Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 (3 cột)

Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 (3 cột)

Trường em

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Hs đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

 2. Kĩ năng:

 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

 - Trả lời được câu 1,2 ( SGK)

 * HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi – theo mẫu về trường lớp của em.

 3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng cho hs tình cảm yêu mến mái trường.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Ngày dạy: 
Thực hành kĩ năng giữa kì II
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức:
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Em và các bạn.
- Đi bộ đúng quy định.
 2. Kĩ năng:
- Hs có hành vi lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày.
- Hs có hành vi cùng học, cùng chơi, cùng sinh hoạt tập thể chung với bạn, đoàn kết giúp đỡ nhau..
- Hs thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hằng ngày.
 3. Thái độ:
- Hs có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy, cô giáo.
- Hs có thái độ tôn trọng, yêu quý bạn bè.
- Hs có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học :
2’
5’
13’
10’
5’
1. Ổn định lớp:
 2. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Yêu cầu hs kể lại các bài đã học.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Gv chia nhóm, mỗi nhóm nói về nội dung và từng hoạt động trong tranh sách vở bài tập.
- Gv quan sát giúp đỡ. 
- Cho hs trình bày trước lớp.
- Gv tóm ý cho nội dung từng bài 
Bài 1: Em càng lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo vì thầy, cô giáo là những người có công dạy dỗ các em nên người.
Bài 2: Em cần phải có thái độ như thế nào đối với bạn bè ? 
Bài 3: Đi bộ đúng quy định là như thế nào ?
Hoạt động 3: Tự liên hệ 
- Gv gợi ý để học sinh tự liên hệ 
- Em cần có thái độ như thế nào đối với thầy, cô giáo ?
- Khi học và chơi một mình có vui hơn học và chơi với bạn ?
- Khi đi bộ em nên đi ở phần đường nào đố với đường nông thôn và đường thành phố ?
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
- Xem lại các bài 
- Cần phải có thái độ và hành vi tốt đối với những sự việc ta đã làm .
- Nhận xét tiết học.
Hs kể:
1. Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
2. Em và các bạn.
3. Đi bộ đúng quy định.
 Nhiều hs kể lại 
Lớp nhận xét 
Hs ngồi theo 6 nhóm 
Hs làm việc 
Từng nhóm trình bày. 
Các nhóm nhận xét bổ sung .
Hs lắng nghe.
Đối xử tốt với bạn bè.
Đi trên vỉa hè, theo tín hiệu giao thông, theo vạch sơn quy định.
Em kính trọng và lễ phép vâng lời thầy, cô giáo.
Khi có bạn cùng học và chơi sẽ vui hơn 1 mình.
Đối với đường nông thôn em đi sát lề phải. Đối vớ đướng thành phố em đi trên vỉa hè.
Hs lắng nghe và theo dõi . 
Tập đọc
Ngày dạy: 1.3.2010
Trường em
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Hs đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
 2. Kĩ năng:
 - Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.
 - Trả lời được câu 1,2 ( SGK)
 * HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay; biết hỏi – theo mẫu về trường lớp của em.
 3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng cho hs tình cảm yêu mến mái trường.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
	TIẾT 1
1’
2’
18’
15’
17’
10’
5’
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: Trường em.
2. Hd hs luyện đọc:
a) Gv đọc mẫu lần 1.
b) Hd luyện đọc:
*Luyện các tiếng, từ ngữ: cô giáo, dạy em, rất yêu, trường học, thứ hai, mái trướng, điều hay.
- Gv ghi từ ngữ lên bảng và gọi hs đọc.
- Cho hs phân tiếng khó và ghép từ ngữ: trường, cô giáo.
- Gv giải nghĩa từ khó: 
+ ngôi nhà thứ hai: Trường học giống như một ngôi nhà vì ở đấy có những người gần gủi, thân yêu.
+ Thân thiết: rất thân, rất gần gũi.
* Luyện đọc câu:
- Gv chỉ bảng từng câu để học sinh nhẩm theo.
 Nghỉ giữa tiết
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Cho hs đọc nối tiếp. GV nhận xét và chỉnh sửa cách đọc cho hs.
- Gọi hs đọc cá nhân toàn bài và đồng thanh.
* Thi đọc trơn cả bài:
- Cho mỗi tổ cử 1 hs thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu hs đọc cả bài 1 lần
3. Ôn các vần ai, ay:
a) Tìm tiếng trong bài có vần ai, ay:
- Gv cho hs tìm tiếng trong bài có vần ai, ay.
- Cho hs đọc và phân tích các tiếng có vần trên.
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay:
- Gọi hs đọc từ mẫu trong sgk.
- Yêu hs cầu nói tiếng có vần ai, ay trước lớp.
- Gọi hs bổ sung, Gv ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
c) Nói câu có tiếng chứa vần ai, ay:
- Yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk.
- Yêu cầu hs đọc câu mẫu.
- Gọi hs thi nói câu mới theo nhóm, mỗi nhóm 1 vần.
TIẾT 2
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc:
- Gv đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Yêu cầu hs đọc câu hỏi 1
- 2- 3 hs đọc câu thứ nhất sau đó trả lời câu hỏi 1
- Yêu cầu hs đọc câu hỏi 2
- 3,4 hs đọc các câu 2,3,4 sau đó trả lời câu hỏi 2
- Gv đọc diễn cảm lại bài văn.
- Gọi hs thi đọc diễn cảm bài văn.
- Nhận xét
b) Luyện nói:
- Yêu cầu hs nói tên đề tài.
- Gv cho hs quan sát tranh.
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Cho hs hỏi đáp theo các câu em nghĩ ra?
+ Trường của bạn tên là gì ?
+ Ở trường bạn yêu ai nhất ?
+ Trong lớp ai là người bạn thân nhất của bạn ?
+ Bạn thích học môn gì nhất ?
+ Ở lớp môn học được điểm cao nhất của bạn là gì?
+ Ở trường bạn có gì vui ?
- Nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc toàn bài.
- Vì sao em yêu ngôi trường của mình ?
- Kể những việc làm yêu trường yêu lớp?
- Nhận xét tiết học.
Hs đọc.
Hs theo dõi.
3 – 5 hs đọc, cả lớp đọc cá nhân theo Gv chỉ.
Hs phân tích và ghép từ.
Hs theo dõi.
Mỗi hs đọc 1 câu nối tiếpnhau.
3 hs đọc nối tiếp mỗi hs đọc 1 đoạn.
2 hs đọc toàn bài và đồng thanh.
Hs thi đọc.
Đồng thanh.
HS khá, giỏi tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay
hs tìm: hai, mái, dạy, hay.
Hs đọc và phân tích.
2 – 3 hs đọc từ trong sgk.
máy may, xay bột, ớt cay,  
gà mái, vành tai, thứ hai, 
Hs bổ sung.
Hs đồng thanh.
Hs quan sát tranh.
2 - 3 hs đọc câu mẫu.
Gà mái không gáy được.
Lớn lên em sẽ lái máy bay.
Hs theo dõi.
Trong bài, trường học được gọi là gì ?
Gọi là ngôi nhà thứ 2 của em.
3 hs đọc đoạn 2.
Trường học là ngôi nhà thứ 2 của em, vì sao ?
Ở trường có cô giáo hiền như mẹ, có nhiều bạn bè thân thiết như anh em. Trường học dạy em thành người tốt. Trường học dạy em nhiều điều hay. 
Hs lắng nghe.
3 hs đọc lại toàn bài.
* HS khá, giỏi biết hỏi – theo mẫu về trường lớp của em.
Hỏi nhau về trường lớp.
Hs quan sát tranh.
Hai bạn hs đang trò chuyện.
Hs hỏi đáp.
TH An Định 1
Cô giáo.
Hs kể tên.
Hs nói ý thích.
Hs nói.
Được học, được vui chơi với bạn.
1 hs đọc lại toàn bài.
Dạy em thành người tốt và nhiều điều hay.
Quét lớp, không vẽ bậy lên tường, không trèo cây ngắt lá bẻ lá.
Tập viết
Ngày dạy: 2.3.2010
Tô chữ hoa A, Ă, Â, B
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Hs biết tô chữ hoa A, Ă, Â, B.
 2. Kĩ năng:
- Viết đúng các vần ai, ay, ao, au; các từ ngữ: mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau theo mẫu chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu
* HS khá giỏi viết đều nét; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
 3. Thái độ:
 - Yêu thích môn tập viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu: A, Ă, Â, B đặt trong khung chữ.
- Chữ mẫu viết bảng: ai, ay, ao, au; mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau.
III. Hoạt động dạy học:
2’
8’
8’
10’
2’
5’
1. Giới thiệu:
- Tô các chữ hoa A, Ă, Â, B.
- Viết các vần và từ ngữ đã học theo mẫu chữ thường, cở vừa và nhỏ.
2. Hd tô chữ hoa:
* Chữ A:
- Gv đưa chữ A mẫu cho hs quan sát và nhận xét về độ cao.
- Gv nêu số lượng nét, kiểu nét, quy trình viết chữ A (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ).
+ Chữ A gồm 3 nét, cao 5 ô li, rộng 5, 5 ô. ĐĐB viết nét 1 ở góc trái dưới từ cạnh trên ô thứ 2 lượn cong chạm cạnh dưới viết nét xiên mềm mại lên cạnh trên ở điểm góc phải ô thứ 4 từ trái sang. Từ đó viết nét 2 là nét móc ngược, ĐDB ở cạnh trên góc phải, lia bút chính giữa viết nét ngang ngắn hơi cong mềm mại.
- Gv cùng hs tô chữ A trên không trung.
* Chữ Ă, Â:
- Gv đưa chữ Ă, Â cho hs nhận xét sự giống nhau và sự khác nhau giữa các chữ A, Ă, Â.
- Cho hs tập tô chữ A, Ă, Â mỗi chữ tô 1 chữ trong vở tập viết.
* Chữ B:
- Gv đưa chữ B mẫu cho hs quan sát và nhận xét về độ cao chữ B.
- Gv nêu: Chữ B cao 5 ô li gồ 3 nét, rộng 4, 5 ô. ĐĐB viết nét 1 từ cạnh trên ô thứ 4 từ trái sang, viết nét xiên mềm mại đi dọc theo cạnh phải của ô vuông thứ 3, cuối nét lượn cong lên 2 ô cách cạnh trái 1, 5 ô lia bút lên góc trái trên viết nét cong, giữa nét cong có thắt, điểm thắt ở dưới ô thứ 2 từ trên xuống, phần cuối nét cong lượn sát khung chữ. (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ).
- Gv hd hs cùng tô trên không.
- Cho hs tô 1 chữ B trong vở tập viết.
3. Hd viết vần, từ ngữ ứng dụng: 
- Cho hs đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: ai, ay, ao, au; mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau.
- Yêu cầu hs quan sát các vần và từ ứng dụng viết mẫu trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Gv lưu ý hs về độ cao, nét nối giữa các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- Cho hs viết vần và từ ứng dụng trên bảng con.
4. Thực hành tập tô tập viết trong vở:
- Yêu cầu hs tập tô các chữ hoa: A, Ă, Â, B (các dòng giống nhau chỉ tô 1 dòng, yêu cầu hs chỉ tô 1 dòng chữ A, 1 dòng chữ B).
- Yêu cầu hs tập viết các vần: ai, ay, ao, au; mái trường, điều hay, sao sáng, mai sau theo mẫu chữ trong vở tập viết.
* Lưu ý: Gv không nhất thiết bắt hs phải tô hết các dòng trong vở tập viết.
5. Chấm bài chữa lỗi:
- Gv chấm vở 1 số hs.
- Sửa lỗi sai của hs.
- Tuyên dương, khen ngợi bài viết đẹp.
6. Củng cố, dặn dò:
- Vừa rồ tô chữ gì ?
- Cho hs thi đua viết ch ... g cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc toàn bài.
- Về nhà tiếp tục làm nhãn vở cho đẹp hơn. 
- Nhận xét tiết học.
2 – 3 hs đọc bài.
Bác Hồ tặng vở cho thiếu nhi.
Học tập giỏi để sau này giúp ích nước non nhà.
Hs đọc tựa bài.
Hs theo dõi.
HS tìm từ khó
1 hs đọc: qưyển vở
qu đứng trước, vần uyên đứng sau, dấu hỏi trên vần uyên.
Hs đọc cá nhân, nhóm, DT
Hs theo dõi,
Hs đọc theo.
Hs đọc nối tiếp từng câu.
2 hs mỗi hs 1 đoạn.
Cá nhân, nhóm, DT
Các nhóm thi đọc
Các tổ thi đọc đồng thanh.
Cả lớp đọc bài.
Hs tìm: Giang, trang.
Hs đọc và phân tích.
2 – 3 hs đọc: cái bảng, bản nhạc, con hạc.
Hs phân tích.
Cây bàng, cái thang, càng cua,
Vàng bạc, các bạn, đổ rác,
Hs theo dõi.
2 hs đọc 3 câu văn đầu.
Viết tên trường, lớp, vở, họ và tên của mình, năm học vào nhãn vở.
3 hs đọc câu văn sau.
Bố khen bạn ấy đã biết tự viết nhãn vở.
Giúp ta nhận biết được tên các quyển vở của em
Hs lắng nghe.
3 – 4 hs đọc bài văn.
Hs theo dõi.
Hs quan sát nhãn vở trong sách.
Nhận xét.
1 hs đọc lại toàn bài.
Lằng nghe.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Kiến thức:
- Biết cấu tạo các số tròn chục và cộng, trừ các số tròn chục.
- Biết giải toán có một phép cộng.
 Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng làm tính các số tròn chục.
II. Hoạt động dạy học:
2’
5’
2’
21’
5’
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv vẽ lên bảng 1 hình vuông và 1 hình tròn.
- Gọi 2 hs lên bảng:
+ Vẽ 2 điểm trong hình vuông và 3 điểm ở ngoài hình vuông.
+ Vẽ 3 điểm trong hình tròn và 2 điểm ở ngoài hình tròn.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu: Luyện tập.
4. Hd làm bài tập:
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- Cho hs nêu yêu cầu.
- Cho hs tự làm bài.
- Gọi hs lên bảng sửa bài.
- Nhận xét.
Bài 2: Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Gv yêu cầu hs so sánh 1 số tròn chục với với 1 số đã học: 13 và 30.
- Cho hs làm bài.
- Gọi 2 hs lên bảng sửa bài.
Bài 3: a) Đặt tính rồi tính.
- Cho hs đặt tính vào bảng con. 
b) Tính nhẩm: 
- Cho hs làm bài vào sgk.
 - Gọi hs nêu kết quả.
- Nhận xét.
Bài 4: Bài toán
- Cho hs đọc bài toán.
- Hd hs ghi tóm tắt viết tóm tắt.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Cho hs làm bài vào vở.
- Gọi hs lên bảng sửa bài.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Hs quan sát.
2 hs lên bảng vẽ.
Nhận xét.
Hs đọc.
Viết theo mẫu.
Hs tự làm bài.
2 – 3 hs lên bảng sửa.
Nhận xét.
13 < 30 vì có số chục khác nhau 1 chục bé hơn 3 chục nên 13 < 30.
Hs làm bài.
2 hs lên bảng sửa bài.
Hs đặt tính vào bảng con.
Hs làm bài vào sgk.
Từng hs nêu kết quả.
Nhận xét.
Hs đọc bài toán.
Tóm tắt
1A : 20 bức tranh
1B : 30 bức tranh
Cả 2 lớp:  bức tranh ?
1A vẽ 20 bức tranh, 1B vẽ 30 bức tranh.
Cả 2 lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh?
Hs làm bài vào vở.
Cả 2 lớp vẽ được là:
20 + 30 = 50 (bức tranh)
Đáp số: 50 bức tranh.
1 hs lên bảng sửa bài.
Nhận xét.
Hs lắng nghe.
Chính tả (tập chép)
Ngày dạy: 4.3.2010
Tặng cháu
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bốn câu thơ bài Tặng cháu trong khoảng 15 – 17 phút.
 2. Kĩ năng:
- Điền đúng n hay l, dấu hỏi hay ngã.
 3. Thái độ:
 - Yêu thích học phân môn chính tả.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
5’
1’
17’
7’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra vở của những hs về nhà phải chép lại.
- Gọi hs lên bảng điền lại bài tập 2, 3 của tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Giới thiệu: Tập chép bài Tặng cháu.
- Điền đúng chữ n hay l; ? hay ~
3. Hd hs tập chép:
- Gv viết bảng bài thơ Tặng cháu.
-Yêu cầu hs đọc lại thành tiếng.
- Gv chỉ thước cho hs đọc những tiếng dễ sai: cháu, gọi là, ra, mai sau, giúp, nước non.
- Cho hs viết vào bảng con các tiếng đó.
- Yêu cầu hs chép vào vở.
- Gv hd các em cách ngồi, cầm bút, cách viết đề bài vào giữa trang giấy, vì đây là bài thơ nên viết mỗi câu 1 dòng và đầu câu phải viết hoa (không đòi hỏi hs phải viết hoa).
- Cho hs cầm bút chì chữa bài, Gv đọc thong thả chỉ vào từng chữ để hs soát lại. Hd hs chữ sai sửa bên lề vở. Hd hs ghi số lỗi lên trên lề của bài.
- Gv chấm 1 số bài, còn lại Gv mang vở về nhà chấm.
4. Hd hs làm bài tập:
Gv chọn bài tập b cho hs làm
b) Điền dấu: ? hay ~
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Phải điền vào các từ ngữ đã cho dấu ? hay ~ thì chúng mới hoàn chỉnh.
- Cho hs làm bài trên bảng.
- Gv gắn bảng phụ có ghi sẵn bài tập.
- Gv cho hs thi làm bài.
- Cả lớp làm bài vào sách.
- Nhận xét, sửa chữa.
5. Củng cố, dặn dò:
- Khen ngợi những hs học tốt, chép bài đúng, đẹp.
- Dặn những hs viết chưa đúng chép lại bài.
- Nhận xét tiết học
Hs mở vở cho Gv xem.
5 hs điền.
Nhận xét.
Hs đọc tựa bài.
3 hs nhìn bảng đọc bài thơ.
2 – 3 hs đọc các tiếng dễ sai.
Hs viết các tiếng khó đó vào bảng con.
Hs chép bài vào vở.
Hs ngồi đúng tư thế.
Hs cầm bút chì chữa bài.
Điền dấu ? hay ~ .
1 hs lên bảng điền quyển vở.
Hs thi tiếp sức.
Hs làm bài: chõ xôi, tổ chim
Nhận xét.
Hs lắng nghe.
Kể chuyện
Ngày dạy: 4.3.2010
Rùa và Thỏ
I. Mục tiêu:
 Kiến thức:
- Hs nghe Gv kể chuyện, nhớ và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
 Kĩ năng:
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ chủ quan, kiêu ngạo. Chậm như Rùa nhưng kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
 * Hs khá, giỏi kể được 2-3 đoạn của câu chuyện.
 Thái độ:
 - Không nên chủ quan, kêu ngạo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh.
III. Hoạt động dạy học:
1’
7’
12’
8’
5’
2’
1. Giới thiệu: Rùa và Thỏ
2. Gv kể chuyện:
- Gv kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
+ Gv kể lần 1 để hs biết câu chuyện.
+ Gv kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh họa.
3. Hd kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
* Gv yêu cầu hs xem tranh 1.
- Đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời:
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì ?
+ Rùa trả lời ra sao ?
+ Thỏ nói gì với Rùa ?
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1.
- Yêu hs lắng nghe và nhận xét:
+ Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không ?
+ Kể có thiếu hay thừa chi tiết nào không, có diễn cảm không ?
* Tranh 2, 3 ,4 cách làm tương tự.
 Nghỉ giữa tiết
4. Hd hs phân vai kể toàn truyện:
- Gv tổ chức các nhóm phân vai thi kể toàn câu chuyện (mỗi nhóm 3 hs đóng vai: Rùa, Thỏ, người dẫn chuyện).
- Kể lần 1 Gv đóng vai người dẫn chuyện, các lần sau hs tự đóng vai người dẫn chuyện.
5. Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện:
- Vì sao Thỏ thua Rùa ?
- Câu chuyện này khuyên các em điều gì?
- Câu chuyện khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại.
- Hãy học tập Rùa. Rùa chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.
6. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.
Hs đọc.
Hs lắng nghe.
* Hs khá, giỏi kể được 2-3 đoạn của câu chuyện.
Hs quan sát tranh 1.
Hs đọc câu hỏi.
Rùa tập chạy. Thỏ mỉa mai, coi thường nhìn theo Rùa.
Rùa trả lời ra sao ?
Anh đừng chế giễu tôi. Anh với tôi thi thử coi ai hơn ?
Ta chấp chú 1 nữa đoạn đường đó.
Đại diện các tổ thi kể.
Hs lắng nghe và nhận xét.
Hs làm theo hd của Gv.
Mỗi nhóm 3 hs phân vai thi kể.
Vì chủ quan kiêu ngạo, coi thường bạn.
Khuyên các em chớ chủ quan, kiêu ngạo như Thỏ sẽ thất bại.
Hs lắng nghe.
Hs lắng nghe.
Toán
Kiểm tra định kì giữa kì II
Thủ công
Ngày dạy 4.3.2010
Cắt, dán hình chữ nhật (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 Kiến thức:
- Hs kẻ được hình chữ nhật.
- Hs cắt, dán đươc hình chữ nhật theo cách đơn giản.
 Kĩ năng:
- Đường cắt tương đối phẳng, hình dán tương đối phẳng.
 * Hs khéo tay kẻ và cắt dán hình chữ nhật theo hai cách. Đường cắt phẳng, hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt thêm hình chữ nhật có kích thước khác.
 Thái độ:
 - Yêu thích học môn thủ công.
II. Chuẩn bị:
- Hình chữ nhật mẫu dán trên tờ giấy trắng kẻ ô.
- Tờ giấy kẻ ô.
- Bút chì, thước, kéo, hồ
III. Hoạt động dạy học:
5’
3’
22’
5’
1. Gv cho hs quan sát và nhận xét:
- Cho hs quan sát hình chữ nhật mẫu.
- Hình chữ nhật có mấy cạnh ?
- Độ dài các cạnh như thế nào ?
2. Nhắc lại các bước:
- Kẻ hình chữ nhật
- Cắt rời hình chữ nhật
- Kẻ hình chữ nhật đơn giản
- Gọi hs nhắc lại.
3. Hs thực hành:
- Gv nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật (theo 2 cách)
Cách 1:
+ Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
+ Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A xuống 5 ô theo đường kẻ ta được điểm D.
+ Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C.
+ Nối lần lượt các điểm A, B, C, D ta được hình chữ nhật ABCD.
Cách 2:
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình chữ nhật như trên. Như vậy ta chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại.
- Cách kẻ: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, Ta được cạnh AB và AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. Hai đường thẳng kẻ gặp nhau ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD.
- Cho hs thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật theo trình tự:
Kẻ hình chữ nhật theo cách, sau đó cắt rời và dán vào vở thủ công.
- Gv nhắc hs trước khi dán vào vở phải ướm thử và bôi hồ 1 lớp mỏng, đặt dán cân đối và miết phẳng.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Gv nhắc hs chuẩn bị giấy màu để tiết sau cắt, dán hình vuông.
- Nhận xét tiết học.
Hs quan sát.
Có 4 cạnh.
Có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
Hs theo dõi.
Hs nhắc lại.
Hs theo dõi.
Hs thực hành.
Hs theo dõi.
Hs theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_25_3_cot.doc