì ?
- GV nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
+Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế ta phải làm gì ?
3.Củng cố :
 - Cho HS đọc bài học trong SGK.
 - Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp ?
 - Đê điều có vai trò như thế nào đối với kinh tế nước ta ?
4.Tổng kết - Dặn dò:
 - Nhà Trần quan tâm và có những chính sách cụ thể trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng các công trình thủy lợi chứng tỏ sự sáng suốt của các vua nhà Trần.Đó là chính sách tăng cường sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc làm cội nguồn sức mạnh cho triều đại nhà Trần .
 - Về nhà học bài và xem trước bài: “cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét .
- Cảnh mọi người đang đắp đê.
HS cả lớp thảo luận.
- Chằng chịt. Có nhiều sông như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông cầu, sông mã, sông Cả
- Là nguồn cung cấp nước cho việc gieo trồng và cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng.
- Vài HS kể.
- HS nhận xét và kết luận.
- HS tìm các sự kiện có trong bài.
- HS lên viết các sự kiện lên bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- HS thảo luận và trả lời: Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.
- HS khác nhận xét.
- HS phát biểu
+ Do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn Muốn hạn chế lũ lụt phải cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.
-HS khác nhận xét .
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-Cả lớp nhận xét .
- HS cả lớp .
Tuần 16	Ngày dạy: 9/12/2009
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ "Sát Thát" và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
- Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo.
- Gd HS luôn trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.	
II. Chuẩn bị:
 - Hình trong SGK. PHT của HS.
 - Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản.
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
 - Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ về hội nghị Diên Hồng và giới thiệu .
 b.Phát triển bài :
 - GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
 *Hoạt động cá nhân:
 - GV cho HS đọc SGK từ “lúc đó..sát thác.”
 - GV phát PHT cho HS với nội dung sau:
 + Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời: “Đầu thần  đừng lo”.
 + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “”
 + Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “ phơi ngoài nội cỏ  gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.
 + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “”
 - GV nhận xét, kết luận: Rõ ràng từ vua tôi, quân dân nhà Trần đều nhất trí đánh tan quân xâm lược. Đó chính là ý chí mang tính truyền thống của dân tộc ta .
*Hoạt động cả lớp:
 - GV gọi một HS đọc SGK đoạn: “Cả ba lần  xâm lược nước ta nữa”.
 - Cho cả lớp thảo luận: Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
 GV: Nhờ những mưu kế cao sâu mà ta đã lấy yếu địch mạnh, lấy ít thắng nhiều. Đó chính là nghệ thuật quân sự mà cha ông ta đã từng vận dụng làm nên ba lần đại thắng quân xâm lược Mông – Nguyên.
 - GV cho HS đọc tiếp SGK và hỏi: KC chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
- Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
 *Hoạt đông cá nhân:
 GV cho HS kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
 - GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này.
3.Củng cố :
 - Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
 - Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông –Nguyên ?
 - Về nhà học bài và sưu tầm một số gương anh hùng cảu dân tộc; chuẩn bị trước bài: “Nước ta cuối thời Trần”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS cả lớp.
- HS hỏi đáp nhau 
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS điền vào chỗ chấm cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần.
- Dựa vào kết quả làm việc ở trên, HS trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông –Nguyên của quân dân nhà Trần.
- HS nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc .
- Cả lớp thảo luận và trả lời: Đúng.Vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương: vũ khí lương thảo của chúng sẽ ngày càng thiếu.
- Sau 3 lần thất bại, quân Mông- Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
-Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- HS kể .
- 2 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS cả lớp.
Tuần 17	Ngày dạy: 16/12/2009
ÔN TẬP 
 I. Mục đích, yêu cầu:
 - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII : Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; nước Đại Việt thời Lý, nước đại Việt thời Trần.
 - Gd HS thích tìm hiểu lịch sử nước nhà.
II.Đồ dùng dạy – học:
 - Băng thời gian trong SGK phóng to .
 - Một số tranh ảnh lấy từ bài 7 đến bài 17.
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
- Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
 - GV nhận xét ghi điểm .
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 Trong giờ học này, các em sẽ cùng ôn lại các kiến thức lịch sử đã học từ bài 7 đến bài 17.
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động nhóm 4 : 
 - GV treo băng thời gian lên bảng và phát PHT cho HS. 
- Yêu cầu HS thảo luận rồi điền nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian .
 - Tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung hoặc các nhóm báo cáo kết quả sau khi thảo luận.
 - GV nhận xét ,kết luận .
 *Hoạt động cả lớp : 
 - Chia lớp làm 2 dãy : 
+ Dãy A nội dung “Kể về sự kiện lịch sử”.
+ Dãy B nội dung “Kể về nhân vật lịch sử”.
 - GV cho 2 dãy thảo luận với nhau.
 - Cho HS đại diện 2 dãy lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước cả lớp .
 - GV nhận xét, kết luận .
3.Củng cố : 
 - GV cho HS chơi một số trò chơi .
4.Tổng kết - Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài .
 - Chuẩn bị bài tiết sau: Kiểm tra cuối học kì I . - Nhận xét tiết học .
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nhe.
- HS các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm lên diền kết quả .
- HS thảo luận.
- Đại diện HS 2 dãy lên báo cáo kết quả.
- Cho HS nhận xét và bổ sung .
- HS cả lớp tham gia .
- HS cả lớp .
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- HS thực hiện
Tuần 18	Ngày dạy: 23/12/2009
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKI

Tài liệu đính kèm:

  • doclichsu4 hkI cktkn.doc