Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 11 đến tuần 14

Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 11 đến tuần 14

TIẾT: 11 BÀI : nhà lý dời đô ra thăng long

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức-Kĩ năng:

- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân ta không khổ vì ngập lụt.

- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

Thái độ: ý thức bảo vệ di sản văn hóa cha ông để lại.

II. Đồ dùng dạy học

-Lược đồ

-Tranh ảnh Hoa Lư, Hà Nội ngày nay,

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1.Ổn định lớp: hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Tình hình nước ta khi quân Tống xâm lược?

- Ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó.

- GV nhận xét và ghi điểm.

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Tuần 11 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN:11 MÔN: LỊCH SỬ
TIẾT: 11 BÀI : NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức-Kĩ năng:
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân ta không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. 
Thái độ: ý thức bảo vệ di sản văn hóa cha ông để lại.
II. Đồ dùng dạy học
-Lược đồ
-Tranh ảnh Hoa Lư, Hà Nội ngày nay,
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tình hình nước ta khi quân Tống xâm lược?
- Ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó.
- GV nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi chú 
*Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Lý Thái Tổ chọn đất làm kinh đô
*GV giới thiệu: Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Nhà Lý bắt đầu từ đây.
*Hoạt động cá nhân:
- GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long).
- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK đoạn: “Mùa xuân năm 1010.. màu mỡ này”, để lập bảng so sánh
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La?
- GV: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
- GV giải thích từ “Thăng Long” và “Đại Việt”.
Hoạt động 2: Kinh thành Thăng Long thời nhà Lý
- Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
- GV cho HS thảo luận 4
- GV kết luận: Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp ngày càng đông và lập nên phố, nên phường.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS trả lời. HS khác nhận xét.
-HS lập bảng so sánh
-HS nêu 
- HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS nêu 
-HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
4.Củng cố: 
 - HS đọc phần bài học.
 - Ai là người quyết định dời đô ra Thăng Long?
 - Việc dời đô ra Thăng Long có ý nghĩa gì?
GDMT: ý thức bảo vệ di sản văn hóa cha ông để lại.
- GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Chùa thời Lý”.
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN: 12 MÔN: LỊCH SỬ
TIẾT : 12 BÀI : CHÙA THỜI LÝÙ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo lý Phật thời Lý.
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
- HS khá, giỏi: Mô tả ngôi chùa mà HS biết.
Thái độ: Tôn trọng, giữ gìn các di tích lịch sử
BVMT: Nhận biết được vẻ đẹp của chùa, biết trân trọng các di sản văn hĩa của cha ơng, cĩ thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan của mơi trường.
II. Chuẩn bị:
- Ảnh chụp phóng to chùa Dâu,chùa Một Cột,tượng phật A- di –đà.
- PHT của HS.
 III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Ai là người quyết định dời đô ra Thăng Long?
 - Việc dời đô ra Thăng Long có ý nghĩa gì?
 - GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
*Giới thiệu bài
HĐ1: Đạo phật và chùa trong thời Lý
- GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật ..rất thịnh đạt.”
- GV đặt câu hỏi:Vì sao nói: “Đến thời Lý,đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?”
- GV nhận xét kết luận:đạo Phật có nguồn gốc từ Aán Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
HĐ2: Ý nghĩa của chùa trong thời Lý
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- GV phát PHT cho HS
- GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng:
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật £
+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £
- GV nhận xét, kết luận.
- GV mô tả chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng Phật A- di- đà (có ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
- GV yêu cầu HS khá giỏi mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết (ngôi chùa mà em đã đến tham quan).
- GV nhận xét và kết luận.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- HS thảo luận và nêu.
-HS theo dõi.
- HS các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
- HS khá giỏi mô tả.
- HS khác nhận xét.
- HS khá, giỏi: Mô tả ngôi chùa mà HS biết
4.Củng cố: 
 - Cho HS đọc phần bài học.
- Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng?
- Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc phát triển đạo Phật ở Việt Nam?
- GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”.
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN:13 MÔN: LỊCH SỬ
TIẾT : 13 BÀI : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
 XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ Bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
- HS khá, giỏi:
+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
+ Biết nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
Thái độ: tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao đến thời Lý đạo phát triển nhất?
- Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì. ? -GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú
* Giới thiệu bài
HĐ1: Hoạt động nhóm đôi
- GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
+ Để xâm lược nước Tống. 
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. 
Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
- GV cho HS thảo luận và đi đến thống nhất: ý kiến thứ hai đúng 
HĐ2:Hoạt động cá nhân
- GV treo lược đồ lên bảng va øtrình bày diễn biến. 
- GV hỏi để HS xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống:
+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?
+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?
+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này. 
+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
- GV nhận xét, kết luận
HĐ 3:Hoạt động nhóm
- S đọc SGK từ sau hơn 3 tháng . được giữ vững. 
- GV đặt vấn đề: nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?- GV kết luận
- Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến. - GV nhận xét, kết luận. 
- HS lắng nghe. 
- HS thảo luận nhóm 2. 
- HS các nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS nêu 
- HS kể. 
-HS theo dõi.
- HS đọc. 
- HS thảo luận nhóm 4 và báo cáo 
- HS trình bày. 
- HS khác nhận xét. 
- HS khá, giỏi:
+ Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
+ Biết nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
4.Củng cố: 
 - Cho 3 HS đọc phần bài học. 
- GT bài thơ “Nam quốc sơn Hà” - GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN:14 MÔN: LỊCH SỬ
TIẾT : 14 BÀI : NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức- Kĩ năng:
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
- HS khá, giỏi: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Phiếu của HS. 
-Bảng phụ ghi nội dung BT 
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy đọc bài thơ của Lý Thường Kiệt. 
- Nêu vài nét về cuộc chiến đấu ở phòng tuyến sông Cầu. - GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu
HĐ1:
- GV cho HS đọc SGK từ: “Đến cuối TK XII . nhà Trần thành lập”. 
+ Hỏi: hoàn cảnh nước ta cuối TK XII như thế nào?
+ Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
*GV tóm tắt hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
HĐ2:
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS sau khi đọc SGK, thảo luận nhóm
- GV hướng dẫn kiểm tra kết quả đúng
-GV cho HS làm phiếu 
Từ đó đi đến thống nhất các sự việc sau: đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ
. 
-HS theo dõi.
- HS đọc 
-HS nêu 
-HS nêu 
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS làm phiếu 
- Vài HS trình bày
HS khá, giỏi: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.
 4.Củng cố: 
 - Cho 3 HS đọc bài học
- Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước. 
- GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau: “Nhà Trần và việc đắp đê”. Nhận xét tiết học 
Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:............ Ngày dạy:.....................
TUẦN: 15 MÔN: LỊCH SỬ
TIẾT : 15 BÀI : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức - Kĩ năng:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trong coi việc đắp đê. 
Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. 
GDMT: Vai trò ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người .Qua đó, thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều – những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.
II/. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ tự nhiên VN.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1.Ổn định lớp: hát
2. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bài:Nhà Trần thành lập. 
- GV nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi chú 
* Giới thiệu bài 
HĐ1:Nhà Trần và việc đắp đê
-GV yêu cầu HS trao đổi nhóm 2
+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào? 
+ Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin. 
- GV nhận xét về lời kể của một số em. 
- GV kết luận: Sông ngòi đem lại phù sa màu mỡ và cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội đe dọa sản xuất nông nghiệp và đời sống.
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần. 
- GV tổ chức cho thảo luận nhóm 4.
-cho đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận
HĐ2:kết quả của việc chăm sóc đê. 
- GV cho HS đọc SGK
- Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta?
- GV nhận xét, kết luận. 
- GV: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế ta phải làm gì?
-Liên hệ: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa.Hiện nay chúng ta cần quan tâm đến việc BVMT và có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều – công trình nhân tạo phục vụ đời sống con người. 
-HS theo dõi.
- HS thảo luận nhóm 2. 
- Vài HS kể
- HS nhận xét và kết luận. 
-HS nêu 
- đại diện các nhóm lên trình bày. 
- HS đọc. 
- HS thảo luận nhóm 2và trả lời 
-HS theo dõi.
-HS nêu 
4.Củng cố: 
 - Cho HS đọc bài học trong SGK. 
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
- GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò: 
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau :“Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên”.
Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su lop 4 tuan 1114.doc