Giáo án Lịch sử - Ôn tập học kì II

Giáo án Lịch sử - Ôn tập học kì II

 A. Mục tiêu: -Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:

- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử - Ôn tập học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH SỬ 	 
 ÔN TẬP HỌC KÌ II
 (Ôn tập các bài từ tuần 19 đến tuần 29)
 A. Mục tiêu: -Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
D/Phần bổ sung:	
 Thứ ngày tháng năm 2012 
 ĐỊA LÍ :
THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KÌ 2 & CUỐI NĂM
 Thời gian dự kiến 35 phút 
A/ MỤC TIÊU: 
- Củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV:Tranh, ảnh , mẩu chuyện . .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC 
1. Hoạt động đầu tiên :- KTBC : (5’)
2. Hoạt động dạy học bài mới : (28’)
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
2/ Hướng dẫn ôn tập
HS nêu tên các bài địa lí đã được học ở HK 2
Nêu các câu trả lời theo theo từng nội dung.
Bản thân đã làm được những việc gì và thấy được các bạn làm được những việc gì?
Nhận xét, tuyên dương.
3.Hoạt động cuối cùng : (5’)
Nghe kể chuyện
Dặn HS về chuẩn bị cho tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra, đánh giá. GV nhận xét tiết học.
 D.Bổ sung :........................................................................................................... 
 *****************************************
 ĐẠO ĐỨC 
 NÓI LỜI HAY – LÀM VIỆC TỐT 
 ( Tiết 2)
I.Mục tiêu:HS hiểu được:
- Nói lời hay, làm việc tốt là làm cho mọi người tôn trọng và quý mến mình.
- HS biết tìm và chọn lọc những lời hay, những việc làm tốt có ý nghĩa để giao tiếp và ứng xử với mọi người trong cuộc sống cho phù hợp.
- Biết đồng tình với những lời nói hay, việc làm tốt, phê phán những lời nói không hay và việc làm chưa tốt.
-Có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng và giúp đỡ mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
II.Các hoạt động dạy học: 
1.Khởi động: HS hát bài “Con chim vành khuyên”
2.Hoạt động1:Thảo luận nhóm đôi
Mục tiêu:Giúp HS biết đề ra những hành vi cần làm và những hành vi không nên làm theo chủ đề bài học.
1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
2.Các nhóm thảo luận liệt kê các việc cần làm và không nên làm.
3. Đại diện trình bày.
4. GV kết luận những việc cần làm và không nên làm.
5.HS tự liên hệ.
3.Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: HS biết xử lý tình huống về nói lời hay,làm việc tốt và trình bày lại bằng đóng vai.
Cách tiến hành: -GV chia 4 nhóm yêu cầu: xử lý tình huống sau và trình bày lại qua đóng vai.
Các nhóm thảo luận và phân công đóng vai trong nhóm.
Các nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét- GV nhận xét bổ sung.-GV KL.
4.Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Mục tiêu:HS kể được một vài tấm gương về nói lời hay,làm việc tốt.
Cách tiến hành:GV nêu yêu cầu:Hãy kể tấm gương về nói lời hay,làm việc tốt mà em biết.
-HS liên hệ thực tế và kể.
-Cả lớp nhận xét,tuyên dương.GV KL và liên hệ giáo dục.
D/Phần bổ sung:	
 KHOA HỌC	 
 TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC 
 SGK/ 138)	 TGDK: 35’
Mục tiêu:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
II. ĐDDH:Hình trang 138,139 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên : Tác động của con người đến môi trường sống.
Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới 
Giới thiệu bài mới:Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: HS biết nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
Cách tiến hành: B1: Làm việc theo nhóm- Nhóm trưởng điều khiển:
Quan sát các hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi: nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
 Quan sát các hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi:Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu đi qua dại dương bị rò rỉ?
-Tại sao một số cây trong hình 5 /139 SGK bị trịu lá?Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.
B2: Làm việc cả lớp. Đại diện trình bày.Các nhóm khác bổ sung.GVKL
Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: Giúp HS: Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
Cách tiến hành:B1:GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. - Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
 B2: Làm việc cả lớp. Đại diện trình bày.Các nhóm khác bổ sung.GVKL
Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò:
Thi đua trưng bày các tranh ảnh, thông tin về việc ô nhiễm không khí và nước.
 Chuẩn bị: “Một số biện pháp bảo vệ môi trường ”.
Nhận xét tiết học .	
D/Phần bổ sung:	
 KHOA HỌC	 
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
SGK/ 140 	 	TGDK: 35’
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II. ĐDDH:Hình vẽ trong SGK trang 130, 131- Sưu tầm những hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động đầu tiên: Tác động của con người đến với môi trường không khí và nước. ® Giáo viên nhận xét.
2. Hoạt động dạy học bài mới Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: Giúp HS: - Xác định được những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ thế giới, quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh góp phần giữ vệ sinh môi trường.
Cách tiến hành: B1: Làm việc cá nhân.
HS làm việc cá nhân: QS các hình và đọc ghi chú,tìm xem mỗi ghi chú.
B2: Làm việc cả lớp: HS trình bày- HS khác nhận xét,bổ sung.GV chốt.
Hoạt động 2:Triển lãm
Mục tiêu: -Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày về các biện pháp bảo vệ môi trường.
Cách tiến hành:B1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. Mỗi nhóm tuỳ theo tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được có thể sáng tạo các cách sắp xếp và trình bày khác nhau.
- Từng cá nhân thuyết trình.
- B2: Làm việc cả lớp
- Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình.
- GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm.
3.Hoạt động cuối cùng : Củng cố,dặn dò:
- Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị: “Ôn tập môi trường và tài nguyên”.
- Nhận xét tiết học.	
D/Phần bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TNXH.doc