Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

I. Mục tiêu:

- Biết các đặc điểm an toàn và kém an toàn khi tham gia giao thông bbường bộ.

- Biết chọn nơi qua đường an toàn.

- Biết xử lý khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.

- Chấp hành những quy định của luật giao thông đường bộ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh về các tình huống tham gia giao thông không an toàn.

III. Các hoạt động dạy học:

HĐ1: Đi bộ an toàn trên đường.( 10-12)

* Mục tiêu: HS biết cách đi bộ an toàn và xử lý tình huồng khi gặp trở ngại trên đường.

* Cách tiến hành:

- GV nêu câu hỏi: Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?

- HS làm việc cá nhân liên hệ thực tế trả lời.

+ Đi bộ trên vỉ hè.

+ Đi với người lớn hoặc nắm tay người lớn.

+ Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải ngắm nhìn quang cảnh trên đường.

- GV nêu tình huống: Nếu đường đi mà vỉ hè có nhiều vật cản hoặc đường đi không có vỉ hè, em sẽ đi như thế nào?

- HS Trả lời:

+ Đi sát lề bên phải của đường.

+ Đi hàng một không đi hàng đôi trở lên.

+ Không đùa nghịch trên đường.

- GV nhận xét chốt lại các đi bộ an toàn trên đường giao thông có vỉ hè và không có vỉ hè.

HĐ2: Qua đường an toàn: ( 15-17)

* Mục tiêu: HS biết cách đi, chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn. Nắm được những nơi, những điểm cần tránh kh qua đường.

* Cách tiến hành:

- HS làm việc nhóm 5( 8)

- GV treo các bức tranh trên bảng - yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Muốn qua đường an toàn những điều gì em cần làm và những điều gì em cần tránh?

- HS thảo luận nhóm( 6-8)

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

-> GV nhận xét kết luận:

* Những việc cần làm để qua đường an toàn

+ Tìm nới an toàn.

+ Dừng lại ở mép đường lắng nghe tiếng động cơ; quan sát nhìn bên phải, bên trái xem đường có phương tiện nào đang đi tới hay không.

+ Khi đã xác định không có xe đang đến gần, đi thẳng đến giữa đường nhìn bên phải để tránh.

 

doc 83 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 	
 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Khai giảng
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: An toàn giao thông
An toàn giao thông đường bộ.
I. Mục tiêu:
- Biết các đặc điểm an toàn và kém an toàn khi tham gia giao thông bbường bộ.
- Biết chọn nơi qua đường an toàn.
- Biết xử lý khi đi bộ trên đường gặp tình huống không an toàn.
- Chấp hành những quy định của luật giao thông đường bộ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh về các tình huống tham gia giao thông không an toàn.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Đi bộ an toàn trên đường.( 10-12’)
* Mục tiêu: HS biết cách đi bộ an toàn và xử lý tình huồng khi gặp trở ngại trên đường.
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi: Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
- HS làm việc cá nhân liên hệ thực tế trả lời.
+ Đi bộ trên vỉ hè.
+ Đi với người lớn hoặc nắm tay người lớn.
+ Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải ngắm nhìn quang cảnh trên đường.
- GV nêu tình huống: Nếu đường đi mà vỉ hè có nhiều vật cản hoặc đường đi không có vỉ hè, em sẽ đi như thế nào?
- HS Trả lời: 
+ Đi sát lề bên phải của đường. 
+ Đi hàng một không đi hàng đôi trở lên.
+ Không đùa nghịch trên đường.
- GV nhận xét chốt lại các đi bộ an toàn trên đường giao thông có vỉ hè và không có vỉ hè.
HĐ2: Qua đường an toàn: ( 15-17’)
* Mục tiêu: HS biết cách đi, chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn. Nắm được những nơi, những điểm cần tránh kh qua đường.
* Cách tiến hành: 
- HS làm việc nhóm 5( 8’)
- GV treo các bức tranh trên bảng - yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Muốn qua đường an toàn những điều gì em cần làm và những điều gì em cần tránh?
- HS thảo luận nhóm( 6-8’)
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-> GV nhận xét kết luận: 
* Những việc cần làm để qua đường an toàn
+ Tìm nới an toàn.
+ Dừng lại ở mép đường lắng nghe tiếng động cơ; quan sát nhìn bên phải, bên trái xem đường có phương tiện nào đang đi tới hay không. 
+ Khi đã xác định không có xe đang đến gần, đi thẳng đến giữa đường nhìn bên phải để tránh.
( Công thức: Dừng lại, quan sát, lắng nghe, suy nghĩ, đi thẳng)
* Muốn qua đường an toàn cần tránh: 
+ Không qua đường ở giữa đoạn đường, nơi có nhiều xe đi lại.
+ Không qua đường chéo qua ngã tư ngã năm.
+ Không qua đường ở những nơi xe ôtô đang đỗ hoặc vừa xuống xe
+ Không qua đường ở những nơI đường dốc, đường có khúc quanh hoặc sát đầu cầu, nhưngcx nơI có vật cản che khuất tầm nhìn
- Cho một số HS nhắc lại.
HĐ3: Củng cố dặn dò( 2-4’)
HS nêu lại các bước cần làm khi qua đường để đảm bảo an toàn.
Nhận xét giờ học.
Dặn thực hiện tốt khi qua đường ở mọi lúc mọi nơi.
Tiết 3:	 Tập đọc
THư thăm bạn
I - Mục đích - Yêu cầu.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với người bạn bị bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ buồn vui cùng bạn.
- Trả lời được các câu hỏi SGK và nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II - Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa, bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học.
	A. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài " Truyện cổ nước mình"
- Nêu nội dung bài?
	B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1 - 2’) Thư thăm bạn - HS ghi tên đầu bài.
2. Luyện đọc đúng: (10 - 12’)
- Hương đọc toàn bài - cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Hỏi bài chia làm mấy đoạn?
- 3 đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc đoạn:
* Đoạn 1:Từ đầu -> với bạn
- Phát âm: Quách Tuấn Lương
 lũ lụt, ngắt sau dấu phẩy, tiếng biết.
- HS đọc câu 3.
- HS đọc câu 4.
- Hướng dẫn đọc: đọc to, rõ ràng đúng dấu câu
- Nhân, Hoàng Anh luyện đọc theo dãy
* Đoạn 2: Hồng ơi -> như mình
- Giải nghĩa: xả thân
-HS đọc thầm chú giải .
- Hướng dẫn đọc: Trôi chảy, lưu loát
- Minh, An luyện đọc theo dãy
* Đoạn 3: Còn lại
- Giải nghĩa: quyên góp, khắc phục.
- HS đọc thầm chú giải -> nêu
- Hướng dẫn đọc tương tự hai đoạn trên
- Vũ, Vi luyện đọc theo dãy.
- Hướng dẫn đọc toàn bài: đọc to rõ ràng, trôi chảy, đúng dấu câu.
- Mai Anh đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài: (10 - 12’)
- HS đọc thầm đoạn 1
- Bạn Tuấn Lương biết bạn Hồng từ bao giờ?
- HS trả lời cá nhân.
Câu 1: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- HS trả lời cá nhân.
-> Chốt ý : Lương biết thông cảm và an ủi động viên Hồng khi gia đình bạn gặp rủi ro.
- HS đọc thầm đoạn 2 + Câu 2+3.
Câu 2: Tìm những câu trong thư cho biết bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- HS trả lời.
Câu 3: Tìm những câu trong thư cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- HS trả lời.
- HS đọc thầm đoạn 3.
- ở nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để động viên giúp đỡ giúp đỡ đồng bào lũ lụt?
- HS trả lời.
- Còn Lương làm gì để giúp đỡ Hồng?
- HS trả lời.
-> Giảng: giáo dục tinh thần thương người, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, hoạn nạn .
- HS đọc thầm phần mở đầu và kết thúc bức thư + câu 4.
Câu 4: Nêu tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư?
- HS trả lời.
-> Chốt tác dụng của phần mở đầu và kết thúc, phần chính và chốt nội dung bài.
- HS nêu lại nội dung bài.
4. Luyện đọc diễn cảm: (10 - 12’)
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
* Đoạn 1:Giọng trầm buồn; Nhấn xúc động, hi sinh, lũ lụt. 
- Toàn, Hiếu đọc theo dãy
* Đoạn 2: Giọng đọc thể hiện sự chân thành thông cảm; Nhấn đau đớn, thiệt thòi, tự hào.
* Đoạn 3: Gịng đọc như đoạn 1, nhấn giọng những từ gợi cảm.
- Bảo Minh, Phương Thảo đọc theo dãy.
- Huyền, Đạt đọc đoạn theo dãy.
- Hướng dẫn đọc toàn bài: đọc với giọng trầm buồn thể hiện sự chia sẻ nhấn giọng ở từ gợi tả, gợi cảm. 
- G đọc mẫu.
- H đọc bài + Đọan theo yêu cầu.
 + Đoạn mình thích.
 + Cả bài.( H khá, giỏi)
	C. Củng cố - dặn dò: (2 - 4’)
- Em thấy Lương là người như thế nào?
- Dặn dò về nhà.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: 	Chính tả
Cháu nghe câu chuyện của bà
I. Mục đích - yêu cầu 
 - Nghe - viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thổtng bài :Cháu nghe câu chuyện của bà.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi nội dung bài 2- a.
III. Các hoạt động dạy học
	A. Kiểm tra bài cũ: ( 3-5')
- HS viết bảng con: Khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt.
- Nhận xét.
	B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1 - 2’)	 Cháu nghe câu chuyện của bà
2. Hướng dẫn chính tả: (10 - 12’) 
- GV đọc mẫu lần 1.
- Bài thơ nói nên tình thương của 2 bà cháu dành cho ai?
- HS đọc thầm.
- Bà cụ già quên đường về nhà.
- Hướng dẫn chữ khó: GV nêu các từ khó, dễ lẫn:câu chuyện, trước, nhoà, rưng rưng.
- HS đọc và phân tích các chữ khó.
- Âm “ch” được ghi bằng mấy con chữ?
- HS trả lời.( Chữ c và chữ h)
- GV xóa bảng và đọc các chữ khó cho HS viết.
-> Nhận xét.
- Nêu cách trình bày bài thơ lục bát?
- HS viết bảng con.
- HS nêu.
- Dòng 6 tiếng lùi 2 ô
 Dòng 8 tiếng lùi 1 ô.
3. Viết chính tả:(14-16')
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết.
- Quan sát vở mẫu.
- GV đọc bài.
- HS viết bài vào vở.
4. Hướng dẫn chữa - chấm:(3-5')
- GV đọc lại bài 1 lần.
- HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở, soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét bài viết.
5. Hướng dẫn bài tập chính tả:( 7-9')
Bài tập 2 - a (Vở)
- HS đọc thầm yêu cầu- > nêu.
- HD: Chỉ ghi thứ tự các từ cần điền.
- HS làm bài vào vở - Chữa bảng phụ
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả.
 C. Củng cố - Dặn dò: ( 1-2')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
	~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: Toán
 Triệu và lớp triệu (Tiếp)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh: - Biết đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
 - Củng cố về hàng và lớp.
 - Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu ( HS mở rộng phát triển)
III. Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3 - 5')
- Bảng con:Viết các số sau: Mười hai nghìn, mười hai triệu, bảy trăm triệu.
- Miệng: Đọc lại phân tích cấu tạo số và tìm số lượng chữ số 0 trong số?
HĐ2: Dạy bài mới (13 - 15’)
* Hướng dẫn HS đọc và viết số.
- Yêu cầu HS kể tên các hàng, lớp đã học theo thứ tự từ bé đến lớn?
- GV đưa bảng phụ nội dung như SGK + HS viết lại số đã cho vào bảng con.
- HS đọc số: 342 157 413. 
+ GV hướng dẫn thêm nếu HS lúng túng: Ta tách thành từng lớp.Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, đọc từ trái sang phải và thêm tên lớp đó.
- Yêu cầu HS phân tích cấu tạo số và nêu giá trị của chữ số 4,5 trong số.
- Yêu cầu HS viết các số: 642 050 507, 987 000 075.
- HS đọc lại và nêu lại cách đọc, viết số: Ta tách thành từng lớp. Đọc tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
- Hỏi một số em về cấu tạo số, vị trí chữ số trong số?
3. Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành. (17-19’)
Bài 1/15 : Bảng con - Chữa miệng ( 7-9')
- Kiến thức: Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Hướng dẫn: Bài cho biết những gì?
- Chốt: Nêu cách đọc và viết số đến lớp triệu?
* DKSL: HS lúng túng đọc còn thiếu tên lớp và tách lớp chưa đúng. 
Bài 2/15: Miệng - Nhóm 2( 7- 8')
- Kiến thức: Đọc các số đến lớp triệu.
- Hướng dẫn: Chú ý gì khi đọc số? Cách trình bày bài.
- Chốt: Nêu cách đọc số đến lớp triệu?
* DKSL:HS có thể đọc sai số: 400 070 192
Bài 3/15: Vở - Chữa miệng ( 7- 9')
- Kiến thức: Viết các số đến lớp triệu.
- Hướng dẫn cách trình bày bài: cách lề 1 ô viết số.
- Chốt: Nêu cách viết các số đến lớp triệu.
* DKSL: HS viết sai số 700 000 231 và viết các chữ số liền nhau không tách lớp.
Bài 4/15:Nháp ( 3-4')Dành cho HS mở rộng, phát triển
- Kiến thức: củng cố cách sử dụng bảng thống kê số liệu.
4. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò (3 – 5’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dăn dò về nhà.
	* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 6: đạo đức
Vượt khó trong học tập (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 Biết được vượt khó trong học tập giúp em mau tiến bộ.
Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
Yêu mến noi theo những tấm gương nghèo vượt khó.
Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.( Mở rộng, phát triển)
II. Đồ dùng dạy- học:
Sách đạo đức lớp 4
Các mẩu chuyện, tấm gương về vượt khó trong học tập.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: ( 3-5')
- Em hãy nêu một vài biểu hiện về tính trung thực trong học tập?
2. Bài mới:
Hoạ ... hàng trăm năm người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ
1 thế kỉ = 100năm.
100 năm = ? thế kỉ.
- GV giới thiệu bắt đầu từ năm 1-> năm 100 là thế kỉ I.
Từ năm 101-> 200 là thế kỉ II.
.....
- Năm 1945 , 1879 thuộc thế kỉ nào?Năm nay thuộc thế kỉ nào?
-Em sinh vào năm nào ?Năm đó ở thế kỉ bao nhiêu?
* Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã , ví dụ :ghi thế kỉ mười ghi là X
( GV dạy cho HS mẹo tính thế kỉ )
- HS quan sát.
- Là 1 giờ
- là một phút
...60 phút.
- HS lên bảng chỉ.
- chạy 1 vòng
...60 giây.
...= 1phút.
...HS nêu.
...thế kỉ 20.
....năm nay thuộc thế kỉ 21.
-HS ghi bảng con thế kỉ:XI X; XX,XXI
- HS đọc SGK.
 HĐ 2.3: Luyện tập. (17-19')
Bài 1/25 (7-8’) HS làm bảng con( a)- Vở( b)- Chữa bảng phụ
- Kiến thức : đổi các đơn vị đo thời gian.
- > Chốt: Nêu mối quan hệ giữa phút và giây? Cách đổ từ thế kỉ ra năm..?
 Muốn chuyển đổi được đúng em dựa vào đâu?
Bài 2/25: (3-4’)HS làm nháp(a,b) – Nêu miệng
-Kiến thức : cách tính thế kỉ.
- > Chốt: Vì sao em biết năm 1890 thuộc thế kỉ XI X ?
 Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
 * Bài mở rộng và phát triển
Bài 2/25 : ( c) HS làm nháp- Bảng phụ.
Bài 3/25: (7’)HS làm nháp- Bảng phụ.
-Kiến thức : tính năm thuộc thế kỉ nào .
- > Chốt: Nêu cách tính số năm từ năm 938-> nay là bao nhiệu năm?
2009 - 938 = 1071năm.
 * DKSL. Lúng túng khi xác định năm thuộc thế kỉ nào? ở bài 3
 3: Củng cố dặn dò. (2-3')
- 1 phút = ? giây , 1 thế kỉ = ? năm 
 * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề SGK , xây dựng được cốt chuyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ, VBT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- Cốt truyện là gì? Cốt truyện gồm mấy phần?
- 1HS kể lại câu chuyện “Cây khế ” dựa vào cốt chuyện đã có ? 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. Hướng dẫn luyện tập: (32 - 34’)
- GV ghi bảng đề bài .
* Xác định yêu cầu của đề(2-3’)
- Đề bài yêu cầu gì? Kể lại câu chuyện có những nhân vật nào?
GV gạch chân: tưởng tượng, kể lại vắn tắt ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
- Muốn xây dựng cốt chuyện cần chú ý đến điều gì ? 
G: Chỉ ghi vắn tắt sv chính, mỗi sự việc ghi 1 câu
* Lựa chọn chủ đề(3-5’)
 - Các em đọc thầm gợi ý SGK để lựa chọn chủ đề.
 - Có thể tưởng tượng và kể câu chuyện theo một trong 2 hướng.Em đã lựa chọn chủ đề gì?
 - Em kể chuyện về sự hiếu thảo hay tính trung thực ?
G: Dựa theo chủ đề mình đã chọn các em có thể dựa vào câu hỏi gợi ý ,cũng có thể không phụ thuộc hoàn toàn vào trình tự các gợi ý. 
c) Thực hành xây dựng cốt truyện(26-28’)
 G: Các em đã lựa chọn được chủ đề để xây dựng cốt truyện, các em có thể dựa vào câu hỏi gợi ý SGK hoặc các em có thể sáng tạo nhưng phải đúng chủ đề.
- GV nhận xét bổ xung. 
- Em bổ sung và góp ý cho bạn ý nào ?
- Bình chọn bạn kể câu chuyện sinh động ,hấp dẫn .
G: Như vậy để xây dựng 1 cốt truyện các em cần hình dung được các nhân vật của câu chuyện .Chủ đề câu chuyện ,diễn biến cần hợp lí tạo nên cốt chuyện có ý nghĩa . 
- HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện.
- GV chấm ,chữa ,nhận xét .
 3. Củng cố, dặn dò: (2-4’)
- Để xây dựng cốt chuyện em cần hình dung những gì? 
- Nhận xét tiết học , dặn dò về nhà .
 - HS trả lời 
 - HS kể 
- HS đọc 
- HS đọc thầm và gạch chân các từ trọng tâm .
- HS đọc thầm .
- 1 HS đọc to 
- HS nêu
- HS theo dõi 
- HS làm việc cá nhânVBT.
- 1 HS làm mẫu .
- HS làm việc nhóm đôi .
- HS trình bày ,HS nhận xét .
 + Trình bày :to ,rõ ràng ,diễn đạt thành câu.
 + Nhận xét :Xây dựng cốt chuyện theo đúng chủ đề chưa ?
- Hs viết vở 
 * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:	
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: lịch sử
 Nước Âu lạc
I.Mục tiêu: HS biết:
- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang
- Nêu một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quan sang xâm lược. Thời kì đầu do đoàn kết và có vũ khí lợi hại nên giành thắng lợi. Về sau do An Dương vương chủ quan nên thất bại.
* H khá giỏi biết điểm giống nhau của người Âu Việt và Lạc Việt, nơi đóng đô, sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
II.Đồ dùng dạy- học:
Bản đồ TNVN.
Hình ảnh SGK.
Phiếu HS.
III.Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ.( 2-3’)
- Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài( 1-2’)
 G giới thiệu và ghi- H ghi
b. Các hoạt động
Hoạt động 2.1: Cuộc sống người Lạc Việt và Âu Việt.( 9-10’)
* Làm việc cá nhân. 
- Yêu cầu H mở SGK/11
- Đọc và trả lời câu hỏi:
- Người Âu Việt sống ở đâu ?
- Đời sống của người Âu Việt có những điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt ?( H khá giỏi)
- Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau như thế nào ?
-> GV kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.Cuối thế kỉ III trước công nguyên trước yêu cầu chống giặc ngoại xâmhọ đã liên kết với nhau. Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, họ đã chiến thắng quân Tần và lập ra 1 nước chung là nước Âu Lạc. Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nhà nước Văn Lang .
Hoạt động 2.2: Sự ra đời và thành tựu của người Âu Lạc ( 12-14’)
* Làm việc Nhóm 2
- H tiếp tục đọc SGK+ Thảo luận N2 theo:
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? đóng đô ở đâu ? nhà nước này ra đời vào thời gian nào ?
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
- Mô tả về tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa qua sơ đồ?
- Đại diện nhóm trình bày.
- G nhận xét và kết luận.
=> Kết luận : Nước ta thời kì Âu Lạc quân sự rất phát triển . Nhân dân ta đã biết chế tạo ra nỏ để săn bắn và còn là một thứ vũ khí rất lợi hại để đánh thắng kẻ thù
Hoat động 2.3: Nước AL và sự xâm chiếm của Triệu Đà( 10-12’)
* Làm việc Nhóm 4
- H chia nhóm, thảo luận theo nội dung:
-Thuật lại cuộc KC chống quân XL Nam Việt của ND Âu Lạc?
-Vì sao cuộc XL của quân Triệu Đà lại thất bại?
-Vì sao nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc?
+ Đại diện nhóm trình bày
- G nhận xét- Chốt.
- > GV Chốt: Người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc, có tướng giỏi, vũ khí tốt, luỹ thành kiên cố nên quân Triệu Đà thất bại. Song vì mất cảnh giác nên năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của PK phương Bắc.
3. Củng cố-Dặn dò: ( 2-3’)
- GV cho đọc phần ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị tiết sau.
-1HS trả lời.
-HS mở SGK trang11 
- HS đọc thầm phần chữ nhỏ ở đầu bài 
- H trả lời.
- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 
 - Quân Tần tràn xuống XL Phương Nam. Thục Phàn lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm, rồi dựng lên nước Âu Lạc.)
 - Nước Văn Lang kinh đô đặt ở Phong Châu—Nước Âu Lạc kinh đô dời xuống vùng Cổ loa.
.. - Nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.
- H trình bày- Nhận xét.
- HS thảo luận nhóm, ghi KQ thảo luận ra giấy.
- Các nhóm báo cáo: nhóm khác nhận xét.
- HS đọc phần đóng khung.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Tiết 7: Thể dục
Ôn đội hình, đội ngũ 
 Trò chơi: bỏ khăn
I.Mục tiêu:
- Biết đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng.
- Trò chơi:YC tập chung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi. 
II.Chuẩn bị dụng cụ:
Sân tập, Còi.
1-->2 Chiếc khăn tay.
III.Nội dung giảng dạy:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
-ổn định tổ chức lớp.
-GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ:
+Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số,quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
+Chia tổ tập luyện.
+ Tập cả lớp.
+GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
b. Trò chơi: Bỏ khăn.
-GV nêu tên trò chơi.
-Giả thích cách chơi, luật chơi
+GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình.
3. Phần kết thúc:
- Động tác điều hoà:
- GV nhận xét tiết học.
5à 8 phút
20à 22 phút
2-->3phút
3-->4 phút
4-->6phút
3à 5 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
-HS chơi trò chơi:Diệt các con vật có hại.
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân.
-HS tập cả lớp.
- GV và lớp trưởng điều khiển.
-Tổ trưởng điều khiển.
-Các tổ thi đua trình diễn
-HS tập hợp theo đội hình chơi.
-1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát.
- Cả lớp chơi.
-HS chạy thường quanh sân 1-->2 vòng, về tập hợp thành 4 hàng ngang làm ĐT thả lỏng .
- Vỗ tay nhịp nhàng, hát.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 8: Sinh Hoạt tập thể 
 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- H thấy đựơc những gì đã thực hiện được, những gì chưa được theo đúng nội quy, nề nếp của lớp, của trường.
- Đề ra phương hướng nhiệm vụ tuần sau.
II .Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu nội dung tiết học( 1’)
2. Cụ thể các hoạt động
a. Nhận xét tuần: 
- Lớp trưởng điều khiển lớp: 
	+ Các tổ thảo lụân ->báo cáo kết quả.
	+ Lớp bổ sung.
	+ Lớp trưởng nhận xét chung.
- G nhận xét lớp: 
*Ưu điểm: - Duy trì sĩ số lớp.
 - Chăm lao động, vệ sinh lớp, trường sạch sẽ.
	- Ngoan ngoãn, lễ phép.
	- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đúng quy định.
	- Đi học đúng giờ, tích cực học tập.
 - Trong giờ học mốt số em đã tích cực hơn.
* Tồn tại: - Chữ viết còn xấu, một số em khi viết còn dập xóa.
	- Còn một số em còn quên đeo khăn quàng đỏ.
	- Trong lớp đôi khi còn nói chuyện riêng.
	- Một số em chưa tích cực tham gia các hoạt động của trường.
 - Trực lớp và vệ sinh sân trường một số em còn chưa tích cực.
b. Văn nghệ: (5-7’)
	- H hát các bài hát về mái trường ( hát đồng thanh cả lớp)
	- Thi biểu diễn hài.
 - Lớp cổ vũ và bình chọn ca sĩ nhí của lớp.
c. Kế hoạch tuần sau: 
- Thực hiện tốt mọi nề nếp kỉ cương của trường.
- Tích cực học tập, lao động .
- Lưu ý vệ sinh cá nhân, trang phục khi tới trường .
- Chuẩn bị một số tiết mục phục vụ trung thu.
- Một số bạn chưa nộp bảo hiểm cần xin tiền để nộp.
3. Nhận xét – Dặn dò ( 1-2’)
- Nhận xét ý thức chung giờ học .
- Tích cực học bài và chuẩn bị bài cho tuần sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc