Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A. TẬP ĐỌC:

 - Luyện đọc đúng các từ : khôn lường, giục giã, Quắm Đen , thoắt biến, loay hoay, nhễ nhại. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài,bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .

 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 + Hiểu nghĩa các từ ngữ : tứ xứ, sới vật, keo vật.

 + Hiểu nội dung câu chuyện : Câu chuyện kể về một cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, tính nết khác nhau) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi

 - Học sinh yêu thích thể thao.

B. KỂ CHUYỆN:

 -Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện Hội vật. Kể lại một cách tự nhiên, kết hợp với cử chỉ điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.

 -Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe và nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 II.CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .

-HS: Sách giáo khoa.

 

doc 28 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1013Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25	Thứ hai ngày 01 tháng 03 năm 2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HỘI VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A. TẬP ĐỌC:
 - Luyện đọc đúng các từ : khôn lường, giục giã, Quắm Đen , thoắt biến, loay hoay, nhễ nhại. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài,bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 + Hiểu nghĩa các từ ngữ : tứ xứ, sới vật, keo vật.
 + Hiểu nội dung câu chuyện : Câu chuyện kể về một cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già, một trẻ, tính nết khác nhau) đã kết thúc bằng thắng lợi xứng đáng của đô vật già, bình tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi 
 - Học sinh yêu thích thể thao.
B. KỂ CHUYỆN:
 -Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện Hội vật. Kể lại một cách tự nhiên, kết hợp với cử chỉ điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
 -Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe và nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Bảng phụ viết nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
-HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định: Hát
 2. Bài cũ: Gọi 3 HS lên đọc và trả lời câu hỏi bài :Tiếng đàn.( 5 phút)
H: Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ? 
H: Tìm những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn? 
H: Nêu nội dung chính của bài. 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc . ( 10 phút)
- GV đọc mẫu lần 1.
- Gọi 1 HS đọc bài và chú giải.
- Cho HS đọc tiếp nối từng câu.
- GV theo dõi, sửa sai - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo đoạn - GV theo dõi, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. 
- GV nhận xét - Tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. ( 10 phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H: Những chi nào cho thấy cảnh hội vật rất sôi động ?
- Giảng từ : tứ xứ :Bốn phương, khắp nơi.
sới vật: khoảng đất được quy định cho cuộc đấu vật.
Ý1: Cảnh mọi người đi xem hội vật. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3 .
H: Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau ?
H: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? 
- Giảng từ : keo vật : một hiệp đấu vật .	
Ý2: Cuộc đấu vật bắt đầu .
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và 5.
H: Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng Quắm Đen như thế nào?
H: Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng?
Ý3: Kết thúc keo vật .
- Yêu cầu HS thảo luận và rút ra nội dung chính. 
- GV chốt nội dung chính - Ghi bảng.
Nội dung chính: Nhờ mưu trí và giàu kinh nghiệm mà ông Cản Ngũ đã thắng trong keo vật. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. ( 10 phút)
- GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc bài.
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
* Chuyển tiết : Cho HS hát tập thể.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. ( 10 phút)
-Gọi 1 HS đọc mẫu đoạn 2,3,4
-Yêu cầu HS đọc theo nhóm 5. 
-Yêu cầu các nhóm thi đọc trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện. ( 20phút)
-Gọi HS đọc gợi ý phần kể chuyện . 
-Yêu cầu 5 HS kể mẫu 5 đoạn.
-GV nhận xét.
-Yêu cầu HS kể theo nhóm.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kể nối tiếp, mỗi em một đoạn.
- Mời HS nối tiếp thi kể 5 đoạn.
- GV nhận xét, bình chọn HS kể hay.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS theo dõi.
- 1 HS đọc.
- HS đọc nối tiếp theo dãy dọc.
- HS phát âm từ khó.
- HS nối tiếp đọc mỗi em một đoạn.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
- Tiếng trống nổi lên dồn dập, người từ khắp nơi đổ về xem hội đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, họ chen lấn nhau , quây kín quanh sới vật, có người trèo lên cả cây cao để xem cho rõ.
- 3 HS nhắc ý 1.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
- Quắm Đen : nhanh nhẹn vừa vào sới vật đã lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. 
-Ông Cản Ngũ bước hụt chân, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc . 
- 3 HS nhắc ý 2.
-1 HS đọc – Lớp đọc thầm theo.
-Quắm Đen gò lưng nhưng không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng . 
-Vì Quắm Đen là người khỏe mạnh nhưng xốc nổi, thiếu kinh nghiệm .Còn ông Cản Ngũ lại là người điềm đạm, giàu kinh nghiệm.
- 3 HS nhắc ý 3.
- HS thảo luận nhóm cặp và trình bày trước lớp.
- 3 HS nhắc lại.
- Cả lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
-Một số HS luyện đọc theo đoạn.
- HS theo dõi, nhận xét.
-Lớp trưởng bắt nhịp cho cả lớp hát.
-1 HS khá đọc - Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc trong nhóm, mỗi HS đọc một đoạn . 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- HS nhận xét bình chọn bạn và nhóm đọc hay.
- 2 HS đọc phần gợi gợi ý.
-HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tập kể theo nhóm.
- Mỗi nhóm 5 em, HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
- 5 HS xung phong nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn - Lớp theo dõi.
- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 2 HS thi kể trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét.
 4. Củng cố – dặn dò: ( 5 phút)
- Gọi 1 HS đọc cả bài - Nêu nội dung chính.
H: Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về Hội vật? ( Hội vật thật vui./ Hội vật rất tưng bừng./ Hội vật thật hấp dẫn./)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
_____________________________
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( TIẾP THEO )
I. MỤC TIÊU :
 -Giúp HS củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian)
 biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
 - Củng cố kĩ năng xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút) .
 - HS có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS .
II. CHUẨN BỊ : 
 - GV: Mặt đồng hồ có ghi bằng chữ số La Mã, có các vạch chia phút. 
 - HS: Vở , Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Gọi HS lên đọc giờ đồng hồ ? ( 5 phút)
 3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện tập thực hành. ( 15 phút) 
Bài 1 : Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1 HS trả lời. 
-Gọi từng cặp HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét, sửa bài .
Bài 2 : Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS quan sát đồng hồ A và hỏi:
H: Đồng hồ A chỉ mấy giờ? 
H: 1 giờ 25 phút buổi chiều còn được gọi là mấy giờ ?
H: vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào?
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
-GV nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2: Chơi trò “ Đố bạn”. ( 10 phút)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Cho HS chơi trò chơi đố bạn.
-GV nêu cách chơi (GV là người đặt câu hỏi – HS trả lời nhanh ).
-Yêu cầu HS chơi.
H: Bạn Hà bắt đầu đánh răng rửa mặt lúc mấy giờ? 
H: Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ? 
H: Bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút? 
H: Bạn Nam đến trường bắt đầu từ mấy giờ? 
H: Bạn vào lớp lúc mấy giờ? 
H:Vậy từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là bao nhiêu phút?
 H: Chương trình chương hoạt hình bắt đầu từ mấy giờ? 
H: Kết thúc chương trình phim hoạt hình vào lúc mấy giờ? 
H: Chương trình hoạt hình kéo dài trong bao nhiêu phút ? 
-GV nhận xét, tuyên dương những em trả lời đúng và phạt những em trả lời sai.
- HS đọc và nêu yêu cầu đề.
-HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
 a) Bạn An tập thể dục lúc 6giờ 10 phút.
 b) Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 12 phút.
 c) An đang học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút.
 d) An ăn cơm chiều lúc 5 giờ 45 phút ( 6 giờ kém 15 phút)
 e) An xem truyền hình lúc 8 giờ 7 phút.
 g) An đi ngủ lúc 9 giờ 55 phút ( 10 giờ kém 5)
- HS thực hành trước lớp.
* 1 HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Đồng hồ A chỉ 1 giờ 25 phút.
-Còn được là 13 giờ 25 phút.
-Nối đồng hồ A với đồng hồ I. 
-HS làm vào vở.1 em lên bảng làm.
+ Đồng hồ B chỉ 7 giờ 3 phút. 7giờ 3phút tối còn gọi là 19 giờ 3 phút. Vậy đồng hồ B nối với đồng hồ H.
+ Đồng hồ C chỉ 8 giờ 17 phút. 8 giờ 17 phút tối còn gọi là 20 giờ 17 phút, vậy đồng hồ C nối với đồng hồ K.
+ Đồng hồ D chỉ 5 giờ 50 phút, 5 giờ 50 phút chiều còn gọi là 17 giờ 50 phút, vậy đồng hồ D nối với đồng hồ M.
+ Đồng hồ E chỉ 2 giờ 41 phút, 2 giờ 41 phút chiều còn gọi là 14 giờ 41 phút, vậy đồng hồ E nối với đồng hồ N.
+ Đồng hồ G chỉ 9 giờ 5 phút, 9 giờ 5 phút tối còn gọi là 21 giờ 5 phút, vậy đồng hồ G nối với đồng hồ L.
- HS đổi chéo bài kiểm tra.
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận theo cặp, 1 HS nêu câu hỏi, 1 HS trả lời.
- HS theo dõi.
- HS tiến hành chơi.
-Bạn Hà bắt đầu đánh răng rửa mặt lúc 6 giờ.
-Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc 6 giờ 10 phút.
-Bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút
-Bạn Nam đến trường bắt đầu từ 7 giờ ...  các bức ảnh ?
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau tập tả lại quang cảnh một trong hai bức ảnh cho nhau nghe .
- Gọi 5 HS tả trước lớp .
- Giáo viên nhận xét chung .
- HS đọc câu hỏi.
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Cảnh chơi đu ở làng quê , trò chơi được tổ chức trước sân đình vào dịp đầu năm mới .
-Trước cổng đình là băng chữ đỏ Chúc mừng năm mới và lá cờ ngũ sắc .
- Mọi người kéo đến xem chơi đu rất đông . Họ đứng chen nhau , người nào cũng mặc quần áo đẹp . tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu .
- Cây đu được làm bằng tre và rất cao .
- Hai người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng . Khi đu , một người thì dướn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau .
- HS quan sát - trả lời .
- Ảnh chụp cảnh hội đua thuyền, diễn ra trên sông .
-Trên sông có hơn chục thuyền đua, các thuyền được làm khá dài, mỗi thuyền có khoảng gần chục tay đua , những chàng trai rất khoẻ mạnh, trẻ, rắn rỏi .
- Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền .
-Trên bờ sông đông nghịt người đứng xem, một chùm bóng bay đủ màu sắc tung bay theo gió làm hội đua càng thêm sôi động . Xa xa làng xóm xanh mướt.
- Nhân dân ta có nhiều lễ hội rất phong phú đặc sắc, hấp dẫn .
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- 5 HS tả trước lớp - Cả lớp theo dõi và bình chọn bạn tả hay nhất .
 4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút)
- Nhận xét tiết học - Tuyên dương HS tích cực học tập .
- Về nhà tập tả lại chuẩn bị cho bài sau .
__________________________________
TOÁN
TIỀN VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được tờ giấy bạc 2000 đồng , 5000 đồng , 10 000 đồng .
 - Bước đầu biết đổi tiền ( trong phạm vi 10 000) và biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam . 
- HS biết tiết kiệm tiền trong đời sống hàng ngày.
II.CHUẨN BỊ.
 -GV : Bảng phụ.Các tờ giấy bạc 2000 đồng , 5000 đồng , 10 000 đồng
 -HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1.Ổn định: Hát .
 2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. ( 5 phút)
Bài 1: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức đó : 
9860 chia 4 nhân 3
3252chia 3 nhân 9
Bài 2 : 6 bạn có 366 bông hoa. Hỏi 8 bạn có bao nhiêu bông hoa? 
 3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động1: Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng , 5000 đồng , 10 000 đồng. ( 10 phút)
-GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và và nhận biết giá trị các tờ giấy 
bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc .
Hoạt động 2: Luyện tập -Thực hành. ( 15 phút)
Bài 1 : -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền .
H. Chú lợn a có bao nhiêu tiền ? Vì sao ?
- Yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
- Gọi HS nêu trước lớp.
Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát bài mẫu .
- Yêu cầu HS tô màu đáp án vào SGK.
Bài 3 : GV yêu cầu HS xem tranh và nói giá của từng loại đồ vật .
H. Trong các đồ vật ấy , đồ vật nào có giá tiền ít nhất ? đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất ?
H. Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền ?
H. Giá tiền của một lọ hoa nhiều hơn giá tiền của một cái lược là bao nhiêu ?
- Có thể yêu cầu HS so sánh giá tiền của các đồ vật khác với nhau .
-HS theo dõi , quan sát và đọc giá trị của từng tờ giấy bạc .
- HS thực hiện theo từng cặp .
- Chú lợn a có 6200 đồng . Vì lấy 5000 
đồng + 1000 đồng +200 đồng = 6200 đồng .
- HS làm bài:
b) Chú lợn b có 8400 đồng.
c) Chú lợn c có 4000 đồng. 
- HS nêu đáp án.
- HS quan sát và nêu cách làm .
- HS tự làm bài:
b) Lấy 2 tờ giấy bạc loại 5000 đồng thì được 10000 đồng.
c) Lấy 5 tờ giấy bạc 2000 đồng thì được 10000 đồng.
d) Lấy 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng và 1 tờ 1000 đồng thì được 5000 đồng.
- HS trả lời .
- bóng bay có giá tiền ít nhất, lọ hoa có giá tiền nhiều nhất.
- Hết 2500 đồng.
- Giá tiền 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền 1 cái lược là : 8700 – 4000 = 4700 đồng.
 4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
- Lấy tờ bạc thật hỏi lại một vài HS .
- Nhận xét tiết học - Tuyên dương học sinh học tốt.
- Về nhà làm thêm các bài tập trong vở bài tập toán .
_____________________________
Tập viết
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa S
Viết tên riêng: 	Sầm Sơn bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa S viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu S, tên riêng: Sầm Sơn và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Phan Rang
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa S, tập viết tên riêng Sầm Sơn và câu ca dao 
Côn Sơn suối chảy rì rầm 
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Ghi bảng : Ôn chữ hoa: S
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa S, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ S trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ S gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết C, T
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ C, T hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ S hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ C, T hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Sầm Sơn
Giáo viên giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Sầm Sơn là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu S
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Sầm Sơn 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Côn Sơn suối chảy rì rầm 
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu thơ trên của Nguyễn Trãi: ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn ( thắng cảnh gồm núi, khe, suối, chùa ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ) 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ca dao có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Côn Sơn, Ta. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa S viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : thực hành 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ S : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ C, T: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Sầm Sơn: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ca dao : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “ Sóc Trăng”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: S, C, T
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ S cao 2 li rưỡi, chữ â, n, ơ cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Chữ C, S, h, T, g, b, y cao 2 li rưỡi
Chữ ô, n, ơ, u, s, i, c, a, r, â, m, e, ư, ê cao 1 li 
Chữ đ cao 2 li
Chữ t cao 1 li rưỡi 
Câu ca dao có chữ Côn Sơn, Ta được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : Ôn chữ hoa : T. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc