I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A .TẬP ĐỌC :
-Luyện đọc đúng: truyền lệnh, trong leo lẻo, ngự giá, cởi trói, hốt hoảng . Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
+ Hiểu nghĩa các từ khó: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, đối, tức cảnh .
+ Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
-Học sinh biết kính trọng và học tập những người có tài.
B.KỂ CHUYỆN :
* Rèn kĩ năng nói :
-Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
* Rèn kĩ năng nghe :
- Chăm chú nghe bạn kể ; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót ; kể tiếp được lời bạn .
TUẦN 24 Thứ hai ngày 22 tháng 02 năm 2010 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: A .TẬP ĐỌC : -Luyện đọc đúng: truyền lệnh, trong leo lẻo, ngự giá, cởi trói, hốt hoảng . Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. - Rèn kĩ năng đọc - hiểu : + Hiểu nghĩa các từ khó: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, đối, tức cảnh . + Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. -Học sinh biết kính trọng và học tập những người có tài. B.KỂ CHUYỆN : * Rèn kĩ năng nói : -Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện ; dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp. * Rèn kĩ năng nghe : - Chăm chú nghe bạn kể ; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót ; kể tiếp được lời bạn . II. CHUẨN BỊ : -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc . -HS : Sách giáo khoa . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1.Ổn định : Hát. 2.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài: “ Chương trình xiếc đặc sắc ”(5 phút) H: Em thích những nội dung nào trong quảng cáo, vì sao ? H:Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ( về lời văn , trang trí ) ? H: Em thường thấy các quảng cáo ở những đâu ? 3.Bài mới : Giới thiệu bài: (ghi đề ). HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 1: Hoạt động1 : Luyện đọc . (10 phút) - GV đọc mẫu lần 1 . - Gọi 1 HS đọc . -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn . - GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi một số câu, đoạn văn. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . (10 phút) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 . H.Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ? *Giảng từ : Minh Mạng (1791- 1840) : vua thứ hai của triều Nguyễn . -Yêu cầu HS nêu ý 1 : Ý1:Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây . - Yêu cầu HS đọc đoạn 2 . H. Cao Bá Quát có mong muốn gì ? * Giảng từ : Cao Bá Quát ( 1809 - 1855) : nhà thơ nổi tiếng văn hay chữ tốt, có tài đối đáp . xa giá : xe của vua . H.Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ? -Yêu cầu HS nêu ý 2. Ý2 : Cao Bá Quát muốn gặp nhà vua . -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi:Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? * Giảng từ : đối : thể văn cũ gồm hai vế ( hai câu ) có số tiếng bằng nhau, đối chọi nhau về ý và lời . -GV giảng : Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học, tài năng, khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát . H: Vua ra vế đối như thế nào ? H: Cao Bá Quát đối lại như thế nào ? -GV phân tích cho HS hiểu câu đối của Cao Bá Quát hay như thế nào? ( Câu đối của Cao Bá Quát ) . + Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại . + Biểu lộ sự bất bình (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé) + Đối chọi lại vế đối của nhà vua rất chặt chẽ cả về ý lẫn lời . Về ý : cảnh trời nắng đối với cảnh nước trong, việc người trói người đối với cá đớp cá .Về lời : từng tiếng, từng từ, từng ngữ của hai vế đều đối chọi nhau : Nước - trong - leo lẻo - cá - đớp - cá . Trời - nắng - chang chang - người - trói - người . -Yêu cầu HS nêu ý 3. Ý3: Sự đối đáp thông minh của Cao Bá Quát . - Cho học sinh thảo luận tìm nội dung chính của bài. - GV chốt, ghi bảng. Nội dung chính :Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin . Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. (10 phút) -Hướng dẫn HS cách đọc bài. - Giáo viên đọc mẫu lần hai. -Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn, cả bài. - Nhận xét – sửa sai . Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi tự chọn. Tiết 2: Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10 phút) -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3, 4 . -GV theo dõi - Hướng dẫn thêm. -Tổ chức cho HS thi đọc . -Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 4 : Kể chuyện. (20 phút) - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài1 . - Nêu nhiệm vụ: Sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện + Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện . -Yêu cầu HS quan sát tranh đã đánh số và tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh . -Yêu cầu HS nêu . -GV nhận xét . -Yêu cầu HS dựa vào thứ tự của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện . -GV nhận xét - Tuyên dương . - Gọi 1 đến 2 HS kể toàn truyện. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. -HS lắng nghe . -1 HS đọc toàn bài và chú giải . -HS đọc nối tiếp từng câu theo dãy dọc . -HS phát âm từ khó . -HS đọc nối tiếp theo đoạn. -Theo dõi - đọc lại đoạn văn. - 1 HS đọc đoạn 1 - lớp đọc thầm . -Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây. -2 HS nêu. -3 HS nhắc lại. -1 HS đọc đoạn 2 – lớp đọc thầm. -Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. - Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ , náo động : cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới . -2 HS nêu . -3 HS nhắc lại . - Lớp đọc thầm -1 HS trả lời câu hỏi:Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội . -HS theo dõi . -Nước trong leo lẻo cá đớp cá . -Trời nắng chang chang người trói người. -2 HS nêu . - 3 HS nhắc lại ý 3. -HS thảo luận nhóm bàn tìm nội dung chính - trình bày. - HS nhắc lại. - Học sinh theo dõi. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo đoạn , cả bài . - Học sinh chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng. -Học sinh đọc đoạn 3 ,4 . -2 HS thi đọc . -Học sinh nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất . - 2 học sinh đọc yêu cầu. - Cả lớp theo dõi. - HS quan sát và sắp xếp thứ tự các tranh vào giấy nháp . - HS nêu đáp án ( 3 - 1- 2 - 4 ) - 4 HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện . -HS nhận xét bạn kể. -2 HS lên bảng thi kể. Cả lớp lắng nghe. -Học sinh nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. 4.Củng cố – dặn dò : (5 phút) -1HS đọc bài– Nêu nội dung chính. H: Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau ? (Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa./ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ./ Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa ./ GV kết hợp giáo dục HS. - Nhận xét tiết học . _______________________________________________ TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh : Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính . - Thực hành cách đặt tính và giải toán nhanh, chính xác. - HS biết đặt tính thẳng hàng, đặt lời giải chính xác. II.CHUẨN BỊ: -GV:Bảng phụ ghi sẵn bài tập 4 . -HS: Vở, SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định: Nề nếp. 2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. (5 phút) Bài 1: Đặt tính rồi tính : 5078 : 5 2406 : 6 Bài 2: Một trường học dự trữ 1050 tờ giấy thi cho học sinh. Trong kì thi cuối học kì I, trường đã sử dụng hết một phần ba số giấy thi đó. Hỏi trường còn lại bao nhiêu tờ giấy thi ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài.(Ghi bảng) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành . (20 phút) Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1. -Yêu cầu HS tự làm vào vở nháp. - Yêu cầu HS làm các bài tương tự . -GV nhận xét - sửa sai - Gọi HS nêu cách làm. -GVnhấn mạnh : Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp. - Cho HS đổi chéo bài kiểm tra. Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2. -Yêu cầu HS tự làm vào vở, HS lần lượt lên bảng làm . -GV nhận xét, sửa bài. Bài 3:Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng . - GV thu một số bài chấm - nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2 : Phiếu bài tập. (5 phút) -GV treo bảng phụ lên bảng . - Gọi HS đọc bài 4 – nêu yêu cầu. - Phát phiếu bài tập. -Yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập . -GV nhận xét, sửa sai cho HS. - 2 HS nêu. - HS lần lượt lên bảng làm . Cả lớp làm vào vở nháp. 1608 4 2105 3 00 402 00 701 08 05 0 2 -HS làm tương tự phần b , c . - Nhận xét – nêu cách làm. - HS đổi chéo vở kiểm tra bài. -HS nêu yêu cầu bài2. -Cả lớp làm vào vở - HS lên bảng làm . a ) X x 7 = 2107 b)8 x X = 1640 X =2107 : 7 X = 1640: 8 X =301 X = 205 c )X x 9 = 2763 X = 2763 :9 X = 307 -HS sửa bài vào vở. Nêu cách tính . - 2 HS đọc. - HS tìm hiểu bài - 2 cặp HS thực hiện trước lớp. H. Bài toán cho biết gì? H. Bài toán hỏi gì? - HS tóm tắt và giải vào vở .1 HS lên bảng sửa bài. Tóm tắt: Có : 2024 kg gạo Đã bán : số gạo Còn lại: ? kg gạo Bài giải: Số kg gạo cửa hàng đã bán: 2024 : 4 = 506 ( kg ) Số kg gạo cửa hàng còn lại : 2024 – 506 = 1518( kg ) Đáp số : 1518 kg gạo . - HS nhận xét, sửa bài vào vở. - HS quan sát. - 2 HS nêu. -HS thực hiện theo yêu cầu. 6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000 9000: 3 = 3000 - HS sửa bài. 4.Củng cố - Dặn dò: (5 phút) - Tìm x : X x 9 = 2763 - Nhắc lại kiến thức vừa học. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các bài toán có liên quan đến phép phép chia. ______________ ... ø bà lão thiu thiu ngủ, ông lẳng lặng lấy bút ra viết chữ lên quạt của bà. - Vì ông nghĩ rằng bằng cách ấy ông sẽ giúp được bà lão. Chữ của ông đẹp nổi tiếng, người xem quạt nhận ra chữ của ông sẽ mua quạt cho bà. - Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của ông Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như một tác phẩm nghệ thuật quý giá. - Bà nghĩ có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên giúp bà bán quạt chạy đến thế. - Là tình trạng không hay. -HS lắng nghe. -3 HS kể. - HS luyện kể theo cặp . - Một số HS kể - cả lớp theo dõi và bình chọn bạn kể hay nhất . 4.Củng cố – Dặn dò: (5 phút) - Nêu câu hỏi để củng cố và kết hợp giáo dục. H: Em có nhận xét gì về con người của Vương Hi Chi qua câu chuyện? ( Vương Hi Chi là người có tài, nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ). - Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. ______________________________ TOÁN THỰC HÀNH : XEM ĐỒNG HỒ I.MỤC TIÊU: - Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian. - HS biết xem đồng hồ một cách chính xác. Biết đọc giờ hơn, giờ kém. - HS biết áp dụng trong đời sống hàng ngày. II.CHUẨN BỊ. -GV :Bảng phụ. -HS : Vở , SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1.Ổn định: Hát . 2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. (5 phút) Bài 1 Đọc các số sau: II, V, VII, X, VIII, XI. Bài 2:Viết các số sau : Ba, năm, bảy, chín, mười hai. 3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động1: Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ . (10 phút) -GV cho HS xem đồng hồ. * Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ. -GV quay đồng hồ như hình thứ nhất trong phần bài học SGK rồi hỏi: H: Đồng hồ chỉ mấy giờ? -GV cho HS quan sát tiếp đồng hồ thứ hai và trả lời câu hỏi. H: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - GV nhận xét và hướng dẫn:Cần xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài: + Kim ngắn ở vị trí quá số 6 một ít. Như vậy hơn 6 giờ. + Kim dài ở vạch nhỏ sau số 2( tính theo chiều quay của kim đồng hồ) .Có thể tính từ vạch ghi số 12 đến vị trí hiện tại của kim dài, được 13 phút. Do đó đồng hồ chỉ: 6 giờ 13 phút. -Tương tự cho HS quan sát đồng hồ thứ ba và hỏi: H: Đồng hồ chỉ mấy giờ? - GV hướng dẫn HS xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ. HS có thể tính từ vị trí hiện tại của kim dài đến vạch ghi số 12 là còn 4 phút nữa. Như vậy có thể nói: 7 giờ kém 4 phút. - GV có thể cho HS xem thêm đồng hồ và đọc giờ theo 2 cách. -HS theo dõi trên bảng. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. -Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. -Đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút. -HS lắng nghe. -Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút hoặc 7 giờ kém 4 phút. -HS theo dõi. * Chú ý: - Thông thường ta chỉ đọc giờ theo 2 cách: + Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ) thì nói theo cách thứ nhất. + Nếu kim dài vượt quá số 6 ( theo chiều quay của kim đồng hồ) thì nói theo cách thứ hai. Hoạt động 2: Luyện tập -Thực hành. (15 phút) Bài 1 :Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. -Yêu cầu HS thảo luận theo cặp. -Yêu cầu 1 em nêu câu hỏi 1em trả lời. - Cho HS xem đồng hồ và nói giờ. -GV nhận xét, sửa sai. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. -Yêu cầu HS làm trên mô hình đồng hồ cá nhân . -Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi quay và chỉnh đồng hồ nhanh. - GV nhận xét , tuyên dương HS làm nhanh Bài 3: Gọi HS đọc đề . -Yêu cầu HS quan sát các đồng hồ ở bài tập 3. - GV nhận xét – sửa sai cho HS. - 2 HS nêu. - 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cặp đôi để làm bài tập. -HS thực hiện theo yêu cầu. H: Hình A chỉ mấy giờ? ( 2 giờ 10 phút.) H:Hình B chỉ mấy giờ? ( 5 giờ 16 phút.) H:Hình C chỉ mấy giờ? ( 11 giờ 26 phút.) H: Hình D chỉ mấy giờ? (10 giờ kém 25 phút ( 9 giờ 35 phút) H:Hình E chỉ mấy giờ? (11 giờ kém 21 phút ( 10 giờ 39 phút) H:Hình G chỉ mấy giờ? (4 giờ kém 3 phút ( 3 giờ 57 phút ) - 1 HS nêu. - HS thực hành trên đồng hồ. -2 HS thi quay và chỉnh kim phút đúng với thời gian đã cho. -1 HS đọc đề. - HS quan sát và nêu. - Đồng hồ A ứng với 7 giờ 55 phút. - Đồng hồ B ứng với 3 giờ 27 phút. - Đồng hồ C ứng với 1 giờ kém 16 phút. - Đồng hồ D ứng với 9 giờ 19 phút. - Đồng hồ E ứng với 5 giờ kém 23 phút. - Đồng hồ G ứng với 12 giờ rưỡi. - Đồng hồ H ứng với 8 giờ kém 50 phút. - Đồng hồ I ứng với 10 giờ 8 phút. 4.Củng cố - Dặn dò: (5 phút) -Nhận xét tiết học – tuyên dương học sinh học tốt. -Về nhà tập thêm xem đồng hồ. ___________________________________ Tập viết I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa R Viết tên riêng: Phan Rang bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ / Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa R viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu R, tên riêng: Phan Rang và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Quang Trung Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh : + Đọc tên riêng và câu ứng dụng Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa R, tập viết tên riêng Phan Rang và câu ca dao Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Ghi bảng : Ôn chữ hoa: R Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa R, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ R trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ R gồm những nét nào? Cho HS viết vào bảng con Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết Ph, H Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ Ph, H hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ R hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ Ph, H hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng: Phan Rang Giáo viên giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận. Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Phan Rang là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu P, R Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Phan Rang 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết trên bảng con chữ Rủ, Kiếm, Hồ, Xem, Thê, Húc, Ngọc, Sơn. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa R viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : thực hành Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ R : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ Ph, H: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Phan Rang: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ca dao : 2 lần Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “ Phùng Hưng”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Cá nhân HS quan sát và trả lời Các chữ hoa là: Q, T, B Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi Học sinh trả lời Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ Ph, R, g cao 2 li rưỡi, chữ a, n cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Học sinh viết bảng con Cá nhân Chữ R, h, K, H, X, T, N, S, g cao 2 li rưỡi Chữ u, n, a, x, e, m, c, i, ê, ô, ơ cao 1 li Câu ca dao có chữ Rủ, Kiếm, Hồ, Xem, Thê, Húc, Ngọc, Sơn được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : S.
Tài liệu đính kèm: