Giáo án Lịch sử + Địa lí lớp 4 - Tuần 15, 16 - Giáo viên: Hoàng Hữu Vinh

Giáo án Lịch sử + Địa lí lớp 4 - Tuần 15, 16 - Giáo viên: Hoàng Hữu Vinh

Bài 13

Lịch sử: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

I.Mục tiêu :

-KT: -Biết được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp, đó là Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê, khi có lũ lụt thì mọi người phải tham gia đắp đê;

 - Các vua Trần có khi cũng tự trong coi việc đắp đê.

-KN: Hiểu được: Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc .

-TĐ:Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt .

II.Chuẩn bị :

 -Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần .

 -Bản đồ tự nhiên VN .

 -PHT của HS.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 8 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử + Địa lí lớp 4 - Tuần 15, 16 - Giáo viên: Hoàng Hữu Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13
Lịch sử: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I.Mục tiêu :
-KT: -Biết được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp, đó là Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê, khi có lũ lụt thì mọi người phải tham gia đắp đê;
 - Các vua Trần có khi cũng tự trong coi việc đắp đê.
-KN: Hiểu được: Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc .
-TĐ:Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt .
II.Chuẩn bị :
 -Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần .
 -Bản đồ tự nhiên VN .
 -PHT của HS.
III.Hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1p
3p
2p
9p
7p
9p
3p
I.Ổn định:
 - GV cho HS hát .
II. Bài cũ:
- Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
-Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?
 -GV nhận xét ghi điểm .
III.Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ cảnh đắp đê thời Trần và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ?
-Đây là tranh vẽ cảnh đắp đê dưới thời Trần. Mọi người đang làm việc rất hăng say. Tại sao mọi người lại tích cực đắp đê như vậy ? Đê điều mang lại lợi ích gì cho nhân dân, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2.Hướng dẫn tìm hiểu bài :
a. Điều kiện nước ta và việc đắp đê chống lũ:
-Phát PHT cho HS.
-Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì:
-Sông ngòi ở nước ta như thế nào? 
-Sông ngòi tạo thuận lợi gì? Gây khó khăn gì?
-Kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển , song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp .
-Từ xưa, ông cha ta đã làm gì để phòng chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng?
b.Nhà Trần và việc đắp đê:
-Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.
*Kết luận: Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê ; hằng năm , con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê .
c.Kết quả đắp đê của nhà Trần.
-GV cho HS đọc SGK
-Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? 
-Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta ?
-Kết luận: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn còn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế ta phải làm gì ?
IV.Củng cố, dặn dò:
-Cho HS đọc bài học trong SGK.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn học bài và xem trước bài : “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”.
-Cả lớp hát .
-2 HS đọc bài .
-HS khác nhận xét bổ sung.
-Cảnh mọi người đang đắp đê.
-HS đọc sách (làm việc cá nhân), trả lời câu hỏi.
-Làm nông (nghề nông)
-Chỉ bản đò và nêu: Sông ngòi chằng chịt,, có rất nhiều sông: sông Hồng, Đà, Đuống, Cầu, Mã, Cả...
+Thuận lợi: Cung cấp nước cho việc cấy trồng.
+Khó khăn: Gây lũ lụt.
-Nghe.
-Đắp đê chống lũ như truyện”Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
(Thảo luận nhóm 4) đọc SGK tìm câu trả lời.
-Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê.
-HS tìm các sự kiện có trong bài .
-HS lên viết các sự kiện lên bảng.
-HS khác nhận xét ,bổ sung .
-Hoạt động nhóm đôi: 
-Hệ thống đê điều được hình thành dọc theo sông Hồng và cac scon sông lớn ở đồng bằng Băc Bộ và Bắc Trung Bộ.
-Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, giạm nhẹ thiên tai lũ lụt.
-Do phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn. Phải tăng cường bảo vệ tu bổ đê diều thường xuyên, phải bảo vệ môi trường tự nhiên nhất là rừng đầu nguồn.
-1-2 HS đọc, lớp theo dõi.
-Nghe, ghi bài.
BÀI 14
Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BÀNG BĂC BỘ.
I.Mục tiêu : 
-KT: Nắm được đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: Dệt lụa, đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ ... 
-KN: -Biết các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm .
 -Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất .
TĐ: -Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II.Chuẩn bị :
-Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (HS và GV sưu tầm).
III.Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1p
3p
1p
12p
4p
10p
4p
A.Ổn định:
B.KTBC :
 -Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ .
-Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh .
C.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi đề.
b.Phát triển bài :
 3.Nơi có hàng trăm nghề thủ công :
-Treo hình 9 và các tranh ảnh sưu tầm được.
-Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công )
-Thế nào là nghề thủ công?
-Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
-Kể tên một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ .
*Các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm:
-Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định . 
-Hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm .
 -GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men.
 -GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống .
 4. Chợ phiên:
-Treo tranh.
-Hoạt động mua bán diễn ra ở đâu?
-Tại sao gọi là chợ phiên?
-Hãy mô tả về chợ phiên?
-Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
D. Củng cố, dặn dò :
-GV cho HS đọc phần bài học trong Sgk.
-Dặn học bài và chuẩn bị bài: 
“Thủ đô Hà Nội”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét .
-HS dựa vào sách GK thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Có hàng trăm nghề truyền thủ công có từ lâu đời: Đồ gốm, làm nón, dệt lụa, khắc gỗ, chạm lhamr trai, chạm bạc, dệt chiếu cói.
-Chủ yếu làm bằng tay, dụng cụ đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo.
-Người làm nghề thủ công giỏi.
-Thảo luận nhóm đôi, điền thông tin vào phiếu, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Làng nghề
Sản phẩm
Vạn phúc
Lụa
Bát Tràng
Gốm sứ
Kim Sơn
Chiếu cói
Đồng Sâm
Chạm bạc
Đồng Kị
Đồ gỗ
Chuyên Mỹ
Khảm trai.
-Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi.
-Nhào đất, nặn tạo dáng cho gốm, phơi gốm, nung gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung 
-HS khác nhận xét, bổ sung, nhắc lại.
-HS thảo luận .
Hoạt động theo nhóm
-Quan sát tranh, thảo luận, trình bày kết quả.
-HS khác nhận xét.
-Các chợ phiên.
-Chỉ họp chợ vào một số ngày nhất định.
-Nhìn tranh để tả, bổ sung.
Theo dõi
-3 HS đọc .
-Theo dõi, ghi bài
Bài 14
Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I.Mục tiêu :
-KT: HS biết dưới thời nhà Trần, 3 lần quân Mông –Nguyên sang xâm lược nước ta thì cả 3 lần bị quân dân ta đánh bại.
-KN: -Biết được quyết tâm chông giặc ngoại xâm của quân dân nhà Trần.
 -Thấy được tài thao lược của các tương sĩ mà tiêu biểu là trần Hưng Đạo.
-T Đ: Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng .	
II.Chuẩn bị :
 -Hình trong SGK phóng to .
 -PHT của HS .
 -Sưu tầm những mẩu chuyện về Trần Quốc Toản.
III.Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1p
3p
2p
2p
10p
8p
6p
3p
1.Ổn định:
2.KTBC :
 -Nhà Trần có biện pháp gì và thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê?
 -Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt ?
 -GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ về hội nghị Diên Hồng và giới thiệu.
 b.Phát triển bài :
 GV nêu một số nét về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên.
 * Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần 
 -GV cho HS đọc SGK từ “Lúc đó..sát thát.”
-Những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc.
-Kết luận: Cả ba lần xâm lược nước ta, quân Mông-Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần.
 * Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến.
 -GV gọi một HS đọc SGK đoạn : “Cả ba lần  xâm lược nước ta nữa”.
-Nhà Trần đối phó với giặc như thế nào?
-Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
-Kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
-Vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
*Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
-Tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước này.
4.Củng cố, dặn dò:
-Cho HS đọc phần bài học trong SGK.
-Nguyên nhân nào dẫn tới ba lần Đại Việt thắng quân xâm lược Mông–Nguyên ?
-Dặn học bài và sưu tầm một số gương anh hùng của dân tộc ; chuẩn bị trước bài : “Ôn tập học kì I”.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời
-HS khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
-Làm việc cá nhân.
-HS đọc.
+Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời : “Đầu thần  đừng lo”.
 +Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “”
 +Trong bài Hịch tướng sĩ có câu: “ phơi ngoài nội cỏ  gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng”.
 +Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “”
-1 HS đọc .
-Khi giặc mạnh thì chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, khí giặc yếu thì tấn công quyết liệt buột chúng rút lui.
-Đúng.Vì thế của giặc mạnh hơn ta phải rút lui để bảo toàn lực lượng và làm cho địch suy yếu, mệt mỏi.
-Quân mông –Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, đọc lập dân tộc được giữ vững.
-Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
- 3 HS kể. lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc .
-HS trả lời .
-Theo dõi, ghi bài.
Bài 14
ĐỊA LÍ
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I.Mục tiêu : 
-KT: HS một số đặc điểm chủ yếu củ thành phố Hà Nội: Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Băc Bộ; Là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học của đất nước.
-KN: Chỉ được vị trí của Hà Nội trên lược đồ.
T Đ: Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội .
II.Chuẩn bị :
-Các bản đồ : Hành chính, giao thông VN.
-Bản đồ Hà Nội.
-Tranh, ảnh về Hà Nội (sưu tầm)
III.Hoạt động trên lớp :
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1p
3p
1p
8p
10
9p
3p
1.Ổn định:
2.KTBC:
-Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm .
-Kể về chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ.
 Gv nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
b.Phát triển bài :
 * Hà Nội –thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ: 
-Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc .
-Hướng dẫn quan sát bản đồ hành chính, giao thông VN treo tường kết hợp lược đồ trong SGK.
-Vị trí thủ đô Hà Nội?
 + Hà Nội giáp với những tỉnh nào ?
 + Cho biết từ tỉnh em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
* Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
-Hà Nội được chọn là thủ đô từ năm nào? 
-Khi đó có tên là gì?
 +Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
 +Khu phố mới có đặc điểm gì? (Nhà cửa, đường phố )
-GV treo bản đồ và giới thiệu cho HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới 
 * Hà Nội –trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước: (Hoạt động nhóm)
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK thảo luận theo câu hỏi :
Hà Nội là:
 +Trung tâm chính trị .
 +Trung tâm kinh tế lớn .
+Trung tâm văn hóa, khoa học .
-Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng  của Hà Nội .
-Nhận xét và kể thêm về các sản phẩm công nghiệp ,các viện bảo tàng (Bảo tàng HCM, bảo tàng LS, Bảo tàng Dân tộc học ) .
-Treo BĐ Hà Nội và cho HS lên tìm vị trí một số di tích LS, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí  và gắn các ảnh sưu tầm lên bản đồ .
4.Củng cố, dặn dò:
-GV cho HS đọc bài học trong khung .
-GV cho HS chơi một số trò chơi để củng cố bài.
-Dặn chuẩn bị bài tiết sau: “Ôn tập học kì I”.
-Nhận xét tiết học .
-HS trả lời câu hỏi.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
(Hoạt động cả lớp)
-HS quan sát bản đồ.
-HS lên chỉ bản đồ.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét.
-Năm 1010
-Thăng Long.
-Trả lời.
-HS lắng nghe, quan sát bản đồ .
-HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .
+Nơi làm việc của các cơ quan lảnh đạo cao cấp.
+Nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện.
+Trường ĐH đầu tiên (Văn Miếu quóc tử giám); Nhiều viện nghiên cứu, trường ĐH, bảo tàng, thư viện, nhiều danh lam thắng cảnh.
-HS lên chỉ BĐ và gắn tranh sưu tầm lên bản dồ.
-Trả lời.
-Nghe.
-3 tổ cùng chỉ và dán.
-
3 HS đọc bài .
-HS chơi trò chơi.
-Theo dõi, ghi bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docSuDia L4 Tuan 1516.doc