Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 12 - Lại Văn Thuần

Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 12 - Lại Văn Thuần

1.Hoạt động 1: Bài tập 1

MT: Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người .

-Chia lớp thành 4, 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to đã viết sẵn nội dung bài tập.

-HS trao đổi trong nhóm. Thư kí ghi nhanh ý kiến của nhóm.

-Đại diện nhóm trình bày kết quả phân loại từ.

-GV chốt lại

+ Chí : có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất ) : chí phải , chí lí, chí thân, chí tình, chí công. . .

+ Chí : có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp : ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.

2.Hoạt động 2: Bài tập 2

-1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.

-HS làm việc cá nhân

3.Hoạt động 3: Bài tập 3

MT: Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên .

-HS trao đổi trong nhóm. Thư kí ghi nhanh ý kiến của nhóm.

-Đại diện nhóm trình bày kết quả phân loại từ.

-Cả lớp nhận xét

-GV nhận xét chốt lại: nghị lực, nản chí , kiên nhẫn, quyết chí , ý nguyện.

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 12 - Lại Văn Thuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 12
 Thø hai ngµy 23 / 11 / 2009
 So¹n ngµy 18 / 11 / 2009
ChÝnh t¶. 
LuyƯn viÕt ch÷ ®Đp bµi 21
----------------------------------------------
To¸n. (2 tiÕt) 
LuyƯn tËp
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS :
-Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số .
-Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm .
II -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
A.Kiểm tra bài cũ: 
-GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
-GV nhận xét
B.Bài mới: 
1.Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị hai biểu thức.
MT: HS biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số .
-GV ghi bảng: 4 x (3 + 5)
4 x 3 + 4 x 5
-Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức, từ đó rút ra kết luận: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5.
- GV chỉ vào biểu thức ở bên trái, yêu cầu HS nêu: 
 4 x (3 + 5)
 một số x một tổng 
 4 x 3 + 4 x 5
 1 số x 1 số hạng + 1 số x 1 số hạng
-Yêu cầu HS rút ra kết luận
-GV viết dưới dạng biểu thức
 a x (b + c) = a x b + a x c
2.Hoạt động 2: Thực hành
MT: Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm .
Bài 1:
-HS tự làm theo mẫu vào SGK
-Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Bài 2:
-1 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm bảng con 
-HS sửa bài 
Bài 3:
-HS làm theo nhóm đôi. 
-Trình bày bài làm. 1 vài HS nêu cách nhân một số với một tổng. 
Bài 4: (dành cho HS giỏi)
-HS làm theo mẫu. Sau đó sửa bài
5.Củng cố - Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Một số nhân với một hiệu.
---------------------------------------------- 
 Thø t­ ngµy 25 / 11 / 2009
 So¹n ngµy 19 / 11 / 2009
An toµn giao th«ng 
-----------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người .
-Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên . 
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Hoạt động 1: Bài tập 1 
MT: Nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người .
-Chia lớp thành 4, 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to đã viết sẵn nội dung bài tập.
-HS trao đổi trong nhóm. Thư kí ghi nhanh ý kiến của nhóm. 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả phân loại từ. 
-GV chốt lại
+ Chí : có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất ) : chí phải , chí lí, chí thân, chí tình, chí công. . .
+ Chí : có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp : ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
2.Hoạt động 2: Bài tập 2
-1 HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm. 
-HS làm việc cá nhân 
3.Hoạt động 3: Bài tập 3
MT: Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên . 
-HS trao đổi trong nhóm. Thư kí ghi nhanh ý kiến của nhóm. 
-Đại diện nhóm trình bày kết quả phân loại từ. 
-Cả lớp nhận xét 
-GV nhận xét chốt lại: nghị lực, nản chí , kiên nhẫn, quyết chí , ý nguyện. 
4.Hoạt động 4: Bài tập 4 
MT:Giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ : 
+ Câu 1 : Lửa thử vàng : Muốn biết có phải thật hay không, người ta đem vàng ra thử trong lửa -> Đừng sợ vất vả gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người , giúp con người vững vàng , cứng cỏi hơn lên. 
+ Câu 2 : Nước lã mà vã nên hồ : chỉ có nước lã mà làm nên hồ ( hồ :P vật liệu xây dựng ) . Tay không mà làm nổi cơ đồ mới ngoan ( ngoan : tài giỏi ) -> Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.
+ Câu 3 : Cầm tàn che cho : phải thành đạt, làm quan mới được người cầm tàn che cho -> Có vất vả mới thanh nhàn , không dưng ai dễ cầm tàn che cho : phải vất vả mới có lúc thanh nhàn , có ngày thành đạt.
5 . Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học, khen HS tốt. 
----------------------------------------------
To¸n
LuyƯn tËp
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS :
-Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số .
-Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
	1.Hoạt động 1: Tính & so sánh giá trị hai biểu thức.
MT: HS biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số .
-GV ghi bảng: 3 x (7 - 5)
3 x 7 - 3 x 5
-Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức, từ đó rút ra kết luận: 
 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
-Yêu cầu HS rút ra kết luận
-GV viết dưới dạng biểu thức: a x (b - c) = a x b - a x c
	2. Hoạt động 2: Thực hành
	MT: Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm .
Bài 1:
-GV treo bảng phụ. 
-HS làm theo mẫu. Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Bài 2:
-HS tự làm theo mẫu vào bảng con . 1 HS làm bảng lớp 
-Sau đó sửa bài
Bài 3: 
-HS tự làm bài vào vở. 
-Khuyến khích HS làm theo cách nhân một số với một hiệu. 
Bài 4 
-GV hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để rút ra quy tắc nhân một hiệu với một số
3. Củng cố - Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học
----------------------------------------------
 Thø s¸u ngµy 27 / 11 / 2009
 So¹n ngµy 19 / 11 / 2009
TËp lµm v¨n. . (2 tiÕt)
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
-Biết được 2 cách kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện 
-Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách : mở rộng và không mở rộng . 
II - CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Nhận xét
MT: Biết được 2 cách kết bài : kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện
-Gọi hs đọc lạibài “ÔângTrạng thả diều”và gạch đưới phần kết bài
-Cho hs đọc lại đoạn kết bài của truyện. 
-GV yêu cầu:”Thêm vào cuối câu chuyện một lời đánh giá,nhận xét làm đoạn kết bài ”
-Gọi hs đọc lại phần kết đoạn vừa viết.
-Cả lớp ,Gv nhận xét và ghi lại kết đoạn hay của hs lên bảng.
-Cho hs đọc lại 2 kết đoạn ở bảng phụ và yêu cầu hs nhận xét.
-GV chốt lại: Kết bài của Ông trạng thả diều chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm. Đây là kết bài không mở rộng. Các kết bài khác: Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, bình luận thêm về câu chuyện. Đây là kết bài mở rộng. 
-Cho hs đọc lại ghi nhớ 
2.Hoạt động 2: Luyện tập
	MT:Bước đầu biết viết kết bài cho bài văn kể chuyện theo 2 cách : mở rộng và không mở rộng 
Bài 1:
-GV nêu yêu cầu đề bài.
-Gọi hs lần lượt đọc từng ý.
-Cho cả lớp đọc thầm và ghi bằng bút chì sau mỗi cách kết bài.
-GV gọi hs lần lượt nêu ý kiến.
-GV kết luận: Kết bài không mở rộng :a; Kết bài mở rộng: b,c.đ,e
	Bài 2:
-GV nêu yêu cầu đề bài.
-Cho HS thảo luận ,trao đổi nhóm.
-Gọi HS nêu ý kiến thảo luận.
-Cả lớp ,GV nhận xét: 
+ Một người chính trực: kết bài không mở rông. 
+ Nỗi dằn vặt của An-drây-ca: kết bài không mở rộng.
	Bài 3:
-GV nêu yêu cầu và cho hs làm vào phiếu.
-Gọi HS đọc kết bài vừa viết. -Cả lớp ,Gv nhận xét,tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò
-Gọi hs nêu lại ghi nhớ:Thế nào là kết bài tư nhiên và kết bài mở rộng trong văn kể chuyện?
-GV tổng kết tiết dạy. Dặn dò 
----------------------------------------------
To¸n.
 LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU : 
Giúp HS :
-Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng (hoặc hiệu ).
-Thực hiện tính toán, tính nhanh .
-Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật. 
	IICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 	Hoạt động 2: Bài 1,2 
MT: Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân và cách nhân một số với một tổng (hoặc hiệu ).
Bài 1
-GV hướng dẫn cách làm, HS thực hành tính
-HS làm bài. Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
	Bài 2
	-Hướng dẫn HS làm theo mẫu, gọi một vài em nói cách làm khác nhau.
	Hoạt động 3: Bài 3: (Dành cho HS giỏi)
MT: Thực hiện tính toán, tính nhanh . 
-GV hướng dẫn cách làm . - HS làm bài và sửa bài
Hoạt động 4: Bài 4
MT: Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật. 
-HS đọc đề, GV hướng dẫn cách làm . HS làm vào vở 
Chiều rộng của sân vận động 
	180 : 2 = 90 (m)
Chu vi của sân vận động là:
	( 180+90 ) x 2 = 540 (m)
Diện tích của sân vận động đó là: 
	180 x 90 = 16200 (m2) 
Đáp số : 540 m; 16200 m2
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Nhân với số có hai chữ số.
--------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_2_tuan_12_lai_van_thuan.doc