Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam

1. Bài cũ: Gọi 2 hs đọc bài Chiếc máy bơm và trả lời câu hỏi: Ac-si-met đã nghĩ ra cách gì để làm cho nước chảy ngược lên, giúp nông dân đỡ vất vả?

2. Bài mới: Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc đầu tuần.

* Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu, đọc với giọng kể bình thản đoạn 1,2,3 lời chú Lí (đoạn 3) thân mật hồ hởi.

Đoạn 4 đọc nhịp nhanh hơn, đầy ngạc nhiên, bất ngờ qua mỗi chi tiết .

* Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Cho hs đọc từng câu

- Cho hs đọc từng đoạn trước lớp

- Giáo viên theo dõi sửa sai

 

doc 52 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN : 23 Thứ hai ngày 13/ 02 / 2012
 Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết: Bài: NHÀ ẢO THUẬT.
I/ Mục tiêu: A/ Tập đọc: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* KNS : Thể hiện sự cảm thông; kiềm chế cảm xúc; lắng nghe tích cực
 B/ Kể chuyện:
Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
Giáo dục HS qua câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Gọi 2 hs đọc bài Chiếc máy bơm và trả lời câu hỏi: Aùc-si-met đã nghĩ ra cách gì để làm cho nước chảy ngược lên, giúp nông dân đỡ vất vả?
2. Bài mới: Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc đầu tuần.
* Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu, đọc với giọng kể bình thản đoạn 1,2,3 lời chú Lí (đoạn 3) thân mật hồ hởi.
Đoạn 4 đọc nhịp nhanh hơn, đầy ngạc nhiên, bất ngờ qua mỗi chi tiết .
* Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho hs đọc từng câu
- Cho hs đọc từng đoạn trước lớp
- Giáo viên theo dõi sửa sai
- Cho hs đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh.
* Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
Đoạn1: Cho hs đọc thầm, 1 em đọc thành tiếng.
Hỏi: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?
+ Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
+ Vì sao 2 chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp?
-1 hs đọc thành tiếng đoạn 3, 4,cả lớp đọc thầm
+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác?
+ Những chuyện gì đã xẩy ra khi mọi người uống trà?
+ Theo em chị Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
* Chốt ý: Nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà 2 bạn nhỏ để biểu diễn,bày tỏ sự cảm ơn đối với 2bạn
 KỂ CHUYỆN:
* Luyện đọc lại: Giáo viên đọc lại bài.
- Gọi 3 hs đọc.
- Hướng dẫn hs đọc đúng 1 số câu đoạn văn, ví dụ: Nhưng hai chị em không dám xin tiền mua vé/ .mắt hồng.//
* Kể chuyện: Nêu nhiệm vụ
- Hướng dẫn hs kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Cho hs quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh. Hai chị em Xô-phi và Mác xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật Trung Quốc (tranh1). Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát (tranh 2). Nhà ảo thuật tìm đế tận nhà để cảm ơn hai chị em (tranh 3). Những chuyện bất ngờ xảy ra khi mọi người uống trà (tranh 4)
- Gọi 4 hs nối tiếp nhau kể theo lời Xô-phi hoặc Mác.
- 1 hs kể lại toàn câu chuyện trước lớp theo lời Xô-phi hoặc Mác.
3. Củng cố – Dặn dò: 
Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
- Nhận xét tiết học. Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Lắng nghe.
- Chú ý cách đọc.
- Đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp, giải nghĩa từ : Tình cờ
* Ví dụ hôm qua , em tình cờ gặp lại cô giáo dạy em hồi lớp1 .
- Chứng kiến: Chúng em chứng kiến cảnh nguyệt thực.
- Thán phục: Tất cả chúng em đều thán phục bạn Li .
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
+ Vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.
+ Tình cờ gặp chú Lí ở ga, hai chị em đã giúp chú mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
+ Hai chi em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.
- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Chú muốn cảm ơn 2 bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
+ Đã xẩy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Một cái bánh bỗng biến thành 2, các giải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra, 1 chú thỏ trắng mắt hồng bỗng nằm trên chân Mác.
+ Chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà
- Nghe giáo viên đọc
- 3 hs nối nhau thi đọc 3 đoạn.
- Luyện đọc đoạn theo vai trong tổ.
- Từng nhóm lên đọc theo vai trước lớp
- 1 hs đọc lại cả bài.
- 1 em nhắc lại yêu cầu phần kể chuyện
- Quan sát tranh và sắp xếp lại, nêu nội dung từng đoạn rồi chọn hình cho phù hợp.
- Dựa vào tranh kể chuyện từng đoạn theo cặp
- 4 hs nối tiếp nhau kể theo lời của Xô-phi hoặc Mác.
- 1 hs kể lại toàn chuyện trước lớp.
- Nghe nhận xét.
Thứ sáu ngày 17 / 02 / 2012 
 Môn : CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
Tiết :46 Bài : NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
I- Mục tiêu : 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người sáng tác Quốc ca Việt Nam. 
- Làm đúng các bài tập 2 a/b, hoặc BT3 a/b hoặc BT CT chương ngữ do GV soạn.
- Rèn tính cận thận khi viết bài.
II- Đồ dùng dạy học : 
- Ảnh Văn Cao trong SGK
- 3 tờ phiếu viết nội dung BT2a hoặc 2b
III- Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs lên bảng, cả lớp viết bảng con các từ :long lanh, nóng nực, múc nước
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
* Hướng dẫn hs nghe - viết
- Đọc mẫu bài văn, giải nghĩa từ : Quốc hội; Quốc ca 
- Cho hs xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao – người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
- Gọi 2 hs đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn hs nhận xét chính tả 
+ Những từ nào trong bài được viết hoa ?
- Cho hs viết chữ khó vào bảng con.
* Đọc cho hs viết bài vào vở
- Đọc cho hs dò bài 
* Chấm - chữa bài : Chấm từ 5-7 bài 
- Nhận xét cho hs rút kinh nghiệm
* Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả 
 Bài tập 2a :Tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức ( 3 nhóm ).
- Gội 1 hs lên bảng điền từ
- Cho hs chữa bài theo lời giải đúng: 
 a/ Buổi trưa lim dim 
 Nghìn con mắt lá 
 Bóng cũng nằm im
 Trong vườn êm ả
Bài tập 3 :- Lựa chọn 
- Gọi 1 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở 
- Lập 1 tổ trọng tài, 3 nhóm chơi tiếp sức
3/ Củng cố- dặn dò : 
+ Nêu cách trình bày một bài chính tả.
+Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại các bài tập 2,3 .
- Đọc thuộc khổ thơ 2b
2 em lên bảng, lớp viết bảng con 
Nghe giới thiệu
- Mở SGK nghe GV đọc bài
- Quan sát ảnh Văn Cao
2 HS đọc lại bài văn, lớp đọc thầm.
- Nhận xét chính tả
+ Chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu và tên riêng
* Viết bài vào vở
- Dò bài và sưa vằng bút chì
- Nộp vở cho GV chấm
- Nghe nhận xét, rút kinh nghiệm 
* Làm bài tập 
Bài tập 2a : Chơi trò chơi tiếp sức, thi đua giữa 3 nhóm
- 1 hs lên bảng điền từ 
- Chữa bài theo lời giải đúng
 2b/ Con chim chiền chiện
 Bay vút, vút cao
 Lòng dầy yêu mến
 Khúc hát ngọt ngào.
Bài tập 3 : 1 em lên bảng là, lớp làm vở
- Chơi trò chơi tiếp sức
3a/ nồi- lồi : Nhà em có nồi cơm điện.
 Mắt con cóc rất lồi.
 No-lo: Chúng em ăn đã no.
 Mẹ đang rất lo lắng 
3b/ trút- trúc : Cây trúc này rất đẹp.
 Ba thở phào vì trút được gánh nặng.
Lụt- lục : Vùng này đang lụt nặng
 Bé lục tung đồ đạc.
Thứ tư ngày 15/ 02 / 2012
 Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 23 Bài: NHÂN HÓA ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI 
 CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I/ Mục tiêu: 
- Tìm được những vật được nhân hóa, cách nhân hóa trong bài thơ ngắn (BT1)
- Biết cách trả lời câu hỏi như thế nào? (BT2)
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi đó ( BT3 a/c/d hoặc b/c/d)
- GD học sinh qua bài.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - Mô hình đồng hồ có 3 kim
3 từ phiếu khổ to kẻ bài tập 3
Bảng lớp viết 4 câu hỏi của bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: Cho hs làm miệng bài tập1 và bài tập 3
- Cho hs nhắc lại nhân hóa là gì?
- Nhận xét ghi điểm
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập1: Cho 1hs đọc nội dung bài cả lớp đọc theo
- Cho 1 hs đọc lại bài thơ “Đồng hồ báo thức”
- Giáo viên cho hs xem đồng hồ báo thức.
- Cho hs thảo luận nhóm
- Giáo viên dán 3 tờ phiếu, cho 3 em lên thi làm
Bài 1
Bài 2
- Lắng nghe.
Bài 1: 1 hs đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 hs đọc bài thơ “Đồng hồ báo thức”
- Từng cặp thảo luận.
a/ Những vật dụng được nhân hóa
 b/ Cách nhân hóa
Những vật ấy được gọi bằng
Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ.
Kim giờ
Bác
Thận trọng, nhích từng li, từng tí
Kim phút
Anh
Lầm lì, đi từng bước, từng bước
Kim giây
Bé
Tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng
Cả 3 kim
Cùng tới đích rung một hồi chuông vang
Cho hs nhận xét
- Bài thơ áp dụng mấy cách nhân hóa? 
- Em thích hình ảnh kim nào nhất?
- Giáo viên chốt bài.
Bài 2: Cho 1 hs đọc yêu cầu của bài.
Cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Giáo viên viết lên bảng 2 câu:
a/ Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li.
b/ Anh kim phút đi lầm lì từng bước, từng bước.
Bài 3: Cho 1 hs đọc yêu cầu đề
Gọi hs nêu miệng, đặt câu hỏi cho bộ phâïn câu in đậm trong mỗi câu.
- Cho hs nhận xét
- Giáo viên chốt lời giải đúng.
3/ Củng cố – Dặn dò: 
+ Nhân hóa là gì ? 
+ Nhận xét tiết học
- Khen 1 số em học tốt. Về nhà học thuộc bài đồng hồ báo thức.
- Nhận xét
- 2 cách nhân hóa
- Trả lời theo ý thích
- Từng cặp trao đổi, 1 em hỏi 1 em trả lời.
- Đại diện các nhóm lên hỏi và trả lời
Bài 3: 1 hs đọc yêu cầu đề bài
Nêu miệng
Nhận xét
Nghe nhận xét
 Thứ tư ngày 15 / 2 / 2012
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: Bài: CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I/ Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc đúng các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài.
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo;Bước  ...  2009 
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
 TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
 BÀI 3 : “BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ”
I- Mục tiêu : HS nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn
- HS nhận biết hình dạng và vận dụng vào thực tế
- Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông. Mọi người phải chấp hành
II- Chuẩn bị : GV: - 3 biển báo đã học ở lớp 2: số 101,112,102
 - Các biển báo co kích cỡ to số: 204,210,211,423,424,434,443
III – Các hoạt động dạy học
*Hoạt động 1: Ôn lại bài cũ, giới thiệu bài mới. Đặt các biển báo đã học ở lớp 2 chia lớp thành 3 nhóm
- Yêu cầu HS đọc đúng tên của các biển báo số
* Hoạt động 2: Tìm hiểu biển báo mới:
* Biển báo nguy hiểm:
Cho xem biển báo đường 2 chiều
Biển báo gì?
Giảng: Đường 2 chiều là có 2 làn xe chạy ngược chiều hai bên đường
Cho xem tiếp biển báo giải thích về biển báo trên
Hãy nêu đặc điểm biển báo nguy hiểm?
Cho học sinh nhắc lại
*Giới thiệu biển chỉ dẫn:
Cho quan sát 4 biển chỉ dẫn như trong sách giáo khoa
Hãy cho biết 4 biển chỉ dẫn trên
Nêu đặc điểm của biển chỉ dẫn
Chốt : khi đi trên đường, ta phải tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu
 * Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
-Khi đi trên đường ta cần phải tuân theo gì?( tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu)
- Về ôn lại bài đã học
 Quan sát biển báo
- Đọc tên biển báo nhóm mình
Quan sát kĩ biển báo
- Đường hai chiều
- Đường bộ giao nhau với đường sắt có ráo chắn
- Đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào chắn
- Hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng, ở giữa có hình vẽ màu đen biểu thị sự nguy hiểm 3-4 học sinh nhắc lại đặc điểm biển báo nguy hiểm
Quan sát và cho biết 4 biển chỉ dẫn là:
-Đường dành cho người đi bộ sang ngang
- Cầøu vượt qua đường cho người đi bộ
- Bến xe buýt
- Có chợ
- Hình chữ nhật hoặc hình vuông
- Nền màu xanh lam, ở giữa có hình vẽ hoặc chữ chỉ dẫn màu trắng
- Nhắc lại 3-4 em
 Môn: Tự học đạo đức
Tiết: 21 Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
I/ Mục tiêu: 
 - Giúp hs hiểu nội dung bài: “Tôn trọng đám tang”
 - Rèn hs tính tự học biết xử lí các tình huống
 - Giáo dục hs có thái độ tôn trọng đám tang.
II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức
III/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động1: Cho hs trả lời miệng
- Vì sao phải tôn trọng đám tang
- Khi gặp đám tang đi trên đường cùng em, em cần thể hiện như thế nào?
- Cho hs nhận xét.
* Hoạt động 2: 
- Cho hs thảo luận: Các tình huống sau
Hỏi: Em có tán thành các ý kiến sau không? Vì sao?
a/ Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b/ Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
c/ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa
+ Cho đại diện nhóm báo cáo
+ Cho hs nhận xét
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
Các em cần làm gì khi gặp đám tang
- Về nhà thực hành tốt khi gặp đám tang.
- trả lời
- Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và những người thân của họ
- Em dừng lại cần nhường đường cho đám tang đi trước
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm 4 em
 Môn: Chính tả
Tiết: 21 Bài: NHÀ ẢO THUẬT( đoạn 1)
I/ Mục tiêu: - Rèn kỹ năng viết chính tả
 - Nghe viết đúng đoạn 1 bài “Nhà ảo thuật”
 - Làm đúng bài tập phân biệt ut/ uc
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ. Làm bài tập 3b
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
Giáo viên đọc cho 2 hs viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: 
- Lo lắng, im lặng, hoa nở, ánh nắng.
- Cho hs nhận xét bài cũ
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài, nêu mục đích yêu cầu tiết học
- Hướng dẫn hs nghe viết
- Giáo viên đọc mẫu
- Giáo viên đọc từng câu, học sinh phát hiện chữ khó viết, viết bảng con
- Cho hs nhận xét
- Đọc cho hs viết
- Đọc cho hs dò bài
- Giáo viên chấm chữa bài
- Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 3b: Cho 1 hs đọc đề 
- Cho 2 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở bài tập
- Cho hs nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò: Tìm từ có vần ut, uc khác với các từ trên bảng
- Về nhà chép các từ sai mỗi chữ 1 dòng
- 2 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con
- Lắng nghe
- 1 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhận xét
- Nghe – viết bài
- Đổi vở cho nhau dò bài
Bài 3b: 1 hs đọc đề 
- 2 hs làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở
- Ut, rút, trút bỏ,trụt, thụt
- Uc, múc, lục lọi,rúc, thúc
 Môn: Toán
Tiết: 44 Bài: Luyện tập: CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: 
- Giúp hs biết cách chia thành thạo số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Rèn cách đặt tính và tính
- Giáo dục hs yêu thích học toán
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Cho 2 hs lên bảng làm, lớp làm bảng con các phép tính
 4862 : 2 3369 : 3
- Cho hs nhận xét
2. Bài mới: Cho hs mở vở bài tập
Bài 1/29: Cho 1 hs đọc đề.
Cho3em lên bảng làm, lớp làm bảng con
Bài 2: Cho 1 hs đọc đề, cả lớp đọc thầm và tự giải
Bài 3: Cho 1 hs đọc đề 
- Cho hs đọc quy tắc tìm thừa số, và tự làm
- Giáo viên chấm bài - nhận xét
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Đọc quy tắc tìm thừa số chưa biết
- Về nhà xem lại bài tập
- 2 hs lên bảng làm, lớp làm bảng con
- Nhận xét
Bài 2: 1 hs đọc đề, lớp đọc thầm và tự giải.
Giải: Số lít dầu mỗi thùng là:
 1696 : 8 = 212 (lít)
 Đáp số: 212 lít
- 1 hs đọc đề bài 3
- Tìm thừa số lấy tích chia cho thừa số đã biết
a/ X x 4 = 2048 b/ 5 x X = 3055
 X = 2048 :4 X = 3055 :5
 X = 512 X = 611
Chiều thứ ba, ngày 14/2/2012
LUYỆN TẬP TOÁN
LUYỆN TẬP
I - NỘI DUNG :
- Củng cố về tính giá trị biểu thức và làm các bài tập 1 -> 4/ 28 VBTT
II - HÌNH THỨC:
Cho HS mở vở bài tập ra để làm
Bài 1: Yêu cầu HS làm bảng con
Bài 2: Cho HS thảo luận nhóm, làmvào vở 
Bài 3: Yêu cầu HS làm bảng con
Bài 4: Yêu cầu HS nêu miệng
III - KẾT QUẢ: 
Chiều thứ tư, ngày 15/2/2012
LUYỆN TẬP TOÁN
LUYỆN TẬP
I - NỘI DUNG :
- Củng cố về tính giá trị của biểu thức và làm các bài tập 1 -> 3/ 29 VBTT
II - HÌNH THỨC:
Bài 1: Yêu cầu HS làm bảng con 
 Bài 2: Yêu cầu HS làm vào vở. 
Bài 3: Yêu cầu HS làm bảng con
III - KẾT QUẢ: 
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC : EM VẼ BÁC HỒ
I - NỘI DUNG: 
- HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, hiểu nội dung bài qua trả lời các câu hỏi 
 và thuộc bài.
II - HÌNH THỨC:
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc
- Đọc cá nhân: Nối tiếp nhau, mỗi HS 1 câu
- Đọc theo nhóm: Mỗi HS 1 câu
- Thi đọc giữa các nhóm trước lớp
- Tìm hiểu ND bài:
- Trả lời câu hỏi
- Rút nội dung bài
- HS học thuộc bài
- Học theo nhóm, dãy bàn đồng thanh
- Cá nhân đọc thuộc bài
III - KẾT QUẢ: 
Chiều thứ năm, ngày 16/2/2012
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
LUYỆN TỪ & CÂU : NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO?
I - NỘI DUNG: 
- HS ôn tập về nhân hoá. ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?
II - HÌNH THỨC:
- Bài 1: HS đọc bài thơ và trả lời
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
- Bài 2: Hs nêu miệng
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
- Bài 3: HS nêu miệng sau đó làm vở
GV nhận xét chốt lời giải đúng 
III - KẾT QUẢ : 	
- .% HS nắm và làm bài tốt.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP 
	*Sơ kết lớp: Tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần. Kiểm điểm đánh giá hoạt động tuần qua. GV hướng dẫn cho cán sự lớp tự nhận xét đánh giá các mặt rồi tổng hợp và nhận xét.
+Nề nếp:
-HS xếp hàng ra vào lớp có tiến bộ.
-Không có HS bỏ học, nghỉ học không có lí do.
-Xếp hàng thể dục giữa giờ nhanh.
+Học tập:
-HS chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Đi học đúng giờ, dụng cụ học tập đầy đủ.
-Trong giờ học mạnh dạn phát biểu xây dựng bài
+Vệ sinh:
-Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp. Biết nhặt và bỏ rác đúng nơi qui định.
	GV tuyên dương HS thực hiện tốt. Phê bình những HS chưa thực hiện tốt nội quy.
	*Phương hướng tuần tới:
-Các tổ đăng kí thi đua của tổ mình
-Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Nghỉ học phải có đơn xin phép.
-Đi học mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
-Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc xây dựng vệ sinh và xây dựng cảnh quang sư phạm.
Chiều thứ tư, ngày 15/2/2012
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP	 
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VÌ BẠN NGHÈO, CỐ GẮNG CHĂM HỌC, 
HỌC GIỎI, ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN
I- Mục tiêu : Giúp hs biết : 
+ Phong trào giúp bạn khó khăn là việc tốt .
+ Tổ chức các hoạt động vì bạn nghèo là cố gắng giúp bạn học chăm ,học giỏi .
+ Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần- Phương hướng tuần tới
II- Các hoạt động dạy học :
1- Phát động phong trào giúp bạn khó khăn – Tổ chức các hoạt động vì bạn nghèo, cốgắng học chăm học giỏi .
-Giáoviên phát động : Tìm hiểu hoàn cảnh của từng HS để có kế hoạch phát động 
- Cho các tổ tự thảo luận và đưa ra cách giúp bạn hợp lí nhất: 
* Tiết kiệm ăn quà vặt 
* Quyên góp áo quần ,sách vở ,bút thước 
* Động viên khuyến khích bạn gắng vượt khó để học chăm ,học giỏi .
2- Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần : 
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo trước lớp 
- Lớp trưởng tổng hợp ý kiến để báo cáo với GV
- GV nhận xét tuyên dương tổ thực hiện tốt ,nhắc nhở tổ thực hiện chưa tốt .
* Phương hướng tuần tới :
+ Tiếp tục phát động phong trào vì bạn nghèo ,khó khăn .
+ Khắc phục khuyết điểm còn tồn tại .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 23.doc