I Mục đích - yêu cầu:
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy :
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
+ Tường thuật (sử dụng lượt đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất : Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
- Đôi nét về Lê Hoàn : Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Lịch sử CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (Năm 981) I Mục đích - yêu cầu: - Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy : + Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. + Tường thuật (sử dụng lượt đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất : Đầu năm 981 quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi. - Đôi nét về Lê Hoàn : Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. II Đồ dùng dạy học : - GV: + Lược đồ minh họa - HS: SGK III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1.Khởi động: 2.Bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? (- HS trả lời, HS nhận xét) - Đinh Bộ Lĩnh lấy nơi nào làm kinh đô & đặt tên nước ta là gì? - GV nhận xét. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: - Buổi đầu độc lập của dân tộc, nhân dân ta phải liên tiếp đối phó với thù trong giặc ngoài. Nhân nhà Đinh suy yếu, quân Tống đã đem quân sang đánh nước ta. Liệu rồi số phận của giặc Tống sẽ ra sao? Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (981) Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào ? - Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ? GV nêu vấn đề: “Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có hai ý kiến khác nhau: + Thái hậu Dương Vân Nga yêu quý Lê Hoàn nên đã trao cho ông ngôi vua. + Lê Hoàn được tôn lên làm vua là phù hợp với tình hình đất nước & nguyện vọng của nhân dân lúc đó. Em hãy dựa vào nội dung đoạn trích trong SGK để chọn ra ý kiến đúng.” GV kết luận: Ý kiến thứ hai đúng vì: Đinh Toàn khi lên ngôi còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược. Lê Hoàn giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ tung hô “Vạn tuế” Hoạt động 2: Hoạt động nhóm GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: Quân Tống sang xâm lược nước ta vào năm nào? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào? Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không? Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta? Vua Đinh & con trưởng là Đinh Liễn bị giết hại Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vì vậy không đủ sức gánh vác việc nước Lợi dụng cơ hội đó, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta Đặt niềm tin vào “Thập đạo tướng quân” (Tổng chỉ huy quân đội) Lê Hoàn và giao ngôi vua cho ông. HS trao đổi & nêu ý kiến HS dựa vào phần chữ & lược đồ trong SGK để thảo luận Đại diện nhóm lên bảng thuật lại cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân trên bản đồ. Giữ vững nền độc lập dân tộc, đưa lại niềm tự hào và niềm tin sâu sắc ở sức mạnh & tiền đồ của dân tộc. 4.Củng cố Dặn dò: - Nhờ sức mạnh đoàn kết của dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân ta, Lê Hoàn cùng các tướng sĩ đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, tiếp tục giữ vững nền độc lập của nước nhà. Chúng ta tự hào sâu sắc với quá khứ đó - Chuẩn bị : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: