Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Đỗ Thị Ngọc Trinh

Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Đỗ Thị Ngọc Trinh

Chính tả (tập chép): NGƯỠNG CỬA

I.Mục tiêu:

- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: : 20 chữ trong khoảng 8- 10 phút. Điền đúng vần ăt, ăc; chữ g, gh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 (SGK).

II.Đồ dùng dạy học:

-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3.

-Học sinh cần có VBT- bảng con.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 - Đỗ Thị Ngọc Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc: NGƯỠNG CỬA
I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quyen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK).
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định:
2..KTBC : Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Người bạn tốt” và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét KTBC.
2.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
3.2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng đọc tha thiết trìu mến). Tóm tắt nội dung bài:
Bài thơ có mấy dòng?- GV đánh dấu số dòng
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
YC HS đọc thần từng dòng và tìm từ khó, GVgạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu.
HS luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
*Các em hiểu như thế nào là ngưỡng cửa?
*Dắt vòng có nghĩa là gì?
Luyện đọc câu:
Gọi HS đọc trơn câu thơ theo cách đọc nối tiếp từng dòng thơ.
 + Luyện đọc đoạn và bài: 
Bài thơ có mấy khổ thơ?
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.
+Đọc cả bài.
Nghỉ giữa tiết
3.3 Ôn các vần ăt, ăc.
GV nêu yêu cầu bài tập1: Tìm tiếng trong bài có vần ăt ?
Bài tập 2:Gọi HS đọc YC
Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vầnăt,ăc?
Gợi ý: Tranh 1: Mẹ dắt bé đi chơi.
Tranh 2: Chị biểu diễn lắc vòng.
Tranh 3: Bà cắt bánh mì.
- Nhận xét.
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
*.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
3.5.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Gọi 1 HS đọc khổ 1, cả lớp đọc thầm và TL:
- Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?
Gọi HS đọc khổ 2,3 và TL:Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.
Cho học sinh xung phong luyện đọc HTL khổ thơ em thích.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài thơ.
Nghỉ giữa tiết
3.6 Luyện nói:
GV nêu yêu cầu của bài tập.
Cho HS quan sát tranh minh hoạ: gợi ý các câu hỏi giúp HS nói tốt theo chủ đề luyện nói.
Nhận xét chung phần luyện nói của học sinh.
4.Củng cố - dặn dò:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học.
Nhận xét tiết học
Dặn: về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới:Kể cho bé nghe. 
Hát
3 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhắc tên bài
Lắng nghe.
- 12 dòng
-HS tìm: Ngưỡng cửa, nơi này, quen: , dắt vòng, đi men, lúc nào- Hs đọc và phân tích.
Ngưỡng cửa: là phần dưới của khung cửa ra vào.
Dắt vòng: dắt đi xung quanh(đi vòng).
HS lần lượt đọc (2-3 lượt)
- 3 khổ
- Hs đọc nt 3 khổ(2-3 lượt)
 - Nhóm đọc
- Hs thi đọc toàn bài (3-6 HS) 
- Đọc ĐT
Hát
Dắt.
-Đọc
- Hs nói trước lớp lần lượt những câu có chứa tiếng có vần ăt, ăc- nhận bổ sung .
- Mẹ dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa.
- Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến trường và đi xa hơn nữa.
HS xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ em thích.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Hát
HS luyện nói theo hướng dẫn của GV.
Chẳng hạn: Bước qua ngưỡng cửa bạn Nga đi đến trường;Từ ngưỡng cửa, bạn Hà ra gặp bạn;Từ ngưỡng cửa, bạn Nam đi đá bóng.
Nhiều HS khác luyện nói theo đề tài trên.
Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.
Thực hành ở nhà.
Bổ sung:	
Chính tả (tập chép): NGƯỠNG CỬA
I.Mục tiêu:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: : 20 chữ trong khoảng 8- 10 phút. Điền đúng vần ăt, ăc; chữ g, gh vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 (SGK).
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3.
-Học sinh cần có VBT- bảng con.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:
2.KTBC : 
Chấm vở những HS GV cho về nhà chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng viết:
Cừu mới be toáng
Tôi sẽ chữa lành.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
3.Bài mới:
 3.1 GV giới thiệu :bài ghi tựa bài.
 3.2 Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi HS nhìn bảng đọc bài thơ cần chép 
Cả lớp đọc thầm khổ thơ và tìm những tiếng các em thường viết sai: đường, xa tắp, vẫn, viết vào bảng con.
GV nhận xét chung về viết bảng con của HS.
3.3 Thực hành bài viết (chép chính tả).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi dòng thơ, các dòng thơ cần viết thẳng hàng.
Cho HS nhìn bài viết ở bảng hoặc SGK để viết.
Nghỉ giữa tiết
3.4 Soát lỗi và chấm bài:
+ GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.
 Thu bài chấm 1 số em.
3.5.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Hs nêu yêu cầu của bài tập.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4..Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn:+Yêu cầu HS về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
+ Chuẩn bị bài tt:Kể cho bé nghe.
Hát
Chấm vở những HS yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
Học sinh nhắc lại.
- 2 HS đọc, HS khác đọc thầm
HS đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai
HS viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: đường, xa tắp, vẫn, 
HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để chép bài chính tả vào vở chính tả.
HS tiến hành chép bài vào tập vở.
Hát
Hs soát lỗi tại vở của mình và đổi vở sữa lỗi cho nhau.
Hs ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của GV.
Điền vần ăt hoặc ăc.
Điền chữ g hoặc gh.
Học sinh làm VBT.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học sinh.
Giải 
Bắt, mắc.
Gấp, ghi, ghế.
Bổ sung:	
	Tập viết : TÔ CHỮ HOA Q, R
I.Mục tiêu
- Tô được các chữ hoa: Q, R
- Viết đúng các vần: ăc, ăt, ươc; các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập Viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
HS khá giỏi: Viết đều nét dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
-Rèn cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ viết đúng đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: Q đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2..KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của HS , chấm điểm 2 bàn học sinh. 
Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu.
Nhận xét bài cũ.
3..Bài mới :
3.1 Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết. Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ hoa Q, tập viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài tập đọc: ăc, ăt, màu sắc, dìu dắt 
3.2 Hướng dẫn tô chữ hoa Q, R:
*Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét Q:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét.Hỏi Q có mấy nét? Những nét nào?
 Sau đó nêu quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ Q:..- GV viết mẫu
Nhận xét học sinh viết bảng con.
* Chữ hoa R tương tự.
3.3 Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Đọc các vần và từ ngữ cần viết.
Quan sát vần, từ ngữ ứng dụng ở bảng và vở tập viết của học sinh.
Viết bảng con.
 Nghỉ giữa tiết
3.4 Thực hành viết vào vở :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
3.5 Chấm và chữa bài:
Chấm tập HS - nhận xét.
4.Củng cố - dặn dò: 
- Cho HS thi đua viết đúng, đẹp, nhanh.
- Khen những HS viết đúng, đẹp, nhanh.
- Về nhà luyện viết vào vở Tập viết phần B.
- Xem trước bài: Tô chữ hoa S,T
Hát
HS mang vở tập viết để trên bàn cho GV kiểm tra.
2 HS viết trên bảng, lớp viết bảng con các từ: con cừu, ốc bươu, con hươu, quả lựu 
HS nêu lại nhiệm vụ của tiết học.
]
HS quan sát chữ hoa Q trên bảng phụ Q có 2 nét:cong kín phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ và nét lượn ngang.
HS quan sát GV tô trên khung chữ mẫu.
Viết bảng con.
- Chữ Hoa R có 2 nét:móc ngược trái phía trên hơi lượn đầu móc cong vào phái trong; nét 2 là kết hợp: cong trên và móc ngược phải nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng, quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
Viết bảng con.
Hát
Thực hành bài viết theo yêu cầu của GV và vở tập viết.
Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết các vần và từ ngữ.
Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.
Bổ sung:	
Tập đọc: KỂ CHO BÉ NGHE
I.Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng. Trả lời được câu hỏi 2 (SGK).
II.Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định:
1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 HS đọc bài: “Ngưỡng cửa” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK- nhận xét,ghi điểm
GV nhận xét chung.
3..Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng.
3.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
Đọc mẫu bài thơ lần 1 (giọng đọc vui tươi tinh nghịch, nghỉ hơi lâu sau các câu chẵn số 2, 4, 6, ). Tóm tắt nội dung bài.Hỏi bài văn này có mấy câu?
Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho HS tìm từ khó đọc trong bài, GV gạch chân các từ ngữ các từ Hs đã nêu.
+Luyện đọc câu:
Cho Hs đọc nt từng 2 dòng thơ
Luyện đọc đoạn:
-Cho HS đọc nt đọc nối tiếp từng khổ thơ (mỗi em đọc 4 dòng thơ)
Đọc cả bài thơ:
Thi đọc cả bài thơ.
Đọc đồng thanh cả bài.
Nghỉ giữa tiết
3.3 Ôn vần ươc, ươt.
Giáo viên yêu cầu Bài tập 1: 
Tìm tiếng trong bài có vần ươc ?
Bài tập 2:Tìm tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt ?
Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
*.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
3.4.Tìm hiểu bài và luyện nói:
Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
Em hiểu con trâu sắt trong bài là gì?
Gọi học sinh đọc phân vai: gọi 2 em, 1 em đọc các dòng thơ chẳn (2, 4, 6, ), 1 em đọc các dòng thơ lẻ (1, 3, 5, ) tạo nên sự đối đáp.
Hỏi đáp theo bài thơ:
Gọi 2 học sinh hỏi đáp theo mẫu.
Gọi những học sinh khác hỏi đáp các câu còn lại.-Nhận xét học sinh đọc và hỏi đáp.
Nghỉ giữa tiết
3.5 Thực hành luyện nói:
Đề tài: Hỏi đáp về những con vật em biết.
Cho HS quan sát tranh minh hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để h ...  bại đành tiu nghỉu bỏ đi. Câu truyện khuyên ta cần biết vâng lời người lớn.
Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
Tuyên dương các bạn kể tốt.
Bổ sung:	
Toán : LUYỆN TẬP(tr.163)
Mục tiêu:
Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
HS khá giỏi: Bài 1, 2, 3.
Chuẩn bị:
-Đồ dùng luyện tập.
-Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Bài mới:
3.1 Giới thiệu: Học bài luyện tập.
3.2 Hướng dẫn HS làm BT:
 Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
*Lưu ý học sinh viết các số phải thẳng cột.
Nhận xét
YC Hs so sánh kq tìm được để nhận ra tính chất giao hoán.
Bài 2: -Gọi HS nêu YC BT:
-Cho Hs xem mô hình lựa chọn phép tính thích hợp.
- Nhận xét
Bài 3: Yêu cầu gì?
Lưu ý học sinh phải thực hiện phép tính trước rồi so sánh sau.Nhận xét, ghi điểm
Bài 4: HS làm buổi chiều
Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS thực hiện phép tính:76-34
Nhận xét tiết học
- Dặn:Làm lại các bài còn sai.
Chuẩn bị bài: Đồng hồ, thời gian.
Hát.
- Nhắc tênh bài
 - Nêu: đặt tính rồi tính.
Học sinh tự làm bài.
3 HS sửa ở bảng lớp- làm bảng con- nhận xét
-Nêu
- HS làm SGK- 1 HS làm bảng phụ- nhận xét.
42 + 34 = 76
34 + 42 = 76
76 - 42 = 34
76 - 34 = 42
-Điền >,<,= 
- HS làm SGK- 3 HS làm bảng lớp- nhận xét.
Học sinh chia 2 đội thi đua nhau- đội nàolàm đúng nhanh là thắng cuộc.
Bổ sung:	
Toán: ĐỒNG HỒ – THỜI GIAN(tr.164)
Mục tiêu:
Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian.
Chuẩn bị:
- Đồng hồ để bàn.
- Mô hình đồng hồ.
-Vở bài tập.
- Mô hình đồng hồ.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
KTBC:Cho HS thực hiện các phép tính:
42 + 34; 47 +52; 76 -34
- Nhận xét, ghi điểm
- Nhận xét chung
Bài mới:
3.1 Giới thiệu: Học bài đồng hồ – thời gian.
3.2 Hoạt động 1: Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ.
- Cho học sinh quan sát đồng hồ.
- Hỏi: Trên mặt đồng hồ có những gì?
GV:Mặt đồng hồ có các số từ 1 đến 12, kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút.
- Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó chẳng hạn:lúc đồng hồ chỉ 9 giờ.
-Quay kim chỉ giờ.
Lưu ý học sinh quay từ phải sang trái.
Lúc 5h kim ngắn chỉ số mấy?kim dài chỉ số mấy?lúc 5h em bé đang làm gì?2 tranh còn lại hướng dẫn tương tự
3.3 Hoạt động 2: Thực hành xem và ghi số giờ.
Cho HS làm Vào SGk
Tương tự cho các đồng hồ còn lại.
Hỏi: đồng hồ thứ 1 mấy h?
Liện hệ:vào buổi tối em thường làm gì? Em đi ngủ luc mấy h?....
Củng cố- Dặn dò:
Trò chơi: Ai xem đồng hồ nhanh và đúng.
Cho học sinh lên xoay kim để chỉ giờ.
Nhận xét.
Tập xem đồng hồ ở nhà.
Chuẩn bị: Thực hành.
Hát.
1 HS làm bảng lớp- cá lớp làm bảng con - Nhận xét
Học sinh quan sát.
 số, kim ngắn, kim dài, kim gió.
- HS nhắc lại
Học sinh thực hành quay kim ở các thời điểm khác nhau.
Học sinh làm bài vào SgK
. 8h
9h.
Học sinh thi đua.
+ 1 học sinh xoay kim.
+ 1 học sinh đọc giờ.
Nhận xét.
Bổ sung:	
Toán: THỰC HÀNH (tr.165)
Mục tiêu:
-Biết đọc đúng giờ, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày.
-HS khá giỏi: Bài 1, 2, 3, 4.
Chuẩn bị:
-Mô hình đồng hồ.
- Vở bài tập.
- Mô hình đồng hồ.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Giáo viên xoay kim, yêu cầu học sinh đọc giờ.
Vì sao em biết?Nhận xét cho điểm.
Bài mới:
3.1 Giới thiệu: thực hành.
3.2 Hướng dẫn HS Luyện tập.
 Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Sửa bài:Đồng hồ chỉ mấy giờ?Kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy?- Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Lưu ý: vẽ kim ngắn sao cho phù hợp với số giờ người ta cho và kim ngắn phải ngắn hơn kim dài.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài.
Hỏi:buổi sáng học ở trường lúc mấy h?......
Bài 4: Gọi HS đọc YC
Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi: Ai xem nhanh, đúng.
Học sinh chia 2 đội, đội 1 quay số, đội 2 đọc giờ và ngược lại.
- Nhận xét.
- Dặn: +Tập xem giờ.
 +Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát.
-TL- nhận xét
- Nêu:Viết theo mẫu
Viết vào chỗ chấm theo mẫu.
Học sinh làm bài.
Sửa bài miệng.
- Hs TL- nhận xét- bổ sung
-Nêu
Học sinh thực hành vẽ.
Đổi vở để kiểm tra nhau.
-Nêu
-Hs thực hành nối tranh
-TL- nhận xét
- Đọc- Hs vẽ - nhận xét.
Bổ sung:	
Toán :LUYỆN TẬP(tr.167)
Mục tiêu:
- Biết xem giờ đúng; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
- HS khá giỏi: Bài 1, 2, 3.
Chuẩn bị:
- Đồ dùng phục vụ luyện tập.
- Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
- Gv quay đồng hồ và HS đọc giờ
- Nhận xét tiết học
Bài mới:
3.1 Giới thiệu: Học bài luyện tập.
3.2 Luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Quan sát xem đồng hồ chỉ mấy giờ rồi nốivới số thích hợp.
Bài 2: Yêu cầu gì?
Nhận xét
Bài 3: Yêu cầu gì?
Nhận xét
Củng cố - Dặn dò::
Trò chơi: Xem đồng hồ.
Mỗi đội cử 3 bạn lên thi đua xem đồng hồ
Nhận xét.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát.
- HS đọc – nhận xét
Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
Học sinh làm bài.
Đổi vở để sửa sai.
- Hs đọc YC BT2
- Hs thực hành quya đồng hồ với số giờ đã cho- nhận xét 
- Đọc YC
Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp.
Học sinh làm bài.
Thi đua sửa.
Bổ sung:	
Tuần 31	Đạo đức
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG*
I.Mục tiêu:
- Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.
- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Yêu thiên nhiên thích gần gũi với thiên nhiên.
*HS khá, giỏi nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
- Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng ng xĩm v những nơi công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Hs biết bảo vệ cây và hoa nơi cộng cộng.
II.Chuẩn bị:
- Dự kiến sân trường.
- Vở bài tập.
- Bài hát “Ra chơi vườn hoa”
- Vở bài tập.
III Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Bài cũ: -em cần làm những việc gì để bảo vệ cây và hoa nơi cộng cộng?
3.Bài mới:
3.1Giới thiệu bài: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.
3.2 Hoạt động 1: Làm BT3
Gv giải thích yêu cầu BT3
KL:Những tranh chỉ việc làm góp phần tạo môi lành là tránh,2,4.
3.3 Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống trong BT4.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
KL: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn..
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 3:Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.
-Từng tổ HS thảo luận: Nhận bảo vệ, chăm sóc cây và hoa ở đâu?vào thời gian nào?bằng những việc làm cụ thể nào?Ai phụ trách từng việc?
KL: Môi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh vá phát triển.Các em cần có hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
4.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Dặn: +HS thực hiện điều được học.
 + Chuẩn bị bài học tiết 2.
- Hát.
 - TL
-Hs làm BT3
Hs trình bày trước lớp- nhận xét bổ sung
- 
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm đóng vai trước lớp- nhận xét bổ sung.
-Đại diện các tổ lên đăng kí- cả lớp nhận xét bổ sung
Bổ sung:	
TNXH :	THỰC HÀNH: QUAN SÁT BẦU TRỜI
I. Mục tiêu : 
-Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa.
-HS khá giỏi: Nêu được một số nhận xét về bầu trời vào buổi sáng, trưa, tối hay những lúc đặc biệt như khi có cầu vồng, ngày có mưa bão lớn.
-HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiện nhiên,phát huy trí tưởng tượng.
II. Đồ dùng dạy học:
-Giấy bìa to, giấy vẽ, bút chì, 
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời nắng? 
Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời mưa? 
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
Hôm nay, chúng ta sẽ quan sát bầu trời để nhận biết rõ hơn về bầu trời mến yêu của chúng ta.
3.2 Hoạt động 1 : Quan sát bầu trời.
*Mục tiêu: Học sinh quan sát nhận xét và sử dụng những từ ngữ của mình để miêu tả bầu trời và những đám mây.
*Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên định hướng quan sát.
* Quan sát bầu trời: 
- Có thấy mặt trời và các khoảng trời xanh không?
- Trời hôm nay nhiều hay ít mây?
- Các đám mây có màu gì ? Chúng đứng yên hay chuyển động?
* Quan sát cảnh vật xung quanh:
- Quan sát sân trường, cây cối, mọi vật  lúc này khô ráo hay ướt át?
- Em có trông thấy ánh nắng vàng hay những giọt mưa hay không?
GV chia nhóm và tổ chức cho các em đi quan sát.
Bước 2: GV chia nhóm và tổ chức cho các em đi quan sát.
Bước 3: Cho HS vào lớp, gọi một số em nói lại những điều mình quan sát được và thảo luận các câu hỏi sau đây theo nhóm.
- Những đám mây trên bầu trời cho ta biết những điều gì về thời tiết hôm nay?
- Lúc này bầu trời như thế nào?
Bước 4: Gọi đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi:
KL:Quan sát những đám mây trên bầu trời và một số dấu hiệu khác cho ta biết trời đang nắng, đang mưa, râm mát hay sắp mưa và kết luận lúc này trời như thế nào.
Nghỉ giữa tiết
3.2 Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh
Mtiêu: Học sinh biết dùng hình ảnh để biểu đạt quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh. Cảm thụ được vẽ đẹp thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ hoạt động.
Cho HS lấy giấy A4 vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh (theo quan sát hoặc tưởng tượng). Dùng bút tô màu vào cảnh vật, bầu trời.
Bước 2: Gọi HS trình bày trước lớp
Cho các em trưng bày sản phẩm theo nhóm, chọn bức đẹp nhất để trưng bày trước lớp và tự giới thiệu về bức tranh của mình.
4.Củng cố- dăn dò: 
Nhận xét tiết học
Dặn : về nhà xem lại bài; chuẩn bị bài tt:Gió
Hát
Khi nắng bầu trời trong xanh có mây trắng, có Mặt trời sáng chói, 
Khi trời mưa bầu trời u ám, mây đen xám xịt phủ kín, không có mặt trời, 
Học sinh nhắc tựa.
Học sinh lắng nghe nội dung quan sát do giáo viên phổ biến.
HS quan sát theo nhóm và ghi những nhận xét được vào tập hoặc nhớ để vào lớp để nêu lại cho các bạn cùng nghe.
HS vào lớp và trao đổi thảo luận.
Nói theo thực tế bầu trời được quan sát.
Các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi.
Hát
Học sinh nhận giấy A4 tại giáo viên và nghe giáo viên hướng dẫn cách vẽ.
Học sinh vẽ bầu trời cảnh vật xung quanh theo quan sát hoặc tưởng tượng được.
- Hs vẽ
Các em trưng bày sản phẩm của mình tại nhóm và tự giới thiệu về tranh vẽ của mình.
Thực hành ở nhà.
Bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_31_do_thi_ngoc_trinh.doc