Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh

Tập đọc – Kể chuyện

ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I/ Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Hiểu ND : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các CH trong SGK)

 - Luyện đọc đúng các từ: tiến sĩ, sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, .

II / Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa.

III/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHOØNG GIAÙO DUÏC HUYEÄN KROÂNG BUK
 TRÖÔØNG TIEÅU HOÏC NGUYEÃN CHÍ THANH
LÒCH BAÙO GIAÛNG
Tuaàn :21 Khoái 3 Naêm hoïc 2009-2010.
Thöù
Tieát
Moân
Teân baøi daïy
Hai
1
2
3
4
5
Chaøo côø
Toaùn
Taäp ñoïc
Keå chuyeän
Chính taû
Luyeän taäp
OÂâng toå ngheà theâu
OÂâng toå ngheà theâu
(Nghe vieát) OÂâng toå ngheà theâu
Ba
1
2
3
4
5
Mó thuaät
Theå duïc
Toaùn
Haùt nhaïc
Taäp vieát
Thöôøng thöùc mó thuaät – Tìm hieåu veà töôïng
Nhaûy daây 
Pheùp tröø caùc soá trong phaïm vi 10 000
OÂân chöõ hoa : O , OÂ , Ô
Tö
1
2
3
4
5
Theå duïc
Toaùn
Taäp ñoïc
Luyeän töø vaø caâu
OÂân nhaûy daây – Troø chôi : Loø coø tieáp söùc
Luyeän taäp
Baøn tay coâ giaùo
Nhaân hoùa – OÂn caùch ñaët vaø traû lôøi caâu hoûi
Naêm
1
2
3
4
5
Toaùn
Chính taû
Töï nhieân xaõ hoäi
Thuû coâng
Luyeän taäp chung
(Nhôù vieát) Baøn tay coâ giaùo
Thaân caây
Ñan nong moát (T1)
Saùu
1
2
3
4
5
Toaùn
Taäp laøm vaên
Töï nhieân xaõ hoäi
Ñaïo ñöùc
Sinh hoaït lôùp
Thaùng , naêm
Noùi veà trí thöùc – Nghe keå : Naâng niu töøng haït gioáng
Thaân caây (TT)
Toân troïng khaùch nöôùc ngoaøi
Tuaàn 21
Baûy
1
2
3
 4
 5
TUẦN 21 
 Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2010
Tập đọc – Kể chuyện
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu ND : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các CH trong SGK)
 - Luyện đọc đúng các từ: tiến sĩ, sứ thần, tượng Phật, nhàn rỗi, ...
II / Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú ở bên Bác Hồ
 Và nêu nội dung bài.
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: Tập đọc 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết giải nghĩa từ: 
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu. 
( một , hai lần ) giáo viên theo dõi sửa sai khi học sinh phát âm sai.
- Mời HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. 
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó .
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh .
c) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
+ Nhờ ham học mà kết quả học tập của ông ra sao ?
- Yêu cầu một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. 
+ Khi ông đi sứ sang Trung Quốc nhà vua Trung Quốc đã nghĩ ra kế gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
- Yêu cầu 2 em đọc nối tiếp đoạn 3 và đoạn 4 
+ Ở trên lầu cao Trần Quốc Khái làm gì để sống ?
+ Ông đã làm gì để không bỏ phí thời gian ? 
+ Cuối cùng Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5. 
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn làm ông tổ nghề thêu ?
 d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3 
- Hướng dẫn HS đọc đúng bài văn: giọng chậm rãi, khoan thai. 
- Mời 3HS lên thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Nhận xét ghi điểm.
 Kể chuyện 
a) Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
b) Hướng dẫn HS kể chuyện:
* - Gọi HS đọc yêu cầu của BT và mẫu. 
- Yêu cầu HS tự đặt tên cho các đoạn còn lại của câu chuyện.
- Mời HS nêu kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương những em đặt tên hay.
* - Yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn, suy nghĩ, chuẩn bị lời kể.
- Mời 5 em tiếp nối nhau tthi kể 5 đoạn câu chuyện trước lớp .
- Yêu cầu một học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét tuyên dương những em kể chuyện tốt..
 d) Củng cố dặn dò : 
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện và xem trước bài mới. 
- 2 em đọc thuộc lòng bài thhơ, nêu nội dung bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc các từ ở mục A.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp, tìm hiểu nghĩa của từ sau bài đọc (phần chú giải).
- Luyện đọc trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bà.
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 
+ TRần Quốc Khải đã học trong khi đi đốn củi, kéo vó, mò tôm, nhà nghèo tối không có đèn cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng để làm đèn 
+ Nhờ chăm học mà ông đã đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan trong triều đình .
- Một em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo .
+ Vua cho dựng lầu cao mời ông lên chơi rồi cất thang để xem ông làm như thế nào.
- 2 Học sinh đọc nối tiếp đoạn 3 và đoạn 4 .
+ Trên lầu cao đói bụng ông quan sát đọc chữ viết trên 3 bức tượng rồi bẻ tay tượng để ăn vì tượng được làm bằng chè lam. 
+ Ông chú tâm quan sát hai chiếc lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng, 
+ Ông nhìn thấy dơi xòe cánh để bay ông bắt chước ôm lọng nhảy xuống đất và bình an vô sự.
- Đọc thầm đoạn cuối.
+ Vì ông là người truyền dạy cho dân về nghề thêu từ đó mà nghề thêu ngày được lan rộng.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em thi đọc đoạn 3 của bài. 
- 1 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- 1HS đọc yêu cầu của BT và mẫu, lớp đọc thầm.
- Lớp tự làm bài.
- HS phát biểu. 
- HS tự chọn 1 đoạn rồi tập kể.
- Lần lượt 5 em kể nối tiếp theo 5 đoạn của câu chuyện .
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Chịu khó học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều hay, có ích./ Trần Quốc Khái thông minh, có óc sáng tạo nên đã học được nghề thê, truyền lại cho dân...
Toán
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:	 - HS nắm được cách cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm các số có 4 chữ số. 
 - Củng cố về thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số và giải bài toán.
 - Giáo dục HS chăm học.
II/ Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính:
 2634 + 4848 ; 707 + 5857
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Giáo viên ghi bảng phép tính: 
 4000 + 3000 = ? 
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm, lớp nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS tự nhẩm các phép tính còn lại.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời 2 em lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh nêu bài tập 3. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời Hai em lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 4: - Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Tổ chức cho HS chơi TC: Điền nhanh kết quả đúng vào .
- Dặn về nhà học và xem lại các bài ta đã làm.
- 2 em lên bảng làm bài.
- lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh cách nhẩm các số tròn nghìn, lớp nhận xét bổ sung.
 ( 4 nghìn cộng 3 nghìn bằng 7 nghìn vậy : 4000 + 3000 = 7 000 ).
- Cả lớp tự làm các phép tính còn lại.
- 2HS nêu kết quả, lớp nhận xét chữa bài.
5000 + 1000 = 6000 4000 + 5000 = 9000
6000 + 2000 = 8000 8000 + 2000 = 10 000
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp làm vào vở .
- 2 em lên bảng làm bài, lớp bổ sung:
 2000 + 400 = 2400 9000 + 900 = 9900 
 300 + 4000 = 4300 600 + 5000 = 5600 
- Từng cặp đổi vở chéo để KT.
- Đặt tính rồi tính.
- Lớp tự làm bài.
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét chữa bài.
 2541 5348 4827 805
 + 4238 + 936 + 2635 + 6475
 6779 6284 7462 7280
- Đổi vở KT chéo.
- 1 em đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Phân tích bài toán theo gợi ý của GV.
- Tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
Giải:
Số lít dầu buổi chiều bán được là:
342 x 2 = 684 (lít)
 Số lít dầu cả 2 buổi bán được là:
 342 + 648 = 1026 (lít)
 ĐS: 1026 lít
- Tham gia chơi trò chơi nhằm củng cố bài.
Đạo đức
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI
I/ Mục tiêu: 
- Học sinh biết: Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài. Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng không phân biệt quốc tịch Có quyền được giữ bản sác dân tộc (ngôn ngữ , trang phục). - Học sinh biết cư xử lịch sự khi gặp du khách nước ngoài .
- Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ tiếp xúc với khách nước ngoài .
II/Tài liệu và phương tiện : 
 Phiếu học tập cho hoạt động 3 tiết 1, tranh ảnh dùng cho hoạt động 1 của tiết 1 .
III/ Hoạt động dạy học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1,Bài cũ:-Gv kiểm tra bài tiết trước.
* Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: thảo luận nhóm 
- Chia lớp thành 5 nhóm.
- Treo các bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận và nhận xét về nội dung các tranh đó 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả .
- Yêu cầu lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- GV KL: Cần tôn trọng khách nước ngoài. 
* Hoạt động 2: phân tích truyện 
- Đọc truyện “ Cậu bé tốt bụng“. 
- Chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bạn nhỏ đã làm việc gì ?
+ Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì ...?
+ Theo em, người khách đó sẽ nghĩ gì về cậu bé Việt Nam ?
+ Em nên làm gì thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài ?
- Mời đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp. 
- Kết luận: Chào hỏi, cười thân thiện, chỉ đường 
* Hoạt động 3: Nhận xét hành vi
- Chia nhóm. 
- GV lần lượt nêu 2 tình huống ở VBT.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, thảo luận nhận xét việc làm của các bạn và giải thích lí do.
- Mời đại diện nhóm lần lượt trình bày .
-Kết luận:Tình huống 1 sai ;Tình huống 2 đúng.
* Hoạt động 4: Tích hợp ngoại khóa.
- Gv cho hs tìm hiểu về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
-Gv mở rộng.
-Gv yêu cầu hs về nhà có những việc làm phù hợp để thể hiện tình cảm của mình trong ngày tết cổ truyền .
* Hướng dẫn thực hành: 
- Giáo dục HS ghi nhớ và thực theo bài học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và đi đến kết luận .
- Nghe GV kể chuyện.
- Thảo luận nhóm theo gợi ý.
+ Đã chỉ đường cho vị khách nước ngoài.
+ Thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài.
+ Nghĩ cậu bé là 1 người mến khách, lịch sự ...
+ Tự liên hệ.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Lần lượt từng đại diện của các nhóm lần lượt lên nêu ý kiế ... của mình.
- Lắng nghe.
- Hai em đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS làm mẫu (nói nội dung tranh 1).
- Lớp quan sát các bức tranh trao đổi theo nhóm, mối nhóm 4 em.
- Đại diện các nhóm thi trình bày nội dung từng bức tranh trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
- Một học sinh nêu nội dung yêu cầu của bài tập 
- Quan sát tranh vẽ hình ông Lương Định Của và lắng nghe giáo viên kể chuyệnù để trả lời các câu hỏi :
+ Viện nghiên cứu nhận được 10 hạt giống quý .
+ Vì lúc ấy trời đang rét nếu đem gieo hạt nảy mầm sẽ bị chết rét.
+ Ông chia 10 hạt ra hai phần. 5 hạt đem gieo trong phòng TN, còn 5 hạt ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
- Từng cặp tập kể lại nội dung câu chuyện.
- 1 số em thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể tốt nhất.
+ Ông Lương Định Của là người rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt lúa giống. Ông đã nâng niu từng hạt giống.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
 Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2010
Toán:
THÁNG - NĂM
I/ Mục tiêu 
 - Học sinh làm quen với các đơn vị đo thời gian : tháng , năm biết được một năm có 12 tháng . Biết tên gọi các tháng trong một năm. Biết số ngày trong từng tháng .
 - Biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm ,)
II/ Chuẩn bị : - Một tờ lịch năm 2005.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm BT.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác:
* Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng .
-Treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu.
- Đây là tờ lịch năm 2005 . Lịch ghi các tháng trong năm 2005 và các ngày trong mỗi tháng. 
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách giáo khoa và TLCH: 
+ Một năm có bao nhiêu tháng ?
+ Đó là những tháng nào ? 
- Giáo viên ghi tên các tháng lên bảng .
- Mời hai học sinh đọc lại.
* Giới thiệu số ngày trong một tháng .
-Cho HS quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
+ Tháng 2 có mấy ngày ? 
- GT thêm:Năm nhuận,tháng hai có 29 ngày. 
- Hỏi HS trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng.
- HS đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ. 
III/ Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi HS trả lời miệng, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và TLCH. 
- Gọi HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Những tháng nào có 30 ngày ?
- Những tháng nào có 31 ngày ?
- Về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch.
- Hai em lên bảng làm BT, mỗi em làm một bài: 
1. Tính nhẩm: 10000 - 6000 = ; 6300 - 5000 =
2. Đặt tính rồi tính: 5718 + 636 ; 8493 - 3667
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Nghe GV giới thiệu.
- Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời:
+ Một năm có 12 tháng đó là : Tháng 1 , tháng 2 , tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 , tháng 9 , tháng 10 , tháng 11, tháng 12.
- Nhắc lại số tháng trong một năm. 
- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.
+ Tháng một có 31 ngày.
+ Tháng hai có 28 ngày.
- Cứ như thế học sinh trả lời hết số ngày ở các tháng trong một năm.
- HS đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh)
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
+ Tháng này là tháng 1 . Tháng sau là tháng 2 .
+ Tháng 1 có 31 ngày + Tháng 3 có 31 ngày 
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.
- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu .
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư.
+ Tháng 8 có 4 chủ nhật.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28.
Tự nhiên xã hội:
THÂN CÂY (TT)
I/ Mục tiêu : 
Sau bài học, HS biết:
 Nêu được chức năng của thân cây. Kể ra ích lợi của một số thân cây.
II/ Chuẩn bị :
 - Tranh ảnh trong sách trang 80, 81; Phiếu bài tập .
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên 1 số cây có thân đứng, thân bò, thân leo.
- Kế tên 1 số cay có thân gỗ, thân thảo.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 sách giáo khoa.
+ Theo em việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa ?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn trong hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
+ Ngoài ra thân cây còn có những chức năng gì khác ?
- KL: Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
 - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trong sách giáo khoa trang 80, 81. 
+ Hãy nêu ích lợi của thân cây đối với con người và động vật ?
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ làm nhà , đóng tàu , bàn ghế ?
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su , làm sơn ? 
- Mời một số em đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả trước lớp.
- KL: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật.
- Yêu cầu HS nhắc lại KL.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
- 2HS trả lời về nội dung bài học.
- Lớp theo dõi.
- Lớp quan sát và TLCH:
- Khi ta dùng dao hoặc vật cứng làm thân cây cao su bị trầy xước ta thấy một chất lỏng màu trắng chảy từ trong thân cây ra điều đó cho thấy trong thân cây có nhựa.
- Thân cây còn nâng đỡ cành, mang lá, hoa, quả 
- Các nhóm trao đổi thảo luận sau đó cử một số em đại diện lên đứng trước lớp đố nhau 
- Lần lượt nhóm này hỏi một câu nhóm kia trả lời sang câu khác lại đổi cho nhau .
- Nếu nhóm nào trả lời đúng nhiều câu hơn thì nhóm đó chiến thắng .
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Hai em nhắc lại nội dung bài học .
Thể dục:
ÔN NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “ LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I/ Mục tiêu: 
- Ôn động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân .Yêu cầu thực hiện được ở mức 
tương đối chính xác. Học trò chơi “Lò cò tiếp sức. “ Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức tương đối chủ động.
II/ Địa điểm phương tiện : 
Dây để học sinh nhảy dây mỗi em một sợi . Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , dụng cụ để tập bài tập rèn tư thế cơ bản 
 III/ Lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1./Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động xoay các khớp cổ tay , cẳng tay , cánh tay , gối , hông 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập 
- Trò chơi ( có chúng em )
2/ Phần cơ bản :
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân:
- Giáo viên điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Lớp tập hợp theo đội hình 1 -4 hàng ngang thực hiện mô phỏng các động tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho HS chụm hai chân tập nhảy không có dây rồi có dây một lần. 
- Cho HS tập luyện theo tổ.
- Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ động viên học sinh tập .
- Thi đua giữa các tổ bằng cách đếm số lần nhảy liên tục có thể phân từng cặp người nhảy người đếm số lần cho đến cuối cùng ai nhảy được nhiều lần hơn thi chiến thắng.
* Học trò chơi “ Lò cò tiếp sức“:
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
- NeGV nêu yêu cầu: không nhảy lò cò vòng qua cờ hay vật cản , không chạm chân co xuống đất. Bao giờ người nhảy trước về tới nơi chạm tay vào thì người nhảy sau mới được xuất phát , sau đó giải thích và hướng dẫn học sinh cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi.
- Học sinh vừa nhảy nhẹ nhàng vừa hát câu : “ Học - tập - đôi - bạn. Chúng - ta - cùng - nhau - học - tập - đôi - bạn" 
- Nhắc nhớ HS đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi.
3/Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân . 
5 phút
12phút 
8 phút
5phút
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
 GV
MĨ THUẬT
Thường thức mĩ thuật: TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Hs bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc ( giới hạn ở các loại tượng tròn )
- Có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp
- Hs yêu thích giờ tập nặn
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
- GV giới thiệu một số ảnh và tượng
 + Các em cho biết đây là gì ?
 + Tượng này đặt ở đâu ?
 + Tượng khác với tranh như thế nào ?
- Ảnh chụp các pho tượng nên ta chỉ nhìn thấy một mặt như tranh.
- GV yêu cầu hs quan sát tượng ở vở tập vẽ ;
 + Em hãy kể tên các pho tượng ?
 + Pho tượng nào là Bác Hồ, pho tượng nào là anh hùng liệt sĩ?
+ Hãy kể tên chất liệu mỗi pho tượng ?
 + Ngoài ra em còn biết có tượng nào nữa ?
- Tượng thường đặt ở đâu ?
Vd: Tượng phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
- Ngoài ra tượng còn đặt ở đâu ?
Vd: Tượng chân dung Bác Hồ, tượng đài các anh hùng, danh nhân..
* Tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả.
2-Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá:
- Gv nhận xét tiết học , động viên , khen ngợi các hs phát biểu xây dựng bài.
* Nặn, tạc, đúc tượng là một môn nghệ thuật được rất nhiều người yêu thích, nó không chỉ có giá trị về văn hoá mà còn có giá trị về kinh tế rất lớn. Nếu em nào có dịp chúng ta tìm xem những bức tượng đẹp nhé.
IV- Dặn dò: - Quan sát các pho tượng thường gặp
- Trang trí góc học tập bằng các pho tượng 
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
 + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ 
- Tượng
- ở chùa, ở các công trình kiến trúc, công viên, bảo tàng, gia đình..
-Tranh vẽ trên giấy, vải, tường bằng bút lông, bút chì,phấn màu và bằng nhiều chất liệukhác như:màu bột, màu nước, 
- Tranh vẽ trên mặt phẳng nên chỉ nhìn thấy mặt trước.
- Tượng được tạc, dắp, đúc, 
- Hs trả lời 
- Có những tượng khác như: tượng trong tư thế ngồi( Phật trên toà sen), có tượng đứng, tượng chân dung Bác Hồ..
- Tượng cổ thường đặt ở nơi tôn nghiêm như: đình, chùa, miếu..
- Tượng mới đặt ở công viên, cơ quan, bảo tàng, quảng trường, trong các triễn lãm mĩ thuật

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_21_truong_th_nguyen_chi_thanh.doc