TUẦN 1 BÀI : MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
-Vị trí địa lí , hình dạng của đất nước ta .
-Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử , một Tổ quốc .
-Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bản đồ Địa lí tự nhiện Việt Nam và bản đồ hành chính Việt Nam .
-Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TUẦN 1 BÀI : MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết: -Vị trí địa lí , hình dạng của đất nước ta . -Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử , một Tổ quốc . -Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ Địa lí tự nhiện Việt Nam và bản đồ hành chính Việt Nam . -Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : GV HS 1.KTBC: -Cho HS đem dụng cụ học tập phục vụ cho môn học như : SGK , vở viết bài học , thước , viết mực , bút chì -Nhận xét, khen những em bao bìa và đầy đủ dụng cụ học tập . 2.BÀI MỚI : -Giới thiệu bài rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng a) Hoạt động 1 : Vị trí và dân cư các tỉnh thành trong nước. -Treo Bản đồ tự nhiện Việt Nam .Gọi HS lên bảng chỉ tên các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam -GV theo dõi và nhận xét giúp các em hiểu vị trí của mỗi vùng có những dân tộc nào . -Treo bản đồ hành chính cho các em tìm tỉnh mình đang sống và các tỉnh khác theo yêu cầu của GV : TP HCM , Hà Nội , Đà Lạt , Nha Trang , Huế -Cứ mỗi lần như vậy GV nhận xét và góp ý . *GV chốt lại :Nước ta có 54 dân tộc sinh sống trên 64 tỉnh thành . b)Hoạt động 2 :Sự sinh hoạt của mỗi dân tộc -Phát các tranh ảnh cho các nhóm ( 2 nhóm một loại tranh ) và yêu cầu các em quan sát qua tranh và nêu tên vùng , cách sinh hoạt của người dân .Có phong tục tập quán( nét văn hoá ) nào? -Quan sát và động viên các nhóm tìm hiểu theo yêu cầu -Các nhóm lần lược trình bày ý kiến của nhóm trước lớp . -Cùng các nhóm khá nhận xét và tuyên dương nhóm nào nêu đầy đủ và đúng theo yêu cầu . *GV chốt lại :BR VT , TP HCM , Đà Lạt , Nha Trang , Huế , Hà Nội , Vinh , Thanh Hoá , .. Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng cách sinh hoạt cũng riêng . c)Hoạt động 3 : Hiểu biết lịch sử nước ta . -GV chia lớp thành nhóm đôi thảo luận qua các câu hỏi gợi ý +Các d.tộc sống trên cùng một dải đất này đều có chung gì ? +Muốn có một đất nước Việt Nam như ngày nay ông cha ta phải như thế nào ? Vua Hùng Vương có công lao gì với đất nước ? +Qua môn lịch sử em hiểu được điều gì ? -GV gọi các nhóm nêu ý kiến mình hiểu được hoặc thắc mắc . -GV nhận xét và lí giải những thắc mắc của HS . *GV chốt lại : Dải đất này gọi là đất nước Việt Nam và có nhiều dân tộc sống chung với nhau đều là người Việt Nam .Nhờ có môn lịch sử mà các em biết về lịch sự qua các giai đoạn của đất nước -GV gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK trang 4 3.CỦNG CỐ : -Tổ chức trò chơi “Tập vẽ bản đồ Việt Nam “ trong thời gian 5 phút -Chia lớp thành nhóm cho các em vẽ và sau đó lên nêu vài vị trí của các vùng trên bản đồ em vẽ -Cùng cả lớp nhận xét và đánh nhóm nào vẽ tương đối đẹp và đúng. *Dặn dò : Về nhà tập xem bản đồ tự nhiên Việt Nam Và chuẩn bị bài mới “ Làm quen với bản đồ “. -NXTH -HS đem dụng cụ học tập . -Lắng nghe. -2 HS nhắc lại tựa bài -2-3.HS lên bảng chỉ và nêu các vùng và các dân tộc -6-8 HS chỉ bản đồ. -Lắng nghe . -Lắng nghe . -Nhóm bốc bản đồ và quan sát nêu nhận xét. -Nhóm cử đại diện trình bày ý kiến .Nhóm khác nhận xét -Lắng nghe -Nhóm đôi thảo luận và trả lời : (Có chung một Tổ quốc . Oâng cha ta phải trãi qua biết bao xương máu để bảo vệ .Vua Hùng có công dựng nước ) -Lắng nghe. -2-3 HS đọc kết luận trong SGK trang 4 Nhóm tập vẽ và trình bày trước lớp -Cả lớp nhận xét và tuyên dương -Lắng nghe. TIẾT 2 BÀI : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiếp theo) I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết : -Trình tự các bước sử dụng bản đồ. -Xác định được 4 hướng chính trên bản đồ. -Tìm được một số đối tượng điạ lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam . -Bản đồhành chính Việt Nam . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : GV HS 1/.KTBC: -Nêu tên các yếu tố của bản đồ? -Cho HS chỉ bản đồ : một số thành phố , tỉnh, .. -Nhận xét. 2/.Bài mới : *Hoạt động 1 : chỉ bản đồ +Bản đồ là gì ? +Tên bản đồ cho ta biết gì ? +Gọi HS chỉ dường biên giới Việt Nam với các nước láng giềng ; một số nước khác . -Lưu ý : Cách chỉ bản đồ. *Hoạt động 2 : Thực hành bài tập -Gọi HS lần lượt chỉ bản đồ: +Chỉ hướng trên bản đồ +Chỉ đường biên giới nước . , quần đảo , sông , .. +Chỉ thành phố , tỉnh , -Lưu ý : Trao dỗi kết quảlàm viêc sau mỗi ý , để sữa sai, giúp các em làm tốt bài sau. -KL : Muốn sử dụng bản đồ ta phải đọc tên của bản đồ, Xem chú giải và tìm đối tương hoặc địa lý trên bản đồ. 5/.Dặn dò-nhận xét tiết học : -2-3 HS trả lời, bạn khác nhận xét bổ sung. -Lắng nghe. -Quan sát.trả lời,em khác nhận xét. -5-6 em vừa nêu vừa chỉ, em khác nhận xét. -Lắng nghe -Thực hành . -Lắng nghe . -Lắng nghe. -Lắng nghe . TUẦN 3 BÀI : NƯỚC VĂN LANG I.MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết . -Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta . Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước công nguyên . -Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương -Mô tả được nhửng nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt . -Một số túc lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết . II.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC : -Hinh 2 trong SGK phong to -Phiếu Học tập của HS . -Lược đồ Bắc bộ & Bắc trung bộ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : GV HS 1.BÀI MỚI : -Giới thiệu các vua Hùng là người đầu tiên gây dựng nên đất nước ta . Nhà nướcc đầu tiên của dân tộc ta có tên llà gì , ra đới vào khoảng thời gian nào ? Để biết được những điều đó chung tìm hiểu bài “Nhà nước Văn Lang “ a)Hoạt động 1 : Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang . -Treo lược đố Bắc bộ & Bắc trung bộ ngày nay .Yêu cầu HS quan sát lược đồ và đọc trong SGK tranh minh hoạ để hoàn thành các nội dung sau : +Điền thông tin thích hợp vào bảng sau Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt Tên nước Thời điểm ra đời Khu vực hình thành +Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian CN 2005 +Nhà nước đầu tiên của nhà nước Lạc Việt có tên là gì ? ( Nước Văn Lang)Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?(700 năm TCN) Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian . +Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ? (Khu vưc sông Hồng , sông Mã , sông Cả ) +Hãy chỉ trên lược đồ bắc bộ & Bắc trung bộ ngày nay . Khu vực hình thành của nước Văn Lang . -Chốt lại : Nhà nước đầu tiên trong lịch sử cảu dân tộc ta là nước Văn Lang . Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm trước CN trên khu vực của sông Hồng , sông Mã , sông cả . Đầy là nơi người Lạc Việt sinh sống . b) Hoạt động 2 : Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang -Yêu cầu HS làm việc theo cặp +Hãy đọc SGK và điền tên các tầng lớp trong xã hội văn Lang vào sơ đồ ( GV treo sơ đồ trên bảng phụ ) * Vua Hùng -> Lạc tường lạc hầu ->Lạc dân ->nô tì . +Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp ? Đó là những tầng lớp nào ? +Người đúng đầu trong nhà nước Văn Lang là ai ? ( vua Hùng ) +Tầng lớp sau vua là ai ? ( tướng lạc hầu ) Họ có nhiệm vụ gì ?(giúp vua cai quản đất nước ) Người dân thương trong xã hội Văn Lang gọi là gì ?(Lạc dân )Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tấng lớp nào ? ( nô tì ) Họ làm gì trong xã hội ?( Hầu hạ trong các gia đìng người giàu phong kiến ) *GV chốt lại : Xã hội văn Lang có 4 tầng lớp chính .Đứng đầu nhà nước có Vua, gọi là vua Hùng Vương . Giúp vua cai quản đất nước có các lạc hầu và lạc tướng. Dân thường thì được gọi là lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tì. c)Hoạt động 3: Đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt -Treo tranh ảnh về các cổ vật và hoạt động của người Lạc Vịêt như hình minh hoạ trong SGK cho HS quan sát . -Chia lớp làm nhóm 6 và sau đó phát phiếu cho HS thảo luận theo phiếu sau Đời sống vật chất tinh thần của nười Lạc Việt Sản xuất Aên uống Mặc và trang điểm Ơû Lễ hội Trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau, dưa hấu Cơm , xôi, bánh chưng, bánh dày, Uống rượu Làm mắm Nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. Nhà sàn Sống quây quần thành làng Vui chơi, nhảy múa, đua thuyền , đấu vật. -Lần lượt các nhóm dán phiếu trước lớp . -Cùng HS các nhóm nhận xét và tuyên dương nhóm ghi đầy đủ rõ ràng. -Gọi 1 số HS nhìn vào bảng ( phiếu) nêu lại bằng lời của mình . VD: Người Lạc Việt đã biết trồng lúa, khoai đỗ , cây ăn quảđể làm lương thực . Từ những sản phẩm của đồng ruộng họ chế biến nhiều món ăn như cơm bánh, nấu rượu , làm mắm..Không chỉ trống trọt ngưới Việt còn biết đúc đồng , họ làm ra giáo mác GV cùng cả lớp theo dõi và nhận xét những HS nêu ý hay và đúng để tuyên dương. d) Hoạt động 4: Phong tục của người Lạc Việt. -Hỏi : em hãy kể tên 1 số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Vịêt mà em biết? GV chia lớp thành nhóm đôi cho Hs thảo luận , sau đó nêu bằng miệng trước lớp. VD: Sự tích bành dày bánh chưng, sự tích Mai An Tiêm, Sơn Tinh –Thuỷ Tinh. -Hỏicả lớp: ở địa phương chúng ta có còn lưu giữ phong tục nào của người Lạc Việt? ( trồng lúa , khoai, tổ chức lễ hội vào mùa xuân, làm bánh dày bánh chưng.). GV nhận xét ... HS lên bảng trả lời HS kể lại cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà . -2.HS nhắc lại tựa bài -Đọc bài qua SGK trang 17&18 -1-2 HS Trả lời .HS khác nhận xét -1-2 HS Trả lời .HS khác nhận xét -1-2 HS Trả lời .HS khác nhận xét -Nhóm thảo luận và trình bày ý kiến trước lớp.Nhóm khác nhận xét và tuyên dương -Lắng nghe -Nhóm đôi thảo luận và ghi lên phiếu và sau đó đọc phiếu của nhóm Nhóm khác nhận xét -Trả lời. -Lắng nghe . -2-3 HS đọc phần ghi nhớ . -Tham gia -Lắng nghe . TUẦN 6 : BÀI : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( Năm 40) I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS có thể : -Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa . -Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa . -Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Hình minh hoạ trong SGK được phong to -Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai BÀ Trưng (phóng to). -GV & HS tìm hiểu về tên phố , tên đường , đến thờ hoặc địa danh nhắc đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : GV HS 1.KTBC: -Gọi HS trả lời lần lược các câu hỏi dười bài học hôm trước (trang 18) -GV nhận xét và ghi điểm . -Nhận xét bài cũ . 2.BÀI MỚI : -GV giới thiệu : Tròng bài học hôm trước các em đã biết để chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc , nhândân ta đã liên tục nổi dậy khởi nghĩa .Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu một trong những cuộc khởi nghĩa ấy là “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng “ a)Hoạt động 1 : Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng . -Cho HS lấy SGK và đọc từ đầu đến đền nợ nước trả thù nhà . -GV giải thích các khái niệm : +Quận Giao chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta vùng đất Bắc bộ & Bắc trung bộ chúng đặt là quận Giao chỉ . +Thái thú : trong SGK trang 19. -Chia lớp thành nhóm 4 và thảo luận : Tìm hiểu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng . -GV quan sát và động viên các nhóm tích cực tìm hiểu và nêu được nguyên nhân. *GV chốt lại : Do lòng yêu nước và căm thù giặc . b)Hoạt động 2 : Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng . -Treo lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng và giới thiệu :Năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa , Cuộc khởi nghĩa ra mạnh mẽ trên một khu vực rộng . -Yêu cầu HS tường thuật trên bản đồ : +VD : vừa chỉ vừa nêu : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40 trên cửa sông Hát Môn , tỉnh Hà Tây ngày nay . Từ đó , đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh , nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu trung tâm chính quyền đô hộ .Bị đòn bất ngờ quân Hán thua trận bỏ chạy tán loạn . -GV nhận xét và tuyên dương những em thuyết trình hay và đúng . c) Hoạt động 3 : Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng -GV cho HS đọc lại toàn bài và sau đó nêu câu hỏi : +Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đật kết quả như thế nào ?(Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi .Quân Hán thau trận chạy tán loạn Tô Đinh cải trang chạy trốn . +Khởi nghĩa Hai Bà Trừng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ?(Sau 2 thế kỉ lần đầu tiên nước ta đã giành độc lập ). +Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì ? ( Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm ). *GV chốt lại : Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm để giữ gìn đất nước . -GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK trang 20 3.CỦNG CỐ : -Cho các em trình bày ý kiến của mình hay hình ảnh nêu lên “lòng biết ơn và tự hào của nhân dân với Hai Bà Trưng”. -GV cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương những em có ý kiên hay . *Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo “. -Nhận xét tiết học . -Trả lời -Nhắc lại tựa -Lấy SGK và đọc -Nhóm thảo luận và nêu ý kiến của nhóm. Nhóm khác góp ý . -Lắng nghe -Quan sát . -4-5 HS tường thuật , HS khác nhận xét. -Lắng nghe -Trình bày ý kiến của mình -Lắng nghe. -Trình bày, nhận xét. -Lắng nghe. TUẦN 7 Bài:5 CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO(NĂM 938) I.Mục tiêu : -HS biết vì sao có trận Bạch Đằng. -Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng . -Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc . II.Chuẩn bị : -Hình trong SGK phóng to . -Tranh vẽ diện biến trận BĐ. -PHT của HS . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC :Khởi nghĩa Hai Bà Trưng . -Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ? -Cuộc kn Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào? -GV nhận xét . 3.Bài mới : a.Giới thiệu : ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cá nhân : -Yêu cầu HS đọc SGK -GV phát PHT cho HS . -GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền : £ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây) £ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ . £ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán . £ Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua . -GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền. -GV nhận xét và bổ sung . *Hoạt động cả lớp : -GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Sang đánh nước ta hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau : +Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ? +Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ? +Trận đánh diễn ra như thế nào ? +Kết quả trận đánh ra sao ? -GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ. -GV nhận xét, kết luận: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta . Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938) . *Hoạt động nhóm : -GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận : +Sau khi đánh tan quân Nam Hán ,Ngô Quyền đã làm gì ? + Điều đó có ý nghĩa như thế nào ? -GV tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939 , Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa . Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ . 4.Củng cố : -Cho HS đọc phần bài học trong SGK . -GV giáo dục tư tưởng . 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học . -Về nhà tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng BĐ của Ngô Quyền . -Chuẩn bị bài tiết sau :” Ôn tập “. -4 HS hỏi đáp với nhau . -HS khác nhận xét , bổ sung . -HS điền dấu x vào trong PHT của mình . -Vài HS nêu. -HS đọc SGK và trả lời câu hỏi . -HS nhận xét ,bổ sung . -3 HS thuật . -Lắng nghe . -HS các nhóm thảo luận và trả lời. -Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . -3HS dọc . -HS trả lời . -Lắng nghe . -HS cả lớp . TUẦN 8 Bài :6 ÔN TẬP I.Mục tiêu : -HS biết : từ bài 1 đến bài 5 học hai giai đoạn lịch sử :Buổi đầu dựng nước và giữ nước;Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập . -Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kì này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian . II.Chuẩn bị : -Băng và hình vẽ trục thời gian . -Một số tranh ảnh , bản đồ . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC : -Em hãy nêu vài nét về con người Ngô Quyền . -Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ? -Kết quả trận đánh ra sao ? -GV nhận xét , đánh giá. 3.Bài mới : a.Giới thiệu :ghi tựa . b.Phát triển bài : *Hoạt động nhóm : -GV yêu cầu HS đọc SGK / 24 -GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn. -GV hỏi :chúng ta đã học những giai đoạn LS nào của LS dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn. -GV nhận xét , kết luận . *Hoạt động cả lớp : -GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoăc phát PHTcho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục : khoảng 700 năm TCN , 179 năm TCN ,938. -GV tổ chức cho các em lên ghi bảng hoặc báo cáo kết quả . -GV nhận xét và kết luận . *Hoạt động nhóm : -GV yêu cầu HS chuẩn bị yêu cầu mục 3 trong SGK : Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau : +Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất ,ăn mặc , ở , ca hát , lễ hội ) +Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc kn? +Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng . -GV nhận xét và kết luận . 4.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học . -Chuẩn bị bài tiết sau : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”. -3 HS trả lời , cả lớp theo dõi , nhận xét . -HS đọc. -HS các nhóm thảo luận và đại diện lên điền hoặc báo cáo kết quả -Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . -HS lên chỉ băng thời gian và trả lời. -Lắng nghe . -HS nhớ lại các sự kiện LS và lên điền vào bảng . - HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh . -HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu . *Nhóm 1:kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. *Nhóm 2:kể về khởi nghĩa Hai Bà trưng. *Nhóm 3:kể về chiến thắng Bạch Đằng. -Đại diện nhóm trình bày kết quả. -HS khác nhận xét , bổ sung. -HS cả lớp .
Tài liệu đính kèm: