Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Phương Nam

Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Phương Nam

I/Mục tiêu :

- Biết được bạn bè cần chia sẻ vời nhau khi có chuyện vui, buôn.

- Nêu được một vài việc cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn

- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

- Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

II/Chuẩn bị : GV : Tranh minh họa cho tình huống họat động 1 , tiết 1 .

 -Các câu chuyện , bài thơ , bài hát , tấm gương , ca dao tục ngữ về tình bạn , về sự cảm thông , chia sẻ vui buồn cùng bạn .

III/Họat động dạy học :

 

doc 25 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9	 MÔN : ĐẠO ĐỨC 
	BÀI : CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN 
I/Mục tiêu : 
Biết được bạn bè cần chia sẻ vời nhau khi có chuyện vui, buôn. 
Nêu được một vài việc cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
II/Chuẩn bị : GV : Tranh minh họa cho tình huống họat động 1 , tiết 1 .
 -Các câu chuyện , bài thơ , bài hát , tấm gương , ca dao tục ngữ về tình bạn , về sự cảm thông , chia sẻ vui buồn cùng bạn . 
III/Họat động dạy học : 
Giáo viên
1/Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2 HS trả lời : 
1)Tại sao em phải quan tâm chăm sóc ông bà ,  chị em ?
2)Em hãy kể những việc làm cụ thể , thể hiện việc chăm ? 
 -Đánh giá nhận xét ghi điểm . 
2/Dạy bài mới : -Giới thiệu bài .
*Họat động 1 : Thảo luận nhóm . 
 -Chia lớp thành nhóm nhỏ, yêu cầu nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung . Đưa ra cách giải quyết và lời giải thích hợp .
+Tình huống : Đã 2 ngày lớp 3 B không thấy bạn Âân đến lớp . Giờ sinh họat cô : Mẹ bạn Aân bị ốm đã lâu , nay bố bạn lại bị tai nạn giao thông .Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn Aân vượt qua khó khăn 
+Em sẽ làm gì để giúp đỡ , an ủi bạn ? Vì sao ?
-Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kết luận 
+Kết luận : Khi bạn có chuyện buồn em cần động viên , an ủi .
*Hoạt động 2 : Đóng vai .
-Cho HS thảo luận nhóm 6 .
-Gọi 3 nhóm lên đóng vai . 
*Họat động 3 : Bày tỏ thái độ .
-GV đọc từng ý kiến HS suy nghĩ bày tỏ ý kiến tán thành , không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các bìa đỏ , xanh , trắng .
a)Chia sẻ vui buồn cùng bạn làm cho tình bạn luôn thân thiết , gắn bó .
b)Niềm vui , nỗi buồn là của riêng mỗi người , không nên chia sẻ với ai .
c)Niềm vui sẽ được nhân lên , nỗi buồn sẽ được vơi đi nếu được cảm thông chia sẻ .
+GV kết luận :
-Các ý kiến a, c là đúng .
-Ý kiến b là sai .
 Học sinh 
-2 HS trả lời 
-Nhận xét 
-Tiến hành thảo luận nhóm 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
Chẳng hạn : 
+Phân công nhau giúp đỡ bạn .
+Cùng cô giáo quyên góp tiền ủng hộ bạn .
-Các nhóm nhận xét , bổ sung câu trả lời .
-1 HS đọc bài 2 . 
-3 nhóm lên đóng vai .
+Nhóm 1 : Sinh nhật bạn 
+Nhóm 2 : Thăm mẹ ốm .
+Nhóm 3 : Chia vui bạn được giải thi vở sạch chữ đẹp . 
-HS thảo luận về lí do , HS có thái độ tán thành , không tán thành hoặc lưỡng lự đối với từng ý kiến .
-HS giơ thẻ . 
-Lắng nghe . 
 3/Củng cố : GV kể câu chuyện niềm vui trong nắng thu vàng . 
	-Qua tiết học này em rút ra được bài học gì ? 
4/Dặn dò : Về học và thực hiện – Chuẩn bị tiết 2 . 
? & @
TUẦN 9
Thứ hai ngày 19/10/2009
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: CHÀO CỜ
	MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
Tiết17	 BÀI : ÔN TẬP (Tiết 1 ) 
I/Mục tiêu : 
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/ phút); trả llời được 1 CH về nội dung đoạn, bài.
Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho (BT2).
Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh (BT3).
HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ ( tốc độ đọc trên 55 tiếng/ phút)
II/Chuẩn bị : GV : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc .Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 . 
III/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
1/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 1 số vở bài tập Tiếng Việt in của HS . 
-Đánh giá nhận xét 
2/Dạy bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học và ghi đề . 
*Ôân tập đọc : 
-Gọi HS đọc lần lượt các bài sau :
1) Mùa thu của em .
2) Cuộc họp của chữ viết .
3) Bài tập làm văn .
-Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc .
*Ôân luyện về phép so sánh :
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu .
-Mở bảng phu. Gọi HS đọc câu mẫu .
-Trong những câu văn trên , những sự vật nào được so sánh với nhau ?
-GV dùng phấn màu gạch 2 gạch dưới từ như và phấn trắng gạch 1 gạch dưới 2 sự vật được so sánh với nhau .
+Từ nào được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau ?
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở theo mẫu trên bảng 
-Yêu cầu HS tự đọc bài làm của mình và gọi HS nhận xét . 
 Học sinh 
-Kiểm tra 3 bàn 
-HS đọc lần lượt từng bài 
-Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi 
-Đọc và trả lời câu hỏi 
-Theo dõi và nhận xét 
-1 HS đọc yêu cầu SGK 
-1 HS đọc : Từ trên gác cao nhìn xuống , hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ , sáng long lanh .-Sự vật hồ và chiếc gương bầu dục khổng lồ .
-Đó là từ như .
-HS tự làm 
-2 HS đọc, 2 HS nhận xét .
-HS làm bài vào vở . 
Hình ảnh so sánh 
Sự vật 1 
Sự vật 2 
Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ .
Cầu Thê Húc màu son , cong cong như con tôm .
Con rùa đầu to như quả bưởi . 
Hồ 
Cầu Thê Húc 
đầu con rùa 
Chiếc gương bầu dục khổng lồ .
con tôm 
trái bưởi 
Bài 3 : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Chia lớp thành 3 nhóm 
-Yêu cầu HS làm tiếp sức .
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
-Bài tập yêu cầu chọn từ để điền tạo thành hình ảnh so sánh .
-Các đội cử đại diện HS lên thi , mỗi HS điền vào một chỗ trống .
-1 HS đọc bài làm của mình .
-HS cả lớp làm vở 
+Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều .
+Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo .
+Sương sớm long lanh tựa như hạt ngọc . 
3/Củng cố : Nhận xét giờ học 
4/Dặn dò : Dặn HS về nhà học thuộc các câu văn ở bài tập 2, 3 , đọc lại các câu chuyện đã học trong các tiết tập đọc từ tuần 1 đến tuần 7 . Chuẩn bị tiết 2 
@ & ?
Tiết 18 	MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
	BÀI : ÔN TẬP (Tiết 2 ) 
I/Mục tiêu : 
Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
Đặt được các CH cho từng bộ phận câu Ai là gì? (BT2)
Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT3)
Giáo dục HS tính tự giác , tích cực trong học tập . 
II/Chuẩn bị : GV : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 .
 -Bảng lớp ghi sẵn bài tập 2 và bảng phụ tên các câu chuyện đã học từ tuần 1 đến tuần 8 .
III/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
1/Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra vở bài tập in (Tiếng Việt ) . 
-Đánh giá nhận xét HS . 
2/Dạy bài mới : -Giới thiệu bài 
*Ôân tập Tập đọc : 
-Gọi HS đọc, trả lời câu hỏi lần lượt các bài sau :
1) Lừa và ngựa . 2) Bận .
3) Những chiếc chuông reo
*Ôân luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu Ai, là gì ? 
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
+Các em đã được học những mẫu câu nào ?
+Hãy đọc câu văn trong phần a .
+Bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào ?
+Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ? 
-Yêu cầu HS tự làm phần b .
-Gọi HS đọc lời giải .
Bài 3 : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Gọi HS nhắc lại tên các chuyện đã được học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết tập làm văn .
-Khen HSõ nhớ tên truyện ,ø mở bảng phụ để HS đọc lại .
-Gọi HS lên thi kể , HS khác nhận xét .
-Ghi điểm HS 
*Chú ý : có thể chọn 1 nhóm HS kể theo vai 1 câu chuyện để HS phát huy khả năng nhập vai của mình . 
 Học sinh 
-Kiểm tra 3 bàn 
-HS đọc lần lượt 
-Mỗi HS đọc 1 đoạn 
-Theo dõi và nhận xét 
+2 HS đọc yêu cầu trong SGK 
-Mẫu câu Ai , là gì ? Ai làm gì ? 
-Đọc : Em là hội viên 
-Câu hỏi : Ai ?
-Ai là hội viên thiếu nhi phường ?
-Tự làm bài tập 
-3 HS đọc ,lớp làm bài vào vở .
+ kể lại 1 câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu 
-HS nhắc lại tên các truyện 
Cậu bé thông minh , Ai có lỗi , 
-Thi kể câu chuyện mình thích 
-HS khác nhận xét bạn kể về các yêu cầu đã nêu trong tiết kể chuyện . 
 3/Củng cố : Đặt câu theo mẫu câu Ai là gì ? Ai , làm gì ? (2 HS đặt câu ) 
	-Nhận xét giờ học .
4/Dặn dò : Về nhà tập đọc – Chuẩn bị tiết 3. 
Tiết 41	MÔN : TOÁN 
	BÀI : GÓC VUÔNG , GÓC KHÔNG VUÔNG . 
I/Mục tiêu : 
Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
Biết sử dụng ê-ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu)
BT cần giải: bài 1, bài 2 (3 hình dòng 1), bài 3, bài 4.
II/Chuẩn bị : GV : Ê-ke lớn , thước dài , phấn màu .
	HS : Mỗi HS 1 êke 
III/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
1/Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra vở bài tập in và gọi HS lên bảng làm bài 3 . 
-Nhận xét chữa bài và ghi điển HS 
 2/Dạy bài mới : -Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học và ghi lên bảng .
*Làm quen với góc . 
-Yêu cầu HS quan sát 2 đồng hồ và nhận xét 
+2 kim đồng hồ có chung một điểm gốc gọi là gì ?
+Làm tương tự với đồng hồ thứ 3 
-Vẽ lên bảng các hình vẽ về góc gồm như các góc tạo thành bởi 2 kim trong mỗi đồng hồ .
A E M 
 G 
O B D P N 
+Theo em , mỗi hình vẽ trên có được coi là một góc vuông không ?
*Giới thiệu : Góc được tạo bởi 2 cạnh có chung một gốc .
-Điểm chung của 2 cạnh tạo thành góc gọi là đỉnh của góc .
-Hướng dẫn HS đọc tên các góc .
*Giới htiệu chung góc vuông và góc không vuông .
-Vẽ lên bảng góc vuông AOB và góc không vuông 
 A M A 
 N 
 O B P B 
 C 
-Gọi góc không vuông MPN , ABC là 2 góc gì?
*Giới thiệu ê ke .
-Yêu cầu HS cả lớp quan sát ê ke 
+Thước ê ke dùng để làm gì ? 
+Thước ê ke có hình gì, có mấy cạnh và mấy góc ?
+Tìm góc vuông trong thước ê ke ?
+Hai góc còn lại có vuông không ?
*Hướng dẫn dùng ê ke để kiểm tra góc vuông và góc không vuông .
+Tìm góc vuông của thước ê ke .
+Đặt 1 cạnh của góc vuông trong ...  quan sát , nhận xét và bình chọn
 3/Củng cố : Nhận xét tiết học 
4/Dặn dò : Thường xuyên quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh . 
	 -Sưu tầm tranh tĩnh vật của các họa sĩ và thiếu nhi . 
Thứ năm, ngày 22/10/2009
Tiết 44	MÔN : TOÁN 
	BÀI : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I/Mục tiêu : 
Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thou tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m, m và mm)
Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
BT cần giải: bài 1 (dòng 1,2,3), bài 2 (dòng 1,2,3), bài 3 (dòng 1,2).
II/Chuẩn bị : GV : bảng kẻ sẵn các dòng các cột như ở khung bài học nhưng chưa viết chữ và số . 
III/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
1/Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu 4 HS nêu miệng bài số 1 và số 2 , 3 HS lên bảng chữa bài bài số 3 và 4 ở vở bài tập . 
-Nhận xét , ghi điểm
2/Dạy bài mới : 
-Giới thiệu bài :Nêu mục tiêu giờ học và ghi đề lên bảng .
*Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài 
-Yêu cầu HS nêu thứ tự tên các đơn vị đo độ dài đã học .
-GV ghi lần lượt tên các đơn vị đo độ dài vào bảng .
-Hướng dẫn HS lần lượt lập bảng đơn vị đo 
km
hm
dam 
m
dm
cm
mm
1km
=10hm
=1000m
1hm
=10dam
=100m
1dam
=10m
1m
=10dm
=100cm
=1000mm
1dm
=10cm
=100mm 
1cm
=10mm
1mm
*Luyện tập thực hành :
Bài 1 : 1 HS đọc yêu cầu của bài 
-Yêu cầu HS làm bài 
-Hướng dẫn HS chữa bài trên bảng 
-GV đánh giá kết quả .
Bài 2 : Yêu cầu 2 HS khác lên bảng làm bài
-Hướng dẫn HS chữa bài trên bảng 
-GV nhận xét lại và xác định đúng , sai 
Bài 3 : Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài 
-Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở 
-Củng cố cho HS cách đặt tính nhân . 
 Học sinh 
-HS thực hiện yêu cầu của GV 
-Nhận xét 
-Lắng nghe 
- nêu thứ tự các đơn vị đo 
-4 HS lần lượt nêu quan hệ giữa hai đơn vị đo 
-1 Số HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài .
+1 em đọc đề
-2 HS lên bảng lớp làm bài , cả lớp làm bài vào vở 
-Sửa bài
+2 em làm bảng lớp, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét, sửa bài
+Xác định đề, quan sát mẫu, làm bài vào vở
 3/Củng cố : 2– 3 HS nhắc lại theo thứ tự bảng đơn vị đo độ dài .
	-1 số HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về luyện tập thêm vở bài tập in .
@ & ?
Tiết 45	MÔN : TOÁN
	BÀI : LUYỆN TẬP 
I/Mục tiêu : 
Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
BT cần giải: bài 1b (dòng 1, 2,3) bài 2, bài 3 (cột 1).
II/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
1/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài 1b –Gọi HS lên bảng làm bài .
-Lớp làm bảng con .
-Nhận xét 
2/Dạy bài mới : -Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng . 
*Giới thiệu về số đo có 2 đơn vị đo .
+Bài 1 : Vẽ lên bảng đọan thẳng AB dài 1m 9cm, yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng bằng thước mét .
-Đọan thẳng AB dài 1m và 9 cm ta có thể viết tắt 1m9cm và đọc là 1mét 9 xăng –ti-mét .
-Viết lên bảng 3m2 dm = dm và yêu cầu HS đọc 
-Hỏi : 3m bằng bao nhiêu dm ?
+Vậy 3 m 2 dm bằng 30dm cộng 2 dm bằng 32 dm . 
-Vậy muốn đổi 2 đơn vị đo thành 1 đơn vị đo ta đổi từng thành phần của số đo có 2 đơn vị ra đơn vị cần đổi rồi cộng các thành phần đã được đổi với nhau . 
-Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài – Chữa bài ghi điểm . 
+Bài 2 : Cộng , trừ , nhân , chia các số đo
-Gọi 2 HS lên bảng làm, chữa bài ( yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính với các đơn vị đo ).
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
+Bài 3 : Gọi 1 HS nêu yêu cầu
-Viết lên bảng 6 m 3 cm 7m 
-Yêu cầu HS suy nghĩ và cho kết quả so sánh . 
-Yêu cầu HS tự làm bài tiếp 
-Chữa bài và ghi điểm HS . 
 Học sinh 
-2 HS lên bảng làm 
3 m 2 cm = 302 cm 9 m 3 cm = 903 cm 
4 m 7 dm = 47 dm 9 m 3 dm = 93 dm 
-Nhận xét .
-Lắng nghe 
-1 HS đọc 
+Theo dõi và làm theo yêu cầu của GV
-Đoạn thẳng AB dài 1 m và 9cm 
-Đọc : 1 mét 9 xăng –ti-mét 
-Đọc 3mét 2 đềximét bằng  đề xi mét .
-3 m bằng 30 dm 
-Thực hiện cộng 30dm + 2 dm = 32 dm
 3 m 2 dm = 32 dm
-Lắng nghe 
-Làm các bài còn lại tương tự như trên
+2 em lên bảng làm,lớp làm vào vở
- ta cũng thực hiện bình thường như với các số tự nhiên , sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả 
+So sánh các số đo độ dài, điền dấu 
 6m 3cm < 7m (6 m 3 cm = 603 cm ; 7 m = 700 cm mà 603 cm < 700 cm ) 
-2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm vở 
-HS cả lớp đọc lại bài làm sau khi đã chữa. 
 3/Củng cố : Gọi HS đọc bảng đơn vị đo độ dài xuôi , ngược .
 -Đề-ca-mét, héc-tô-mét viết tắt là gì ? -Nhận xét tiết học .
4/Dặn dò : Về nhà luyện tập thêm về các số đo độ dài . 
Tiết 9	 MÔN : TẬP LÀM VĂN 
BÀI : ÔN TẬP (Tiết 8 ) 
I/Mục tiêu : Kiểm tra (viết) theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI:
Nghe-viết đúng bài CT; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc va7n xuôi); tốc độ viết khỏang 55 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học.
II/Chuẩn bị : GV : Phô tô đề cho học sinh . 
	 HS : Vở bài tập tiếng việt 
III/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
1/Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 HS đọc lại các từ ngữ đã điền vào ô trống ở ( tiết 7 . 
2/Dạy bài mới : 
-Giới thiệu bài , ghi đề : Ôân tập , kiểm tra tập đọc , học thuộc lòng ( tiết 8) . 
-GV đọc bài : Mùa hoa sấu SGK/73 
-GV phát đề .
-Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài , cách làm bài .
-Nhắc HS đọc kĩ bài , sau đó mới đánh dấu vào những ý đúng ở câu trả lời , lúc đầu đánh dấu bằng chì .Làm bài xong kiểm tra lại kết quả rà soát cuối cùng đánh dấu bằng bút mực .
-Chấm , chữa bài .
-GV chốt câu đúng 
 Học sinh 
-2 HS đọc lại các từ ngữ đã điền vào ô trống ở tiết 7 .
-HS theo dõi , 2 HS đọc 
-HS đọc từ bài văn khoảng 15 phút .Suy nghĩ làm bài .
+Câu 1 : ý c 
Cây sấu thay lá và ra hoa 
+Câu 2 : ý b 
Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu .
+Câu 3 : ý a 
Hoa sấu thơm nhẹ có vị chua .
+Câu 4 : ý b .Hình ảnh “ Những chùm hoa sấu nhỏ như những chiếc chuông tí hoa “ , “ vị hoa chua chua như vị nắng non “ .
+Câu 5 : ý a . Tinh nghịch 
-Sửa từng câu .Mỗi em đọc 1 câu 
-HS dưới lớp nhận xét . 
3/Củng cố : Nhận xét tiết học 
4/Dặn dò : Về nhà ôn lại bài .Chuẩn bị thi giữa kì . 
? & @
Tiết 18	MÔN : CHÍNH TẢ 
	BÀI : ÔN TẬP (TIẾT 7 ) 
I/Mục tiêu : Kiểm tra (Đọc) theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI (nêu ở tiết 1 ôn tập)
II/Chuẩn bị : GV : Phô tô dãy ô chữ của bài tập 2/72SGK 
	 HS : Vở bài tập Tiếng Việt . 
III/Họat động dạy học : 
 Giáo viên 
1/Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở bài tập Tiếng Việt của HS . 
-Nhận xét và ghi đieêm3
2/Dạy bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học và ghi đề lên bảng
a)Kiểm tra học thuộc lòng : 
-GV ghi tên các bài thơ , văn học thuộc lòng của 8 tuần đầu vào các tờ giấy nhỏ , yêu cầu HS bốc thăm thi đọc .
-GV nhận xét – ghi điểm .
b)Bài tập 2 : Giải ô chữ .
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .
-Yêu cầu HS quan sát ô chữ và chữ điền mẫu .
*Hướng dẫn HS làm bài .
-Dựa theo gợi ý của từng dòng để tìm từ ngữ .
-Ghi từ vào ô trống theo hàng ngang có đánh dấu số thứ tự .Các từ phải có nghĩa đúng .
-Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo hàng ngang , đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu .
-Chia 4 nhóm để các em làm bài .
-Các nhóm trình bày . GV nhận xét . 
 Học sinh 
-2 bàn nộp vở
-Lắng nghe
-Từng HS bốc thăm và đọc thuộc lòng 
-HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu , trả lời 1 câu hỏi trong đoạn vừa đọc .
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm bài .
-HS quan sát ô chữ và chữ điền mẫu .
-Các nhóm làm bài vào phiếu 
Lời giải : 
- Dòng 1 : TRẺ EM 
- Dòng 2 : TRẢ LỜI 
- Dòng 3 : THỦY THỦ 
- Dòng 4 : TRƯNG NHỊ 
- Dòng 5 : TƯƠNG LAI 
- Dòng 6 : TƯƠI TỐT 
- Dòng 7 : TẬP THỂ 
- Dòng 8 : TÔ MÀU 
-Từ mới xuất hiện TRUNG THU 
3/Củng cố : GV nhắc lại nội dung bài kiểm tra học thuộc lòng , củng cố mở rộng vốn từ . 
 Nhận xét tiết học . 
4/Dặn dò : Về nhà luyện đọc lại các bài đã học . 
? & @
Thứ hai, ngày 23/10/2008
Tiết 9	 SINH HOẠT TẬP THỂ
BIỂU DIỄN : VĂN NGHỆ – THỂ THAO
I/Mục tiêu : 
Đi học chuyên cần , đúng giờ , có ý thức kỉ luật tốt .
Học bài , làm bài tập về nhà đầy đủ , có thức phát biểu xây dựng bài .
Loại điềm kém , giành nhiều điểm 9 -10 , biểu diễn văn nghệ – thể thao dâng lên thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 
II/Họat động dạy học : 
1/Nhận xét hoạt động tuần 8 :
+Ưu điểm :
-HS đi học chuyên cần, đúng giờ
-Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, thẳng hàng
-Thực hiện nghiêm túc thể dục giữa giờ
-Thực hiện tốt nội quy trường , lớp đề ra
-Tích cực học tập
+Cần khặc phục :Việc quên sách , vở
-1 số bạn còn nói chuyện trong giờ học
2/Kế hoạch tuần 9 :
-Học mới, ôn cũ để chuẩn bị thi giữa kì I
-Thi đua học tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 /11
-Tiếp tục duy trì nề nếp lớp
3/Biểu diễn : Văn nghệ – thể thao :
-Cho h/s chọn các bài hát,bài thơ có chủ đề về thầy cô
-Tổ chức thí biểu diễn hát, đọc thơ hay giữa các tổ trước lớp
-Nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
+Chuẩn bị thi đấu thể thao :cầu lông vào tuần sau.
? & @

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9.doc