Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 6: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 6: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc

I. MỤC TIÊU:

1-Kiến thức: Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938

2-Kĩ năng: Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

3-Thái độ:-Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Bảng phụ kẻ sẵn nội dung như sau:

Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ:

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Tiết 6: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lịch sử
Nước ta dưới ách đô hộ 
của các triều đại phong kiến phương Bắc
I. Mục tiêu:
1-Kiến thức: Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938
2-Kĩ năng: Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
3-Thái độ:-Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung như sau:
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ:
Thời gian
Câc mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hoá
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
Học sinh lên thực hiện yêu cầu 
Giáo viên nhận xét - cho điểm.
2. Giới thiệu bài mới
a) Hoạt động 1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương bắc đối với nhân dân ta.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK từ “Sau khi Triệu Dà thôn tính ... sống theo luật pháp của người Hán”
Học sinh đọc thầm SGK
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm: Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá trước và sau khi bị các Triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ (GV treo bảng phụ)
Học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 người để thảo luận và điền kết quả thảo luận vào giấy.
Giáo viên gọi 1 nhóm đại diện nên trình bày kết quả thảo luận của nhóm,
Học sinh đại diện nhóm lên trình bầy kết quả thảo luận, các học sinh khác bổ sung ý kiến
Giáo viên nhận xét các ý kiến của học sinh, ghi lại những ý kiến đúng để hoàn thành bảng so sánh. Sau đó giáo viên kết luận.
Học sinh ghi lại ý kiến kết luận của giáo viên 
b) Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng thống kê vào vở.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
Giáo viên yêu cầu: hãy đọc SGK và điền thông tin về các cuộc khởi ngiã của nd ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vào bảng thống kê
Học sinh thực hiện yêu cầu - làm bài 3 VBT.
Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả trước lớp
1 học sinh nêu, các học sinh khác theo dõi, nhận xét bổ sung ý kiến.
Giáo viên tổng hợp - kết luận.
Học sinh nghe, sửa chữa bài (nếu sai).
Giáo viên hỏi: Từ năm 179 TCN đến 938, nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Học sinh trả lòi: có 9 cuộc khởi nghĩa lớn.
Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào?
Là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cuộc khởi nghĩa nào kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta?
Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì?
Nhân dân ta có mọt lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí dánh giặc giữ nước.
3. Củng cố, dặn dò:
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.
Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_4_tiet_6_nuoc_ta_duoi_ach_do_ho_cua_cac.doc