Tập đọc Tiết 5
THƯ THĂM BẠN(35’)
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
-Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
* BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
TUẦN 3 Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010 Tập đọc Tiết 5 THƯ THĂM BẠN(35’) I. Mục tiêu : - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. -Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư). * BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5') - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài: "Truyện cổ nước mình" + Nội dung bài nói lên điều gì ? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài (1') b. Luyện đọc (10') - Gọi 1 HS khá đọc bài. + Bài được chia làm mấy đoạn ? - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV hướng dẫn cách đọc bài – GV đọc mẫu toàn bài. c. Tìm hiểu bài (10') - Gọi 1 HS đọc đoạn 1. + Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? + Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì? + Em hiểu : Hi sinh có nghĩa là gì ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2- trả lời các câu hỏi : Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? GV kết hợp liên hệ về ý thức BVMT : Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, - Gọi HS đọc hai câu mở đầu và câu kết thúc và trả lời câu hỏi ? + Những dòng mở đầu và kết thúc có tác dụng gì ? + Nội dung bài nói lên điều gì? d. Luyện đọc diễn cảm (8') - GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét chung. 3.Củng cố - dặn dò (2') - Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Người ăn xin” - Nhận xét giờ học. - 3 HS đọc bài. - HS đọc bài, cả lớp đọc thầm. - Bài được chia làm 3 đoạn: . Đoạn 1: Từ đầu ... chia buồn với bạn. . Đoạn 2: Hồng ơi ... người bạn mới như mình. . Đoạn 3: Còn lại. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ khó. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ chú giải sgk. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS lắng nghe. - HS đọc bài. - Không, Lương chỉ biết Hồng từ khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong. - Lương viết thư để chia buồn với Hồng. - Hi sinh: chết vì nghĩa vụ, vì lý tưởng cao đẹp. - Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba của Hồng đã ra đi mãi mãi. - Chắc là Hồng cũng tự hào nước lũ. Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm) - HS đọc và trả lời câu hỏi - Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. - Những dòng cuối thư ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư. * Nội dung: Bài thể hiện tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương mất mát trong cuộc sống. - HS theo dõi tìm cách đọc hay. - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe Phần bổ sung: Toán Tiết 11 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo) – S. 14(35’) I. Mục tiêu : - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu. - Học sinh được củng cố về hàng và lớp. - HS làm Bài 1, bài 2, bài 3 *HS khá giỏi làm thêm bài 4 II. Đồ dùng dạy - học :bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5') - Gọi 2 HS đọc số: 342 100 000 và 834 000 000 - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Hướng dẫn đọc và viết số (12') - GV đưa ra bảng số rồi yêu cầu HS viết số. - Yêu cầu HS đọc số. - GV hướng dẫn đọc số: Tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu rồi đọc theo thứ tự từ trái sang phải. - GV ghi số và cho HS đọc: 217 563 100; 456 852 314 ... b. Thực hành (15') * Bài 1: Gọi HS đọc y/c. - Cho HS viết vào bảng và đọc số đã viết. + 32 000 000 + 834 291 712 + 32 516 000 + 308 250 705 + 32 516 497 + 500 209 037 - GV cùng HS nhận xét, sửa sai. * Bài 2: Gọi HS đọc y/c. - Yêu cầu HS lần lượt đọc các số. 7 312 836; 57 602 511; 351 600 307; 900 370 200; 400 070 192 - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. * Bài 3: Gọi HS đọc y/c. - GV Yêu cầu 1 HS đọc số cho các HS khác lần lượt lên bảng viết số. - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. * Bài 4: Dành cho HS khá ,giỏi - Yêu cầu HS xem bảng sau đó trả lời các câu hỏi: + Số trường Trung học cơ sở là bao nhiêu? + Số học sinh Tiểu học là bao nhiêu ? + Số giáo viên trung học là bao nhiêu ? - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm. 3. Củng cố - dặn dò (3') - Dặn HS về làm bài tập 3/13(VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập” - GV nhận xét giờ học. - 2 HS đọc. - HS viết số: 342 157 413 - HS đọc số - HS đọc, nêu cách đọc. - HS viết số vào bảng và đọc số đã viết. + Ba mươi hai triệu. + Ba mươi hai triệu năm trăm mươi sáu nghìn, bốn trăm chín mươi bảy. ... - HS chữa bài vào vở. - HS đọc - HS nối tiếp đọc số. - HS nhận xét, chữa bài. - HS nối tiếp lên viết số: + 10 250 214 + 213 564 888 + 400 036 105 + 700 000 231 - HS chữa bài vào vở. - HS xem bảng. Tiểu học TH CS THPT Số trường 14 316 9 873 2 140 Số HS 8350191 6 612 099 2616 207 Số GV 362 627 280 943 98 714 - Số trường trung học cơ sở là 9 873 trường. - Số học sinh Tiểu học là 8 350 191 em. - Số giáo viên trung học là 98 714 người. - Lắng nghe - Ghi nhớ Phần bổ sung: Lịch sử Tiết 3 BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC NƯỚC VĂN LANG I. Mục tiêu Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ: - Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. - Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. - Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. - Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,... HS khá giỏi: - Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, - Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, - Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống. II. Đồ dùng dạy - học - Hình trong sgk - phiếu học tập, lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tô chức (2') 2. Bài mới (30) a) Sự ra đời của nước Văn lang * Hoạt đông 1: Làm việc cá nhân - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lên bảng vẽ trục thời gian lên bảng. - GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta quy ước. + Năm 0 là năm công nguyên. - Phía dưới năm công nguyên là năm trước công nguyên. - Phía trên công nguyên là năm sau công nguyên. - Yêu cầu HS dựa vào kênh hình và kênh chữ sgk xác định địa phận của nước Văn Lang ,xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang. + Nhà nứớc Văn Lang ra đời cách đây bao lâu ? + Đứng đầu nườc Văn Lang là ai ? + Những người giúp vua cai quản đất nước là ai ? + Dân thường được gọi là gì ? - GV giảng, rút ý ghi lên bảng. b) Một số nét về cuộc sống của người Việt Cổ. * Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi - Yêu cầu HS đọc phần 2 sgk và quan sát kênh hình. + Dựa vào các di vật của người xưa để lại hãy nêu nghề chính của lạc dân ? + Người việt cổ đã sinh sống ntn ? + Các lễ hội của người Lạc Việt được tổ chức như thế nào ? + Em biết những tục lệ nào của người Việt Cổ con tồn tại đến ngày nay ? GV kết luận: - Gọi HS đọc phần bài học sgk. 3. Củng cố - dặn dò (3') - GV củng cố lại nội dung bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS đọc và xác định. - Nhà nước Văn Lang ra đời cách đây khoảng năm 700 TCN ở lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả - Đứng đầu là các vua hùng. Kinh đô đặt ở Phong Châu Phú Thọ. - Những người giúp vua cai quản đất nước là lạc hầu lạc tướng. - Dân thường gọi là lạc dân. - HS đọc bài –thảo luận nhóm đôi. - Nghề chính của lạc dân là làm ruộng và chăn nuôi: họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả như dưa hấu, họ cũng biết nấu xôi, làm bánh dầy...làm mắm. - Sống bằng nghề trồng chọt chăn nuôi, nghề thủ công, biết chế biến thức ăn, dệt vải. Họ ở nhà sàn để tránh thú dữ, quây quần thành làng. - Những ngày hội làng mọi người thường hoá trang vui chơi, nhảy múa, đua thuyền trên sông hoặc đấu vật trên bãi đất rộng. - Nhuộm răng đen, ăn trầu, phụ nữ đeo hoa tai và các đồ trang sức. - 3 HS đọc. -HS lắng nghe Phần bổ sung: Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010 Chính tả: (Nghe - viết ) Tiết 3 CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ(35’) Mục tiêu - Nghe-viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. - Làm đúng BT (2) a II. Đồ dùng dạy - học: - 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5') - Gọi 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con: lăn tăn, sáng trăng, băn khoăn, phải chăng ... - GV nhận xét, sửa sai. 2. Bài mới a Hướng dẫn nghe viết (17') - GV đọc mẫu bài thơ. + Bài thơ nói về nội dung gì ? + Nêu cách trình bày bài thơ lục bát ? - Đọc từng câu cho HS viết. - Đọc lại toàn bài. - Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra. - Chấm, chữa 8 bài. - GV nhận xét, sửa sai. b. Hướng dẫn làm bài tập ( 12') * Bài 2: Gọi HS đọc y/c. a) Điền vào chỗ trống ch/ tr - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng. Y/c 3 HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn. + Đoạn văn giúp em hiểu điều gì ? 3. Củng cố - dặn dò (1') - Y/c mỗi HS về nhà tìm và ghi vào vở 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng ch/ tr. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con. - HS đọc thầm lại bài thơ. - Bài thơ nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết đến cả đường về nhà mình. - Câu 6 tiếng viết lùi vào, cách lề vở 1 ô - Câu 8 tiếng viết sát lề vở. Hết mỗi khổ thơ phải để cách 1 dòng, rồi viết tiếp khổ thơ sau. - Viết bài vào vở - Soát lại bài. - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi. ... hi tìm các từ bắt đầu bằng tiếng hiền ta phải mở tìm chữ h vần iên. Khi tìm từ bắt đầu bằng tiếng ác, mở trang bắt đầu bàng chữ cái a, tìm vần ac. - GV phát phiếu cho các nhóm thi làm bài. - GV cùng trọng tài tính điểm thi đua và kết luận nhóm thắng cuộc. a) Thứ tự từ chứa chữ hiền: b) Từ chứa tiếng ác: - GV giải thích một số từ: + Hiền dịu: hiền hậu và dịu dàng. + Hiền đức: phúc hậu hay thương người. + Hiền hậu: hiền lành và trung hậu. + Hiền hoà: hiền lành và ôn hoà... + ác nghiệt: độc ác và cay nghiệt. + ác độc: ác, thâm hiểm + ác ôn: kẻ ác độc, gây nhiều tội ác với người khác... * Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc y/c. - GV phát phiếu cho HS làm bài, thư kí phân loại nhanh các từ vào bảng, nhóm nào xong, trình bày bài trên bảng lớp. - Gọi các nhóm báo các kết quả. - GV chốt lại lời giải đúng: + - Nhân hậu Nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ. Tàn ác, hung ác, độc ác, tàn bạo. Đoàn kết Cưu mang, che chở, đùm bọc Bất hoà lục đục, chia rẽ. - GV giải nghĩa thêm một số từ. - Nxét, tuyên dương. * Bài tập 3: Gọi HS đọc y/c của bài. - Y/c HS tự làm bài theo nhóm đôi. - Gọi các nhóm báo cáo kết quả. - GV cùng HS nxét, chốt lại lời giải đúng: - Gọi HS đặt câu với những thành ngữ trên. * Bài tập 4: Gọi HS đọc y/c. - Y/c HS suy nghĩ và nêu ý kiến của mình. - GV cùng HS nxét, chốt lại lời giải đúng. + Môi hở răng lạnh + Máu chảy ruột mềm + Nhường cơm sẻ áo + Lá lành đùm lá rách 3 Củng cố - dặn dò (2’) * GDHS: Giáo dục cho HS biết sống nhận hậu và biết đoàn kết với mọi người. - Gọi HS học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ vừa học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau “Từ ghép và từ láy”. - GV nhận xét giờ học. - HS trả lời - HS đọc y/c. - Sử dụng từ điển. - Các nhóm thực hiện tra từ. - HS thi làm bài. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Hiền dịu, hiền đức, hiền hoà, hiền hậu, hiền thảo, hiền từ, dịu hiền. - Hung ác, ác nghiệt, ác độc, ác ôn, ác hại, ác khẩu, tàn ác, hung ác, ác cảm, ác liệt, ác mộng, ác quỷ, ác thú, tội ác. - HS lắng nghe. - HS đọc y/c. - HS làm bài theo nhóm 4. - Đại diện nhóm tên trình bày. - 1 Hs đọc. - HS thảo luận và điền. - HS báo cáo. * Lời giải: + Hiền như bụt (hoặc đất). + Lành như bụt (hoặc đất). + Dữ như cọp. + Thương nhau như chị em gái. - HS đặt câu. - HS đọc y/c. -ín lần lượt phát biểu ý kiến về từng thành ngữ, tục ngữ. * Lời giải: + Nghĩa đen: môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Môi che chở, bao bọc bên ngoài răng. Môi hở thì răng lạnh. + Nghĩa bóng: Những người ruột thịt gần gũi, xóm giềng của nhau thì phải che chở, đùm bọc nhau. Một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng xấu theo. + Nghĩa đen: Máu chảy thì đau tận trong ruột gan. + Nghĩa bóng: Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn. + Nghĩa đen: Nhường cơm, áo cho nhau + Nghĩa bóng: Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. + Nghĩa đen: Lấy là lành đùm lá rách cho khỏi hở. + Nghĩa bóng: Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh. Người giàu giúp người nghèo. - HS đọc. - HS ghi nhớ. Phần bổ sung: .. Tập làm văn Tiết 6 VIẾT THƯ(35’) I. Mục tiêu - Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND Ghi nhớ). - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III). II. Đồ dùng dạy - học- Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5') + Cần kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật để làm gì ? + Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật ? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Tìm hiểu bài (8') - Y/c HS đọc bài thư thăm bạn. + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ? + Theo em người ta viết thư để làm gì ? + Đầu thư bạn Lương đã viết gì ? + Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào? + Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì ? + Theo em nội dung bức thư cần có những gì ? + Qua bức thư em nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc ? * Ghi nhớ sgk b. Luyện tập (20') - Gọi HS đọc đầu bài. - Gạch chân dưới những từ: trường khác, để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em. + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ? + Mục đích viết thư là gì ? + Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ? + Cần thăm hỏi bạn những gì ? + Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp ở trường mình ? + Em nên chúc hứa hẹn với bạn điều gì ? - Yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý để viết thư. - Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật, gần gũi, tình cảm bạn bè chân thành. - Gọi học sinh đọc lá thư của mình. - Nhận xét cho điểm. 3. Củng cố dặn dò (2') - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ; viết lại bức thư vào vở. - 2 HS trả lời. - HS đọc bài: Thư thăm bạn - Lương viết thư cho Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi. - Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm. - Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng. - Lương thông cảm, sẻ chia với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương. - Lương thông báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm. Nội dung bức thư cần: + Nêu lí do và mục đích viết thư. + Thăm hỏi người nhận thư. + Thông báo tình hình người viết thư. + Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm. - Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. - Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn. - 3 HS đọc ghi nhớ. - HS đọc đề bài. - Viết thư cho một bạn ở trường khác. - Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay. - Xưng hô bạn - mình hoặc cậu - tớ. - Hỏi thăm sức khoẻ, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn. - Tình hình sinh hoạt, học tập, vui chơi, văn nghệ, tham quan, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của trường, lớp em. - Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn thư sau sẽ kể tiếp cho bạn nghe. - Học sinh suy nghĩ viết ra nháp. - Viết bài vào vở. - 3 HS đọc bài. - Lắng nghe. Phần bổ sung: Toán Tiết 15 VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN(35’) I. MỤC TIÊU: - Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân. - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. II. CHUẨN BỊ: - SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Bài cũ: Dãy số tự nhiên - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2.Bài mới: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân - GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 10 đơn vị = . Chục 10 chục = .. trăm .. trăm = .. 1 nghìn - Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?) - GV chốt Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân - Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi? - Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó) - GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên - Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng - GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị và hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại) H:Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số? - GV kết luận - Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Đọc số – Viết số GV đọc yêu cầu hs viết số - GV nhận xét sửa sai Bài tập 2: Viết mỗi số dưới dạng tổng Lưu ý: Trường hợp số có chứa chữ số 0 có thể viết như sau: 18 304 = 10 000 + 8 000 + 300 +4 Nhận xét chữa bài Bài tập 3: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng . 3.Củng cố Dặn dò - Thế nào là hệ thập phân? - Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi? - Chuẩn bị bài: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên - HS sửa bài - HS nhận xét - HS làm bài tập - Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. - Vài HS nhắc lại - 10 chữ số - 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. HS nêu ví du - HS nối tiếp trả lời. - Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể. 2HS lên bảng viết,lớp viết vào bảng con - HS nêu lại mẫu - HS lên bảmg làm ,lớp viết vào vở - Hs làm bài vào vở - HS nối tiếp trả lời. - HS sửa bài Phần bổ sung: Thể dục Tiết 6 ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI ,VÒNG TRÁI , ĐỨNG LẠI TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT BẮT DÊ”(35’) I/ MỤC TIÊU: - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Đi đều vòng phải vòng trái, đứng lại.Yêu cầu nhận biết đúng hướng quay, cơ bản đúng động tác, đúng với khẩu lệnh. -Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.Yêu cầu HS biết chơi đúng luật, nhanh nhẹn , hào hứng trong khi chơi II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN. - Trên sân trường . Dọn vệ sinh nơi tập, còi. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG Đ L PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ PHẦN MỞ ĐẦU: - GV nhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. -Trò chơi * Làm theo hiệu lệnh - Đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài. II/ PHẦN CƠ BẢN: a) Đội hình đội ngũ: -Ôn đi đều,vòng phải vòng trái, đứng lại: b)Trò chơi Bịt mắt bắt dê III/PHẦN KẾT THÚC: -Cho HS cả lớp chạy đều 1 hàng dọc thành một vòng tròn lớn, sau khép dần lại thành vòng tròn nhỏ. - Làm động tác thả lỏng. -GV cùng HS hệ thống bài. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 10’ 20’ 5’ - Theo đội hình 4 hàng ngang. - Lớp nhanh chống tập hợp báo cáo sĩ số lớp. +Lần 1-2 : Tập cả lớp, do GV điều khiển.Lần 3-4 : Tập theo tổ, do tổ trưởng điều khiển.GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS các tổ. + Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn.GV quan sát, nhận xét, đánh giá , sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. + Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố 2 lần. - GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi giải thích cách chơi và luật chơi.GV cho cả lớp ôn lại vần điệu trước 1-2 lần rồi cho hai HS làm mẫu, sau đó cho một tổ HS chơi thử .Tiếp theo cho cả lớp thi đua chơi 2-3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật, nhiệt tình. - Theo đội hình 4 hàng ngang -Chuyển sang đội hình vòng tròn - Chuyển sang đội hình ba hàng dọc Phần bổ sung:
Tài liệu đính kèm: