Tập đọc: Một người chính trực
I.Mục đích yêu cầu
- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành
- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan chính trực thời xưa.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Gv kiểm tra 2 học sinh nối tiếp nhau đọc truyện: Người ăn xin
- Trả lời câu hỏi 2,3,4
B.Bài mới
1.Giới thiệu chủ điểm và bài học: GV ghi đầu bài
2.Luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc đúng
- Học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn truyện
ã Đoạn 1: Từ đầu đến Lý Cao Tông
ã Đoạn 2: Tiếp đến Tô Hiến Thành được
ã Đoạn 3: Còn lại.
- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ
- Học sinh luyện đọc theo cặp, 1 – 2 học sinh đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài
Tuần 4 Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010 Tập đọc: Một người chính trực I.Mục đích yêu cầu - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả rõ ràng.Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành - Hiểu nội dung ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan chính trực thời xưa. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc. III.Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ - Gv kiểm tra 2 học sinh nối tiếp nhau đọc truyện: Người ăn xin - Trả lời câu hỏi 2,3,4 B.Bài mới 1.Giới thiệu chủ điểm và bài học: GV ghi đầu bài 2.Luyện đọc và tìm hiểu bài a.Luyện đọc đúng - Học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn truyện Đoạn 1: Từ đầu đến Lý Cao Tông Đoạn 2: Tiếp đến Tô Hiến Thành được Đoạn 3: Còn lại. - Gv kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ - Học sinh luyện đọc theo cặp, 1 – 2 học sinh đọc cả bài - Gv đọc diễn cảm toàn bài b.Tìm hiểu bài - Học sinh đọc đọc thầm đoạn 1 ? Đoạn này kể chuyện gì? (Thái độ chính trực của THT đối với chuyện lập ngôi vua ) ? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của THT thể hiện như thế nào? (Không nhận đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất, lập thái tử Long Cán lên làm vua) - Học sinh đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: ? Khi THT ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? (Quan..Đường ngày đêm hầu hạ ông) - Học sinh đọc thầm đoạn 3 ? THT cử ai thay ông đứng đầu triều đình? (Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá) ? Vì sao Thái Hậu ngạc nhiên khi ông cử ông quan này? (Vì Vũ Tán Đường ngày đêm tận tình chăm sóc ông lại không được tiến cử còn Trần Trung Tá bận công việc nhưng ít tới thăm ông lại được tiến cử) ?Trong việc tìm người cứu nước, sự chính trực của ông THT thể hiện như thế nào? (Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm ra hầu hạ mình) ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông THT ? (Vì những người đó bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng họ làm nhiều điều tốt cho nhân dân cho nước ) ? Nêu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện? (1 -2 học sinh) c.Hướng dẫn đọc diễn cảm - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - Gv hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 3( Bảng phụ) - Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp - Gv đọc mẫu, từng cặp học sinh luyện đọc theo phân vai - Thi đọc diễn cảm trước lớp - Gv và lớp bình chọn bạn đọc đúng và đọc hay nhất lớp 3. Củng cố dặn dò - Gv nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau Tiếng Anh Giáo viên bộ môn dạy Toán: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên I.Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức ban đầu về: - So sánh hai số tự nhiên. - Đặc điểm về thứ tự các số. II. Đồ dùng. III. Hoạt động dạy học. A. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh – Nêu cấu tạo thành phần của một số. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài. 2. So sánh các số tự nhiên. a. Các số không có cùng số chữ số. - GV cho học sinh so sánh hai số 100 và 99? (100 > 99 hoặc 99 > 100) - Giải thích: Vì số 100 có 3 chữ số, số 99 có 2 chữ số. Kết luận: Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn. - Học sinh so sánh các cặp số 123 và 4056; 999 và 1000; 7800 và 985. b. Các số có cùng số chữ số. VD: So sánh hai số 28695 và 28965. Cả hai số cùng có 5 chữ số. Vậy ta so sánh các hàng từ trái sang phải. Hai số cùng có hàng chục nghìn là 2, hàng nghìn là 8, ta so sánh đến hàng trăm có 6 < 9 nên 28695 < 28965. Kết luận SGK: học sinh đọc thuộc. c. So sánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số. - So sánh 5 và 7 5 < 7 vì trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước 7. Trong dãy số tự nhiên số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau. Trên tia số, số gần gốc 0 là số bé hơn, số xa gốc 0 là số lớn hơn. 3. Xếp thứ tự số tự nhiên. - GV viết bảng các số 7698; 7968; 7896; 7869. ? Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn? (7698; 7869; 7896; 7968) Muốn xếp các số tự nhiên theo thứ tự ta phải so sánh các số Kết luận SGK(Học sinh đọc thuộc). 4. Luyện tập a. Bài 1. Học sinh tự làm bài rồi nêu cách so sánh các số. VD: 1234 > 999 vì 1234 có 4 chữ số còn 999 chỉ có 3 chữ số. b. Bài 2,3. Xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV hướng dẫn: Muốn xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? (Phải so sánh các số với nhau) - Học sinh làm bài, 3 học sinh chữa bài trên bảng. 8136; 8316; 8361. 5724; 5740; 5742. 63841; 64813; 64831. 5. Củng cố dặn dò: - Gv chốt lại kiến thức cần nhớ. Chuẩn bị bài sau. Đạo đức: Vượt khó trong học tập (Tiết 2) I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng nhận thức - Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn cố hoàn cảnh khó khăn - Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống II.Đồ dùng dạy học: SGK, vở bài tập III.Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 2 học sinh đọc thuộc lòng Ghi nhớ 2.Hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành a. Hoạt động 1: - Thảo luận nhóm (bài tập hai- sgk) - Các nhóm thảo luận - Giáo viên mời 1 nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi - Giáo viên kết luận khen những học sinh biết vượt khó trong học tập b.Hoạt động 2:Thảo luận nhóm đôi(bài tập 3 sgk) - Giáo viên giải thích rõ yêu cầu bài tập - Học sinh thảo luận nhóm - Giáo viên mời 1 vài em trình bày trước lớp - Giáo viên kết luận khen những học sinh đã biết vượt qua khó khăn trong học tập c.Hoạt động 3: - Làm việc cá nhân (bài tập 4-sgk) - Giải thích yêu cầu bài tập - Giáo viên mời 1số học sinh trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục - Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến học sinh lên bảng - Học sinh cả lớp trao đổi nhận xét Kết luận: khuyến khích học sinh thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn để học tốt Kết luận chung: Trong cuộc sống mỗi người đề có những khó khăn riêng Để học tập tốt cần cố gắng vượt qua những khó khăn d.Hoạt động nối tiếp Học sinh thực hiện các nội dung ở mục thực hành sgk 3.Củng cố dặn dò - Giáo viên nhắc lại nội dung bài học - Học sinh nêu lại ghi nhớ sgk - Chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010 Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Củng cố về viết, so sánh các số tự nhiên. - Bước đầu làm quen với dạng bài tập x < 5; 68 < x < 92. II. Hoạt động dạy học Bài cũ. Nêu các cách để so sánh các số tự nhiên? Kiểm tra vở bài tập của học sinh B.Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. Bài 1. Yêu cầu viết số lớn nhất, bé nhất. - HÄC SINH làm bài cá nhân – 1 HÄC SINH chữa bài trên bảng Kết quả đúng: 1 chữ số 2 chữ số 3 chữ số a, Số bé nhất 0 10 100 b, Số lớn nhất 9 99 999 2. Bài 2. HÄC SINH tự làm bài, báo cáo kết quả. - Có 10 số có 1 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; ... ; 9. - Có 90 số có 2 chữ số: 10; 11; 12; ... ; 99. 3. Bài 3. Yêu cầu: điền chữ số thích hợp vào ô trống - 2 HÄC SINH lên bảng làm bài – giải thích cách làm. - Lớp nhận xét bổ sung. a. 859076 < 859167 b. 472307<482307 4. Bài 4. Tìm số tự nhiên x biết 2 < x <5 ; x < 5 - HÄC SINH kể các số tự nhiên nhỏ hơn 5 là 0, 1, 2, 3, 4. ? Số nào lớn hơn 2 và nhỏ hơn 5? (3, 4) Vậy x là 3, 4. 5. Bài 5. Hướng dẫn tương tự bài 4. - Số tròn chục x biết 68 < x < 92. Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là 70, 80, 90. Vậy x là 70, 80, 90. 6. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học, chốt kiến thức đã luuyện tập Chuẩn bị bài sau. Chính tả (Nhớ - viết): Truyện cổ nước mình I. Mục tiêu: - Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ “Truyện cổ nước mình” -Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có các âm đầu r – d – gi hoặc có vần an hoặc ang II.Đồ dùng: SGK, vở bài tập III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: - Viết tên các con vật hoặc đồ vật có âm đầu là tr hoặc ch - 3HÄC SINH thi viết – GV và lớp nhận xét, tuyên dương B.Bài mới 1.Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài 2.Hướng dẫn chính tả: - HÄC SINH đọc yêu cầu trong SGK( 1- 2 HÄC SINH) - Đọc thuộc lòng bài thơ “Truyện cổ nước mình” ? Nêu nội dung chính của bài? ( 1 HÄC SINH ) - HÄC SINH nêu cách trình bày bài thơ? - GV nhắc nhở về cách trình bày bà 3.HÄC SINH viết bài theo trí nhớ 4.Chấm bài và chữa lỗi - Chấm tại lớp 8 – 10 bài sau đó nhận xét và chữa lỗi chung 5.Hướng dẫn HÄC SINH làm bài tập chính tả -HÄC SINH làm bài tập 2 - 2HÄC SINH làm bài trên bảng – Lớp làm vào vở bài tập - Chữa bài: Từ cần điền là gió, chân, dân, dâng, vầng ....... 6. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài sau Ân nhạc Giáo viên bộ môn dạy Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy I. Mục tiêu: - Nắm được hai cách chính để cấu tạo từ phức của Tiếng Việt Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (Từ ghép) Phối hợp những tiếng có âm, vần, cả âm và vần giống nhau (Từ láy) - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được từ ghép, từ láy đơn giản và tập đặt câu với từ đó II. Đồ dùng: SGK, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là từ đơn, từ phức? 2 HÄC SINH trả lời - GV nhận xét cho điểm B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài 2. Phần nhận xét - Đọc nội dung 1 và gợi ý trong SGK (1 - 2 HÄC SINH) - Lớp đọc thầm. - 1 HÄC SINH đọc to câu thơ 1, đọc to từ in đậm: Truyện cổ, thầm thì, ông cha. ? Từ nào là từ phức? (Truyện cổ, thầm thì, ông cha ) - Tương tự với các câu thơ còn lại. ? Tìm những từ phức ở trên do những tiếng có nghĩa tạo thành? (Ông cha, truyện cổ, im lặng) Kết luận: Những tiếng có nghĩa ghép lại với nhau là từ ghép. ? Em có nhận xét gì về những từ còn lại? + Giống nhau về âm đầu: Thầm thì + Giống nhau về vần: Cheo leo Kết luận: Những từ phức có âm đầu, vần giống nhau là từ láy. ? Có mấy cách để tạo từ phức? (2 cách) 3. Ghi nhớ: SGK 4. Luyện tập: a. Bài 1: HÄC SINH thảo luận theo cặp, làm bài trong 5 phút 2 HÄC SINH chữa bài - Lớp nhận xét, bổ sung Kết quả: + Từ ghép: Ghi nhớ , đền thờ, bờ bãi, dẻo dai,...... + Từ láy: Nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn,....... b. Bài 3: GV chia nhóm 4, giao nhiệm vụ - Nhóm 1: Tìm từ láy, từ ghép có tiếng “ngay” - Nhóm 2: Tìm từ láy, từ ghép có tiếng “thẳng” - Nhóm 3: Tìm từ láy, từ ghép có tiếng “thật” HÄC SINH l ... à 600 + 400 = 1000 (g) 1000 g = 1 kg Đáp số : 1kg 4. Củng cố dặn dò - Gv nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau Lịch sử: Nước Âu Lạc I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết được - Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang - Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc - Nguyên nhân thắng lợi và thất bại trước sự xâm lược của Triệu Đà II. Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ ? Nêu những nét chính vể đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt? 2. Bài mới a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt - Học sinh đọc mục 1 SGK ? Người Âu Việt sống ở đâu? (Sống ở mạn Tây Bắc của nước Văn Lang) ? Đời sống của người Lạc Việt và người Âu Việt có gì giống nhau? ( Cũng biết trồng lúa, chế tạo đồ đồng,..........phong tục) ?Người dân Âu Việt và người dân Lạc Việt sống với nhau như thế nào? (.......sống hoà hợp với nhau) Kết luận: SGK b.Hoạt động 2: Sự ra đời của nước Âu Lạc - Học sinh thảo luận nhóm bàn trả lời các câu hỏi sau: ?Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một nước? ? Ai là người có công hợp nhất đất nước? ? Nhà nướccủa người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì? Đóng đô ở đâu? Ai làm vua? Đại diện nhóm trả lời – Nhóm khác nhận xét bổ sung GV kết luận : SGK c. Hoạt động 3: Những thành tựu của người dân Âu Lạc - HÄC SINH quan sát hình minh hoạ trong SGK, đọc thầm nội dung để trả lời câu hỏi: ? Người Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống? ( Xây dựng kinh thành Cổ Loa....... Sử dụng lưỡi cày đồng,chế tạo được loại nỏ thần.......) d. Hoạt động 4: Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà - Học sinh đọc đoạn từ: “Từ năm 207 TCN.......phương Bắc”, trả lời câu hỏi ? Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà bị thất bại? Kể lại cuộc chiến xâm lược của Triệu Đà ? Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc? Ghi nhớ SGK: 2 -3 học sinh đọc 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học Kĩ thuật: Khâu thường (Tiết 2) I. Mục tiêu - học sinh biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu - Biết cách khâu và khâu được những mũi khâu thường theo đường vạch dấu - Rèn luyện tính kiên trì và khéo léo II. Đồ dùng: Vải, kim, chỉ, thước, kéo, phấn, mẫu đường khâu thường,... II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu - Giáo viên giới thiệu mẫu khâu thường còn gọi là khâu tới, khâu luôn -Học sinh nêu đặc điểm của đường khâu mũi thường: Đường khâu ở mặt phải, mặt trái giống nhau Mũi khâu ở mặt phải, mặt trái giống nhau, cách đều nhau, dài bằng nhau Kết luận: SGK 2. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn thao tác kĩ thuật - Vạch dấu trên vải Học sinh quan sát hình 2a, 2 b để nêu cách lên kim, xuống kim Giáo viên cho1 học sinh lên thực hiện thao tác GV đã hướng dẫn Học sinh khác thực hiện vạch dấu đường khâu thường - GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường - HÄC SINH quan sát và nêu cách khâu Giáo viên nhận xét bổ sung , hướng dẫn một số điểm cần lưu ý khi khâu thường 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ trước khi cho học sinh thực hành 3. Hoạt động 3 :Học sinh thực hành - Nêu thời gian và yêu cầu thực hành: Mỗi học sinh thực hành khâu một đường khâu thường trên vải - Học sinh thực hành .Giáo viên quan sát uốn nắn 4. Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau Khoa học: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ? I. Mục tiêu : Học sinh có thể - Giải thích lí do tại sao cần phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật - Nêu ích lợi của việc ăn cá II Đồ dùng dạy học: SGK, phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, vừa phải, có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế? B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm - Học sinh chia lớp thành 2 đội , rút thăm xem đội nào nói trước - Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm (thời gian chơi 10 phút) Nếu đội nào nói sai, nói chậm, nói lại tên thức ăn đội kia đã nói là bị thua - Lưu ý: mỗi đội cử ra 1 bạn viết tên các món ăn vào giấy khổ to 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu lí do tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật *Làm việc cả lớp - Lớp cùng đọc danh sách các món ăn các em đã lập và chỉ ra món nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật *Làm việc trên phiếu theo nhóm - Gv chia lớp thành nhóm nhỏ, phát phiếu - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc theo yêu cầu của phiếu ? Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật ? ? Trong nhóm đạm động vật, tại sao chúng ta nên ăn cá? - Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình - Học sinh đọc mục: Bạn cần biết sgk Kết luận : Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau. Ăn kết hợp đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Trong tổng số lượng đạm cần ăn nên ăn từ 1/3 đến 1/2 đạm động vật Ngay trong nhóm đạm động vật cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Lưu ý : Chất đạm ăn vào ngày nào cơ thể dùng ngày ấy không dự trữ được, nếu ăn quá nhu cầu chất đạm chuyển thành đường và được giải phóng thành năng lượng như vậy sẽ lãng phí Khuyến khích viêc sử dụng sữa đậu nành và đậu phụ vừa đảm bảo cơ thể có nguồn đạm thực vật quý vừa có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư 3. Củng cố dặn dò - Gv nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010 Luyện từ và câu Luyện tập về từ ghép và từ láy I. Mục đích yêu cầu Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép, từ láy trong câu, trong bài II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là từ ghép cho ví dụ. - Thế nào là từ láy, cho ví dụ. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẵn làm bài tập a. Bài 1: - Một học sinh đọc nội dung bài 1 - Lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến +Từ ghép phân loại: Bánh rán + Từ ghép tổng hợp: Bánh trái b. Bài 2: - Một học sinh đọc bài 2 - Gv phát phiếu cho từng cặp học sinh trao đổi làm bài - Đại diện nhóm trình bày - Lớp,gv nhận xét bổ sung Từ ghép phân loại: xe điện, xe đạp, tầu hoả, đường ray, máy bay Từ ghép tổng hợp: ruộng đồng, núi non, làng xóm, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc c. Bài 3: - Một học sinh đọc bài 3 - Gv hướng dẫn học sinh cần xác định các từ lặp lại ở bộ phận nào (âm đầu, lẫn cả âm và vần) - Học sinh làm bài cá nhân rồi chữa bài 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau Toán: Giây, thế kỉ I. Mục tiêu:Giúp học sinh - Làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỉ và năm. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 1 học sinh làm bài tập 2 sgk - Kiểm tra vở bài tập – Nhận xét chung B. Bài mới 1. Giới thiệu về giây. - Gv dùng đồng hồ có đủ 2 kim để ôn về giờ, phút, giới thiệu về giây - Cho học sinh quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu: + Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ + Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút - Hướng dẫn nhắc lại 1 giờ = 60 phút - Gv giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho học sinh quan sát sự chuyển động của nó và nêu: Khoảng thời gian đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây Gv viết bảng 1 phút = 60 giây 2. Giới thiệu về thế kỉ - Gv giới thiệu: Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ - Gv viết: 1 thế kỉ bằng 100 năm ; 1 thế kỉ = 100 năm Học sinh nhắc lại - Gv nêu: Bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ 1 (Gv ghi tóm tắt lên bảng và cho học sinh nhắc lại) - Từ 101 đến 200 là thế kỉ 2(như sgk) - Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? (20) - Năm 1990 thuộc thế kỉ nào? (20) - Năm nay thuộc thế kỉ nào? (21) 3. Thực hành a. Bài 1: - Học sinh đọc đề bài, tự làm bài rồi chữa bài - Với bài 1phút 8 giây = 60 giây + 8 giây = 68 giây b.Bài 2: - Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài - Yêu cầu học sinh làm bài một cách đầy đủ VD: Bác Hồ sinh năm 1890 tức là vào thế kỉ 19 c. Bài 3: Gv lưu ý học sinh ngoài việc tính xem năm cho trước thuộc thế kỉ nào còn phải tính thêm kết quả của phép tính VD: 1005 – 1010 = 995 (năm) 4. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện I. Mục đích yêu cầu - Củng cố,khắc sâu kiến thức đã học về cốt truyện và 3 phần cơ bản của cốt truyện. - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để tạo một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - 1 học sinh đọc phần ghi nhớ sgk - 1 học sinh kể lại câu chuyện Cây khế B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẵn xây dựng cốt truyện a. Xác định yêu cầu của đề bài - Gv cùng học sinh phân tích đề (gạch chân dưới từ: tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên) - Gv nhắc học sinh cách làm bài b. Lựa chọn chủ đề của câu chuyện - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 1-2 - 1 vài học sinh nói chủ đề em lựa chọn - Gv nhắc học sinh khi làm bài c.Thực hành xây dựng cốt truyện - Học sinh làm việc cá nhân đọc thầm và trả lời câu hỏi - 1 học sinh giỏi làm mẫu trả lời lần lượt các câu hỏi *Bài tập a – b ? Người mẹ ốm như thế nào? ? Người con chăm sóc mẹ như thế nào? ? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp khó khăn gì? ? Người con đã vượt qua khó khăn như thế nào? ? Bà tiên cảm động trước tình cảm hiếu thảo của người con, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào? ? Bà tiên giúp đỡ người con như thế nào? - Từng cặp học sinh thực hành kể chuyện - Học sinh thi kể chuyện trước lớp (3-5 học sinh) - Học sinh viết vào vở của mình: Một người mẹ ốm rất nặng. Câu chuyện cô con gái thương mẹ, tận tuỵ chăm sóc mẹ ngày đêm nhưng bệnh không đỡ . 3. Củng cố dặn dò - 1-2 học sinh nói cách xây dựng cốt truyện (để xây dựng được cốt truyện cần hình dung được: Các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện, diễn biến câu chuyện ) - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe Thể dục Giáo viên bộ môn dạy Phần ký duyệt của ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: