Giáo án Lớp 4 (Buổi chiều) - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản hay)

Giáo án Lớp 4 (Buổi chiều) - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản hay)

LỊCH SỬ:

NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG

(NĂM 1786)

I. MỤC TIÊU:

- Nắm được đôi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):

+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786)

+ Quân Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.

- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu cho việc thống nhất đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - Bản đồ Việt Nam.

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi chiều) - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012
Tiếng việt:
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II(tiết 1).
I. Mục tiêu:
 -Đọc rành mạch,tương đối lưu loát bài tập đọc đã học(tốc khoảng 85 tiếng /phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 -Hiểu nội dung chính của từng đoạn ,nội dung của cả bài;nhận biết được một số hình ảnh ,chi tiết có ý nghĩa trong bài;bước đầu biết nhận xét về nhan vật trong văn bản tự sự.
II. Đồ dùng dạy học.
	- 17 Phiếu ghi các bài tập đọc, HTL từ đầu học kì II.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL . ( Khoảng 1/3 số học sinh trong lớp)
- Bốc thăm, chọn bài:
- Hs lên bốc thăm và xem lại bài 1-2p.
- Đọc hoặc HTL 1 đoạn hay cả bài :
- Hs thực hiện theo yêu cầu trong phiếu.
- Hỏi về nội dung để hs trả lời:
- Hs đọc và trả lời câu hỏi.
- Gv đánh giá bằng điểm.
- Hs nào chưa đạt yêu cầu về nhà đọc tiếp và kiểm tra vào tiết sau.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
? Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất?
- Bốn anh tài.
- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
- Tổ chức hs trao đổi theo N2:
- Nêu nội dung chính và nhân vật trong 2 truyện.
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu. Lớp nx bổ sung,
- Gv nx chung chốt ý đúng:
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. VN đọc bài tập đọc HTL từ học kì II.
Toán
Tiết 136: Luyện tập chung.
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi
- Tính được diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
. - Giáo dục học sinh chăm học
II. Các hoạt động dạy học.
 A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách tính diện tích hình thoi và lấy ví dụ minh hoạ?
- 2 Học sinh lên bảng, lớp làm ví dụ và nhận xét, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng, ghi điểm.
 B, Bài mới.
Giới thiệu bài.
Bài tập.
Bài 1, 2. Gv vẽ hình lên bảng.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh tự làm bài:
- Học sinh tự làm bài vào nháp.
- Trình bày:
-Lần lượt học sinh nêu từng câu.
- Lớp nx, trao đổi bổ sung.
- Gv n x chốt ý đúng.
Bài 1: a,b,c - Đ; d- S.
Bài 2: a - S; b,c,d - Đ.
Bài 3.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi cả lớp:
- Hs trả lời câu chọn để khoanh: 
 Câu a.
? Nêu cách làm để chọn câu đúng?
- Tính diện tích các hình rồi so sánh và chọn.
? Nêu cách tính diện tích của từng hình?
- Lần lượt học sinh nêu:
Gv cùng học sinh nx, chốt ý đúng.
Bài 4.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Trao đổi cách làm bài:
- Tính nửa chu vi, tính chiều rộng rồi tính diện tích.
- Học sinh làm bài vào vở:
- 1 Học sinh lên bảng chữa bài.
Gv thu vở chấm 1 số em:
-Gv cùng hs nx chữa bài, ghi điểm.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56:2 = 28(m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 - 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x10 = 180(m2)
Đáp số: 180 m2
Củng cố, dặn dò:
Nx tiết học, Làm bài tập VBT tiết 136.
________________________________________
Lịch sử:
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
(Năm 1786)
I. Mục tiêu: 
- Nắm được đôi nét về nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786)
+ Quân Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bản đồ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI - XVII?
- 3 Hs lên bảng nêu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Dựa vào bản đồ hs tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
( Bài có thể giảm 2 nội dung in chữ nghiêng và câu hỏi 1,2 cuối bài)
- 1, 2 Hs chỉ trên bản đồ, lớp quan sát.
2. Hoạt động 1: Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh.
* Mục tiêu: Hs trình bày lại được cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs đọc sgk và trả lời các câu hỏi, trao đổi cả lớp:
- Hs thực hiện.
? Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra bắc vào khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích cuả cuộc tiến quân là gì?
- ...Năm 1786, do Nguyễn Hệu tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
? Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc có thái độ ntn?
- Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên, Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành.
? Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ ntn?
- Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
? Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của NGuyễn Hệu?
- Làm chủ Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh. Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
	* Kết luận: Gv chốt lại ý chính trên.
3. Hoạt động 2: Thi kể chuyện về Nguyễn Huệ.
	* Mục tiêu:Hs sưu tầm và kể đựơc về anh hùng Nguyễn Huệ
	* Cách tiến hành:
? Kể những mẩu chuyện, tài liệu về anh hùng dân tộc Nguyễn Hệu?
- Hs kể trong nhóm 3, sau cử một đại diện tham gia cuộc thi, 
- Gv cùng hs nx, bình chọn nhóm có bạn kể tốt nhất.
4. Củng cố, dặn dò:- Hs nêu phần ghi nhớ của bài.
	 - Nx tiết học, vn học thuộc bài, chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Toán:
Tiết 137: Giới thiệu tỉ số.
I. Mục tiêu: 
-Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại
- Giáo dục học sinh chăm học
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách tính diện tích của hình vuông, hình thoi, hình bình hành? Lấy ví dụ minh hoạ?
- 2,3 Học sinh lên bảng nêu, lớp làm ví dụ, nx, bổ sung.
Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
Giới thiệu bài.
Giới tiệu tỉ số 5:7 và 7:5.
VD: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách ( hình vẽ)
? Nêu tỉ số của số xe tải và số xe khách?
- Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5:7 hay 
Đọc là Năm chia bảy hay năm phần bảy.
? Tỉ số này cho biết gì?
- số xe tải bằng số xe khách.
? Tỉ số của xe khách và số xe tải là ?
7:5 hay 
? Đọc như thế nào?
- Học sinh đọc.
? Tỉ số này cho biết gì?
- Số xe khách bằng số xe tải.
3. Giới thiệu tỉ số a:b (b#0)
- Gv nêu số thứ nhất và số thứ hai:
- Học sinh lập tỉ số:
? Số thứ nhất là a, số thứ hai là b, tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là....
- Tỉ số của a và b (b#0) là a:b hoặc 
- Chú ý cách viết tỉ số của hai số không kèm theo tên đơn vị.
- Học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
4.Thực hành:
Bài 1. Làm bảng con.
- 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Gv cùng học sinh nx, chữa bài, chốt bài đúng:
a. ( Bài còn lại làm tương tự).
(Có thể trình bày: a. Tỉ số của a và b là )
Bài 2. HSKG
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp, 2 Học sinh lên bảng làm .
- Trình bày:
- Nhiều học sinh nêu miệng, lớp trao đổi, nx, 
- Gv nx chung chốt bài đúng:
Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là 
Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là = 4
Bài 3. Làm tương tự:
Số bạn trai và số bạn gái của cả tổ là: 5+6 = 11(bạn)
Tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả tổ là: 
Bài 4.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gv trao đổi cùng học sinh để vẽ sơ đồ minh hoạ:
-Gv thu bài chấm, 
- Gv cùng học sinh nx chữa bài
Lớp làm bài giải vào vở. 1 Học sinh lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số trâu ở trên bãi cỏ là:
20:4=5 (con)
Đáp số: 5 con trâu.
Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học. VN làm bài tập VBT tiết 137.
__________________________________
Tiếng việt:
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II(Tiết 2).
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả,(tốc độ viết khoảng 85 chữ/phút),không mắc quá 5 lôic trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả Hoa giấy.
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?.Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học để tả hay giới thiệu
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh ảnh minh hoạ về hoa giấy (nếu có).
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Nghe - viết chính tả (Hoa giấy).
- Đọc đoạn văn: Hoa giấy.
- 1 Hs đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm đoạn văn?
- Cả lớp đọc thầm.
? Nêu nội dung đoạn văn?
- Đoạn văn tả vẻ đẹp đặc sắc của loài hoa giấy.
- Giới thiệu tranh ảnh để học sinh quan sát.
- Hs quan sát.
-Đọc thầm đoạn văn tìm từ dễ viết sai?
- hs nêu:
- VD: rực rỡ, trắng muốt, tinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,...
- Gv nhắc nhở hs viết bài.
- Hs nghe đọc để viết bài.
- Gv đọc toàn bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu chấm một số bài.
- Hs đổi chéo soát lỗi bài bạn.
- Gv cùng hs nx chung bài viết.
3. Đặt câu.
- Hs đọc yêu cầu bài 2/96.
? Mỗi bài tập yêu cầu đặt các câu văn tương ứng với kiểu câu kể nào các em đã học?
- Phần a. ...kiểu câu kể Ai làm gì?
- Phần b. ...Kiểu câu kể Ai thế nào?
- Phần c. .....Kiểu câu kể Ai là gì?
- Thực hiện cả 3 yêu cầu trên.
- 3 Hs làm bài vào phiếu, lớp làm bài vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt nêu miệng và dán phiếu.
- Gv cùng hs nx chốt bài làm đúng, ghi điểm.
 VD: a. Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như một đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu. Các bạn nữ nhảy dây. Riêng mấy đứa bọn em chỉ thích đọc truyện dưới gốc cây bàng.
4. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. VN hoàn thành bài tập 2 vào vở.
_________________________________
Tiếng việt:
Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II(Tiết 3).
I.Mục tiêu:
 -Đọc rành mạch,tương đối lưu loát bài tập đọc đã học(tốc khoảng 85 tiếng /phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc và văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
- Nghe- viết đúng chính tả,(tốc độ viết khoảng 85 chữ/phút),không mắc quá 5 lỗi trong bài trình bày đúng bài thơ lục bát.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (1/3 số học sinh trong lớp).Thực hiện như tiết 1.
3. Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính.
- Tổ chức hs trao đổi:
- N2: Nêu tên các bài TĐ và nêu nội dung chính của bài đó.
- Trình bày:
- Thảo luận nhóm trước lớp, mỗi nhóm trao đổi 1 bài. Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chốt ý đúng theo bảng sau:
Tên bài
Nội dung chính
Sầu riêng
Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng- loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết
Bức tranh chợ Tết miền trung d ... .
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu quy trình để lắp cái đu?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
? Lắp giá đỡ đu cần chi tiết nào?
- Gv nx đánh giá.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Hs thực hành lắp đu.
a. Chọn các chi tiết để lắp cái đu.
- Hs nêu, lớp nx bổ sung.
- Tổ chức cho hs thực hành theo N2:
- N2 chọn đúng và đủ các chi tiết lắp cái đu.
b. Lắp từng bộ phận:
- Chú ý: vị trí trong ngoài, giữa các bộ phận của giá đu, thứ tự các bớc lắp.
- Vị trí vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu:
- Gv quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- Quan sát hình 1 sgk để lắp ráp hoàn thành cái đu.
- Kiểm tra sự chuyển động của đu.
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả:
- Hs trng bày sản phẩm theo nhóm.
- Tiêu chuẩn đánh giá: Lắp đu đúng mẫu theo đúng quy trình. Đu chắc chắn, không bị xộc xệch. Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
- Lớp dựa vào tiêu chí đánh giá.
- Gv nx chung và đánh giá.
IV. Nhận xét, đánh giá.
-Nx tiết học. 
-Chuẩn bị bài Lắp xe nôi.
_____________________________
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
Tiếng việt:
Kiểm tra đọc (đọc – hiểu).
I/Mục tiêu:
-Đọc rành mạch,tương đối lưu loát bài tập đọc đã học(tốc khoảng 85 tiếng /phút);bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
-HS đọc hiểu được nội dung bài :Chiếc lá.
-HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài
-Kiểm tra việc năm kiến thức về luyện từ và câu đã học 
II/Đồ dùng dạy học:
Đề ,giấy kiểm tra,
III/Các hoạt động dạy học:
1/kiểm tra
2/Bài mới :GTB
GV chép đề lên bảng
 Đề bài;
a/Đọc thầm bài:Chiếc lá (SGKTV4-tập 2-trang 98)
b/Dựa vào nội dung bài tập đọc,viết ý đúng trong các câu trả lời sau:
 1/Trong câu chuyện trên có những nhân vật nào nói với nhau?
a/Chim sâu và bông hoa
b/Chim sâu và chiếc lá.
c/Chim sâu,bông hoa và chiếc lá.
 2/Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá?
a/Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.
b/Vì lá đem lại sự sống cho cây.
c/Vì lá có lúc biến thành mặt trời.
 3/Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a/Hãy biết quý trọng những người bình thường.
b/Vật bình thường mới đáng quý
c/Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.
 4/Trong câu chim sâu hỏi chiếc lá,sự vật nào được nhân hoá?
a/Chỉ có chiếc lá được nhân hoá.
b/Chỉ có chim sâu được nhân hoá.
Cả chim sâu và chiếc lá được nhân hoá.
 5/Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đờ,i tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây?
a/Nhỏ nhắn.
b/Nhỏ xinh.
c/Nhỏ bé.
 6/Trong câu truyện trên có những loại câu nào em đã học?
a/Chỉ có câu hỏi,câu kể.
b/Chỉ có câu kể,câu khiến.
c/Có cả câu hỏi,câu kể,câu khiến.
 7/Trong câu truyện trên có những kiểu câu kể nào?
a/Chie có kiểu câu Ai làm gì?
b/Có hai kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào?
c/Có cả ba kiểu câu Ai làm gì?,Ai thế nào?,Ai là gì?
 8/Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là:
a/Tôi
b/Cuộc đời tôi
c/Rất bình thường
*/Hs làm bài:Viết câu trả lời đúng vào giấy
-GV thu bài 
*HD chấm:mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu 1: ý c câu 5: ý c
Câu 2: ý b Câu 6: ý c
Câu 3: ý a Câu 7: ý c
Câu 4;ý c Câu 8: ý b
*/Hoạt động nối tiếp; Nhận xét giờ
 Về ôn lại bài
______________________________________________
Tiếng việt:
Kiểm tra viết
I/Mục tiêu:
-Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức ,kĩ năng giữa học kì II:
+Nghe viết đúng bài chính tả(tốc độ viết khoảng 85 chữ/phút),không mắc quá 5 lỗi trong bài;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+Viết được bài văn tả cây cối đủ 3 phần (mở bài,thân bài,kết bài); rõ nội dung miêu tả;diễn đạt thành câu ,viết đúng chính tả.
II/Đồ dùng dạy học:
Đề bài,giấy kiểm tra
III/Các hoạt động dạy học:
1/kiểm tra
2/bài mới :gtb
GV chép đề lên bảng
Đề bài:
1/Chính tả: nghe- viết (5 điểm)
Thắng biển
(Viết từ đầu đến quyết tâm chống giữ)
2/Tập làm văn( 5 điểm)
 Đề 1: Tả một đồ vật mà em yêu thích.
-Đề 2:Tả một cây bóng mát( một cây ăn quả,hoặc cây hoa)
-GV đọc bài chính tả 
- HS chép
HS làm bài tập làm văn
-GV thu bài
*Hoạt động nối tiếp:- nx giờ 
 -về ôn lại bài,chuẩnbị bài sau.
_____________________________________________
Toán:
Tiết 140: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán '' tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó''.
 - Giáo dục học sinh chăm học
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số? Lấy ví dụ minh và giải?
- 1 Hs nêu và lớp giải ví dụ của bạn lấy. Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chữa bài, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức trao đổi và tìm các bước giải bài:
- Vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau; Tìm độ dài mỗi đoạn.
- Lớp làm bài vào nháp.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo nháp kiểm tra trao đổi bài.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
Đoạn 1: 
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 ( phần ).
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x3 = 21(m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 - 21 = 7 (m).
Đáp số: Đoạn 1: 21 m; 
 Đoạn 2: 7 m.
Bài 2: Làm tương tự bài 1.
- Hs làm bài vào nháp chữa bài.
Bài 3.
- Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi để tìm lời giải bài toán.
? Nêu cách giải bài toán:
- Xác định tỉ số, vẽ sơ đồ, tìm tổng số phần bằng nhau, Tìm hai số.
- Lớp làm bài vào vở:
 - 1 Hs lên bảng chữa bài,
- Gv thu một số bài chấm.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài giải
Vì số lớn giảm 5 lần, thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
Ta có sơ đồ:
Số lớn: 
Số bé: 
Tổng số phần bằng nhau là:
5+1 = 6 (phần)
Số bé là: 
72 : 6 = 12
Số lớn là: 
72 - 12 = 60
Đáp số: Số lớn: 72; 
Số bé : 12.
Bài 4. Tổ chức Hs đặt đề toán miệng rồi giải bài toán vào nháp, chữa bài.
- Hs đặt đề toán.
- Hs tự giải bài toán vào nháp, 2 Hs lên bảng giải bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
	- NX tiết học. VN làm bài tập VBT 
__________________________________
Khoa học
Bài 55: Ôn tập vật chất và năng lượng (Tiết 2).
I. Mục tiêu: 
Ôn tập về:
-Các kiến thức về nước,không khí,âm thanh,ánh sáng,nhiệt. 
 -Các kĩ năng quan sát,thí nghiệm,bảo vệ môi trường,giữ gìn sức khoẻ
II. Đồ dùng dạy học.
	Theo dặn dò tiết trước.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Trò chơi đố bạn chứng minh được....
	* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm.
	* Cach tiến hành:
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm:
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động.
- Mỗi nhóm đưa ra một câu hỏi để hỏi nhóm bạn và yêu cầu nhóm bạn làm thí nghiệm để chứng minh?
- VD: Chứng minh rằng:
+ Nước không có hình dạng xác định.
+ Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
+ Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
- Tổ chức trình bày:
- Lần lượt các nhóm trình bày thí nghiệm.
- Lớp trao đổi theo yêu cầu và trả lời của nhóm bạn.
- Các nhóm thực hiện.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng và bình chọn nhóm thắng cuộc.
2.Hoạt động 2: ứng dụng thực tế..
* Mục tiêu: Hs biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
* Cách tiến hành:
? Quan sát bóng cây trong ngày nắng giải thích tại sao bóng cây thay đổi?
Nhiều hs giải thích, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx, chốt ý đúng:
- Buổi sáng bóng cây ngả về tây.
- Trưa bóng cây ngắn lại ở gốc cây.
- Chiều bóng ngả về đông.
- Nêu những ứng dụng về nước, nhiệt ... trong cuộc sống hàng ngày?
- VD: đun nước không đổ nước đầy quá; Không nên ra trời nắng lâu quá; giàn giữ nước ấm lâu; nuôi trồng cây thích hợp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học. Chuẩn bị cho tiết học sau: Theo 5 nhóm các nhóm chuẩn bị theo sgk/114.
____________________________________________
Hoạt động tập thể:
Sơ kết tuần.
I/Mục tiêu:
-HS biết được những ưu ,khuyết điểm của lớp,của mình trong tuần
-Biết phương hướng tuần tới
-Giáo dục những đức tính tốt cho hs
II/Nội dung:
.
....
.
Thể dục:
 Môn thể thao tự chọn - Trò chơi "Trao tín gậy"
I. Mục tiêu:
-Biết cách chơi và tham gia các trò chơi,biết dùng bàn tay đập bóng liên tục xuống mặt đất
-Biết cách trao tín gậy khi chơi trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 Hs /1 dây, kẻ sân chơi trò chơi, bóng, cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- ĐHTH
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Khởi động xoay các khớp.
- Thi nhảy dây
 GV
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * 
 * * * * * * * * 
- ĐHTL 
 GV
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * 
 * * * * * * * * 
2. Phần cơ bản:
18 - 22 p
a. Đá cầu:
Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Học đỡ và chuyển cầu bằng mu bàn chân.
+ Người tâng, người đỡ và ngược lại.
- Ôn cách cầm bóng: Gv nêu tên đt, làm mẫu, uốn nắn hs tập sai.
b. Trò chơi vận động: "Trao tín gậy"
- Gv nêu tên trò chơi, chỉ dẫn sân chơi.
- Hs chơi thử và chơi chính thức.
- ĐHTL: 
- Cán sự điều khiển.
- Chia tổ tập luyện.
* ĐHTL:
 T1 T2 T3
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học, vn tập tâng cầu bằng đùi.
- ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * *
 * * * * * * * * 
 * * * * * * * * 
Thể dục:
 Môn thể thao tự chọn - Trò chơi "Dẫn bóng"
I. Mục tiêu:
- Biét cách thực hiện đt tung cầu bằng đìu,đỡ,chuyền cầu bằng mu bàn chân
-Bước đầu biết cách cầm bóng,ngắm đích 
-Biết cách chơi và tham gia trò chơi
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: 1 Hs /1 dây, kẻ sân chơi trò chơi, bóng, cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- ĐHTT
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Khởi động xoay các khớp.
- Ôn nhảy dây
 - KTBC: Tập bài TDPTC.
G + + + + 
 + + + + 
- ĐHTL:+ + + +
 G + + + + 
 + + + + 
2. Phần cơ bản:
18 - 22 p
a. Đá cầu:
Ôn tâng cầu bằng đùi.
b. Ném bóng: 
- Học cách cầm bóng:
- Gv nêu tên đt, làm mẫu, uốn nắn hs tập sai.
b. Trò chơi vận động: Dẫn bóng.
- Gv nêu tên trò chơi, chỉ dẫn sân chơi.
- Hs chơi thử và chơi chính thức.
- ĐHTL: 
- Cán sự điều khiển.
- Chia tổ tập luyện.
- ĐHTL: 
3. Phần kết thúc.
4 - 6 p
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học, vn tập tâng cầu bằng đùi.
- ĐHTT:
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_chieu_tuan_28_nam_hoc_2011_2012_ban_hay.doc