Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 6 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 6 (Bản đẹp)

Tiết 2 :Tập đọc:

Ôn: Bài tập làm văn

I. Mục đích, yêu cầu.

 - HS đọc đúng, trôi chảy và lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm.

 - Hiểu nghĩa các từ mới và nắm được nội dung bài.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy học.

 1.Giới thiệu bài.

 2. Ôn tập.

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 (Buổi chiều) - Tuần 6 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
*******
 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tiết 1:Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải bài toán có lời văn .
II. Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài.
 2.Ôn tập .
 a.Ôn kiến thức cũ.
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- Tìm 1/2 của 12cm, 18kg, 10l
- Gọi HS giải lại bài 2 buổi sáng.
- GV nhận xét, cho điểm. 
 b.Bài tập .
- GV hướng dẫn HS làm vở bài tập.
- GV chữa bài, nhận xét
 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học + nhắc nhở.
- Ta lấy số đó chia cho số lần.
của 12 cm là : 12 : 2 = 6 ( cm ) 
của 18 kg là : 18 : 2 = 9 ( kg ) 
 của 10 l là : 10 : 2 = 5 ( l )
- 1 HS làm bảng lớp
Bài giải :
Vân tặng bạn số bông hoa là :
30 : 6 = 5 ( bông )
 Đáp số : 5 bông hoa
- HS làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra
Tiết 2 :Tập đọc:
Ôn: Bài tập làm văn
I. Mục đích, yêu cầu. 
 - HS đọc đúng, trôi chảy và lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
 - Hiểu nghĩa các từ mới và nắm được nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học. 
 1.Giới thiệu bài.
 2. Ôn tập.
a.Luyện đọc.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc câu, 
đoạn và cả bài .
- GV nhận xét, cho điểm. 
*Thi đọc diễn cảm
 - GV nhận xét, cho điểm. 
b. Tìm hiểu bài .
- GV cho HS tự hỏi và trả lời các câu hỏi SGK + nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, cho điểm. 
c.Kể chuyện.
- GV hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện và cả câu chuyện .
 - GV nhận xét, cho điểm. 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học và nhắc nhở.
- HS đọc nối tiếp câu
- 3 HS đọc đoạn
- 4,5 HS đọc cả bài .
- 2HS đọc đoạn
- 3 HS đọc cả bài .
- HS hỏi đáp theo cặp
- 3,4 cặp hỏi đáp trước lớp
- Nội dung : 
Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều mình muốn nói.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 3 HS kể đoạn (3 lượt)
- 4 HS kể cả bài .
Tiết 3:Tự nhiên xã hội.
	 Tiết 11: Vệ sinh cơ quan 
bài tiết nước tiểu.
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc càn làm để giữ gìn bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ỏ cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Nêu cách phòng tránh các bệnh kể trên.
* Nêu được tác hại của việc không giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Các hoạt động dạy học: 
- Các hình trong SGK trang 24, 25 
- Các hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to .
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ. - Nêu chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu ? 
	 - HS + GV nhận xét 
B. Bài mới: 
 1.Giới thiệu bài :GV ghi tên bài.
 2.Các hoạt động .
 a. Hoạt động 1: Thảo luận lớp 
* Mục tiêu : Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu .
* Tiến hành : 
+ Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và nêu: Bức tranh vẽ gì?
- Tranh vẽ các bạn nhở đang nói chuyện về cơ quan bài tiết nước tiểu.
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: 
- HS thảo luận theo cặp
- Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ? 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- 1 số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận 
- Lớp nhận xét 
* Kết luận : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng, không hôi hám, ngứa ngáy.
- 2 HS nhắc lại
b. Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng 1 số bệnh cơ quan bài tiết nước tiểu .
* Tiến hành : 
+ Bước 1: Làm việc theo cặp 
- Từng cặp HS cùng quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 25 trong SGK và nói xem các bạn trong hình đang làm gì 
+ Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV gọi 1 số cặp HS lên trình bày 
- 1 số cặp trình bày trước lớp 
- Nhóm khác nhận xét bổ xung 
- GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận 
- Chúng ta cần làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ? 
- Tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày, uống đủ nước, giữ vệ sinh nhà cửa
- Tại sao hàng ngày chúng ta phải uống đủ nước ? 
- Để bù cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày, để tránh bị sỏi thận .
- Hằng ngày em có thường xuyên tắm rửa, thay quần áo lót không ?
- HS liên hệ bản thân 
- Hằng ngày em có uống đủ nước không ? 
 - Kết luận :
Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, chúng ta cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo đặc biệt là quần áo lót, hàng ngày cần uống đủ nước và không nhịn đi tiểu.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại nội dung bài ? 
- 1 HS nêu
* Đánh giá tiết học 
Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Đạo đức.
Tiết 6: Tự làm lấy việc của mình (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
- Biết tự làm lấy những việc cuả mình ở nhà ở trường.
*Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hàng ngày.
II. Tài liệu phương tiện:
- Phiếu thảo luận nhóm, phiếu học tập cá nhân .
- Một số đồ vật cần cho trò chơi : đóng vai 
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ. 	- Thế nào là tự làm lấy công việ của mình ? 
	 - Về nhà em đã tự làm lấy công việc của mình chưa ?
B. Bài mới: 
 1.Giới thiệu bài :GV ghi tên bài. 
 2.Các hoạt động .
a. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế .
 * Mục tiêu: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm, chưa tự làm .
 * Cách tiến hành :
- GV yêu cầu HS tự liên hệ 
+ Các em đã tự làm lấy công việc của mình chưa ? 
+ Em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành công việc ?
- 1 số HS trình bày trước lớp
* Kết luận: Khen gợi những em biết tự làm lấy công việc của mình và khuyến khích những HS khác noi theo .
b. Hoạt động 2: Đóng vai 
* Mục tiêu: HS thực hiện được 1 số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi .
* Tiến hành : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu + gợi ý SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận tình huống và đóng vai xử lí: tổ 1,2 tình huống 1, tổ 3 tình huống2.
- GV nhận xét cách xử lí.
- 1 HS nêu
- HS làm việc nhóm đôi.
- 3 nhóm trình bày trò chơi đóng vai trước lớp .
* Kết luận : Nếu có mặt ở đó, các em cần nên khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao .
- Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi .	
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm .
* Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến liên quan .
* Tiến hành : 
- GV phát phiếu học tập học tập cho HS và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình bằng cách ghi vào ô trống dấu + trước ý kiến em cho là đúng và ghi dấu – trước ý kiến sai 
- GV kết luận theo từng nội dung
- Từng HS độc lập làm việc 
- HS nêu kết quả bài làm trước lớp 
- HS nêu lí do đồng ý và không đồng ý.
*Kết luận chung:Trong học tập,lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, không nên dựa dẫm vào người khác. Như vậy, em mới mau tiến bộ và được mọi người quí mến . 
 C . Củng cố dặn dò.
- Nêu lại ND bài ? 
- Đánh giá tiết học + nhắc nhở.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
Tiết 3: Tập viết.
 ôn chữ hoa D, Đ
I. Mục đích, yêu cầu.
- HS viết đúng, đẹp các chữ hoa K, D, Đ; tên riêng Kim Đồng; câu tục ngữ
 “ Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn” bằng chữ cỡ nhỏ.
- HS tích cực luyện viết chữ.
*HS khá, giỏi luyện viết chữ thanh đậm
II. Đồ dùng dạy học: 
 - HS : vở 5 li to
III. Các hoạt động dạy học. 
 1.Giới thiệu bài.
 2. Luyện viết.
a. Lyuện viết bảng con
- GV gọi HS nêu tên các chữ hoa, tên riêng, câu tục ngữ trong bài.
- Nêu độ cao các chữ hoa cỡ nhỏ ?
- GV cho HS luyện viết các chữ hoa, tên riêng
- GV nhận xét, chỉnh sửa. 
b. Luyện viết vở.
- GV nêu yêu cầu viết :
+ Mỗi chữ hoa viết 3 dòng
+Từ ứng dụng:Kim Đồng 3dòng
+ Câu ứng dụng 5 lần.
c.Chấm, chữa bài.
- GV chấm 10 vở + nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học +nhắc nhở.
- 2HS nêu miệng :
Chữ hoa K,D,Đ ; tên riêng Kim Đồng, câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn”
- Cao 2,5 li
- HS luyện viết bảng con
- HS nghe
- HS luyện viết vào vở.
Tiết 3: Toán.
Ôn: Chia số có hai chữ số cho số
có một chữ số.
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập và củng cố về:
+ Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia hết ở tất cả các lượt chia .
+ Củng cố về tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số .
II. Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài.
 2.Ôn tập .
 a.Ôn kiến thức cũ.
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- Tìm 1/2 của 48cm, 56kg, 100l
- Đặt tính rồi tính:
 48 : 4 84 : 2	66 : 6
- GV nhận xét, cho điểm. 
 b.Bài tập .
- GV hướng dẫn HS làm vở bài tập.
- GV chữa bài, nhận xét
 c.Bài tập làm thêm.
- Bài 38,39 (Toán nâng cao lớp 3)
- GV chữa bài, nhận xét . 
 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học + nhắc nhở.
- Ta lấy số đó chia cho số lần.
của 48cm là : 48 : 2 = 24 ( cm ) 
của 56 kg là : 56 : 2 = 28 ( kg ) 
 của 10 l là : 100 : 2 = 50 ( l )
- 3 HS làm bảng lớp
48 4	84 2 66 6
4 12 8 41 6 11
08 04 06 
 8 4 6
 0 0 0
- HS làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài bảng lớp
Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009
Tiết 1:Toán
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập và củng cố về:
 - Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ( chia hết ở các lượt chia )
 - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán.
II. Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài.
 2.Ôn tập .
 a.Ôn kiến thức cũ.
- Đặt tính rồi tính:
 39 : 3 63 : 3	99 : 9
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- Tìm 1/5 của 25cm, 64kg, 10l
- GV nhận xét, cho điểm. 
 b.Bài tập .
- GV hướng dẫn HS làm vở bài tập.
- GV chữa bài, nhận xét
 c.Bài tập làm thêm.
- Bài 38,39 (Toán nâng cao lớp 3)
- GV chữa bài, nhận xét . 
 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học + nhắc nhở.
- 3 HS làm bảng lớp
39 3	63 3 99 9
3 13 6 21 9 11
09 03 09 
 9 3 9
 0 0 0
- 2 HS nêu
- 2 HS làm bảng lớp.
- HS làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài bảng lớp
Tiết 2 :Tập đọc.
Ôn: Nhớ lại buổi đầu đi học.
I. Mục đích, yêu cầu. 
 - HS đọc đúng, trôi chảy và lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
 - Hiểu nghĩa các từ mới và nắm được nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học. 
 1.Giới thiệu bài.
 2. Ôn tập.
a.Luyện đọc.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc câu, 
đoạn và cả bài .
- GV nhận xét, cho điểm. 
*Thi đọc diễn cảm
 - GV nhận xét, cho điểm. 
b. Tìm hiểu bài .
- GV cho HS tự hỏi và trả lời các câu hỏi SGK 
+ Nêu nội dung chính của bài ?
- GV nhận xét, cho điểm. 
c.Học thuộc lòng 1 đoạn bài thơ.
- GV cho HS đọc thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ
- GV nhận xét, cho điểm. 
 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học và nhắc nhở.
- HS đọc nối tiếp câu
- 3 HS đọc đoạn (3 lượt)
- 4,5 HS đọc cả bài .
- 2HS đọc đoạn
- 3 HS đọc cả bài .
- HS hỏi đáp theo cặp
- 3,4 cặp hỏi đáp trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Bài văn là những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đến trường 
- 4,5 HS đọc đoạn
- Lớp nhận xét.
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009
Tiết 1:Toán
 Ôn: Phép chia hết và phép chia có dư.
I. Mục tiêu: 
Giúp HS ôn tập và củng cố về:
 + Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư .
 + Nhận biết số dư phải bé hơn số chia .
II. Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài.
 2.Ôn tập .
 a.Ôn kiến thức cũ.
- Đặt tính rồi tính:
48 : 4 84 : 2 68 : 3
- Số dư có đặc điểm như thế nào ?
- GV nhận xét, cho điểm. 
 b.Bài tập .
- GV hướng dẫn HS làm vở bài tập.
- GV chữa bài, nhận xét
 c.Bài tập làm thêm.
- Bài 40,41 (Toán nâng cao lớp 3)
- GV chữa bài, nhận xét . 
 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học + nhắc nhở.
- 3 HS làm bảng lớp
48 4	84 2 68 3
4 12 8 41 6 22
08 04 08 
 8 4 6
 0 0 2
- Số dư bé hơn số chia
- HS làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài bảng lớp
Tiết 2 :Luyện từ và câu.
 Ôn: Từ ngữ về trường học – Dấu phẩy.
I. Mục đích, yêu cầu. 
Giúp HS ôn tập và củng cố về:
 - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ .
 - Điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn.
III. Các hoạt động dạy học. 
 1.Giới thiệu bài.
 2.Ôn tập .
a. Ôn kiến thức cũ.
- Tìm từ có nghĩa là những người trong cộng đồng?
- GV gọi HS giải lại bài 2 buổi sáng.
- GV chữa bài, nhận xét. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm vở bài tập trong vở bài tập.
- GV chữa bài, nhận xét. 
 c.Bài tập làm thêm.
- Bài 15,16 (Tiếng Việt nâng cao lớp 3)
- GV chữa bài, nhận xét . 
3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học + nhắc nhở.
- Cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
- HS nêu miệng:
a) Ông em, bố em
b) là con ngoan, trò giỏi.
c) Bác Hồ dạy, tuân theo
- HS làm bài vào vở
- HS đổi chéo vở kiểm tra
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài bảng lớp
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Tiết 1:Tập làm văn.
	 Ôn: Kể lại buổi đầu em đi học.
I. Mục đích, yêu cầu. 
Giúp HS ôn tập và củng cố về:
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 – 7 câu ). 
đạt rõ ràng.
II. Các hoạt động dạy học 
 1.Giới thiệu bài.
 2.Ôn tập .
a. Ôn kiến thức cũ.
- GV treo bảng phụ viết gợi ý kể lại buổi đầu em đi học.
- GV gọi HS kể về buổi đầu em đi học.
- GV nhận xét, chỉnh sửa. 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm vở bài tập trong vở bài tập.
- GV chữa bài, nhận xét. 
 3.Củng cố, dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học + nhắc nhở.
- 2 HS đọc gợi ý
- 2 HS nêu miệng.
VD: Buổi đầu em đi học là buổi sáng mùa thu trong xanh. Mẹ dắt tay em đến trường. Lúc đầu em thấy bỡ ngỡ, là lẫm vì mọi thứ với em đều mới mẻ. Buổi học hôm đó có tiết toán, thủ công, tập viết
- HS làm bài vào vở
- HS đổi chéo vở kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_buoi_chieu_tuan_6_ban_dep.doc