Giáo án lớp 4 - Buổi 2 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 14

Giáo án lớp 4 - Buổi 2 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 14

I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố:

- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2,dm2,m2)

- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.

- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.

- Rèn tính cẩn thận, sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 - Đề bài tập 1 viết sẵn trên bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 25 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1134Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Buổi 2 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ ba ngày tháng năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2,dm2,m2)
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
- Rèn tính cẩn thận, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 - Đề bài tập 1 viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A. Bài mới .
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập: VBT tr.75
Bài 1 (10’)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài.
- GV nhận xét và ghi điểm 
Bài 2 (10’)
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài và ghi điểm cho HS.
Bài 3. (7’)
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV nhận xét và ghi điểm 
Bài 4. (7’)
- Nêu tóm tắt và hướng dẫn HS cách giải.
- GV nhận xét bài làm của 1 số HS.
C. Củng cố - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học
- 3 hs lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở.
- HS lên bảnglàm bài, lớp làm vở bài tập
- Lắng nghe
- 3 HS lên bảng làm bài.
a. 327 x 245 ; b. 412 x 230 ; 
c. 638x204
- Lắng nghe
- 1 hs Đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 3 hs lên bảng.
a. 5 x 99 x 2 
= ( 2 x 5) x 99
= 10 x 99
= 990
b.c tương tự
- 2 hs khá, giỏi lên bảng làm, những HS khá giỏi còn lại làm vở.
- Lắng nghe, sửa bài
- Lắng nghe nhận xét
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức đã học.
- HS hiểu tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng.
* Đối với hs khá giỏi: Đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.
- Xác định được câu hỏi trong một số văn bản (BT1, mục III), Bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi nội dung, yêu cầu cho trước( BT2,3)
II. Đồ dùng dạy học :
- Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ : (4’)
- Tìm những từ ngữ nói lên ý chí nghị lực của con người.
B. Bài mới :
1. GIới thiệu bài :
2. Hoạt động 1: Phần nhận xét (10’)
 Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu 
 - Các câu hỏi trong bài?
- Dấu hiệu nào nhận ra câu hỏi?
- Câu hỏi dùng làm gì?
- Câu hỏi dùng để hỏi ai?
- Gọi HS trình bày
Hoạt động 2. Ghi nhớ (5’)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2 :Luyện tập (15’)
 Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu, treo bảng phụ 
- Tổ chức HS làm bài
- GVnhận xét chốt lại ý đúng 
Bài 2 : Đọc yêu cầu 
- Tổ chức cho HS làm bài theo yêu cầu
Bài 3. Đọc mẫu
 GV nhận xét ghi diểm 
C. Củng cố - dặn dò: (1’)
- Đọc lại ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Lắng nghe, nắm nội dung cần học.
- Lớp đọc thầm bài SGK “Người tìm đường lên các vì sao’’
- Vì sao thế?
- Dấu chấm hỏi cuối câu
- Hỏi điều mình chưa biết
- Hỏi mình và người khác
- HS trình bày 
- 2 HS đọc ghi nhớ 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Một số em lên bảng 
- Thảo luận nhận xét bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu BT
- 1 số hs làm mẫu.
- HĐ nhóm
- Tự đặt câu
- Đọc nhiều em
- Mình để cây bút ở đâu thế nhỉ?
- 1 số em đọc ghi nhớ
Thứ tư ngày tháng năm 2012
TOÁN
ÔN CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I.Mục tiêu:Giúp HS:
- Củng cố cách chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- Bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng Dạy - Học : 
- Bảng nhóm
II. Các hoạt động Dạy- Hoc :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ. (5’)
B. Bài mới.
Hoạt động 1: So sánh giá trị của biểu thức (5’)
-GV viết lên bảng hai biểu thức: (35+21):7 và 35:7 +21 :7
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Giá trị của hai biểu thức như thế nào so với nhau ?
-Vậy có thể viết:(35+21):7 = 35:7 +21 :7
Hoạt động 2: Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số (5’)
+ Biểu thức (35+7) : 7 có dạng ntn?
-Còn 7 là gì trong biểu thức (35+21):7 ?
-GV: Vì : (35+21):7 và 35:7 +21 :7 
-Nhận xét
Kết luận
Hoạt động 3: Luyện tập. (25’)
Bài 1:- GV viết biểu thức: (25+45) :5
- GV yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS
 Bài 2
- Cho HS đọc bài toán, HDHS tìm hiểu đề toán và cách giải
Bài 3
- Cho HS nêu cách tính và tự làm VBT
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
C.Củng cố và dặn dò. (1’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 hs lên bảng làm bài tập.
- Quan sát
- (35+21):7 =56 : 7 =8
 35:7 +21 :7 = 5 +3 = 8
-Bằng nhau
- 1 tổng chia cho một số
- Số chia
- Khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
- HS nêu yêu cầu đề bài 
- Làm bài
+ Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia
+ Lấy từng số hạng chia cho số chia rối cộng các kết quả với nhau.
- 2HS lên bảng giải, lớp làm VBT
- Thực hiện
- Lắng nghe
TOÁN
 CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Áp dụng phép chia cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
- HS hứng thú và thích học toán
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ. (4’)
B. BÀI MỚI. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia. (10’)
§ Phép chia 128472 :6
- GV viết lên bảng phép chia 128472 :6 
- GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép chia.
- Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào?
- Kết quả và các bước thực hiện như SGK
- Phép chia 128472 :6 là phép chia hết hay có dư ?
§ Phép chia 230859 :5
- GV viết lên bảng phép chia 230859 :5 -Kết quả và các bước thực hiện như SGK
- Phép chia 230859:5 là phép chia hết hay có dư ?
- Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì ?
Hoạt động 2: Luyện tập (20’)
Bài 1:
- GV cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét 
Bài 2.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt bài toán và làm 
- Nhận xét
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi HS nêu các thành phần của phép tính.
- GV chữa bài và ghi điểm 
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. (1’)
- Muốn chia cho số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
- 3 hs lên bảng làm bài tập.
- HS đặt tính
- Từ trái sang phải
- Phép chia hết
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làmgiấy nháp.
- Phép chia có dư
- Số dư nhỏ hơn số chia
- HS đọc đề,nêu Y/c đề bài .
- 2HS lên bảng làm
- HS đọc đề,nêu Y/c đề bài .
- Làm bài
- Đọc bài
- Nêu và giải vào vở
- Phát biểu nhắc lại nội dung
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I-Mục tiêu
- Củng cố cách đặt câu hỏi cho bộ phận xác đinh trong câu(BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với từ nghi vấn ấy ( BT3,4); bước đầu nhận biết từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi(BT5).
- Thực hiện đúng các bài tập trong VBT
- Bồi dưỡng tính cẩn thận sáng tạo.
II-Đồ dùng Dạy – Học: 
- VBT Tiếng Việt lớp 4
III. Hoạt động Dạy – Học:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ. (5’)
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện tập (30’)
Bài tập 1: Gọi HS đọc đề, nêu Y/c đề bài .
-GV chốt lại bằng cách dán câu trả lời đã viết sẵn 
a, Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác cần trục.
b,Trước giờ học học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c,Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d,Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê
Bài tập 3: Gọi HS đọc đề, nêu Y/c đề bài .
- Gạch dưới từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi 
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng :
Bài tập 4: Gọi HS đọc đề, nêu Y/c đề bài 
GV nhận xét .
- Bài tập 5: Gọi HS đọc đề ,nêu Y/c đề bài 
Y/c HS tìm ra những câu nào không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi.
C. Củng cố Dặn dò. (1’)
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò học sinh bài sau
- 3 hs trả lời
- HS đọc đề,nêu Y/c đề bài .
- HS làm bài tập.
- 2-3 HS làm bài tập.Cả lớp nhận xét.
- Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
- Trước giờ học học,chúng em thường làm gì?
- Bến cảng như thế nào?
- Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
- HS đọc đề, nêu Y/c đề bài .
- Lớp nhận xét .
a, Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất nung không ?
 b, Chú bé Đất trở thành chú Đất nung , phải không?
 c, Chú bé Đất trở thành chú Đất nung à?
-Mỗi em đặt 1 câu hỏi với từ nghi vấn ( có phải- không? / phải không? / à?) vừa tìm được ở BT 3.
- HS đọc thầm lại câu hỏi, tìm câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi.
- HS Trình bày
- Lắng nghe
CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. MỤCTIÊU.
- HS nghe viết đúng chính tả , trình bày đúng bài văn ngắn.
- Làm đúng bài tập 1b và 2b
- Rèn tính cẩn thận, thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng nhóm để HS thi làm BT2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ (5’)
-GV đọc cho 2 HS viết : 
-GV nhận xét + cho điểm. 
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2 Hoạt động 1
a/ Hướng dẫn chính tả (10’)
- GV đọc toàn bài chính tả 
- Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào ? - 
-Viết các từ ngữ dễ viết sai vào bảng con.
 b/ GV cho HS viết chính tả (13’)
 -GV đọc – HS viết
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. 
c/ Chấm chữa bài, nhận xét
Hoạt động 2.Luyện tập (10’)
-BT1 : .b/ Điền vào ô trống tiếng có vần ât hay âc : 
- Kết luận
 BT 2b :Trò chơi:Tìm từ nhanh 
a/ Tìm từ có vần âc hoặc ât.
- Các em đọc yêu cầu BT3 + đọc mẫu.
C. Củng cố, dặn dò. (1’)
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết học sau
- HS viết trên bảng lớp. HS còn lại viết vào nháp.
- Lắng nghe, nắm nội dung cần học.
- Lắng nghe
- Cổ cao, tà loè, mép áo nền màu xanh , khuy bấm như hạt cườm.
- Viết bảng con
- Các em đọc thầm lại toàn bài, chú ý cách viết hoa tên riêng, những từ ngữ dễ viết sai 
-Lắng nghe, viết bài
- HS soát lại bài. 
- HS tự sửa lỗi viết sai.
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu
- HS thi đua theo nhóm 2.
- Trình bày
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
-Các nhóm thực hiện chơi
- HS thực hiện
- Lắng nghe
TUẦN 15
Thứ ba ngày tháng năm 2012
TẬP LÀM VĂN
 THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ?
 I-Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học
- Hiểu được thế nào là miêu tả.
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện chú đất nung(BT1, mục 3).Bước đầu viết được 1-2 câu miêu tả một trong các hình ảnh yêu thích trong bài thơ mưa.(BT2).
- Bồi dưỡng tính sáng tạo.
II-Đồ dùng Dạy – Học:
-Bút dạ và bảng nhóm viết nội dung BT 2.
III-Các hoạt động Dạy – Học :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ. (1’)
B Bài mới:
Hoạt động 1 .Phần nhận xét (10’)
Bài tập 1: Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Tìm tên những sự vật được miêu tả trong đo ... - HS biết:
+ Các số chẵn chia hết cho 2
+ Các số lẻ không chia hết cho 2
B1: HS chọn và đọc
 a.Số chia hết cho 2: 98, 1000, 744, 7536, 5782
 b. Số không chia hết cho 2: 35, 89, 867, 84683, 8401
B2: HS viết được 4 số có 2 chữ số chia hết cho 2
 a. Viết 4 số có 2 chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2
 b. Viết 2 số có 3 chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2.
- Lắng nghe
Thứ năm ngày tháng năm 2012
TIẾNG VIỆT:
ÔN LUYỆN: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I-Mục tiêu:
-HS biết dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15 để viết một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đầy đủ 3 phần : Mở bài - thân bài - kết bài
II-Đồ dùng Dạy – Học :
-Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK và một số đồ chơi
III-Các hoạt động Dạy – Học :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
 A/Kiểm tra bài cũ. (4’)
- Gọi HS giới thiệu trò chơi hoặc đồ chơi
-GV nhận xét,ghi điểm.
B/Dạy bài mới:
1.Hoạt động 1:.Hướng dẫn tìm hiểu đề (12’)
- Gọi HS đọc Y/c đề bài và các gợi ý SGK
- Cho HS đọc lại dàn bài
- Cho HS xây dựng kết cấu 3 phần của bài
+ Em sẽ chọn cách mở bài nào? Trực tiếp hay gián tiếp?
- Cho HS đọc mở bài mẫu trong SGK
- Cho HS đọc đoạn viết mẫu về thân bài
- Cho HS đọc đoạn viết mẫu về kết bài 
 2.Hoạt động 2: HS làm bài (17’)
- Cho HS dựa vào dàn bài để viết một bài văn hoàn chỉnh
C.Củng cố,dặn dò: (1’)
- Thu bài chấm
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. 
- HS đọc Y/c đề bài .
- 4 HS đọc nối tiếp 4 gợi ý
- HS đọc lại dàn bài tả đồ vật
- HS phát biểu
- 1 HS đọc phần mở bài mẫu 
- 1 HS đọc phần thân bài mẫu 
- 1 HS đọc phần kết bài mẫu 
-HS làm bài cá nhân, viết bài văn hoàn chỉnh
- Nộp bài, lắng nghe dặn dò
TIẾNG VIỆT:
ÔN LUYỆN: CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? 
I. Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? 
 - Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu; viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể ai làm gì?
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: (4’)
Kiểm tra 2 HS
- Nhận xét, ghi điểm.
 B. Dạy bài mới:
-Hoạt động 1:Phần nhận xét (12’)
Bài 1,2: Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn làm mẫu câu 2
-Hoạt động 2:Phần ghi nhớ (4’)
-Hoạt động 3: Luyện tập (15’)
Bài tập 1: Yêu cầu HS nêu Y/C bài tập
- GV chốt lời giải đúng
Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu Y/C bài tập
Quy trình dạy như BT1
Bài tập 3: GVgiúp HS hiểu nội dung BT 
- Tổ chức cho HS tìm làm bài
- GV chốt kết luận lời giải đúng
C. Củng cố dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm BT1,BT3 tiết trước
BT1,2: 1 HS nêu y/c bài tập
- HS làm việc theo cặp:
 Từ ngữ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày
 Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn
BT3: 1 HS đọc to cả lớp theo dõi SGK
+ Người lớn làm gì?
+ Ai đánh trâu ra cày?
-HS làm các BT còn lại
- 2,3 HS đọc phần ghi nhớ
BT1:1HS nêu Y/C bài tập
-HS làm bài: Đoạn văn có 3 câu kể 
BT2: 1HS nêu Y/C bài tập
Câu 1: Chủ ngữ: cha 
 Vị ngữ:làm cho tôiquét sân
Câu 2: Chủ ngữ: Me. 
 Vị ngữ: đựng hạt giốngđến mùa sau 
Câu 3: Chủ ngữ: Chị tôi 
 Vị ngữ:đan nón lá cọxuất khẩu 
BT3: 1HS nêu Y/C bài tập
HS đọc đoạn văn và nêu câu nào là câu kể Ai làm gì?
- Lắng nghe
LUYỆN VIẾT
I-Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : “Mùa đông trên rẻo cao”
- Viết đúng đẹp, sạch sẽ vở luyện viết
II-Các hoạt động Dạy – Học: 
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
Yêu cầu HS lên bảng viết các từ khó:
Đấu vật, nhấc, lật đật
B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới:
-Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết (20’)
- GV đọc đoạn văn
- GV lưu ý HS những từ dễ viết sai: trườn xuống, chit bạc, khua lao xao
- GV đọc cho HS chép bài
 - GV đọc cho HS dò bài
- Hướng dẫn chấm chữa
- Chấm bài : 5-7 em nhận xét
Hoạt động 2: Viết vở luyện viết
- Hướng dẫn HS những chữ cái HS dễ viết sai.
- Cho HS viết vào vở
- Chấm vở một số em 
C. Củng cố dặn dò. (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Dăn hs về nhà học bài và xem bài mới.
- 1HS lên bảng, cả lớp viết nháp
- Lắng nghe nắm nội dung cần học.
- HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm đoạn văn chú ý những từ ngữ khó dễ viết sai
-HS viết bảng con
- HS viết bài
- HS tự dò bài
- Từng cặp HS đổi vở sửa lỗi
- Viết bảng con
- Viết vở luyện viết
- Lắng nghe
TUẦN 18
Thứ tư ngày tháng năm 2012
TOÁN:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (2 TIẾT)
- Bước 1: Phát đề in sẵn trên giấy cho học sinh để các em làm.
- Bước 2: Sửa bài, ôn lại các kiến thức đã học.
	I. Phần trắc nghiệm:
Bài 1: Điền vào chỗ chấm: (1 điểm)
a. 1tấn 2 tạ = .........................tạ	c.12m2 = .................... cm2
b. 10002 kg =........... tấn....... kg	d.50000 cm2 =............. m2
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất: (2 điểm)
a. Số chia hết cho 2 và 5 là số:
A. 45	B. 79	C. 172	D. 230
b. Chữ số 3 trong số 23456 có giá trị là:
A. 30	B. 300	C. 3000	D. 30 000
c. Số năm trăm nghìn, năm nghìn, ba trăm ba chục, viết là:
A. 550330	 B. 505303 C. 550330 D. 505330
d. Tuổi mẹ và tuổi con là 45 tuổi, mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi mẹ, tuổi con lần lượt là:
A. Mẹ 30 tuổi; con 10 tuổi 	B. Mẹ 30 tuổi; con 15 tuổi 	C. Mẹ 35 tuổi; con 10 tuổi 	D. Mẹ 35 tuổi; con 15 tuổi 
II. Phần tự luận:
Bài 1 Đặt tính và tính : (2 điểm)
 a. 518946 + 42872	 b. 238905 - 80497 
 c. 207 x 43	 d. 34567: 22 
Bài 2: Tìm X (1 điểm)
 a. 4800 : (X x 16) = 25 b. 2009 : (71: X ) = 2009 
.Bài 3: (1 điểm)
a) Số 307 048 đọc là:.......................................................................................
b) Số 312 071 205 đọclà:.....................................................................................
c) Số “Hai triệu không trăm ba mươi nghìn sáu trăm linh tám” viết là:..............................
d) Số “Ba trăm triệu không trăm linh năm nghìn ba trăm sáu mươi” viết là:.........................
Bài 4: Một cửa hàng có 3 bao gạo nếp, mỗi bao cân nặng 40kg và 5 bao gạo tẻ, mỗi bao cân nặng 48kg. Hỏi trung bình mỗi bao gạo cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam? (1,5 điểm)
Bài 5: Một đội công nhân trong hai ngày sửa được 3450m đường. Ngày thứ nhất sửa được ít hơn ngày thứ hai 170m đường. Hỏi mỗi ngày đội đó sửa được bao nhiêu mét đường? (1,5 điểm)
Thứ năm ngày tháng năm 2012
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (2 TIẾT)
1. ĐỌC HIỂU: Đọc thầm và làm bài tập (10đ) – 25 phút
 	1. Đọc thầm bài: “Văn hay chữ tốt”(SGK Tiếng Việt 4/Tập 1/Tr.129).
	Dựa vào nội dung bài đọc “Văn hay chữ tốt” và kiến thức đã học em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng ở mỗi câu dưới đây.
Câu 1: Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì: 
 	A. Bài viết không hay. 	 C. Chữ viết hơi xấu.
 	B. Chữ viết xấu. D. Chữ viết không đúng chính tả.
Câu 2: Khi giúp bà cụ hàng xóm, Cao Bá Quát đã phải ân hận vì: 
 	A. Viết đơn với chữ quá xấu, khiến quan đọc không được.
	B. Viết đơn với các câu văn không hay.
	C. Lá đơn ông viết không cẩn thận.
Câu 3: Vì sao chữ Cao Bá Quát mỗi ngày một đẹp ?.
	A. Vì thỉnh thoảng ông lại luyện viết. B. Vì ông kiên trì luyện viết suốt mấy năm.
	C. Vì ông biết viết nhiều kiểu chữ. D. Vì ông có thầy dạy viết chữ đẹp	
Câu 4: Trong các câu dưới đây, câu nào không phải câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi?
 	A. Thử xem ai viết đẹp hơn nào ? 	 B. Chữ ai xấu ?
 	C. Chữ Cao Bá Quát thế nào ? D. Vì sao Cao Bá Quát viết chữ đẹp?
C
âu 5: Tìm 1 tính từ có trong bài đọc “Văn hay chữ tốt” và đặt câu với tính từ đó?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6. Đặt một câu hỏi với mục đích sau:
a) Để khen ngợi........................................................................................................................
b) Để yêu cầu, đề nghị:............................................................................................................
c) Để phủ định:........................................................................................................................
Câu 7: Trong câu “Ở phương nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi” có mấy tính từ?
Một tính từ. Đó là:..................................................................................
Hai tính từ. Đó là:..................................................................................
Ba tính từ. Đó là:..................................................................................
Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ láy?
thừa thãi, hiếm hoi, ngẩn ngơ, vắng lặng, chang chang
lất phất, đung đưa, loang loáng, lặng lẽ, lả tả
chang chang, nhè nhẹ,xinh xinh, thích thú, bịn rịn.
2. TẬP LÀM VĂN. (Thời gian: 25 phút) (10 điểm)
	 Viết đoạn văn từ 10 đến 12 dòng tả một đồ dùng học tập (hoặc đồ chơi) mà em thích.
LUYỆN VIẾT
I-Mục tiêu: 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : “Cây chuối”
- Viết đúng đẹp, sạch sẽ vở luyện viết
II-Các hoạt động Dạy – Học: 
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe -viết 
- GV đọc đoạn văn
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
- GV lưu ý HS những từ dễ viết sai- GV đọc cho HS chép bài
 - GV đọc cho HS dò bài
- Hướng dẫn chấm chữa
- Chấm bài : 5-7 em nhận xét
Hoạt động 2: Viết vở luyện viết
- Hướng dẫn HS những chữ cái HS dễ viết sai.
- Cho HS viết vào vở
- Chấm vở một số em 
C. Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học 
- Viết lại những từ viết sai
- Tả về vẻ đẹp của cây chuối
- HS đọc thầm đoạn văn chú ý những từ ngữ khó dễ viết sai
- HS viết tiếng khó vào bảng con
- HS viết bài
- HS tự dò bài
- Từng cặp HS đổi vở sửa lỗi
- Viết bảng con
- Viết vở
- Lắng nghe
Cây chuối
 Tháng ba, sau những đợt mưa xuân, chuối tơ vươn lên phơi phới. Những tàu lá xanh ngắt như những bàn tay xanh nõn nà phe phẩy rung động. Những hạt mưa gõ vào tàu úa tạo ra những âm thanh nghe thật vui tai. Cái đọt chuối cuốn tròn màu xanh cẩm thạch như một ngón tay búp măng trỏ lên bầu trời. Dưới nắng xuân, lá chuối xanh ngời lên óng ánh như những tấm gương.
	 (Theo Lê Như Cương)

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi 2.doc