Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 A-TẬP ĐỌC:

 -Luyện đọc đúng:Lúc - xăm - bua, Mô - ni - ca, Giét - xi - ca, in - tơ - nét, tơ rưng, lưu luyến. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài. Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.

 -Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

 +Hiểu các từ ngữ :Lúc - xăm - bua, sưu tầm, đàn tơ rưng, in - tơ - nét .

 +Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị , đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc .

 - HS thấy được tình đoàn kết giữa các dân tộc .

B-KỂ CHUYỆN:

 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện bằng lời của mình .Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung .

 -Rèn kĩ năng nghe .Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn .

 II.CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .

 Bảng lớp viết các gợi ý để HS kể chuyện .

 -HS: Sách giáo khoa.

 

doc 28 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 30	Thứ hai ngày 05 tháng 04 năm 2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
GẶP GỠ Ở LÚC –XĂM –BUA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 A-TẬP ĐỌC:
 -Luyện đọc đúng:Lúc - xăm - bua, Mô - ni - ca, Giét - xi - ca, in - tơ - nét, tơ rưng, lưu luyến. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài. Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
 -Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 +Hiểu các từ ngữ :Lúc - xăm - bua, sưu tầm, đàn tơ rưng, in - tơ - nét .
 +Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị , đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộâc .
 - HS thấy được tình đoàn kết giữa các dân tộc .
B-KỂ CHUYỆN:
 - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện bằng lời của mình .Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung .
 -Rèn kĩ năng nghe .Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn .
 II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
 	Bảng lớp viết các gợi ý để HS kể chuyện .
 -HS: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định: Hát .
 2. Bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ”(5phút)
H. Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? (Bảo )
H.Em sẽ làm gì sau khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ ? (Thảo)
H.Nêu nội dung chính ? (Kiều Linh)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Tiết 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc. (10phút)
-GV đọc mẫu lần một .
-Gọi 1 HS đọc bài và chú giải.
- Cho HS đọc tiếp nối từng câu.
- GV theo dõi, sửa sai - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc theo đoạn - GV theo dõi, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi. 
- GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H. Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc - xăm -bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ? 
* Giảng từ: + Lúc - xăm - bua : một nước nhỏ ở châu Âu, cạnh các nước Bỉ, Đức và Pháp.
+ Sưu tầm : tìm kiếm , góp nhặt lại .
- GV chốt ý.
Ý1: Những điều bất ngờ thú vị của đoàn cán bộ Việt Nam .
-Yêu cầu HS đọc 2 đoạn còn lại.
H. Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt vàcó nhiều đồ vật của Việt Nam ?
* Giảng từ :+ in- tơ - nét : mạng thông tin máy tính toàn cầu . 
H.Các bạn HS Lúc - xăm - bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?
- GV chốt ý:
Ý2: Các bạn Lúc - xăm - bua muốn biết về thiếu nhi Việt Nam .
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, trả lời câu hỏi 4.
H. Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này ?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 rút nội dung chính.
-GV chốt ý - Ghi bảng.
Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi tình thân ái, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lúc - xăm - bua .
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10phút)
- GV hướng dẫn cách đọc bài.GV đọc diễn cảm toàn bài:giọng kể cảm động, nhẹ nhàng .
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo đoạn.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Chuyển tiết : Cho HS tập thể dục.
 Tiết 2:
Họat động 3: Luyện đọc lại (tiếp theo.) (10phút)
- Yêu cầu HS đọc nhóm 3 .
- Cho các nhóm thi đọc theo đoạn .
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện. (20 phút)
-Gọi 1HS đọc yêu cầu 1.
+ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK , HS kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình 
+ HD kể chuyện .
H. Câu chuyện được kể bằng lời của ai ? 
H. Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ? 
-GV hướng dẫn : Kể lại bằng lời của em, em lại không phải là người tham gia cuộc gặp gỡ, vì thế cần kể khách quan như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại .
- GV treo bảng phụ câu hỏi gợi ý lên bảng .
-Yêu cầu HS đọc .
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm.
- Yêu cầu 3 HS kể nối tiếp trước lớp.
- Cho 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện .
- GV nhận xét, tuyên dương.
-HS theo dõi
-1HS đọc.Cả lớp đọc thầm .
-HS đọc nối tiếp theo dãy.
-HS phát âm từ khó.
- HS đọc theo đoạn. 
-1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
-Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt ; hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt ; giới thiệu những vật rất đặc trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được ; vẽ Quốc kì Việt Nam ; nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam : Việt Nam , Hồ Chí Minh .)
- HS nhắc ý 1.
-1 HS đọc - Lớp đọc thầm theo.
-Vì cô giáo lớp 6 A đã từng ở Việt Nam . Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói Tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên in - tơ - nét .)
-Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì .
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu : 
- Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam ./ Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn . / Chúng ta tuy ở hai nước xa nhau nhưng quý mến nhau như anh em một nhà .
-HS thảo luận – trình bày trước lớp.
- HS theo dõi.
-HS nhắc lại .
- Cả lớp lắng nghe.
- Theo dõi SGK.
- 3 HS đọc diễn cảm theo đoạn.
-Lớp trưởng điều khiển ,cả lớp tập.
-HS luyện đọc trong nhóm. 
- Các nhóm thi đọc bài.- HS nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi.
- Câu chuyện được kể bằng lời của một người trong đoàn cán bộ đã đến thăm lớp 6 A .
- Bằng lời của chính mình .
-1HS đọc câu hỏi gợi ý .
- 1 HS kể- lớp theo dõi, nhận xét.
- Kể theo nhóm .Mỗi nhóm ba em .
-3 HS kể - lớp nhận xét.
- 1HS thi kể trước lớp .
- Cả lớp theo dõi và nhận xét .
 4. Củng cố – Dặn dò: (5phút)
-GV gọi 1 HS đọc bài, nêu nội dung chính – GV kết hợp giáo dục HS .
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 -Củng cố về cộng các số có năm chữ số ( có nhớ ).
 -Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi , diện tích của một hình chữ nhật .
 - HS tính toán cẩn thận, viết số rõ ràng, trình bày khoa học.
II. CHUẨN BỊ : 
 -GV: Sách giáo khoa- Các bài tập.
 -HS: Vở – Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1.Ổn định : Nề nếp.
 2.Bài cũ : Gọi 2HS lên bảng sửa bài. (5phút)
Bài 1: 	Đặt tính rồi tính : (Uyên, Hoàng)
 13546 + 25145 64987 + 23564
 Bài 2: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 40 cm và chiều rộng là 9 cm . Tính diện tích của hình chữ nhật đó? (Thanh)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1: Luyện tập - Thực hành. (25phút)
 Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
 - Yêu cầu HS làm bàivào vở nháp .
- GV nhận xét, sửa sai – Gọi HS nêu cách làm.
 -Yêu cầu HS làm phần b tương tự .
Bài 3 :Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt vào vở, 1 HS lên bảng.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3 :Gọi HS nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS đặt đề bài toán .
-Yêu cầu HS lên bảng giải bài toán .
-GV thu một số vở chấm . 
-1 HS nêu.
- HS làm vở nháp , 4 em lần lượt làm bảng lớp.
- HS nhận xét - sửa bài, nêu cách làm.
- HS làm phần b tương tự .
- 2 HS đọc.
-HS tìm hiểu bài .
H. Bài toán cho biết gì ?
H. Bài toán hỏi gì?
-1 HS lên bảng, cả lớp tóm tắt vào vở 
 Tóm tắt:
 Chiều rộng : 3 cm 
 Chiều dài : gấp đôi chiều rộng 
 Chu vi :  cm ?
 Diện tích :  cm 2 ?
Bài giải:
 Chiều dài hình chữ nhật là : 
 3 x 2 = 6 ( cm )
 Chu vi hình chữ nhật là :
 (6+ 3) x 2 = 18(cm )
 Diện tích hình chữ nhật là :
 6 x 3 = 18 ( cm2 )
 Đáp số : 18cm ;18 cm2 .
 - HS nhận xét, sửa bài vào vở.
- 2 HS nêu.
-2 HS đặt đề bài toán trước lớp .
VD:Con hái được 17 kg chè, mẹ hái được số chè gấp 3 lần con . Hỏi cả hai mẹ con hái được bao nhiêu ki - lô - gam chè ? 
-1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở .
 Bài giải 
 Số ki - lô - gam chè mẹ hái được : 
 17 x 3 = 51 ( kg )
Số ki - lô - gam chè hai mẹ con hái được: 
 51 + 17 = 68 ( kg ) 
 Đáp số : 68 kg chè .
-HS sửa bài vào vở .
 4. Củng cố – Dặn dò: (5phút)
 - HS nêu cách cộng các số trong phạm vi 100 000.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 06 tháng 04 năm 2010
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
TRÁI ĐẤT - QUẢ ĐỊA CẦU
I. MỤC TIÊU:	
 -HS nhận biết được hình dạng của Trái Đất trong không gian. Biết cấu tạo của quả địa cầu gồm : quả địa cầu, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
 - Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu. 
 -HS lòng say mê tìm hiểu về trái đất,con người trên trái đất.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Các hình trong SGK trang112,113. Quả địa cầu.
 2 bộ bìa, mỗi bộ gồm 5 tấm ghi : cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo.
 - HS: SGK -Vở bài tập . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định: Nề nếp.
 2. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS về bài “Mặt Trời” (5phút)
H. Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? (Khoa)
H. Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật ?(H. Đạt)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài - GV ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. (10phút)
1.Mục tiêu :
 + Nhận ... ùc ngoài này cũng có thể là một người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn đó ở nước nào?
-Yêu cầu HS dựa vào phần gợi ý để làm miệng.
H: Em viết thư cho ai? Bạn đó tên là gì? Bạn sống ở nước nào?
H: Lí do em viết thư cho bạn?
H: Nội dung bức thư em viết là gì? Em tự giới thiệu về mình ra sao? Em hỏi thăm bạn những gì? Em bày tỏ tình cảm của em đối với bạn như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài. (15phút)
-Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu trình tự của một bức thư 
-Yêu cầu HS viết bài .
-GV yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình trước lớp .
-Chấm một số bài, nhận xét, sửa sai.
-1 HS đọc đề - lớp đọc thầm theo .
-2 HS đọc câu hỏi gợi ý .
-HS nối tiếp nhau trả lời.
-Em viết thư cho bạn Mery, ở thủ đô Luân Đôn, nước Anh. / Em viết thư cho bạn Lại Phương Phương ở Quảng Châu , Trung Quốc./
-Qua bài học em được biết về thủ đô Luân Đôn và các bạn nhỏ nước Anh. Em rất thích những cảnh đẹp của Luân Đôn và các bạn nhỏ ở đây./ Em biết nhiều về Trung Quốc, Trung Quốc lại là láng giềng của nước Việt Nam nên em chọn bạn nhỏ ở Quảng Châu để viết thư cho bạn .
-Em tên là . Là HS lớp . Gia đình em sống ở huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Em muốn hỏi thăm xem bạn có khỏe không. Bạn thích học những môn gì, thích những bài hát nào. Bạn có hay đi thăm cảnh đẹp của thủ đô Luân Đôn không? Công viên ở đấy có lớn không? Tuy chưa gặp mặt nhưng em rất mến bạn, mến đất nước Anh và muốn làm quen với bạn .
-2 HS nêu.
-HS viết bài vào vở .
-HS đọc bài viết của mình .Cả lớp theo dõi.
 4. Củng cố – Dặn dò: (5phút)
Nhận xét tiết học .Tuyên dương HS tích cực học tập. 
Về nhà xem lại bài.
__________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU.
 -HS củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 100 000.Củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính và bài toán rút về đơn vị.
 -HS đặt tính đúng, chính xác . 
 -HS có ý thức cẩn thận , chính xác khi làm toán .
II.CHUẨN BỊ.
 - GV : Bảng Phụ có ghi tóm tắt bài tập 3.
 - HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1.Ổn định: Hát .	
 2.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập. (5phút)
 Bài 1 Điền số thích hợp vào chỗ trống ( Nguyễn Quỳnh)
20 000 + 10 000 +  = 90 000
80 000 – 50 000 +  = 70 000
40 000 + 20 000 -  = 30 000
 Bài 2: Một tổ ong loại lớn thu được 420 lít mật ong, một tổ ong loại nhỏ thu được ít hơn loại lớn 43 lít mật ong. Bác nuôi ong có 1 tổ ong loại nhỏ và 4 tổ ong loại lớn. Hỏi bác ấy đã thu được bao nhiêu lít mật ong? ( Tường)
 3.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Củng cố về cộng trừ các số trong phạm vi 100 000 . (10phút)
Bài 1:
-Gọi HS nêu yêu cầu đề. 
-Yêu cầu HS tính nhẩm vào SGK theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
-Yêu cầu HS nhận xét các cặp bài tập câu a và b.
Bài 2: Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-GV nhận xét, sửa sai.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách thực thực hiện.
Hoạt động 2: Củng cố về giải toán. (15phút)
Bài 3: Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS phân tích đề. 
-Cho HS làm bài vào vở.
 -GV chấm bài nhận xét , sửa sai.
Bài 4:Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS phân tích đề .
-Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm vào vở.
-Nhận xét - sửa bài .
-HS nêu yêu cầu.
-HS làm vào SGK, 4 HS lần lượt lên bảng.
-HS nhận xét : cách làm khác nhau nhưng kết quả giống nhau.
-1 HS đọc đề và nêu yêu cầu đề.
-HS làm vào vở, 4 HS lần lượt lên bảng.
-HS đổi chéo vở sửa bài.
-HS nhắc lại theo yêu cầu của GV.
-1 HS đọc đề .
-HS phân tích đề .
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
-HS làm bài vào vở –1 em lên bảng giải.
Bài giải
 Số cây ăn quả ở xã Xuân Hòa:
 68 700 + 5 200 = 73 900 (cây)
 Số cây ăn quả ở xã Xuân Mai:
 73 900 – 4 500 = 69 400 (cây)
 Đáp số: 69 400 cây
-HS đổi bài tự chấm cho nhau , sửa bài vào vở.
-2 HS đọc đề.
-HS phân tích đề.
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
-HS tóm tắt và làm bài, 1 HS lên bảng .
Tóm tắt
 5 com pa : 10 000 đồng
 3 com pa :  đồng?
Bài làm
Giá tiền 1 cái com pa:
 10 000 : 5 = 2000 (đồng)
Số tiền mua 3 cái com pa:
 2000 x 3 = 6000 ( đồng)
 Đáp số: 6000 đồng
-HS đổi bài chấm cho bạn - Sửa bài vào vở.
 4.Củng cố - dặn dò: (5phút)
-Hệ thống lại kiến thức đã học.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà luyện tập thêm dạng toán đã học.
________________________________
Tập viết
Ôn chữ hoa : 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa U
Viết tên riêng: 	Uông Bí bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng: Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa U viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu U, tên riêng: Uông Bí và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Trường Sơn
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : 
+ Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa U, tập viết tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng: Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô. 
Ghi bảng: Ôn chữ hoa: U
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ )
Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa U, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ U trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ U gồm những nét nào?
Cho HS viết vào bảng con
Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết B, D
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên viết chữ B, D hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ U hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Chữ B, D hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng: Uông Bí
Giáo viên giới thiệu: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh. 
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Uông Bí là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu U, B
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Uông Bí 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : 
Uốn cây từ thuở còn non 
Dạy con từ thuở con còn bi bô
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con. 
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Uốn, Dạy
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa U viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp: thực hành 
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ U : 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết chữ B, D: 1 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Uông Bí: 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu ứng dụng: 5 dòng
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. 
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là: T (Tr), S, B
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ U, B, g cao 2 li rưỡi, chữ ô, n, i cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Cá nhân
Chữ U, y, h, D, b cao 2 li rưỡi ; chữ ô, n, c, â, ư, u, ơ, c, a, i, ô cao 1 li ; chữ t cao 1 li rưỡi 
Câu ca dao có chữ Uốn, Dạy được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở.
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc