Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 (Bản tổng hợp các môn)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 (Bản tổng hợp các môn)

Tập đọc - Kể chuyện : NẮNG PHƯƠNG NAM .

I. Mục tiêu :

* Tập đọc

- Đọc thành tiếng :

+ Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ đọc sai do ảnh hưởng của phương ngữ : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,.

+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .

+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật . Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện .

- Đọc hiểu :

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : ( sắp nhỏ, lòng vòng ). Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện .

+ Hiểu nội dung : Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam đó là gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc .

* Kể chuyện :

+ Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo dựa vào trí nhớ và tranh.

+ Biết nghe và nhân xét lời kể của bạn .

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 12 (Bản tổng hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 .
THỨ HAI .	Ngày soạn : Ngày7 tháng 11 năm 2008 .
	Ngày dạy : Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008 .
Tiết 1-2 :
Tập đọc - Kể chuyện : NẮNG PHƯƠNG NAM . 
I. Mục tiêu : 
* Tập đọc 
- Đọc thành tiếng : 
+ Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ đọc sai do ảnh hưởng của phương ngữ : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,...
+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ .
+ Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật . Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện .
- Đọc hiểu : 
+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : ( sắp nhỏ, lòng vòng ). Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được cốt truyện .
+ Hiểu nội dung : Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam đó là gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc .
* Kể chuyện : 
+ Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo dựa vào trí nhớ và tranh.
+ Biết nghe và nhân xét lời kể của bạn .
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh họa trong bài .
III. Lên lớp :	Tiết 1 :
1. Bài cũ : 
- 2HS đọc và TLCH bài Vẽ quê hương .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : 
+ GV treo tranh cho HS phân tích những hình ảnh trong tranh minh hoạ chủ điểm . GV giới thiệu : chủ điểm Bắc – Trung – Nam cung cấp cho các em hiểu biết về các vùng miền của đất nước .
GV : Thiếu nhi Việt Nam chúng ta ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam đều yêu quý nhau, thân thiết với nhau như anh em một nhà . Câu chuyện Nắng phương Nam các em học hôm nay viết về tình bạn gắn bó của các bạn thiếu 
nhi miền Nam với thiếu nhi miền Bắc .
b. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài : giọng sôi nổi ; diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật ; nhấn giọng các từ ngữ gợi tả trong đoạn thư của Vân gửi các bạn nhỏ miền Nam .
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu ( 2 lượt ) : Đọc từ khó dễ lẫn . Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài . 
+ Đọc từng đoạn ( 2 lượt ) : 
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp .
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ khó .
+ 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp .
+ HS luyện đọc theo nhóm .
+ Thi đua đọc giữa các nhóm .
+ HS đọc đồng thanh từng đoạn . ( Mỗi tổ đọc đồng thanh một đoạn từ đầu đến hết bài ) .
- GV gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp .
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm cả bài, trả lời : Truyện có những bạn nhỏ nào ? ( Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh . Cả bọn nói về chuyện Vân ở ngoài Bắc .)
* Đoạn 1 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm .
+ Uyên và các bạn nhỏ đi đâu, vào dịp nào ? ( Uyên cùng các bạn nhỏ đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết .) 
* Đoạn 2 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm .
+ Nghe đọc thư Vân, các bạn nhỏ mong ước điều gì ? ( Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam .) 
 * Đoạn 3 : 4 HS nối tiếp đọc , lớp đọc thầm .
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì ? ( Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai .) 
+ Vì sao các bạn nhỏ chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ? ( Cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt . / Cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý . / Cành mai Tết chỉ có ở miền Nam sẽ gợi cho Vân nhớ đến bạn bè ở miền Nam ...)
- Một HS đọc yêu cầu 5 trong SGK ( Chọn thêm một tên khác cho truyện : a) Câu chuyện cuối năm ; b) Tình bạn ; c) Cành mai Tết . ) GV chú ý : cả 3 tên truyện đều đúng . Điều quan trọng là khi chọn tên, mỗi em cần nêu lí do vì sao em chọn tên đó .
- HS thảo luận nhóm đôi – trình bày ý kiến . 
- GV nhận xét bổ sung .
Tiết 2 : 
d. Luyện đọc lại bài :
- GV đọc mẫu bài .
- HS luyện đọc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em, tự phân vai luyện đọc .
- 2 Nhóm thi đọc diễn cảm theo vai .
- GV tuyên dương nhóm đọc tốt .
e. Kể chuyện :
* GV giao nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh minh hoạ HS kể lại câu chuyện Nắng phương Nam . 
* GV hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh .
- HS đọc yêu cầu .
- GV mở bảng phụ đã ghi sẵn các ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1HS ( nhìn gợi ý, nhớ nội dung ) kể mẫu đoạn 1 ( Đi chợ Tết ) .
Ví dụ : + ( Ý1 - Truyện xảy ra vào lúc nào ? ) Truyện xảy ra đúng vào ngày hai mươi tám Tết, ở TP. Hồ Chí Minh .
+ ( Ý2 - Uyên và các bạn đi đâu ? ) Lúc đó, Uyên và các bạn đang đi giữa chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ . Chợ tràn ngập hoa, khiến các bạn tưởng như đang đi trong mơ giữa một rừng hoa .
+ ( Ý3 - Vì sao mọi người sững lại ? ) Cả bọn đang ríu rít trò chuyện bỗng sững lại vì tiếng gọi : “ Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy ?” )
 - HS nhìn tranh luyện kể trong nhóm . 
- Từng cặp HS thi kể chuyện .
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- GV tuyên dương HS kể tốt .
3. Củng cố dặn dò : 
- Một hoặc hai HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện .
- GV khen ngợi những HS đọc bài tốt, kể chuyện tốt .
- Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì ?
- Nhận xét tiết học .
Tiết 3 :
Toán : 	LUYỆN TẬP .
I. Mục tiêu : Giúp HS .
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số . 
- Giải toán và thực hiện “ gấp”, “giảm” một số lần .
II. Chuẩn bị : 
Phiếu để HS làm BT3,4 .
III. Lên lớp :
1. Bài cũ : 
- 4 HS lên bảng Làm các bài tập sau :
	367 x 2	198 x 4 	464 x 2 	294 x 3
- GV kiểm tra VBT của HS cả lớp .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- HS tự làm bài , sau đó tổ chức cho HS chữa bài .
- 1 HS đọc kết quả , GV ghi bảng .
- HS đó nêu cách tính .
Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu của bài (Tìm số bị chia) . HS nêu “cách tìm số bị chia”
- HS tự làm bài sau đó chữa bài .
- 1 HS đọc kết quả ; GV ghi bảng - lớp đối chiếu bài và nhận xét .
	Đáp án : a) x : 3 = 212	b) x : 5 = 141
 x = 212 x 3	 x = 141 x 5
 x = 636 	 x = 705 
Bài 3 :	
- HS đọc đề toán . Bài toán giải bằng hai phép tính .
- GV hướng dẫn HS thực hiện .
- 2HS làm phiếu lớn - cả lớp làm vào VBT .
- 2 HS làm phiếu xong dán bảng trình bày . HS cùng GV nhận xét bổ sung .
	Giải : 
	Số kẹo trong 4 hộp là : 
 120 x 4 = 480 (cái) 
	Đáp số : 480 cái kẹo .
Bài 4 : 
Bài toán giải bằng 2 phép tính .
+ Muốn tìm số lít dầu còn lại thì trước hết phải biết có tất cả bao nhiêu lít dầu ?
HS trả lời và thực hiện phép tính : 125 x 3 = 375 (l) .
+ Có 375l dầu, lấy ra 185l dầu thì còn lại bao nhiêu lít dầu ?
HS trả lời và thực hiện phép tính : 375 – 185 = 190 (l) .
Bài giải :
Số lít dầu trong 3 thùng là :
125 x 3 = 375 (l)
Số lít dầu còn lại là :
375 – 185 = 190 (l)
Đáp số : 190 lít dầu .
- HS tự làm bài . 
- GV chấm chữa bài .
Bài 5 : 
- GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà .
3. Củng cố dặn dò :
- Làm bài tập : VBT .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4 :
Đạo đức : TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG .
	 ( Tiết 1 ) 
I. Mục tiêu :
1. HS hiểu :
- Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường .
- Trẻ em có quyền tham gia những việc có liên quan đến trẻ em .
2. HS tích cực tham gia việc lớp, việc trường .
3. HS biết quý trọng các bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường .
II. Chuẩn bị : 
- Tranh tình huống của hoạt động 1, tiết 1 .
- Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1 . 
- Các bài hát về chủ đề nhà trường .
- Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- GV nhận xét về kết quả thực hành tiết trước .
2. Bài mới :
a) Giới thiệu : GV nêu mục tiêu .
b) Nội dung : 
* Hoạt động 1 : Phân tích tình huống .
- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh .
- GV giới thiệu tình huống : Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường : bạn thì cuốc đất, bạn thì trồng hoa,... riêng Thu thì ghé tai rủ Huyền đi chơi nhảy dây . Theo em, bạn Huyền có thể làm gì ? Vì sao ? 
- Nêu cách giải quyết, GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính :
a) Huyền đồng ý đi chơi với bạn ;
b) Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình ;
c) Huyền doạ sẽ mách cô giáo ; 
d) Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi .
- GV chia HS thành các nhóm nêu cách giải quyết . HS thảo luận phân tích vì sao lựa chọn cách giải quyết đó ?
- HS thảo luận, mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một cách ứng xử .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày . Cả lớp thảo luận phân tích mặt hay, mặt tốt của mỗi cách giải quyết .
* GV kết luận : Cách giải quyết d) là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm .
* Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi .
- GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của BT : 
Em hãy ghi vào chữ Đ trước cách ứng xử đúng và chữ S trước cách ứng xử sai : 
 a) Trong khi cả lớp đang chuẩn bị bàn về ngày 20 tháng 11 thì Nam bỏ ra ngoài chơi .
	 b) Minh và Tuấn lảng ra chơi đá cầu trong khi cả lớp đang làm vệ sinh sân trường .
 c) Nhân ngày 8 tháng 3, Hùng và các bạn trai rủ nhau chuẩn bị những món quà nhỏ để chúc mừng cô giáo và các bạn gái trong lớp .
 d) Nhân dịp liên đội trường phát động phong trào “ Điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày 20 tháng 11”, Hà đã xung phong nhận giúp một bạn yếu trong lớp .
2. Làm BT cá nhân .
3. Cả lớp cùng chữa BT .
4. GV kết luận :
- Việc làm đúng : c, d .
- Việc làm chưa đúng : a, b .
3. Hướng dẫn thực hành :
- Tìm hiểu các gương tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường .
- HS tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng .
- Nhận xét tiết học .
THỨ BA .	Ngày soạn : Ngày 8 tháng 11 năm 2008 .
	Ngày dạy : Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008 .
Tiết 1 :
Toán : SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ . 
 I. Mục tiêu :
 Giúp HS : Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé .
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ ở bài học .
- Phiếu lớn để HS làm BT3,4 .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ :
- 2 HS làm bài tập 3, 4 VBT . 
- GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Giới thiệu bài toán :
- GV phân tích bài toán . Vẽ sơ đồ minh hoạ : 
	 A	 6cm	 B
	 C	 D
 	 2cm
- Có thể đặt đoạn thẳng CD lên đoạn thẳng AB lần lượt từ trái sang phải như sau : 
 	 A	 Lần 1 	 B
	 C 2cm D
	 A	 Lần 2 B
	 C 2cm D
	 A	 Lần 3 B
	 C 2cm D
HS nhận xét : Đoạn thẳng AB dài gấp 3 lần đoạn thẳng CD .
- Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB ( dài 6cm ) gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD ( dài 2cm ) ta thực hiện phép chia : 6 : 2 = 3 ( lần ). 
- Trình bày bài giải như trong SGK .
- Kết luận : Muốn t ... g .Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối đúng .
- Học động tác nhảy . Yêu cầu biết và thực hiện động tác cơ bản đúng . 
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích” . Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu chơi trò chơi đúng luật, chủ động .
II. Lên lớp :
1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học .
- Chạy chậm xung quanh sân trường .
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát .
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong, khởi động các khớp và chơi trò chơi “ Chẵn, lẻ ” .
2. Phần cơ bản :
* Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung :
- GV tổ chức tập theo 4 hàng ngang :
+ Ôn tập từng động tác, sau đó tập liên hoàn 6 động tác, mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp. GV chú ý sửa sai cho HS .
+ Chia nhóm luyện tập 6 động tác đã học : GV đi đến từng tổ quan sát, sửa sai cho HS .
+ Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV : 1 lần .
* Học động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung :
GV nêu tên động tác sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác và cho HS tập theo . Lần đầu nên thực hiện chậm từng nhịp một để HS nắm được phương hướng và biên độ của động tác rồi tập theo nhịp hô của GV . Sau 
một lần tập 2 x 8 nhịp, GV nhận xét, uốn nắn chỗ chưa đúng rồi cho HS thực hiện lại . 
 *Chơi trò chơi : “Ném trúng đích” . 
Trò chơi đã học ở lớp 2 . GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi sau đó cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình, rồi mới chơi chính thức . Khi tổ chức trò chơi, GV luôn nhắc các em đảm bảo an toàn trong luyện tập và vui chơi . 
3. Phần kết thúc :
- Cả lớp đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát .
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét lớp .
- GV giao bài tập về nhà : Ôn 7 động tác thể dục đã học .
	THỨ SÁU :	 Ngày soạn : Ngày 11 tháng 11 năm 2008 .
	 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2008 .
 Tiết 1 : 
Tập làm văn : NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC .
I. Mục tiêu : 
1. Rèn kĩ năng nói : Dựa vào một số bức tranh ( hoặc một tấm ảnh ) về một cảnh đẹp ở đất nước ta, HS nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó ( theo gợi ý trong SGK ) . Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn ,tự nhiên .
2. Rèn kĩ năng viết : HS viết được những điều vừa nói thành một đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) . Dùng từ, đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh .
II. Chuẩn bị : 
- Ảnh biển Phan Thiết trong SGK . Tranh, ảnh về cảnh đẹp của đất nước .
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý nói về quê hương ( BT 1 ).
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS trình bày lại chuyện vui đã được học ở tuần trước .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài và gợi ý trong SGK .
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ SGK, đọc thầm gợi ý .
+ Các em có thể nói về bức ảnh biển Phan Thiết trong SGK .
+ Có thể nói theo các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không phụ thuộc hoàn toàn vào câu hỏi gợi ý ( GV mở bảng phụ đã viết sẵn câu hỏi gợi ý ) .
- GV hướng dẫn HS cả lớp nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết - nói lần lượt theo từng câu hỏi .
- 1HS giỏi làm mẫu : Nói đầy đủ về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết .
- HS tập nói theo cặp .
- Một vài HS thi nói nối tiếp .
- Cả lớp và GV nhận xét . GV khen ngợi những HS nói về tranh ảnh của mình đủ ý, biết dùng các từ ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh so sánh khi tả, bộc lộ được ý nghĩ, tình cảm của mình với cảnh đẹp đất nước ... 
Bài 2 :
- HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý trong SGK .
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài : Viết những điều nói trên thành đoạn văn từ 5 đến 7 câu .
- HS viết bài vào VBT . GV nhắc các em chú ý về nội dung, cách diễn đạt .
- GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho HS ; phát hiện ra những em viết tốt .
- HS nối tiếp đọc bài viết . Cả lớp theo dõi cùng GV nhận xét, rút kinh nghiệm .
- GV chấm điểm một số bài viết hay .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 2 : 
Toán : 	LUYỆN TẬP .	
I. Mục tiêu : 
Giúp HS : Học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong tính toán .
II. Chuẩn bị :
 Phiếu để HS làm bài 3,4 .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2 HS lên đọc bảng nhân 8 ( chia 8 ) .
- GV kiểm tra vở BTVN của HS .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
c. Thực hành :
Bài 1 : 
- HS thực hiện hai phép tính trong cùng một cột .
- Cho HS thực hiện miệng phép tính thứ nhất .
- HS làm vào vở sau đó chữa bài .
Bài 2 : 
- HS tự làm bài rồi chữa bài .
Bài 3 : 
- GV gợi ý cho HS giải bài toán theo hai bước :
Bước 1 : Tìm số thỏ còn lại ( 42 – 10 = 32 ( con ) )
Bước 2 : Tìm số thỏ trong mỗi chuồng ( 32 : 8 = 4( con ) )
- HS tự làm bài rồi chữa bài .
- HS nêu cách giải – 2 HS làm phiếu .
- HS làm xong dán bảng trình bày . 
Bài giải :
Số thỏ còn lại là :
( 42 – 10 = 32 ( con ) )
Số thỏ trong mỗi chuồng là :
( 32 : 8 = 4 ( con )
Đáp số : 4 con thỏ .
Bài 4 : 
GV gợi ý để HS làm : 
a) + Đếm số ô vuông ( có 16 ô vuông ) .
 + Chia nhẩm ( 16 : 8 = 2 ( ô vuông ) .
b) + Đếm số ô vuông ( có 24 ô vuông hoặc tính : 4 x 6 = 24 ( ô vuông ) 
	 + Chia nhẩm ( 24 : 8 = 3 ( ô vuông ) .
3. Củng cố dặn dò :
- HS nêu lại bảng chia 8, nhân 8 .
- BTVN : VBT .
- Nhận xét tiết học .
Tiêt 3 :
Tập viết :	 ÔN CHỮ HOA : H .
I. Mục tiêu :
- Củng cố cách viết hoa chữ H thông qua các BT ứng dụng :
+ Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng ( Hàm Nghi ) và câu ca dao ứng dụng : Hải Vân bát ngát nghìn trùng / Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn bằng chữ cỡ nhỏ .
+ Yêu cầu viết đều nét , đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ .
II. Chuẩn bị :
- Mẫu chữ hoa H, N, V.
- Tên riêng Hàm Nghi và câu ca dao viết sẵn trên dòng kẻ ô li .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- HS nhắc lại câu tục ngữ đã viết tiết trước :
Ai về đến huyện Đông Anh 
 Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương .
 - HS viết bảng : Ghềnh Ráng .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa H có trong từ và câu ứng dụng .
b. Hướng dẫn viết chữ hoa . 
+ HS quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa trong bài : H, N, V.
+ Treo mẫu các chữ viết hoa : H, N, V và gọi HS nhắc lại quy trình viết, tư thế ngồi viết... 
+ GV viết mẫu cho HS quan sát , vừa viết vừa nhắc lại quy trình .
+ HS tập viết bảng con : H, N, V.
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng: 
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng : Hàm Nghi.
+ GV : Hàm Nghi ( 1872 – 1943 ) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt rồi đưa đi đày ở đảo An – giê – ri rồi mất ở đó .
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, sau đó cho HS tập viết trên bảng con 1 hoặc 2 lần ; nhận xét, uốn nắn về cách viết chữ hoa và chữ thường .
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
+ HS đọc câu ứng dụng : 
Hải Vân bát ngát nghìn trùng 
 	Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn 
+ GV giải thích : Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta . Đèo Hải Vân là dãy núi cao nằm giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP. Đà Nẵng . Vịnh Hàn là vịnh Đà Nẵng, còn Hòn Hồng chưa rõ là hòn đảo hay ngọn núi nào . Có sách chép là Hòn Hành, tức Thông Sơn - một ngọn núi trong dãy núi Hải Vân . Câu ca dao trong SGK được trích trong các tài liệu của Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Xuân Kính và Hợp tuyển thơ văn Việt Nam .
- HS quan sát và nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao : Hòn Hồng, Hải Vân ( Đầu dòng thơ ) ; GV hướng dẫn HS viết vào bảng con 2 tên riêng đã nêu : Hòn Hồng, Hải Vân.
* Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết .
- GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ : 
+ Viết chữ H : 1 dòng .
+ Viết các chữ N, V : 1 dòng .
+ Viết tên riêng Hàm Nghi : 2 dòng .
+ Viết câu ca dao : 2 lần ( 4 dòng ).
- HS viết vào vở .
* GV chấm chữa bài .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4 : 
Thủ công :	 CẮT, DÁN CHỮ I, T . 
( Tiêt 2 )
I. Mục tiêu :
- HS biết cách kẻ gấp, cắt, dán chữ I, T .
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T đúng quy trình .
- Yêu thích sản phẩm cắt , dán .
II. Chuẩn bị :
- Mẫu chữ I, T được gấp cắt từ giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát .
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán chữ I, T .
- Kéo , thước , giấy màu , hồ dán .	
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- 2HS nêu lại quy trình gấp, cắt, dán dán chữ I, T .
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Nội dung :
* Hoạt động 3 : HS thực hành gấp, cắt, dán dán chữ I, T .
- GV yêu cầu 2HS nêu lại quy trình kẻ, gấp, cắt, dán dán chữ I, T . GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, gấp, cắt, dán dán chữ I, T đúng quy trình :
+ Bước 1 : Kẻ chữ I, T . 
+ Bước 2 : Cắt chữ I, T .
+ Bước 3 : Dán chữ I, T .
- HS thực hành kẻ, gấp, cắt, dán dán chữ I, T . Trong khi HS thực hành, GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ những em còn gặp khó khăn, lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm . GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng .
* Hoạt động 4 : Nhận xét – đánh giá .
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm . 
- GV khen ngợi những em có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành .
3. Nhận xét dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung . 
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần, thái độ học tập .
- Chuẩn bị tiết sau : Gấp, cắt, dán chữ H, U .
Tiết 5 :
HĐTT : 	 SINH HOẠT LỚP .
I. Mục tiêu : 
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua .
- HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện .
II. Lên lớp :
1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua :
* Ưu điểm :
- HS đi học đầy đủ , đúng giờ .
- Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ , tự giác .
- Có ý thức học tập , chú ý trong giờ học : Kiều, Huân, Dinh, Cúc, Hậu, Kiệt, Ngời, Nguyệt, Phương ...
- Ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ . 
* Khuyết điểm :
- Chưa nghiêm túc trong giờ học : Trông, Xa Lồ, Nhả, Ngời, Công, Dương .
- Trực nhật, vệ sinh còn chậm, chưa tự giác ( tổ 2 - thứ Tư ).
- Chất lượng bài về nhà chưa cao, mang tính đối phó, chưa chú tâm .
2. Kế hoạch tuần tới :
- Thi đua lập thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 / 11 .
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế tuần qua .
- Duy trì sĩ số, nền nếp lớp học .
- Cử các em Nguyệt, Kiều, Huân, Dinh, Cúc giúp đỡ em Trông, Chí .
- Phụ đạo HS yếu : Trông, Chí, Công, Xa Lồ, Thương, Ngời vào thứ Bảy .
3. Sinh hoạt lớp :
- Tổ chức cho HS hát , múa các bài trong chương trình và các bài hát của Đội .
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi đã học .
***@@@***

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_12_ban_tong_hop_cac_mon.doc