Giáo án Lịch sử 5 - Tuần 1 đến tuần 11

Giáo án Lịch sử 5 - Tuần 1 đến tuần 11

Lịch sử

HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858 – 1945)

TIẾT 1 : “ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH.

I. MỤC TIÊU.

 Sau bài học, HS nắm được:

- Thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì.

- Các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 + Hình vẽ trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.

 + Bản đồ hành chính Việt Nam

 + Phiếu học tập cho HS.

 + Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố.

 

doc 48 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 - Tuần 1 đến tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ ngày tháng năm 2013
Lịch sử
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858 – 1945)
TIẾT 1 : “ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH.
I. MỤC TIÊU.
 Sau bài học, HS nắm được:
Thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì.
Các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Hình vẽ trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
	+ Bản đồ hành chính Việt Nam
	+ Phiếu học tập cho HS.
	+ Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
MỞ ĐẦU.
	- GV nêu khái quát về hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
	Cuối chương trình lịch sử lớp 4 các em đã biết: năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn. Ngày 1 – 9 – 1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta và từng bước xâm chiếm, biến nước ta thành thuộc địa của chúng . Trong khi triều đình Nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, làm tay sai cho giặc thì nhân dân ta với lòng nồng nàn yêu nước đã không ngừng đứng dậy đấu tranh chống lại thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Trong phần đầu của phân môn Lịch sử lớp 5 các em cùng tìm hiểu về hơn 80 năm đấu tranh oanh liệt chống lại thực dân Pháp xâm lược và đô hộ của nhân dân ta.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 5 SGK và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Em có cảm nghĩ gì về buổi lễ được vẽ trong tranh?
- GV giới thiệu bài.
- 1, 2 HS nêu ý kiến của mình: Tranh vẽ cảnh nhân dân ta đang làm lễ suy tôn Trương Định là “ Bình Tây Đại nguyên soái”. Buổi lễ rất trọng thể và cho thấy sự khâm phục, tin tưởng của nhân dân vào vị chủ soái của mình.
- HS nghe GV giới thiệu.
Hoạt động 1.
TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC TA SAU KHI THỰC DÂN PHÁP MỞ CUỘC XÂM LƯỢC.
- GV yêu cầu HS làm việc với SGK và trả lời cho các câu hỏi sau:
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
- GV gọi HS trả lời các câu hỏi trước lớp.
- GV vừa chỉ bản đồ vừa giảng bài.
- HS đọc SGK, suy nghĩ và tìm câu trả lời. Các câu trả lời đúng là:
+ Nhân dân Nam Kì đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước.
- 2 HS lần lượt trả lời, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2.
TRƯƠNG ĐỊNH KIÊN QUYẾT CÙNG NHÂN DÂN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu sau:
Cùng đọc sách, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
1. Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao?
2. Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
3. Nghĩa quân và nhân dân đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
4. Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận từng câu hỏi trước lớp.
+ Cử 1 HS làm chủ toạ của cuộc toạ đàm.
+ Hướng dẫn HS chủ toạ dựa vào các câu hỏi đã nêu để điều khiển toạ đàm.
+ GV theo dõi HS làm việc và là cố vấn, trọng tài khi cần thiết.
- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm và toạ đàm trước lớp của HS.
- GV kết luận ngắn gọn về nội dung của hoạt động 
- HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thảo luận để hoàn thành phiếu. Thư kí ghi ý kiến của các bạn vào phiếu.
Kết quả thảo luận tốt là
1. Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn lại ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang.
Theo em lệnh của nhà vua là không hợp lí vì lệnh đó thể hiện sự nhượng bộ của Triều đình với thực dân Pháp, kẻ đang xâm lược nước ta, và trái với nguyện vọng của nhân dân.
2. Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn suy nghĩ: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch: nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng, một dạ tiếp tục kháng chiến.
3. Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là “ Bình Tây đại nguyên soái”. Điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc
4. Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng nhân dân đánh giặc.
- HS báo cáo kết quả thảo luận theo hướng dẫn của GV.
+ Lớp cử một HS khá, mạnh dạn
+ HS cả lớp phát biểu ý kiến theo sự điều khiển của bạn chủ toạ
Hoạt động 3.
LÒNG BIẾT ƠN, TỰ HÀO CỦA NHÂN DÂN TA VỚI “ BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI”
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định?
+ Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết ?
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
- GV kết luận
+ Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước. Em vô cùng khâm phục ông.
+ HS kể các câu chuyện mình sưu tầm được.
+ Nhân dân ta đã lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông, lấy tên ông đặt cho đường phố, trường học
CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và hoàn thành nhanh sơ đồ sau:
- HS kẻ sơ đồ vào vở hoàn thành sơ đồ.
Triều đình: kí hoà ước với giặc Pháp và lệnh cho ông giải tán lực lượng
Nhân dân suy tôn ông là “ Bình Tây Đại nguyên soái”
Trương Định
Quyết tâm chống lệnh vua để ở lại cùng nhân dân đánh giặc.
Lưu ý: phần in nghiêng trong sơ đồ là để HS điền
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài và làm các bài tập tự đánh giá kết quả học (nếu có) sưu tầm các câu chuyện kể về Nguyễn Trường Tộ.
TUẦN 2
Thứ ngày tháng năm 2013
Lịch sử 
TIẾT 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC 
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học HS nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn là cho đất nước giàu mạnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Chân dung Nguyễn Trường Tộ: Phiếu học tập cho HS.
	+ HS tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài;
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?
+ Em hãy cho biết tình cảm cảu nhân dân ta đối với Trương Định?
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định?
Hoạt động 1.
TÌM HIỂU VỀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu được về Nguyễn Trường Tộ theo hướng dẫn.
+ Từng bạn trong nhóm đưa ra các thông tin, bài báo, tranh ảnh về Nguyễn Trường Tộ mà mình sưu tầm được.
+ Cả nhóm chọn lọc thông tin và thư kí ghi vào phiếu theo trình tự như sau:
Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.
Quê quán của ông.
Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì?
Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ?
- GV cho HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS và ghi một số nét chính về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ.
- HS chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 - 8 HS , hoạt động theo hướng dẫn của GV
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871 ( theo Nguyễn Thị Côi. Kiến thức Lịch sử dành cho GV tiểu học). Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé, ông đã nổi tiếng là người thông minh, học giỏi được dân trong vùng gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông được sang Pháp. Trong những năm ở Pháp, ông đã chủ ý quan sát, tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp. Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân đất nước thì nước ta mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được
- Đại diện 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất một số điều về tiểu sử của Nguyễn Trường Tộ như đã nêu trên.
Hoạt động 2
TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC TA TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP.
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi.
Theo em, tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta? Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào?
- GV cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- Theo em, tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu?
- HS hoạt động nhóm.
Thực dân Pháp có thể dễ dàng vào xâm lược nước ta vì:
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ thực dân Pháp.
+ Kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
+ Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường
- Đại diện 1 nhóm HS phát biểu ý kiến trước lớp, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến ( nếu có)
- HS trao đổi và nêu ý kiến: Nước ta cần đổi mới để đủ sức tự lập, tự cường.
Hoạt động 3.
NHỮNG ĐỀ NGHỊ CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ.
- GV yêu cầu HS đọc SGK
+ Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước?
+ Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao ?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp: GV nêu từng câu hỏi cho HS trả lời.
- Việc vua quan nhà Nguyễn phản đối đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ cho thấy họ là người như thế nào?
- GV yêu cầu HS lấy những ví dụ chứng minh sự lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn.
- GV nêu kết luận về nội dung của hoạt động
- HS đọc SGK
+ Nguyễn Trường Tộ đề nghị thực hiện các việc sau để canh tân đất nước.
Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
Xây dựng quân đội hùng mạnh.
Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng
+ Triều đình không cần thực hiện các đề nghị của Nguyễn Trường Tộ. Vua Tự Đức bảo thủ cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi.
- 2 HS lần lượt nêu ý kiến của mình trước lớp, sau mỗi lần có bạn nêu ý kiến, HS cả lớp cùng nhận xét bổ sung ý kiến ( nếu có).
+ Họ là người bảo thủ.
+ Họ là người lạc hậu, không hiểu gì về thế giới bên ngoài quốc gia
- Một số HS nêu ví dụ trước lớp, chẳng hạn:
+ Vua quan nhà Nguyễn không tin rằng đèn treo ngược, không có dầu (đèn điện) mà vẫn sáng.
+ Vua quan nhà Nguyễn cho rằng chuyện xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ là chuyện bịa.
CỦNG CỐ - ... ược:
Sau cách mạng tháng Tám, nước ta lại đứng trước khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.
Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa nạn mù chữ,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Các hình minh hoạ trong SGK.
	+ Phiếu thảo luận cho các nhóm.
	+ HS sưu tầm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày toàn dân quyết tâm diệt “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
Hoạt động 1.
HOÀN CẢNH VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đoạn “ Từ cuối năm 1945 ở trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc” và trả lời câu hỏi:
Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”?
- GV nêu thêm các câu hỏi gợi ý;
+ Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc?
+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
- GV cho HS phát biểu ý kiến.
- GV theo dõi, nhận xét ý kiến của HS.
- GV tổ chức cho HS đàm thoại cả lớp để trả lời câu hỏi sau:
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều đó có thể xảy ra với đất nước chúng ta?
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?
- HS chia thành nhóm nhỏ, cùng đọc sách, thảo luận dựa theo các câu hỏi nhỏ gợi ý của GV và rút ra kết luận:
Nói nước ta đang ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” tức tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm vì:
+ Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn, tưởng như không vượt qua nổi.
+ Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết đói, nông nghiệp đình đốn, hơn 90 % người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe doạ nền độc lập
- Đại diện 1 nhóm HS nêu ý kiến, các nhóm bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, trả lời câu hỏi, sau đó 1 HS phát biểu ý kiến trước lớp cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói, nạn dốt thì ngày sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói, nhân dân không đủ hiểu biết để tham gia Cách mạng, xây dựng đất nước
Nguy hiểm hơn, nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm, nước ta có thể trở lại cảnh mất nước.
+ Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước
Hoạt động 2
ĐẨY LÙI GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 trang 25 SGK và hỏi: Hình chụp cảnh gì?
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?
- GV nêu: Đó là 2 trong các việc mà Đảng và Chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân làm để đẩy lùi giặc đói và giặc dốt, em hãy đọc SGK và tìm hiểu việc khác.
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
-2 HS lần lượt nêu trước lớp: 
+ Hình 2: Chụp cảnh nhân dân đang quyên góp gạo, thùng quyên có dòng chữ “ Một nắm khi đói bằng một gói khi no”
+ Hình 3: Chụp một lớp bình dân học vụ, người đi học có nam có nữ, có già, có trẻ
- Lớp bình dân học vụ là lớp dành cho những người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.
- HS làm việc cá nhân, đọc SGK và ghi lại các việc mà Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân làm để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý kiến.
Hoạt động 3.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐẨY LÙI “ GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT, GIẶC NGOẠI XÂM”
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm hiều ý nghĩa của việc nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã chống lại được giặc đói, giặc dốt.
- GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS tìm ý nghĩa.
+ Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn: việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?
+ Khi lãnh đạo Cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ như thế nào?
- GV tóm tắt các ý kiến của HS và kết luận về ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em nêu ý kiến của mình trước nhóm cho các bạn bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
+ Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những việc phi thường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
+ Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm Cách mạng
Hoạt động 4
BÁC HỒ TRONG NHỮNG NGÀY DIỆT “ GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT, GIẶC NGOẠI XÂM”
- GV gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn “ Bác Hoàng Văn Tí các chú nói Bác cứ ăn thì làm gương cho ai được”.
- GV hỏi HS: Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
- GV tổ chức cho HS kể thêm các câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” ( 1945 – 1946).
- GV kết luận
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Một số HS nêu ý kiến của mình trước lớp.
- Một số HS kể trước lớp.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV hỏi : Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo?
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
TUẦN 13
Thứ ngày tháng năm 2013
Lịch sử
TIẾT 13: “ THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” 
I. MỤC TIÊU.
 	Sau bài học HS biết: thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Các hình minh hoạ trong SGK.
	+ HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
- Gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi sau:
+ Vì sao nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
+ Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói, giặc dốt”
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ trong những ngày toàn dân diệt “giặc đói, giặc dốt”
Hoạt động 1.
THỰC DÂN PHÁP QUAY LẠI XÂM LƯỢC NƯỚC TA.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?
+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính Phủ và nhân dân ta phải làm gì?
- HS đọc SGK và tìm câu trả lời 
+ Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã quay lại nước ta:
+ Đánh chiếm Sài Gòn, mở rộng xâm lược Nam Bộ.
+ Đánh chiếm Hà Nội, Hải Phòng.
+ Ngày 18 – 12 – 1946 chúng gửi tối hậu thư đe doạ, đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 20 – 12 – 1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.
+ Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
+ Trước hoàn cảnh đó nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập.
Hoạt động 2.
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA 
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đêm 18 rạng 19- 12- 1945 đến nhất định không chịu làm nô lệ.
- GV lần lượt nêu câu hỏi tìm hiểu cho HS.
+ Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
+ Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng lời kêu gọi của Bác Hồ trước lớp.
- GV hỏi: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
- GV: Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
- HS cả lớp đọc thầm trong SGK
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV
+ Đêm 18 rạng sáng 19- 12 – 1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Ngày 20 – 12- 1946 Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS nêu: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
- HS nêu câu: Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ
Hoạt động 3.
“ QUYẾT TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH”
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng nhau đọc SGK và quan sát hình minh hoạ để:
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
+ Ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
- GV tổ chức cho 3 HS thi thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. Sau đó tổ chức cho HS cả lớp bổ sung ý kiến và bình chọn bạn thuật lại đúng, hay nhất.
- GV tổ chức cho HS cả lớp đàm thoại để trao đổi các vấn đề sau:
+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
+ Việc quân và dân Hà Nội chiến đấu giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào?
+ Hình minh hoạ chụp cảnh gì? Cảnh này thể hiện điều gì?
+ Ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
+ Em biết gì về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến?
- GV kết luận.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội trước nhóm, các bạn trong nhóm cùng nghe và nhận xét.
- 1 HS thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội, 1 HS thuật lại cuộc chiến đáu ở Huế, 1 HS thuật lại cuộc chiến đấu ở Đà Nẵng.
- HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và bình chọn bạn thuật hay nhất.
- HS suy nghĩ và nêu ý kiến trước lớp.
+ Hình chụp cảnh ở phố Mai Hắc Đế (Hà Nội), nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế dựng chiến luỹ trên đường phố để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946.
+ Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.
+ Hình 2 chụp cảnh chiến sĩ ta đang ôm bom ba càng, sẵn sàng lao vào quân địch. Điều đó cho thấy tinh thần cảm tử quân và dân Hà Nội.
+ Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt.
Nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin “Kháng chiến nhất định thắng lợi”
+ Một số HS trình bày kết quả sưu tầm trước lớp.
CỦNG CỐ- DẶN DÒ.
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến?
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp.
PHẦN KIỂM TRA – KÍ DUYỆT
TỔ TRƯỞNG CM
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU LOP 5 T113.doc