Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Đỗ Thị Ngọc Trinh

Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Đỗ Thị Ngọc Trinh

Đạo đức

Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Hs nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cố giáo.

- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

- Hs có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy, cô giáo.

II. Đồ dùng dạy học:

Vở BT đđ

Tranh minh họa cho BT.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Đỗ Thị Ngọc Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 
Đạo đức
Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Hs nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cố giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Hs có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở BT đđ
Tranh minh họa cho BT.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi gặp thầy giáo, cô giáo em cần làm gì ?
- Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy giáo, cô giáo em làm sao ?
- Nhận xét.
3.Bài mới
3.1 Giới thiệu: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 2)
3.2 Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 3.
- Yêu cầu hs kể trước lớp về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Cho cả lớp trao đổi, nhận xét.
- Gv nhận xét.
- Gv kể về 1 – 2 tấm gương của các bạn trong lớp:
+ Lớp ta có nhiều bạn biết vâng lời thầy giáo, cô giáo. Nhưng điển hình là bạn A, bạn lúc nào đi học cũng đúng giờ, vào lớp bạn ngồi ngay ngắn, lắng nghe cô giáo giảng bài, bạn không bao giờ nói chuyện riêng hay đùa giởn trong lớp làm mất trật tự gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh và ảnh hưởng đến giờ giấc của cô giáo. Khi cô giáo gọi trả lời câu hỏi bạn lúc nào cũng xuất sắc. Các bạn trong lớp ai nấy đều rất thích chơi với bạn A. 
- Yêu cầu hs nhận xét về thái độ.
3.3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo bài tập 4.
- Gv chia lớp ra 4 nhóm và nêu yêu cầu bài tập 4:
+ Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo ?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Cho các nhóm trình bày.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi, nhận xét.
- Gv kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
 Nghỉ giữa tiết
3.4. Hoạt động 3: Hs tự liên hệ.
- Em có lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo chưa, trong trường hợp nào ?
- Tại sao em làm như vậy ?
- Kết quả đạt được là gì ?
- Trong lớp em nên học tập và nêu gương bạn nào ?
- Nhận xét chung: Khen ngợi những hs biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo và nhắc nhở hs còn vi phạm.
- Hs đọc ghi nhớ.
- Gv treo câu ghi nhớ lên bảng.
- Gv cho hs đọc 2 câu ghi nhớ cuối bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Em cần có thái độ như thế nào đối với thầy, cô giáo ?
- Thầy, cô giáo là những người không quản khó nhọc dạy dỗ em nên người, em nên lễ phép, nghe lời thầy cô giáo dạy bảo mới là trò ngoan.
- Cho cả lớp cùng hát bài: “Cô giáo”
- Nhận xét lớp học.
Xem bài tt:Em và các bạn.
1 hs: Khi gặp thầy giáo, cô giáo em nên chào hỏi lễ phép.
1 hs: Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy, cô giáo em cần nhận bằng 2 tay.
Hs nhắc lại.
2 – 3 Hs kể cho các bạn nghe về 1 bạn: Trong lớp em có bạn A rất ngoan ngoãn, khi nói chuyện với cô giáo lúc nào bạn cũng dạ thưa. Bạn biết nghe lời cô giáo bảo nên bạn thường được cô giáo khen 
Cả lớp trao đổi, nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs nhận xét về thái độ của bạn A: Bạn A biết nghe lời cô giáo, chăm chỉ, không nói chuyện riêng trong giờ học. 
Hs ngồi theo 4 nhóm.
Hs lắng nghe.
Các nhóm thảo luận.
Các nhóm ttrình bày.
Các nhóm trao đổi, nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hát
Hs trả lời: VD: Em đã nghe lời cô như: Em thường xuyên không viết bài.
Khi nghe cô nhắc nhở và giải thích em hiểu ra và làm theo lời cô.
Bây giờ em đã học khá hơn trước nhiều.
Hs nêu.
Hs lắng nghe.
3 – 4 hs đọc, nhóm đọc.
Em cần lễ phép, vâng lời thầy cô giáo.
Hs lắng nghe.
Cả lớp cùng hát: Mẹ của em ở trường
Bổ sung:	
Học vần
ach
I. Mục đích yêu cầu:
- Hs đọc được: ách, cuốn sách; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ách, cuốn sách
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
I. Đồ dùng dạy học:
- Viên gạch, quyển sách.
- Tranh minh họa cho bài học.
III. Hoạt động dạy học:
 TIẾT 1
1’ 
5’
1’
21’
5’
12’
8’
10’
5’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc: cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ.
- Gọi hs đọc câu ứng dụng Gv đã viết sẵn trên bảng.
- Cho cả lớp viết vào bảng con các từ vừa đọc.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- Hôm nay ta học vần mới ach.
- Gv ghi bảng ach.
b. Dạy vần:
* Nhận diện vần:
Vần ach
- Viết bảng: ach
- Cho hs phân tích vần: ach
- Gọi hS đv.
GV hd đv.
+ Tiếng sách:
* Đánh vần:
- Có ach muốn được tiếng sách ta làm thế nào?
- Gv ghi bảng: sách
- Phân tích tiếng: sách
- Yêu cầu hs đánh vần tiếng: sách
- Cho hs đọc trơn tiếng: sách
+ Từ cuốn sách:
- Giới thiệu quyển sách:
- Đây là cái gì ?
- Gv ghi bảng: cuốn sách 
- Yêu cầu hs đánh vần và đọc trơn từ khoá: cuốn sách
- Yêu cầu hs đọc trơn nội dung bảng.
- Yêu cầu hs đọc trơn nội dung trên bảng theo thứ tự và không thứ tự.
* Hướng dẫn viết chữ:
- Gv viết mẫu lên bảng và nêu quy trình viết vần ach: Đặt bút dưới dòng kẻ ngang trên viết 1 nét cong hở phải, lia bút viết con chữ c sau đó viết nét khuyết trên và nét móc 2 đầu, dừng bút ở dòng kẻ thứ 2.
- cuốn sách hd tương tự.
- Cho hs viết lần lượt ach, cuốn sách vào bảng con.
- Gv nhận xét chữa lỗi cho hs.
Nghỉ giữa tiết
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gv đính lên bảng các từ ứng dụng: 
 viên gạch kênh rạch
 sạch sẽ cây bạch đàn
- Yêu cầu hs gạch dưới các tiếng chứa vần mới học- đánh vần
- Cho hs đọc trơn tiếng có chứa vần ach.
- Cho hs đọc từ ứng dụng và phân tích tiếng.
- Gv giải nghĩa từ ứng dụng.
- Gv đọc mẫu.
4. Củng cố: 
* Trò chơi: Tìm chữ có vần vừa học.
- Gv cho hs tìm tiếng ghi vào bảng con.
TIẾT 2
- Nhận xét.
5. Luyện tập:
- Nhắc lại vần mới học.
* Luyện đọc:
- Gv yêu cầu hs đọc nội dung bảng: theo tứ tự và không thứ tự.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh vẽ gì?
- Chúng ta cùng nhau luyện đọc câu ứng dụng đó.
- Gv đính lên bảng:
Mẹ, mẹ ơi cô dạy
Phải giữ sạch đôi tay
Bàn tay mà dây bẩn
Sách, áo cũng bẩn ngay.
- Yêu cầu hs tìm tiếng có vần mới học.
- Cho hs đọc tiếp sức theo dòng.
- Khi đọc hết 1 dòng ta phải làm sao ?
- Yêu cầu hs đọc cả 4 dòng.
- Yêu cầu hs đọc sách giáo khoa: đọc từng phần, cả bài.
* Luyện viết:
- Hd viết: Hỏi về cách viết các con chữ trong 1 chữ, cách đặt dấu, khoảng cách, lưu ý hs nối giữa ô và n.
- Gv viết mẫu 1 chữ mỗi dòng.
- Nhắc nhở hs tư thế ngồi và cho hs viết vào vở.
- Gv chấm bài, sửa chữa, nhận xét hs viết.
Nghỉ giữa tiết
* Luyện nói:
- Cho hs nêu chủ đề luyện nói. 
- Giới thiệu tranh:
+ Tranh vẽ những gì ?
+ Sách vở của em có sạch sẽ chưa ?
+ Muốn cho sách, vở sạch sẽ em làm sao ?
+ Khi học xong em làm gì ?
+ Gv cho hs xem sách, vở 1 vài bạn sạch sẽ.
6. Củng cố, dặn dò:
- Cho cả lớp đọc lại toàn bài.
* Trò chơi: Ai nhanh hơn ?
- Gv cho hs thi tìm tiếng có vần ách ghi vào bảng con.
- Nhận xét bạn tìm trước và đúng khen ngợi.
- Luyện đọc thêm ở nhà, tìm tiếng có vần mới học, viết lại các vần, từ vừa học.
- Nhận xét tiết học.
Xem bài tt: ich- êch
4 hs đọc 
2 hs đọc câu ứng dụng và phân tích tiếng có vần đã học.
Quê hương là con diều biếc
Chiều chiều con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.
Cả lớp viết vào bảng con.
Hs nhận xét.
2 - 3 hs đọc ach
Hs theo dõi.
2 hs: a đứng trước, ch đứng sau.
Nhiều hs, nhóm, lớp: a – chờ – ach
- đọc trơn()
- HS tL
2 hs: s đứng trước, vần ach đứng sau, dấu sắc trên ach.
Nhiều hs, nhóm, lớp: sờ – ach – sach – sắc – sách.
Nhiều hs, nhóm, lớp.
Cuốn sách.
Hs theo dõi.
Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp: sờ – ach – sach – sắc – sách; cuốn sách.
5 hs đọc: ach, sách, cuốn sách.
5 hs đọc
Hs viết lần lượt vào bảng con.
Hs Hát
Hs đọc thầm.
2 hs lên bảng: gạch, sạch, rạch, bạch- đánh vần( cá nhân)
1 – 2 hs.
 hs đọc từ ứng dụng k thứ tự.
Hs theo dõi Gv giải nghĩa.
Hs tìm và ghi vào bảng con.
1 hs: ach
Nhiều hs đọc.
Hs quan sát tranh.
Vẽ diều, sông, đò và cảnh làng quê. 
Hs tìm: sạch, sách.
8 hs đọc mỗi em đọc 1 câu.
Nghỉ hơi.
4 hs đọc lại.
Nhiều hs đọc.
Cá nhân hs trả lời.
Hs quan sát.
Hs ngồi ngay ngắn và viết vào vở.
Hát
Giữ gìn sách vở.
Bạn nhỏ đang sắp xếp sách vở.
Hs trả lời.
Bao bìa, dán nhãn.
Học xong em cất vào tủ ngăn nắp.
Hs xem sách, vở sạch của bạn.
2 hs đọc bài.
Mỗi em viết 1 tiếng có vần vừa học.
Nhận xét.
Hs lắng nghe.
Bổ sung:	
Học vần
ich, êch*
I. Mục đích yêu cầu:
- Hs đọc và viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
- Đọc được các từ, câu ứng dụng: vở kịch, vui thích, mũi hếch, chênh chếch
Tôi là chim chích
Nhà ở cành chanh
Tìm sâu tôi bắt
Cho chanh quả nhiều
Ri rích, ri rích
Có ích, có ích.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chúng em đi du lịch
I. Đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch.
- Tranh minh họa cho bài học.
III. Hoạt động dạy học:
 TIẾT 1
1’ 
5’
1’
21’
5’
12’
8’
10’
5’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc và viết: viên gạch, sạch sẽ, kênh rạch, cây bạch đàn.
- Cho cả lớp viết vào bảng con các từ vừa đọc.
- Gọi hs đọc câu ứng dụng Gv đã viết sẵn trên bảng.
- Đọc sách giáo khoa: từng phần, cả bài.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- Hôm nay ta học vần mới ich, êch.
- Gv ghi bảng ich, êch.
b. Dạy vần:
* Nhận diện vần:
Vần ich
- Viết bảng: ich
- Hd đọc, đọc và đọc mẫu.
- Cho hs phân tích vần: ich
- Cho hs ghép vần: ich
- Gv gắn ich lên bảng.
- So sánh ich với ach.
* Đánh vần:
- Cho hs đánh vần: ich
- Cho hs ghép  ... Vậy 17 – 3 = 14
- Gọi hs nhắc lại cách tính.
 Nghỉ giữa tiết
3.3. Thực hành:
Bài 1: Tính (a)
- Cho hs nêu yêu cầu.
- Gv viết 1 bài lên bảng, gọi 1 hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Cho hs làm bài vào sách, cùng lúc Gv đưa bảng nhóm cho 2 hs làm.
- Gv đính 2 bảng nhóm lên bảng lớp.
- Gọi hs nhận xét, sửa bài. 
- Gv nhận xét.
Bài 2: Tính (cột 1,3)
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gv cho hs tự làm bài.
- Gv đính 2 bài lên bảng.
- Gọi 2 hs lên bảng thi đua.
- Nhận xét.
- Gv chỉ phép tính 14 – 0 = 14 em có nhận xét gì về phép tính này ?
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) (Phần 1)
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Hd: Ta lấy số ở ô đầu trừ lần lượt cho các số trong hàng ô trên sau đó điền kết quả vào ô dưới.
 Trò chơi Tiếp sức. 
- Gv hd cách chơi: chia 2 nhóm, mỗi nhóm 4 hs lên bảng viết số tiếp sức. Khi có khẩu lệnh “bắt đầu” lần lượt 1 hs của mỗi nhóm viết 1 số thích hợp, sau đó chuyền phấn cho hs đứng kế rồi về chỗ ngồi, cứ thế tiếp tục cho đến hết.
- Kiểm tra kết quả, nhóm nào làm nhanh đúng nhiều sẽ thắng.
4.. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bt
Xem bài tt:Luyện tập.
Hs theo dõi.
Hs nói.
Hs đọc.
Hs lấy 1 bó chục que tính và 7 que tính rời.
Hs tách ra 2 phần.
Hs lấy ra 3 que tính từ 7 que tính.
Số que tính còn lại gồm 1 bó chục que tính và 4 que tính rời.
Hs theo dõi.
Hs nhắc lại cách đặt tính. 
Hs nhắc lại cách tính.
Tính.
1hs nhắc lại.
Cả lớp làm bài vào sách.
Nhận xét, sửa bài.
Tính.
Hs tự làm bài vào sách.
2 hs lên bảng thi đua.
Nhận xét.
Một số trừ đi 0 bằng chính số đó.
Điền số thích hợp vào ô trống.
Hs theo dõi.
Hs theo dõi.
Hs thục hiện trò chơi.
Lớp cổ động.
Nhận xét.
Hs lắng nghe.
Bổ sung:	
Học vần
ăp, âp
I. Mục đích yêu cầu:
- Hs đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
I. Đồ dùng dạy học:
- Cải bắp.
- Tranh minh họa cho bài học.
III. Hoạt động dạy học:
 TIẾT 1
1’ 
5’
1’
21’
5’
12’
8’
10’
5’
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc: con cọp, đóng góp, giáy nháp, xe đạp.
- Gọi hs đọc câu ứng dụng Gv đã viết sẵn trên bảng.
- Cho cả lớp viết vào bảng con các từ vừa đọc.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- Hôm nay ta học vần mới ăp, âp.
- Gv ghi bảng ăp, âp.
b. Dạy vần:
* Nhận diện vần:
Vần ăp
- Viết bảng: ăp
- Cho hs phân tích vần: ăp
- So sánh vần ăp với ap. 
- Gọi HS đv
- GV hd HS đv
+Tiếng: bắp
* Đánh vần:
- Có ăp muốn được tiếng bắp ta làm thế nào?
- GV viết: bắp
- Phân tích tiếng: bắp
- Yêu cầu hs đánh vần tiếng: bắp
- Cho hs đọc trơn tiếng: bắp
- Gv chỉnh sửa nhịp đọc cho hs.
+ Từ cải bắp.
- Giới thiệu cải bắp
- Gv ghi bảng: cải bắp 
- Yêu cầu hs đánh vần và đọc trơn từ khoá: cải bắp
- Yêu cầu hs đọc trơn nội dung bảng.
* Hướng dẫn viết chữ:
- Gv viết mẫu lên bảng và nêu quy trình viết vần ăp: Đặt bút dưới dòng kẻ ngang trên viết 1 nét cong hở phải, nối bút viết nét xiên phải sau đó viết nét sổ thẳng và nét móc 2 đầu, dừng bút ở dòng kẻ thứ 2.
- Cho hs viết lần lượt ăp,cải bắp vào bảng con.
- Gv nhận xét chữa lỗi cho hs.
Nghỉ giữa tiết
Vần âp tương tự ăp
- Sau khi xong vần âp, cho hs đọc trơn nội dung bảng theo thứ tự và không theo thứ tự.
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gv đính lên bảng các từ ứng dụng: 
 gặp gỡ tập múa
 ngăn nắp bập bênh
- Yêu cầu hs gạch dưới các tiếng chứa vần mới học.
- Cho hs đọc trơn tiếng có chứa vần ăp, âp.
- Cho hs đọc từ ứng dụng 
- Gv giải nghĩa từ ứng dụng.
- Đọc lại nội dung bài trên bảng.
4. Củng cố: 
* Trò chơi: Tìm chữ có vần vừa học.
- Gv cho hs tìm tiếng ghi vào bảng con.
- Nhận xét.
TIẾT 2
5. Luyện tập:
- Nhắc lại vần mới học.
* Luyện đọc:
- Gv yêu cầu hs đọc nội dung bảng: theo tứ tự và không thứ tự.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh vẽ gì?
- Chúng ta cùng nhau luyện đọc câu ứng dụng đó.
- Gv đính lên bảng:
Chuồn chuồn bay thấp
Mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao
Mưa rào lại tạnh.
- Yêu cầu hs tìm tiếng có vần mới học.
- Cho hs đọc tiếp sức theo dòng.
- Khi đọc hết 1 dòng ta phải làm sao ?
- Yêu cầu hs đọc cả 4 dòng.
- Gv đọc mẫu.
- Yêu cầu hs đọc sách giáo khoa: đọc từng phần, cả bài.
* Luyện viết:
- Hd viết: Hỏi về cách viết các con chữ trong 1 chữ, cách đặt dấu, khoảng cách.
- Gv viết mẫu 1 chữ mỗi dòng.
- Nhắc nhở hs tư thế ngồi và cho hs viết vào vở.
- Gv chấm bài, sửa chữa, nhận xét hs viết.
** Nghỉ giữa tiết
* Luyện nói:
- Cho hs nêu chủ đề luyện nói. 
- Giới thiệu tranh:
+ Tranh vẽ những gì ?
+ Trong cặp của em có những gì ?
+ Hãy kể những loại sách, vở của em ?
+ Em có những loại đồ dùng nào ?
+ Khi sử dụng đồ dùng xong em làm gì?
6. Củng cố, dặn dò:
- Cho cả lớp đọc lại toàn bài.
- Hs tìm tiếng có vần vừa học viết vào bảng con
- Nhận xét.
- Luyện đọc thêm ở nhà, tìm tiếng có vần mới học, viết lại các vần, từ vừa học.
- Nhận xét tiết học.
Xem bài tt: Ôp- ơp.
4 hs đọc 
2 hs đọc câu ứng dụng và phân tích tiếng có vần đã học.
Cả lớp viết vào bảng con
Hs nhận xét cách đọc và cách viết của bạn.
2 - 3 hs đọc ăp, âp
Hs theo dõi.
2 hs: ă đứng trước, p đứng sau.
Giống: p đứng sau.
Khác: ă, a
Nhiều hs, nhóm, lớp: ă – pờ – ăp.
Đọc trơn()
HSTL
2 hs: b đứng trước, vần ăp đứng sau, dấu sắc trên ăp.
Nhiều hs, nhóm, lớp: bờ – ăp – băp – sắc – bắp.
Nhiều hs, nhóm, lớp.
Hs theo dõi.
Hs đọc cá nhân, nhóm, lớp: bờ – ăp – băp – sắc – bắp; cải bắp.
5 hs đọc: ăp, bắp, cải bắp.
5 hs đọc
Hát
Hs đọc thầm.
2 hs lên bảng: gặp, nắp, tập, bập.
HS đánh vần tiếng vừa tìm.
1 – 2 hS
hs đọc từ ứng dụng k thứ tự.
Hs theo dõi Gv giải nghĩa.
1 hs đọc.
Hs tìm và ghi vào bảng con.
1 hs: ăp, âp
Nhiều hs đọc.
Hs quan sát tranh.
Vẽ trời mưa, con chuồn chuồn, ông mặt trời.
Hs tìm: thấp, ngập.
8 hs đọc mỗi em đọc 1 câu.
Nghỉ hơi.
3 hs đọc lại.
Lắng nghe.
Nhiều hs đọc.
Cá nhân hs trả lời.
Hs quan sát.
Hs ngồi ngay ngắn và viết vào vở.
Hs hát
Trong cặp sách của em.
Tập, sách, viết, thước
Sách, tập, bút chì, bút màu, tẩy
Sách TV, Toán.
Hs kể.
Sử dung xong em cất cẩn thận.
2 hs đọc bài.
Viết vào bảng con- nhận xét
Hs lắng nghe.
Bổ sung:	
	Toán
Luyện tập(tr.111)
I. Mục tiêu:
 Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 2; trừ nhẩm (dạng 17 – 3 ).
II. Đồ dùng dạy học:
Que tính.	
III. Hoạt động dạy học:
1’
5’
23’
5’
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv cho các bài toán, yêu cầu hs làm vào bảng con và gọi lên bảng:
 14 17 13 18
 - - - -
 4 2 2 1_
16 – 4 = 16 – 3 =
13 – 2 = 18 – 7 =
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Cho hs đọc yêu cầu.
- Gọi 1 hs nêu lại cách đặt tính và cách tính.
- Cho hs làm vào bảng con.
- Sửa chữa, nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm: (Cột 2,3,4)
- Cho hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm bài vào sgk.
- Gọi lên bảng sửa bài.
- Nhận xét.
Bài 3: Tính: (dòng 1)
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Gv hd hs nhẩm từ trái sang phải: 
12 + 3 – 1 = lấy 12 + 3 = 15
 15 – 1 = 14
Viết 12 + 3 – 1 = 14
- Cho hs làm bài vào sgk.
- Gọi 4 hs lên bảng thi đua.
- Nhận xét.
Bài 4:(pt)
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho 2 phép tính:
16 – 3 và 14 – 2 
- Gọi 3 hs lên bảng thi đua.
- Nhắc lại cách đặt tính và cách tính.
- Nhận xét tiết học.
Xem bài tt:phép trừ dạng 17-7.
Hs làm vào bảng con và lên bảng tính.
Nhận xét.
Đặt tính rồi tính.
1 hs lên bảng nêu và làm.
Nhận xét.
Hs làm vào bảng con.
Tính nhẩm.
Hs làm bài.
3 Hs lên bảng sửa
Nhận xét.
Tính.
Hs theo dõi.
Hs làm bài vào sgk.
4 hs lên bảng sửa
Nhận xét.
3 hs lên bảng thi đua và nêu lại cách tính
Bổ sung:	
	GẤP CÁI MŨ CA LÔ(TIẾT 2)
I Mục tiêu:
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng phẳng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- 1 chiếc mũ ca lô bằng giấy có kích thước lớn.
- 1 tờ giấy hình vuông to
2. HS:
- 1 tờ giấy màu có màu tùy chọn.
- 1 tờ giấy vở HS.
- Vở thủ công
III.Các hoạt động dạy – học
TG
HĐGV
HĐHS
1phút
2phút
1phút
5phút
20phút
1 phút
3 phút
2phút
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
3.2 Bài mới:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hành
Gv nhắc lại quy trình gấp cái mũ ca lô.
Đặt tờ giấy hình vuông phái mặt màu úp xuống. Gấp tờ giấy hình vuông theo đường dấu, gấp chéo từ góc giấy bên phải phía trên, xuống góc giấy bên phải phía dưới, sao cho 2 góc giấy khít nhau, mép giấy phải bằng nhau. Dùng tay miết nhẹ cạnh vừa gấp. Xoay cạnh vừa gấp nằm ngang theo hình tam giác, đầu nhọn ở phía dưới.
Gấp đôi hình 3 lấy đường dấu giữa, khi mở giấy ra vẫn để giấy như vị trí trước. Sau đó, gấp 1 phần cạnh bên phải vào, điểm đầu của cạnh đó phải chạm vào đường dấu giữa.
Lật ngang hình 4 ra mặt sau cũng gấp tương tự như vậy.
Khi gấp phần dưới của hình 5 lên, Gv quan sát nhắc HS lấy 1 lớp mặt trên gấp lên.
Phần gấp lộn vào trong, Gv chú ý hướng dẫn HS gấp theo đường chéo nhọn dần về phía góc, miết nhẹ tay cho phẳng.
Lât ngay hình 8 ra phía sau cũng gấp tương tự được mũ ca lô.
Gv hướng dẫn HS trang trí mũ ca lô theo ý thích của mình.
b.Hoạt động 2: Thực hành
- Cho Hs thực hành trên giấy màu theo hướng dẫn.
Nghỉ giữa tiết
* Tổ chức trình bày sản phẩm.
-GV nhận xét tuyên dương.
4. Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét thái độ học tập và sự chuẩn bị của Hs.
- Dặn : Về nhà xem lại cách gấp đã học. Chuẩn bị giấy màu để tiết sau: Ôn tập chủ đề “ gấp hình”.
Hát
- HS lắng nghe và thực hành theo các bước mà GV hướng dẫn.
- HS thực hành.
Hát
- Hs trình bày sản phẩm.- Hs nhận xét chéo lẫn nhau.
HS dán vào VTC.
Lắng nghe và chuẩn bị ở nhà.
Bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_20_do_thi_ngoc_trinh.doc