Tập đọc - Kể chuyện : ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU .
I. Mục tiêu :
* Tập đọc
- Đọc thành tiếng :
+ Đọc đúng các từ ngữ : Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng, mở tiệc, chiêu đãi, vật quý, trở về nước, sản vật hiếm, .
+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .
+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật . Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Đọc hiểu :
+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục .
+ Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a .
+ Hiểu nội dung : Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất .
* Kể chuyện :
+ Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo dựa vào trí nhớ và tranh.
+ Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn .
TUẦN 11 . THỨ HAI . Ngày soạn : Ngày 1 tháng 11 năm 2008 . Ngày dạy : Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008 . Tiết 1-2 : Tập đọc - Kể chuyện : ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU . I. Mục tiêu : * Tập đọc - Đọc thành tiếng : + Đọc đúng các từ ngữ : Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng, mở tiệc, chiêu đãi, vật quý, trở về nước, sản vật hiếm, ... + Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ . + Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật . Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. - Đọc hiểu : + Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục . + Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện, phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a . + Hiểu nội dung : Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất . * Kể chuyện : + Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo dựa vào trí nhớ và tranh. + Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn . II. Chuẩn bị : + Tranh minh họa trong bài . III. Lên lớp : Tiết 1 : 1. Bài cũ : - 2HS đọc và TLCH bài Thư gửi bà . - GV nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : + GV treo tranh cho HS phân tích những hình ảnh trong tranh . + GV : Bức tranh vẽ một cảnh hết sức kì lạ, đó là tấm lòng yêu đất đai, tổ quốc của người Ê-ti-ô-pi-a .Chúng ta cùng tìm hiểu bài để biết diễn biến và bài học mà câu chuyện muốn nói với chúng ta . b. Luyện đọc : - GV đọc mẫu với giọng kể diễn cảm, chậm rãi, nhẹ nhàng. Chú ý diễn tả rõ những câu nói lịch sự, nhã nhặn của nhân vật . Đoạn cuối bài đọc chậm ngắt hơi ở các dấu phẩy . - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ . + Đọc từng câu ( 2 lượt ) : Đọc từ khó dễ lẫn . Mỗi HS đọc một câu , tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài . Đọc hai vòng . + Đọc từng đoạn ( 2 lượt ) : + Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp . + HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ khó . + 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp . + HS luyện đọc theo nhóm . + Thi đua đọc giữa các nhóm . + HS đọc đồng thanh từng đoạn . ( Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn từ đầu đến hết bài ) . - GV gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp . c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : * Đoạn 1 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm . + Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào ? ( Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý - tỏ ý trân trọng và mến khách . ) * Đoạn 2 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm . + Chuyện gì xảy ra khi khách bắt đầu xuống tàu ? ( Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước .) + Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ ? ( Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất . ) * Đoạn 3 : 4 HS nối tiếp đọc , lớp đọc thầm . + Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào ? ( Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất quê hương . / Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất . /... ) Tiết 2 : d. Luyện đọc lại bài : - GV đọc mẫu bài . - HS luyện đọc, thi đọc diễn cảm đoạn 2 : Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật ( lời vị khách : tò mò, ngạc nhiên ; lời viên quan : cảm động ) . - 2 Nhóm thi đọc diễn cảm . - GV tuyên dương nhóm đọc tốt . e. Kể chuyện : - HS đọc yêu cầu . * GV giao nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ HS kể lại câu chuyện . * GV hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh . Tranh 1 : ( là tranh 3 trong SGK ) : Hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a . Tranh 2 : ( là tranh 1 trong SGK ) : Hai vị khách du lịch được vua của nước Ê-ti-ô-pi-a mến khách, chiêu đãi và tặng quà . Tranh 3 : ( là tranh 4 trong SGK ) : Hai vị khách du lịch ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất ở đế giày của họ . Tranh 4 : ( là tranh 2 trong SGK ) : Viên quan giải thích cho hai vị khách biết phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a . - HS nhìn tranh luyện kể trong nhóm . - 4 HS thi kể chuyện theo 4 tranh . - Lớp bình chọn bạn kể hay nhất . - GV tuyên dương HS kể tốt . 3. Củng cố dặn dò : - Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì ? - Nhận xét tiết học . Tiết 3 : Toán : BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH . ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu : Giúp HS . - Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính . - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải . II. Chuẩn bị : Các tranh vẽ tương tự như trong SGK . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : 2. Bài mới : - 2HS lên bảng làm bài tập 3,4 VBT . - GV kiểm tra VBT của HS cả lớp . a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu giờ học . b. Nội dung : 1. Bài toán 1: * GV giới thiệu bài toán . “ Ngày thứ bảy bán 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán gấp đôi ngày thứ bảy . Hỏi cả hai ngày bán bao nhiêu xe đạp ?” Tóm tắt : Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng : Hàng trên có 6 xe đạp, hàng dưới có gấp đôi hàng trên . 6 xe Thứ bảy : ? xe Chủ nhật : * Các bước giải : Bước 1 : Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật ( 6 x 2 = 12 (xe) ) . Bước 2 : Tìm số xe đạp bán trong cả hai ngày ( 6 + 12 = 18 (xe) ) . * Trình bày bài giải như trong SGK . c. Thực hành : Bài 1 : - GV hướng dẫn ; HS tóm tắt : Nhà 5km Chợ huyện Bưu điện tỉnh ? km - Muốn tìm quãng đường từ nhà qua chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài bao nhiêu ki-lô-mét thì phải biết quãng đường từ nhà qua chợ huyện và quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh . - Đã biết quãng đường từ nhà qua chợ huyện dài 5km . Trước hết phải tìm quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh, quãng đường này dài gấp 3 lần quãng đường từ nhà đến chợ huyện . HS tự tìm quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh ( 5 x 3 = 15 (km) ) . - HS tự tìm quãng đường từ nhà qua chợ huyện đến bưu điện tỉnh . ( 5 + 15 = 20 (km) ). - HS trình bày bài giải . Giải : Quãng đường chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là : 5 x 3 = 15 ( km ) Quãng đường nhà đến bưu điện tỉnh dài là : 5 + 15 = 20 ( km ) Đáp số : 20 ( km ) . Bài 2 : Tương tự bài 1 . 24l lấy ra ?l GV hướng dẫn HS giải bài toán qua 2 bước : Bước 1 : Tìm số lít mật ong lấy ra từ thùng mật ong ( 24 : 3 = 8 ) Bước 2 : Tìm số lít mật ong còn lại trong thùng mật ong ( 24 - 8 =16 ) Giải : Số lít mật ong lấy ra là : 24 : 3 = 8 ( l ) Số lít mật ong còn lại trong thùng là : 24 – 8 = 16 ( l ) Đáp số : 16l mật ong . Bài 3 : Cho HS tự làm rồi chữa bài . 5 x 3 = 15 + 3 7 x 6 – 6 = 42 – 6 = 18 = 36 6 x 2 – 2 = 12 – 2 56 : 7 + 7 = 8 + 7 = 10 = 15 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung . - Bài tập về nhà : VBT . - Nhận xét tiết học . Tiết 4 : Đạo đức : THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I . I. Mục tiêu : 1. Củng cố cho HS những kĩ năng : - Thế nào là giữ lời hứa . - Tự làm lấy việc của mình . - Thực hiện việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ . - Biết tỏ thái độ chia sẻ vui buồn cùng bạn . II.Chuẩn bị : - Thẻ học tập . - Phiếu học tập cho hoạt động 1. - VBT Đạo đức 3 . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - Tại sao chúng ta phải chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn ? - Em đã làm gì để thể hiện an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn ? 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu Ôn tập . b. Nội dung : * Hoạt động 1 : Đóng vai . 1) GV nêu tình huống : Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó sai . Khi đó em làm gì ? 2) HS chuẩn bị đóng vai . 3) HS thực hiện trước lớp . 4) GV cùng HS nhận xét, đánh giá . * Hoạt động 2 : Đóng vai . 1) GV nêu tình huống : Ở nhà Hạnh được phân công quét nhà . Hôm nay Hạnh thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ . Nếu có mặt lúc đó, em sẽ khuyên bạn như thế nào ? 2) HS chuẩn bị đóng vai . 3) HS thực hiện trước lớp . 4) GV cùng HS nhận xét, đánh giá . * Hoạt động 3 : Vẽ tranh . - HS vẽ hoặc kể về món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em vào dịp sinh nhật . - HS trình bày tranh và nói về ý nghĩa tranh . - GV nhận xét, tuyên dương . 3. Hướng dẫn thực hành : - Thực hành các kĩ năng đã học . - Nhận xét tiết học . THỨ BA . Ngày soạn : Ngày 2 tháng 11 năm 2008 . Ngày dạy : Thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2008 . Tiết 1 : Toán : LUYỆN TẬP . I. Mục tiêu : Giúp HS có kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính . II. Chuẩn bị : Phiếu lớn để HS làm bài tập 3,4 . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - 2 HS làm bài tập 3, 4 VBT . - GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1 : - GV hướng dẫn HS giải theo hai bước ; HS tóm tắt : + Trước hết tìm số ô tô còn lại sau khi 18 ô tô rời bến . HS tự lập phép tính : 45 – 18 = 27 ( ô tô ) + Sau đó tìm số ô tô còn lại sau khi 17 ô tô tiếp tục rời bến . HS tự lập phép tính : 27 – 17 = 10 ( ô tô ) - HS trình bày bài giải . Giải : Lúc đầu số ô tô còn lại là : 45 – 18 = 27 ( ô tô ) Lúc sau số ô tô còn lại là : 27 – 17 = 10 ( ô tô ) Đáp số : 10 ( ô tô ) . Bài 2 : Tương tự bài 1 . + Tìm số thỏ đã bán ( 48 : 6 = 8 ) + Tìm số thỏ còn lại ( 48 – 8 = 40 ) Giải : Số thỏ đã bán là : 48 : 6 = 8 ( con ) Số thỏ còn lại là : 48 – 8 = 40 ( con ) Đáp số : 40 con thỏ . Bài 3 : - GV giúp HS quan sát sơ đồ minh hoạ rồi nêu thành bài toán, sau đó chọn bài toán phù hợp, tổ chức HS giải bài toán này . Gồm hai bước giải : 14 + 8 = 22 ( bạn ) 14 + 22 = 36 ( bạn ) Bài 4 : Cho HS tự làm rồi chữa bài . a) 12 x 6 = 72 72 – 25 = 47 b) 56 : 7 = 8 8 – 5 = 3 c) 42 : 6 = 7 7 + 37 = 44 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung . - Bài tập về nhà : VBT . - Nhận xét tiết học . Tiết 2 : Tự nhiên xã hội : THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐÔ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG . I. Mục tiêu : Giúp HS : - Phân tích được các mối quan hệ họ hàng trong các tình huống khác nhau . - Vẽ được sơ đồ mối quan hệ họ hàng . - Nhìn vào sơ đồ, giới thiệu được mối quan hệ họ hàng . - Biết cách xưng hô, đối xử với họ hàng . II. Chuẩn bị : - Giấy, bút cho các nhóm . - 4 tờ giấy ghi rõ nội dung trò chơi “Xếp hình gia đình”. III. Lên lớp : 1.Bài cũ : - Kể những người thuộc họ nội ( họ ngoại ) của bản thân . - Vì sao em phải yêu quý, quan tâm những người thuộc họ nội, họ ngoại ? 2. Bài mới: a) Giới thiệu : b) Nội dung : * Hoạt động 1 : Phân tích và vẽ sơ đồ họ hàng . Bước 1 : Thảo luận nhóm . + Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở câu hỏi sau : 1) Trong hình vẽ 1 có bao nhiêu người, đó là những ai ? Gia đình đó có mấy thế hệ ? 2) Ô ... vừa giải thích động tác và cho HS tập theo . Lần đầu nên thực hiện chậm từng nhịp một để HS nắm được phương hướng và biên độ của động tác rồi tập theo nhịp hô của GV . Sau một lần tập 2 x 8 nhịp, GV nhận xét , uốn nắn chỗ chưa đúng rồi cho HS thực hiện lại . *Chơi trò chơi : “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau ” . Trò chơi đã học ở lớp 2 . GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi sau đó cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình, rồi mới chơi chính thức . Khi tổ chức trò chơi, GV luôn nhắc các em đảm bảo an toàn trong luyện tập và vui chơi . 3. Phần kết thúc : - Cả lớp đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát . - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét lớp . - GV giao bài tập về nhà : Ôn 5 động tác thể dục đã học . THỨ SÁU : Ngày soạn : Ngày 5 tháng11 năm 2008 . Ngày dạy : Thứ bảy ngày 8 tháng 11 năm 2008 . Tiết 1 : Tập làm văn : NGHE - KỂ : TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU ! NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG . I. Mục tiêu : 1) Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện “ Tôi có đọc đâu !” nhớ nội dung câu chuyện kể lại tự nhiên, giọng hồn nhiên, rõ, vui, tác phong mạnh dạn . 2) Biết nói về quê hương theo gợi ý trong SGK . Bài nói đủ ý ( Quê em ở đâu ? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào ? ) . II. Chuẩn bị : - Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện ( BT1 ). - Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương ( BT 2 ). III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - 2 HS trình bày là thư đã viết tiết trước . - Yêu cầu gửi thư như thế nào ? - GV nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : - 1 HS đọc yêu cầu bài và gợi ý . - Cả lớp quan sát tranh minh hoạ SGK, đọc thầm gợi ý . - GV kể chuyện ( giọng vui tươi, dí dỏm . Hai câu người viết thêm vào thư kể với giọng bực dọc . Lời người đọc trộm thư : ngờ nghệch, thật thà). Kể xong lần 1, hỏi HS : + Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì ? ( Ghé mắt đọc trộm thư của mình ) + Người viết thư thêm vào thư điều gì ? (Xin lỗi . Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư .) + Người bên cạnh kêu lên như thế nào ? ( Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu !) - GV kể lần 2 : - HS khá kể - GV nhận xét . - Từng cặp HS tập kể chuyện cho nhau nghe . - Bốn, năm HS nhìn bảng viết sẵn gợi ý kể chuyện ( BT1 ) thi kể lại nội dung câu chuyện trước lớp . - GV hỏi : Câu chuyện này buồn cười ở điểm nào ? ( Phải xem trộm thư mới biết dòng chữ người ta viết thêm vào thư . Vì vậy, người xem trộm thư cãi là mình không xem trộm đã lộ đuôi nơi dối một cách tức cười . ) - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người hiểu câu chuyện, biết kể chuyện một cách khôi hài . Bài 2 : - HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý trong SGK . - GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài : Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống,... - GV hướng dẫn 1HS dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt . ( VD : Quê em ở Đakrông – là một huyện miền núi rất nghèo . Ông bà em và họ hàng đều sống ở đấy . Cảnh vật em thích nhất ở quê của em là những cánh rừng đại ngàn, với hàng trăm loài thú quý hiếm mà không phải nơi nào cũng có được . Làng bản với những ngôi nhà sàn xinh xắn đứng tựa lưng vào núi . Dòng sông Đakrông quanh năm tưới mát cho ruộng đồng ... - Cả lớp và GV bình chọn bạn nói về quê hương hay nhất . 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung . - Nhận xét tiết học . Tiết 2 : Toán : NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ . I. Mục tiêu : Giúp HS : Biết đặt tính nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số . - Củng cố về ý nghĩa của phép nhân . II. Chuẩn bị : Phiếu để HS làm bài 3,4 . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - 2 HS lên đọc bảng nhân 8 . - GV kiểm tra vở BTVN của HS . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 123 x 2 : - Nhân từ phải sang trái : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm ; mỗi lần viết một chữ số ở tích . - Cách thực hiện : 123 + 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 . x 2 + 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 . 246 + 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 . - Kết luận : 123 x 2 = 246 b. Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 326 x 3 : Tương tự như trên . c. Thực hành : Bài 1 : - HS thực hiện tính . - Cho HS thực hiện miệng phép tính thứ nhất . - HS làm vào vở sau đó chữa bài . Bài 2 : - HS tự làm bài rồi chữa bài . Bài 3 : - HS tự làm bài rồi chữa bài . - HS nêu cách giải – 2 HS làm phiếu . - HS làm xong dán bảng trình bày . Giải : Số người trên 3 chuyến máy bay là : 116 x 3 = 348 ( người ) Đáp số : 348 người . 3. Củng cố dặn dò : - HS nêu lại cách đặt tính và cách tính : Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số . - BTVN : VBT . Tiêt 3 : Tập viết : ÔN CHỮ HOA : G ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu : - Củng cố cách viết hoa G (Gh) thông qua các BT ứng dụng . - Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng (Ghềnh Ráng) và câu ca dao ứng dụng : Ai về đến huyện Đông Anh / Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương . - Yêu cầu viết đều nét , đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ . II. Chuẩn bị : - Mẫu chữ hoa G, R, Đ . - Tên riêng Ghềnh Ráng và câu ca dao viết sẵn trên dòng kẻ ô li . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - HS nhắc lại câu tục ngữ đã viết tiết trước . - HS viết bảng : Gi, Ông Gióng. 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa G (Gh) có trong từ và câu ứng dụng . b. Hướng dẫn viết chữ hoa . + HS quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa trong bài : G, Gh, R, A, Đ, L, T, V . + Treo mẫu các chữ viết hoa : G, Gh, R, A, Đ, L, T, V và gọi HS nhắc lại quy trình viết, tư thế ngồi viết... + GV viết mẫu cho HS quan sát , vừa viết vừa nhắc lại quy trình . + HS tập viết bảng con : G, Gh, R, A, Đ, L, T, V . * Hướng dẫn viết từ ứng dụng: - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng :Ghềnh Ráng . + GV : Ghềnh Ráng ( còn gọi là dốc Mộng Cầm ) là một thắng cảnh ở Bình Định, có bãi tắm rất đẹp . - GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, sau đó cho HS tập viết trên bảng con 1 hoặc 2 lần ; nhận xét, uốn nắn về cách viết chữ hoa và chữ thường . * Hướng dẫn viết câu ứng dụng : + HS đọc câu ứng dụng : Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương . + GV giải thích : Câu ca dao bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành (Thành Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) được xây theo hình vòng xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán (Thục Vương), cách đây hàng nghìn năm . - HS quan sát và nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao : Ai, Ghé ( Đầu dòng thơ ) ; Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương ( tên riêng ) . GV hướng dẫn HS viết vào bảng con 3 tên riêng đã nêu : Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương . * Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết . - GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ : + Viết chữ Gh : 1 dòng . + Viết các chữ R, Đ : 1 dòng . + Viết tên riêng Ghềnh Ráng: 1 dòng . + Viết câu ca dao : 2 lần ( 4 dòng ). - HS viết vào vở . * GV chấm chữa bài . 3. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung . - Nhận xét tiết học . Tiết 4 : Thủ công : CẮT, DÁN CHỮ I, T ( Tiêt 1 ) I. Mục tiêu : - HS biết cách kẻ gấp, cắt, dán chữ I, T . - Kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình . - Yêu thích sản phẩm cắt , dán . II. Chuẩn bị : - Mẫu chữ I, T được gấp cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát . - Tranh quy trình gấp, cắt, dán chữ I, T . - Kéo , thước , giấy màu , hồ dán . III. Lên lớp : 1. Bài cũ : - HS nêu lại quy trình gấp , cắt , dán ngôi sao vàng năm cánh . - GV nhận xét ghi điểm . 2. Bài mới : a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu . b. Nội dung : * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét . .- GV giới thiệu mẫu các chữ I, T ( H1 ) và hướng dẫn HS quan sát và nêu một số nhận xét : - Nét chữ rộng 1 ô ; - Chữ I, chữ T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau . Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau ( GV dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc ) . Vì vậy, muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ được chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ . Tuy nhiên, do chữ I kẻ đơn giản, nên không cần gấp để cắt mà có thể cắt luôn chữ I theo đường kẻ ô với kích thước quy định . * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu : Bước 1 : Kẻ chữ I, T - Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt hai hình chữ nhật . Hình nhật thứ nhất có chiều dài 5ô, rộng 1ô, được chữ I ( H. 2a ). Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 5ô, rộng 3ô . - Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ hai . Sau đó, kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu ( H.2b ). Bước 2 : cắt chữ T Gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật có kẻ chữ T ( H.2b ) theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ) . Cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo (H.3a) .Mở ra, được chữ T như chữ mẫu ( H.3b ) . Bước 3 : Dán chữ T - Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn . - Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định . - Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( H.4 ) . GV tổ chức cho HS kẻ, cắt, dán chữ I, T . 3. Nhận xét dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung . - Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần, thái độ học tập . - Chuẩn bị tiết sau : Gấp, cắt, dán chữ I, T . Tiết 5 : HĐTT : SINH HOẠT SAO . I. Mục tiêu : - HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua . - HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện . II. Lên lớp : 1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua : * Ưu điểm : - HS đi học đầy đủ , đúng giờ . - Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ , tự giác . - Có ý thức học tập , chú ý trong giờ học : Kiều, Huân, Dinh, Cúc, Hậu, Kiệt, Ngời, Nguyệt, Phương . * Khuyết điểm : - Ăn mặc chưa gọn gàng , sạch sẽ ( vì trời mưa kéo dài ) . - Chưa nghiêm túc trong giờ học : Trông, Xa Lồ, Nhả, Ngời . - Vắng học thường xuyên : Viên . - Trực nhật, vệ sinh còn chậm, chưa tự giác ( tổ 2 - thứ Tư ). - Chất lượng bài về nhà chưa cao, mang tính đối phó, chưa chú tâm . 2. Kế hoạch tuần tới : - Tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế tuần qua . - Duy trì sĩ số, nền nếp lớp học . - Vận động em Viên đi học đều đặn . - Cử các em Nguyệt, Kiều, Huân, Dinh, Cúc giúp đỡ em Trông, Chí . 3. Sinh hoạt sao : - Tổ chức cho HS hát , múa các bài trong chương trình và các bài hát của Đội . - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi đã học . ***@@@***
Tài liệu đính kèm: