Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Nguyệt

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Nguyệt

Đạo đức:

$ 24: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG(TIẾP)

I. MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

1. HS hiểu và biết cách ứng xử đúng khi gặp đám tang.

2. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A.KTBC:

- Thế nào là tôn trọng đám tang ? (2HS)

HS + GV nhận xét.

B. BÀI MỚI:

1. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.

* Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24:
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
Chào cờ:
Tập trung toàn trường
 Tập đọc - Kể chuyện:
$ 47: 	 Đối đáp với vua
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng 1 số từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, chang chang.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói; Biết sắp xếp theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào tài nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chỉ nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời kể.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện SGK.
III. Các HĐ dạy học: Tiết 1 :
Tập đọc:
A. KTBC:
 - Đọc bài " Chương trình xiếc đặc sắc" 
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới: 
- Đọc, trả lời câu hỏi.
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc toàn bài: 
- GV hướng dẫn cách đọc. 
- HS nghe.
b. HD luyện đọc + giải nghĩa từ: 
- Đọc từng câu. 
+ HD học sinh luyện đọc từ khó
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài. 
+ HS luyện phát âm từ khó.
- Đọc đoạn:
+ GV hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi đúng câu văn.
- HS nối tiếp đọan. 
+ GV gọi HS giải nghĩa. 
- HS giải nghĩa từ mới. 
- Đọc đoạn trong nhóm. 
+ GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc theo N4.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Đọc toàn bài.
- HS đọc đồng thanh 1 đoạn. 
Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài: 
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- ... ở Tây Hồ.
- Câu bé Cao Bá quát có mong muốn điều gì ?
- Cậu có mong muốn nhìn rõ mặt vua. xa giá đi -> đâu quân lính cũng theo đuổi.
- Câu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
- Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động, cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm...
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
- Vua thấy cậu tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho có cơ hội chuộc tội.
- GV giảng thêm về đối đáp.
- Vua ra vế đối như thế nào ?
- Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
- HS nêu ý kiến.
- Câu đối Cao Bá Quát hay như thế nào? 
- Biểu nộ sự nhanh trí, lấy cảnh mình đang bị trói đối lại
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
- HS nêu. 
* GV chốt lại: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái, tự tin.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- HS nghe. 
- GV hướng dẫn đọc đúng đoạn 3.
- Tổ chức cho h/s luyện đọc bài.
- Vài HS thi đọc đoạn 3.
- 1HS đọc cả bài. 
- GV nhận xét - ghi điểm 
- HS nhận xét.
Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ: 
- HS nghe. 
2. HD học sinh kể chuyện:
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 
- HS quan sát 4 tranh đã đánh số.
đoạn trong chuyện. 
- Sắp xếp tranh theo 4 đoạn truyện. 
- HS nêu thứ tự đã sắp xếp.
3 - 1 - 2 - 4 -> tóm tắt nội dung tranh. 
- GV nhận xét.
- HS nhận xét. 
b. Kể lại toàn bộ câu truyện. 
- GV nêu yêu cầu .
- 4HS dựa vào thứ tự kể 4 đoạn nối tiếp của câu chuyện.
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét. 
C. Củng cố dặn dò:
- Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau ?
* Về nhà học bài, chuẩn bị bài.
* Đánh giá tiết học
Toán:
$ 116:	 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính.
- Thực hiện được phép chia.
II. đồ dùng dạy học:
III. Các HĐ dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi h/s lên bảng.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
- 2HS lên bảng.
 3 224 4 2156 7	
1.Giới thiệu bài:
2. Thực hành:
Bài 1: Củng cố về phép chia .
- GV gọi HS nêu yêu cầu .
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm bảng con.
1608 4 2105 3
 00 402 00 701
 08 05 
 0 2
- Các phép tính trên, em có nhận xét gì về thương ở hàng chục? 
- Đều có chữ số 0 ở hàng chục.
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu. 
+ Muốn tìm thừa số trong 1 tích ta phải làm như thế nào ?
- HS nêu. 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con. 
X 7 = 2107 8 X = 1940 
 X = 2107 : 7 X = 1640 : 8
- GV nhận xét sau mỗi lần giơ bảng 
 X = 301 X = 205
 Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu. 
- GV gọi HS phân tích bài. 
 - HS làm bài.
- Yêu cầu 1HS lên bảng + lớp làm vào 
Bài giải:
vở.
Số ki lô gam gạo đã bán là:
- GV theo dõi nhắc nhở.
2024 : 4 = 506 (kg)
- GV gọi HS nhận xét .
Số ki lô gam gạo còn lại là:
- GV nhận xét. 
2024 - 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518 kg gạo
4. Bài 4:
* Củng cố chia nhẩm số tròn nghìn.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập + mẫu 
- 1HS nêu cách nhẩm 
- Yêu cầu HS làm bảng con 
VD: 6000 : 2 = ?
Nhẩm: 6nghìn : 2 = 3 nghìn 
Vậy 6000 : 2 = 3000
- GV nhận xét 
- HS nêu miệng kết quả, cách tính.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số? 
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
Đạo đức:
$ 24: 	 Tôn trọng đám tang(tiếp)
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
1. HS hiểu và biết cách ứng xử đúng khi gặp đám tang. 
2. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các Hoạt động dạy học:
A.KTBC: 
- Thế nào là tôn trọng đám tang ? (2HS)
HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
* Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
* Tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến. 
a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết?
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành hoặc lưỡng lự của mình.
b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất
c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá
- HS thảo luận và nêu lý do tán thành, không tán thành, lưỡng lự
* Kết luận: Tán thành với các ý kiến b,c
- Không tán thành với ý kiến a.
2. Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách xử đúng trong các tình huống gặp đám tang
* Tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm, giao việc cho mỗi nhóm 1 tình huống (VBT)
- HS thảo luận theo nhóm. 
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày, kết quả, cả lớp trao đổi, nhận xét.
* Kết luận: 
- THa: Em không nên gọi bạn, chỉ trỏ, cười đùa.
- TH b: Em không nên chạy nhảy, vặn to đài, ti vi.
- TH c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn. 
- TH d: Em nên khuyên ngăn các bạn.
3. Hoạt động 3: Trò chơi "Nên và không nên"
* Mục tiêu: Củng cố bài: 
* Tiến hành:
- GV chia lớp làm các nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bút, 1 giấy. ( bảng phụ)
- GV phổ biệt luật chơi.
- HS chơi trò chơi .
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét. 
*Kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm" đám tang. Đó là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
C. Dặn dò: 
- HD học sinh áp dụng bài học vào cuộc sống, nhắc nhở các bạn gia đình.. thực hiện.
_________________________________________________________________
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2010
Toán:
$ 117: 	 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán có 2 phép tính.
II. đồ dùng dạy học:
III. Các HĐ dạy học:
A. Kiểm tra:
- Gọi h/s lên bảng.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HD luyện tập: 
Bài 1: 
 1608 4	 	2413 4	 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện bảng con.
 821 x 4 3284 4
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng.
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con.
4691 2 1230 3
06 2345 03 410 
- GV sửa sai cho HS.
 09 00
+ Nêu lại cách chia ?
 11 0
Bài 3: 
 1
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu phân tích bài toán. 
- Yêu cầu giải vào vở + 1HS lên bảng. 
Bài giải:
Tổng số và 5 thùng là:
- GV gọi HS đọc bài. 
306 x 5 = 1530 (quyển)
Số sách mỗi thư viện là :
- GV nhận xét. 
1530 : 9 = 170 (quyển)
 Đáp số: 170 quyển sách.
 Bài 4: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu. 
- GV gọi HS phân tích bài. 
- HS làm bài.
- Yêu cầu giải vào vở + 1HS lên bảng. 
Bài giải:
Chiều dài sân vận động là:
95 x 3 = 285 (m)
Chu vi sân vận động là:
(285 + 95) x 2 = 760 (m)
- GV nhận xét.
 Đáp số: 760 m
C. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi HCN?
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Chính tả (nghe- viết)
$ 47: 	 Đối đáp với vua
I. Mục tiêu:
 Rèn kỹ năng viết chính tả.
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện "Đối đáp với vua"
2. Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết ND bài tập 3 (a)
III. Các HĐ dạy học:
A. KTBC:
 - GV đọc; lưỡi liềm, non nớt, lưu luyến 
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
- HS viết bảng con.
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. HD chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn 1 lần. 
- HS nghe. 
- HS đọc lại.
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? 
- Vì nghe nói cậu là học trò .
+ Hãy đọc câu đối của vua và vế đối của Cao Bá quát ?
- HS nêu. 
+ Đoạn văn có mấy câu ?
- 5 câu.
+ Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Những chữ đầu câu và tên riêng Cao Bá Quát.
- GV đọc 1 số tiếng khó:
Học trò, nước trong không bỏ.
- HS luyện viết vào bảng con.
- GV quan sát sửa sai.
b. GV đọc bài: 
- HS nghe viết vào vở.
- GV quan sát uấn nắn cho HS. 
c. Chấm, chữa bài: 
- GV đọc lại bài. 
- HS dùng bút chì soát lỗi. 
- GV thu vở chấm điểm 5-7 bài, nhận xét.
3. HD làm bài tập:
 Bài 2 (a)
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu. 
- HD làm bài.
- HS làm vào SGK.
- GV gọi HS làm bài tập. 
- HS lên bảng thi viết nhanh.
- GV nhận xét.
- HS đọc lời giải.
* sáo - xiếc
 Bài 3: (a)
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm SGK.
- GV đính bảng phụ. 
- 2 nhóm HS lên thi tiếp sức.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
s: san sẻ, xe sợi, so sánh, soi đuốc
x: xé vải, xào rau, xới đất.
C. củng cố Dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học.
 Tự nhiên xã hội:
$ 47: 	 hoa
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
- Kể tên 1 số bộ phận thường có của một bông hoa.
- Phân loại các bông hoa sưu tấm được.
- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
iii. các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- Lá cây có chức năng gì? 
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể được tên các bộ phận thường có của một bông hoa.
* Tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm và yêu ...  
Thủ công:
$ 24: 	 Đan nong đôi (T2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách đan nong đôi
- Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thuật 
- HS yêu thích đan nan.
II. Chuẩn bị:
- 1 tấm bìa đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác màu 
- 1tấm nam đan nong mốt.
- Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi.
- Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
- Giấy màu, kéo, thước
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Nêu lại quy trình.
- Yêu cầu nêu lại các bước đan nong đôi.
- Giáo viên nhận xét, nêu lại quy trình
*Bước 1: Kẻ cắt các nan đan.
- Kẻ đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô.
- Vài HS nêu lại quy trình
- Cắt nan dọc: Cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô sau đó cắt 9 nan dọc.
- HS quan sát. 
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan nẹp xung quanh có chiều rộng 1ô, chiều dài 9 ô.
* Bước 2: Đan nong đôi
- Cách đan nong đôi là cất 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng nan ngang liền kề.
+ Đan nan ngang 1: Nhấc nan dọc 2,3 và 6,7, luồn nan 1 và dồn nan cho khít.
+ Đan nan ngang 2: Nhấc nan 3, 4 và 7, 8 luồn đan thứ 2, dồn nan cho khít.
+ Đan nan ngang 3: Nhấc nan dọc 1,4,5,8,9 luồn nan 3, dồn nan cho khít. 
- HS quan sát.
+ Đan nan thứ 4: Nhấc nan dọc 1,2,5,6,9 luồn nan thứ 4 và dồn nan khít.
+ Đan nan 5: Giống nan 1.
+ Đan nan 6: giống nan 2.
+ Đan nan 7: giống nan 3.
* Bước 3: Dán nẹp xung quanh.
- Dùng 4 nan còn lại dán được 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi. 
- HS quan sát. 
3. Hoạt động 2: Thực hành.
- GV tổ chức cho HS thực hành kẻ,cắt các nan, đan.
- HS thực hành. 
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS.
4. Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Tổ chức cho học sinh trưng bày SP.
- HD HS nhận xét, đánh giá SP của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu ý kiến nhận xét bài của bạn.
5.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nghe. 
- Dặn dò giờ học sau.
______________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
Toán:
$ 120: 	 Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu: 
Giúp HS.
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm )
- Biết xem đồng hồ (chính xác từng phút).
II. Đồ dùng dạy học:
- Đồng hồ thật
- Mặt đồng hồ .
III. Các HĐ dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 ngày có bao nhiêu giờ ? 1 giờ có bao nhiêu phút?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác từng phút).
- HS nêu ý kiến.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1. 
- HS quan sát 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ 
- 6h 10'
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6h 10'?
- Kim giờ chỉ qua số 9 một chút, kim phút chỉ đến số 2.
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.
- HS quan sát 
- Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
- Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút vậy là hơn 6 giờ kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ.
- GV: Kim phút đi từ vạch nhỏ này - vạch nhỏ kia liền sau là được 1 phút.
- HS nghe.
+ Vậy đồng hồ thứ 2 chỉ mấy giờ ? 
- 6h 13'
- HS quan sát hình.
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- 6 h 56'
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6h 56'?
+ Vậy còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ ?
- 4 phút.
- GV hướng dẫn HS đọc: 7 giờ kém 4'
- HS đọc.
3. Thực hành.
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu 2 h/s ngồi cạnh nhau cùng nhau quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo nêu vị trí các kim đồng hồ từ mỗi thời điểm.
a. 2 giờ 9 phút
b. 5 giờ 16 phút
c. 11 giờ 21 phút
d. 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút
e. 10 h 39 phút hay 11 giờ kém 26 phút
- GV nhận xét. 
- HS nêu miệng nhận xét.
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV đưa ra mặt đồng hồ. 
- HS quan sát. 
- HS lên bảng chỉnh kim phút để đúng với thời gian đã cho.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 3
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu. 
- GV cho HS lần lượt từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định HS nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó.
- HS nêu miệng:
3h 27' : B; 12 giờ rưỡi: G 1 h kém 10': C; 7 h 55' : A ; 5 h kém 23': E; 18h 8' : I 8h30' : H ; 9 h 19' : D
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò:
- Mỗi giờ bao nhiêu phút, mỗi ngày bao nhiêu giờ ?
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
 ________________________________	
Tập làm văn :
$ 24 : Nghe - kể : Người bán quạt may mắn 
I. Mục tiêu :
- Rèn kỹ năng nói : Nghe - kể câu chuyện " Người bán quạt may mắn ".
- Nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên .
II. đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ truyện 
- 1 chiếc quạt giấy 
- Bảng lớp viết 3 câu gợi ý 
III. Các hoạt độn dạy học :
A. KTBC : 
- Gọi h/s đọc bài văn giờ trước.
- GV nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài:
2. HD nghe - kể chuyện:
- 2- 3 HS đọc bài tập làm văn giờ trước
a. HD chuẩn bị .
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý. 
- GV treo tranh. 
- HS quan sát tranh minh hoạ. 
b. GV kể chuyện.
- GV kể lần 1. 
- HS nghe 
- GV giải nghĩa từ: lem luốc, ngộ nghĩnh. 
- GV kể lần 2 và hỏi: 
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? 
- Bà gặp ông vương Hi Chi, phàn nàn vì quạt bán ế .
+ Ông vương Hi Chi viết chữ nào vào những chiếc quạt để làm gì ? 
- Ông đề thơ vào tất cả những chiếc quạt và tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão vì chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt 
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? 
- Vì mọi người nhận ra nétchữ, lời thơ của vương Hi Chi 
- GV kể tiếp lần 3. 
- HS nghe. 
c. HS thực hành kể .
- HS kể theo nhóm 3. 
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. 
- GV gọi các nhóm thi kể. 
- Đại diện các nhóm thi kể. 
- GV hỏi : 
- HS nhận xét. 
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ? 
- HS phát biểu. 
- GV kết luận ( SGV ) 
- HS nghe. 
- GV nhận xét - ghi điểm cho những HS kể hay nhất. 
C. củng cố Dặn dò:
- Vì sao mọi người thích mua quạt của Vương Hi Chi?
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. 
- Đánh giá tiết học. 
_________________________________
Tự nhiên xã hội:
$ 48: 	 Quả 
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS biết:
- Quan sát, so sánh để ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số hoa quả.
- Kể tên các bộ phận thường có 1 loại quả.
- Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK.
- 1 số quả thật. Phiếu bài tập.
III. Các Hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- Nêu tác dụng của 1 số loại hoa? 
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Quan sát thảo luận.
* Mục tiêu: Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của 1 số loại hoa quả. Kể được tên các bộ phận thường có của 1 quả.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu và câu hỏi: 
- HS quan sát hình SGK
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả ?
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình ảnh các quả có SGK.
+ Trong số các loại quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó ?
+ Chỉ vào các hình và nói tên từng bộ phận của 1 quả ?
- HS quan sát các qủa mà mình mang đến.
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn giới thiệu quả mình đã sưu tầm được.
+ Nêu hình dạng, màu sắc của quả ?
+ Nhận xét vỏ quả có gì đặc biệt ?
+ Bên trong quả có những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét.
* Kết luận: Có những loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị.
2. Hoạt động 2: Thảo luận. 
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả 
* Tiến hành:
- Yêu cầu HS thảo luận. 
- HS thảo luận theo nhóm và tra lời câu hỏi.
+ Quả thường được dùng để làm gì? VD?
+ Quan sát hình (92, 93) những quả nào dùng để ăn tươi? Quả nào được dùng để chế biến thức ăn?
- Đại diện các nhóm trình bày 
* Kết luận:
Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơm,ép dầungoài ra muốn bảo quản các loại được lâu người ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hộp. Khi gặp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
C. củng cố Dặn dò: 
- Nêu ích lợi và chức nang của quả và hạt?
- Đánh giá tiết học, dặn chuẩn bị bài sau 
_______________________________
Thể dục
$ 48: 	Ôn nhảy dây. trò chơi: "Ném trúng đích"
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi "Ném trúng đích". Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức độ tương đối chủ động.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường - VS sạch sẽ .
- Phương tiện : còi, dây
III. Nội dung phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 
 5-6'
- Cán sự báo cáo sĩ số 
x x x x x x x x x
- GV nhận lớp, phổ biến ND 
x x x x x x x x x x
- Xoay các khớp cổ chân, tay
x x x x x x x x x
- Trò chơi " Làm theo hiểu lệnh ".
GV+CSL
2. Phần cơ bản: 
23-24' 
a. Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân 
- Gọi h/s nêu cách nhảy dây.
T1 x x x x x 
- Tổ chức cho h/s so dây, trao dây và quay dây.
 x x x x x
- HS tập theo tổ
 T2 x x x x x
- GV quan sát, sửa sai.
 x x x x 
- HS thi nhảy theo tổ; từng tổ nhảy trong 1 phút xem tổ nào nhảy được nhiều.
 T3 x x x x x
 x x x x x
 - GV khen ngợi những tổ nhảy tốt.
b. Chơi trò chơi "Ném trúng đích"
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi
- HS khởi động, tổ chức cho h/s chơi thử 1 lần 
- HS tập chơi theo tổ - Các tổ chơi thi
2. Phần kết thúc:
- HS hít thở sâu, thả lỏng cơ thể.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học, dặn h/s về nhà thực hiện bài thể dục.
3-5’
x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x
GV
_____________________________________
Hoạt động tập thể:
 Nhận xét tuần 24
I. Mục tiêu:
 - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 24.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - HS vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
 - HS tự nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 24. 
 - HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 25.
 * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 24.
 * GV bổ sung cho phương hướng tuần 25 :
 - GV nêu gương một số em chăm học, hăng hái phát biểu ý kiến, giữ gìn trật tự lớp học để lớp học tập.
 - Giao bài tập, các nội dung cần ôn tập trong dịp nghỉ tết.
 2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho h/s vui chơi các trò chơi đã học, các trò chơi dân gian vui vẻ hoặc có nội dung học tập giáo dục. 
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát tích cưc.
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_24_nguyen_thi_nguyet.doc