Giáo án Lịch sử 4 tiết 12: Chùa thời Lý

Giáo án Lịch sử 4 tiết 12: Chùa thời Lý

LỊCH SỬ :

 Tiết 12 CHÙA THỜI LÝ

I. MỤC TIÊU :

- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.

+ Nhiều vua thời Lý theo đạo Phật.

+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

* HS khá, giỏi mô tả ngôi chùa mà mình biết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Các hình minh họa trong SGK.

 - Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chùa thời Lý.

 - Bảng phụ, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI CŨ:

HS 2: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ?

HS2: Nêu những công lao của Lý Công Uẩn

* GV nhận xét, ghi điểm.

B. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Trên đất nước ta, hầu như làng nào cũng có chùa, chùa là nơi thờ Phật. Vậy tại sao đạo Phật và chùa chiền ở nước ta lại phát triển như vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học Chùa thời Lý.

 

doc 5 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 tiết 12: Chùa thời Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ :
 Tiết 12 CHÙA THỜI LÝ
I. MỤC TIÊU : 
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
+ Nhiều vua thời Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
* HS khá, giỏi mô tả ngôi chùa mà mình biết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình minh họa trong SGK. 
	- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chùa thời Lý.
	- Bảng phụ, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ: 
HS 2: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ?
HS2: Nêu những công lao của Lý Công Uẩn
* GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Trên đất nước ta, hầu như làng nào cũng có chùa, chùa là nơi thờ Phật. Vậy tại sao đạo Phật và chùa chiền ở nước ta lại phát triển như vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học Chùa thời Lý.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Đạo Phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác.
- Yêu cầu HS đọc SGK từ Đạo Phật ... rất phát triển. (thay từ thịnh đạt thành từ phát triển)
- 1 HS đọc.
- Hỏi : Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào ?
- Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật ...
- Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật ?
- GV chốt ý : Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Vì giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
- Vì giáo lý của đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.
* Hoạt động 2 : Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý.
- Chia HS thành các nhóm, yêu cầu đọc
 SGK và thảo luận trả lời câu hỏi : 
Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển ?
- Gọi đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- Hoạt động nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
- GV kết luận : Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo (tôn giáo của quốc gia).
+ Chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa.
* Hoạt động 3 : Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta ntn ?
- HS làm việc cá nhân.
Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi ...
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lý. 
- Chia HS thành các tổ, yêu cầu trưng bày các tranh ảnh, tư liệu về các ngôi chùa thời Lý mà tổ mình sưu tầm được.
- HS trưng bày.
- Yêu cầu HS khá, giỏi mô tả ngôi chùa mà mình biết.
HS khá, giỏi mô tả ngôi chùa mà mình biết.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: YC HS đọc mục ghi nhớ SGK
+ Theo em, những ngôi chùa thời Lý còn lại đến nay có giá trị gì đối với văn hóa dân tộc ta ?
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 (1075-1077).
********************************************************************
TẬP LÀM VĂN: (Tiết 24) KỂ CHUYỆN (KTV)
I. MỤC TIÊU: 
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi đề bài; giấy kiểm tra
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KTDC: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
BÀI MỚI: Giới thiệu mục đích, yêu cầu bài kiểm tra.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện về một người có ý chí, nghị lực. Mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
Thể loại là gì?
Kể chuyện
Bài văn kể chuyện gồm mấy phần?
3 phần: mở bài, diễn biến, kết thúc
Có mấy cách mở bài?
Có 2 cách: MB trực tiếp và MB gián tiếp
Có mấy cách kết bài?
Có 2 cách: KB mở rộng và KB không mở rộng
Đề bài YC mở bài và kết bài theo cách nào?
MB trực tiếp và KB mở rộng 
Nội dung của câu chuyện là gì?
Nói về một người có ý chí, nghị lực.
Có thể câu chuyện em đã được nghe, được đọc hoặc là câu chuyện em chứng kiến.
HS nêu và câu chuyện
YC HS làm bài vào giấy
HS làm bài
Bài văn khoảng 120 từ (12 câu)
Thu bài
Nộp bài
CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
VN có thể viết lại bài vào vở.
Bài sau: Trả bài văn kể chuyện
********************************************************************
SINH HOẠT ĐỘI
********************************************************************
ÂM NHẠC: HỌC HÁT BÀI: CÒ LẢ
I. MỤC TIÊU : 
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung bài hát, nhạc cụ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ: YC 2 HS lần lượt hát bài Khăn quàng thắm mãi vai em.
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Dạy hát
GV hát mẫu bài lần 1
GV hát từng câu và phân tích.
GV hát kết hợp cả bài lần 2
GV hướng dẫn HS hát từng câu.
Hướng dẫn HS hát kết hợp cả bài.
Tổ chức cho cả lớp hát đồng thanh, hát theo dãy bàn.
Lưu ý chỗ luyến và dấu chấm dôi: lả, bay, cửa, phủ, tang, tính, tình, nhớ,
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo bài hát.
GV hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Tổ chức cho HS hát theo dãy bàn, theo nhóm.
Con cò, cò bay lả lả bay la.
 x x x x
Bay từ, từ cửa phủ bay ra ra cánh đồng.
 x x x x 
Tình tính tang tang tính tình
 x x
Ơi bạn rằng ơi bạn ơi rằng có biết biết hay chăng. x x x
 x
Rằng có nhớ nhớ hay chăng.
 x x
Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
HS theo dõi
HS theo dõi
HS hát từng câu.
HS hát kết hợp cả bài.
Cả lớp hát đồng thanh, hát theo dãy bàn.
Theo dõi
HS hát theo dãy bàn, theo nhóm.
hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp.
HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: YC cả lớp hát lại bài hát.
Bài sau: Ôn bài hát Cò lả. TĐN số 4
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doclichsu12.doc