Giáo án Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

-Giúp HS ôn tập về tính nhẩm, tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số, nhân ( chia) số có đến 5 chữ số (cho ) số có 1 chữ số. So sánh các số đến 100.000, đọc bảng thống kế và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê

II. Đồ dùng dạy-học:

Gv: vẽ sẵn bài tập 5 lên bảng

III.Hoạt động dạy- học

 

doc 550 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Học kỳ I (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	 Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Tiết 1	 Dế mèn bênh vực kẻ yếu
(Tô Hoài)
I.Mục tiêu:
 1.Đọc lưu loát toàn bài
-Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn 
-Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn)
2. Hiểu các từ ngữ trong bài 
	-Hiểu ý nghĩa câu chuyện ; ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức, bất công
II. Đồ dùng dạy-học:
-Tranh minh họa trong SGK, tranh ảnh Dế Mèn, Nhà Trò, truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
-Băng giấy viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng HS luyện đọc
 III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A. Mở đầu 
 Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Nêu 5 nội dung 
-HS nêu 5 chủ điểm 
+Thương người như thể thương thân (nói về lòng nhân ái)
+Măng mọc thẳng (nói về tính trung thực, lòng tự trọng 
+Trên đôi cánh ước mơ (nói về ước mơ của con người)
+Có chí thì nên (nghị lực của con người)
+Tiếng sao diều (vui chơi của trẻ em)
B. Dạy bài mới 
 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học 
Thương người như thể thương thân là chủ điểm thể hiện những con người yêu thương giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Giới thịêu tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí “của nhà văn Tô Hoài viết năm 1941 đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu “ là một đoạn trích trong truyện này. -Ghi tựa
-Treo tranh ; Giới thiệu tranh Dế Mèn và Nhà Trò 
-HS nhắc lại 
-Quan sát tranh 
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
Luyện đọc 
- GV đọc mẫu lần 1 
Đoạn 1: hai dòng đầu
Đoạn 2: 5 dòng tiếp 
Đoạn 3: 5 dòng tiếp 
Đoạn 4: còn lại 
Nhận xét khen gợi HS đọc đúng 
-HS đọc tiếp từng đoạn, giải nghĩa 1 số từ 
-GV đọc cả bài – giọng chậm rãi, chuyển giọng (lời Nhà Trò –giọng kể đáng thương lời dế Mèn –an ủi, động viên Nhà Trò- giọng mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết 
-1 HS đọc cả bài 
-1 HS đọc nối tiếp từng đoạn – nêu ý 
-Ýù đoạn 1: vào câu chuyện 
-Ýù đoạn 2: hình dáng Nhà Trò
-Ýù đoạn 3: Lời Nhà Trò
-Ýù đoạn 4:-Hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn
-Ngắn chùn chùn: rất ngắn, ngắn đến mức quá đáng trông khó coi
-Thui thủi: cô đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn.
c) Tìm hiểu bài:
-GV giảng thêm : Lời nói dứt khoát mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm. hành động bảo vệ, che chở dắt Nhà Trò đi
-GV đọc toàn bài: Nếu 1 hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao ?
Thảo luận 4 nhóm 
 -Nhóm 1: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 
Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
-Nhóm 2: Đọc đoạn 2. Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò yếu ớt?
-Nhóm 3: Đọc đoạn 3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
-Nhóm 4: Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi : Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn 
Vì hình ảnh này tả rất đúng về Nhà Trò như 1 cô gái đáng thương yếu đuối
d) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn văn tiêu biểu trong bài
-GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu 
-Theo dõi uốn nắn. Nhấn giọng ở các từ : mất đi, thui thủi, chẳng đủ, nghèo túng, đánh em, bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt, xòe, đừng sợ, độc ác, ăn hiếp .
4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
-Đọc diễn cảm theo cặp
-1 vài HS thi đọc diễn cảm 
4. Củng cố :
Liên hệ : Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
Nhận xét tiết học
Tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị phần tiếp của truyện
Nhắc lại tựa bài
Trả lời 1 số câu hỏi trên
Rút kinh nghiệm:
..
Tiết 1	 Ôn tập
I.Mục tiêu:
	Giúp HS ôn tập về đọc viết các số trong phạm vi 1000.000. Viết tổng thành số, phân tích cấu tạo số, chu vi của một hình
II. Đồ dùng dạy-học:
Gv: vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu: 
Trong chương trình lớp 3, em đã được học đến số nào?
 Trong giờ học này chúng ta ôn tập về các số đến 100.000
.đến 100.000
2. Dạy
Hoạt động 1
Ôn lại cách đọc số, viết số, và các hàng
a) GV viết số 83251 yêu cầu đọc số này nêu rõ chữ số từng hàng 
b) Tương tự như trên với số 83001,80201 
c) Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề 
d)Gv cho HS nêu các số tròn chục, các số tròn trăm, các số tròn nghìn, các số tròn nghìn.
- Chữ số 1 ở hàng đơn vị, chữ số 5 ở hàng chục, chữ số 2 ở hàng trăm
- 1chục = 10 đơn vị, 1 trăm = 10 chục ..
-HS nêu - lớp nhận xét 
Hoạt động 2
GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1, sau đó HS tự làm bài
 - Viết số thích hợp vào các vạch của tia số
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 Ä GV chữa bài yêu cầu HS nêu quy luật các số trong tia số a và các số trong dãy số b. Nêu câu hỏi gợi ý 
 -Các số trên tia số là những số gì?
-Hai số đứng liền kề nhau trên tia số thì hơn kém bao nhiêu đơn vị?
- Các số trong dãy số gọi là những số như thế nào?
- Hai số đứng liền kề nhau trong dãy số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Ä Bài 2: Yêu cầu HS tự làm
-GV nhận xét và cho điểm 
ÄBài 3: 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV nhận xét và cho điểm 
Bài 4: 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào ?
-Nêu các tính chu vi của hình MNPQ và giải thích 
- Nêu cách tính chu vi của hình GIHK và giải thích 
-Chấm điểm 1 số vở 
-Chữa bài
-2HS lên bảng làm
- Cả lớp làm vào vở
 -.tròn chục nghìn
..10.000 đơn vị 
Các số tròn nghìn
..1000 đơn vị
 -2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở
-HS kiểm tra bài lẫn nhau
-3 HS lên bảng: 1 HS đọc các số ,HS 2 viết số, HS 3 phân tích số
-Cả lớp nhận xét
-HS đọc mẫu 
a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị
b) Viết tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị, thành các số
 Cả lớp làm vào vở 
-2 HS lên bảng làm bài 
-Tính chu vi các hình
-Tính tổng độ dài các cạnh đó
- MNPQ là hình chữ nhật nên khi tính chu vi ta lấy dài cộng rộng rồi lấy tổng nhân 2
- GIHK là hình vuông nên tính chu vi hình này ta lấy độ dài cạnh hình vuông nhân 4
-HS làm bài vào vở 
* Củng cố 
-Hỏi tựa. -Hỏi các kiến thức đã ôn
* Dặn dò
-Nhận xét tiết học . -Bài sau: ôn các số đến 100.000 (tt)
Trả lời.
Rút kinh nghiệm:
.
LỊÏCH SỬ
Tiết 1	
MỞ ĐẦU
Môn Lịch sử và địa lí
I.Mục tiêu:
 v Học xong bài này, HS biết
 + Vị trí, địa lí, hình dáng của đất nước ta
	+ Vị trí hình dáng của đất nước ta 
	+ Trên đất nước ta có rất nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, một tổ quốc 
+ Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lí
II. Đồ dùng dạy-học:
	+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam
	+ Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Hát 
2. Kiểm tra bài cũ
3Bài mới:
Giới thiệu bài -nêu mục tiêu bài học 
Lặp lại
Hoạt động 1
Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước
+ Yêu cầu HS đọc SGK từ “Nước Việt Nam.đảo và quần đảo” và trả lời câu hỏi 
Ø Em hãy xác định vị trí của nước ta trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
Ä GV chốt lại các ý 
+ HS đọc và trả lời các câu hỏi của GV nêu 
Ø Nước Việt Nam bao gồm các phần đất liền đảo và quần đảo, vùng biển va øvùng trời bao trùm lên các bộ phận đó 
Ø Phần đất liền nước ta có hình chữ S, phía Bắc giáp Trung Quốc, tây giáp Lào,và Nam là vùng biển rộng lớn
Ø Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển đông .Trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo 
Hoạt động 2
Các dân tộc sinh sống trên đất nước và nét văn hóa
+ Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc ở một vùng HS kết hợp đọc SGK từ “Trên đất nước Việt Nam .một truyền thống Việt Nam”
+ Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó 
Ä Kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hóa riêng song đều có cùng một tổ quốc một lịch sử Việt Nam
+ Chia nhóm, làm việc theo nhóm 4 và trình bày trước lớp
Hoạt động 3
Ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước 
 + Nêu câu hỏi: Để tổ quốùc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ. Em nào có thể kể được một sự kiện cách mạng đó
+ GV chốt ý 
+ HS lần lượt phát biểu 
Ø Khoảng 700 năm TCN nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời : Tên nước là Văn Lang, vua trị vì là Hùng Vương 
Ø Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 
 Ø Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo ( năm 938)
Hoạt động 4
Hướng dẫn cách học 
+ HS cầøn quan sát sự vật hiện tượng 
+ Thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử địa lý
+ Mạnh dạn nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời
+ Nên trình bày kết quả học tập bằng cách diễn đạt của mình 
+ GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ (2HS)
4.Củng cố – dặn dò
 + Nhận xét tiết học. + Dặn dò bài sau: Làm quen với bản đồ
Rút kinh nghiệm:
..
KĨ YHUẬT
Vật liệu dụng cụ cắt, khâu, thêu
I.Mục tiêu:
-HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt khâu, thêu
-Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vêâ nút chỉ (gút chỉ)
-Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Vải các loại, chỉ thêu các màu, chỉ khâu ,kim khâu, kim thêu các cỡ, kéo cắt vải và ...  lời giải đúng
a) Các danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn 
 +Danh từ : buổi, chiều, xe, thị trấn. Nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng hổ, quần áo, sân,Hmông, TuDí, Phù Lá
+Động từ: dững lại, chơi đùa
+Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ
b) Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm
+ Buổi chiều dừng xe lại ở một thị trấn nhỏ ® Buổi chiều xe làm gì?
+ Nắng phố huyện vàng hoe® Nắêng phố huyện thế nào?
+Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí ,Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ, đang chơi đùa trước sân ®Ai đang chơi đùa trước sân
-1HS đọc to, lớp theo đõi SGK
-HS làm vào vở –3 HS làm vào phiếu 
-Lớp nhận xét 
4. Củng cố –Dặn dò
- Nhận xét tiết học 
 -Yêu cầu HS cần ghi nhớ những kiến thức vừa ôn tập 
Rút kinh nghệm:
Tiết 90 	
KIỂM TRA CUỐI Kì
(theo đề BGH )
KHOA HỌC	BÀI 36 – TIẾT 36: Ngày dạÏy:thứ.
KHƠNG KHÍ 
CẦN CHO SỰ SỐNG.
I.Mục tiêu:
 Sau bài học,hs biết:
_Nêu dẫn chứng để CM người,động vật và thực vật đều cần KK để thở
_Xác định vai trị của õi đối với quá trình hơ hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống
II.Đồ dùng dạy học:
_Hình trang 72,73 SGK
_Sưu tầm các h/ảnh về người bệnh được thở bằng oxi
_H/ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm KK vào bể cá.
III.Hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1.Ổn định
2.KTBC:Gọi 2hs lên bảng trả lời nội dung bài 35
3.Bài mới:GV giới thiệu bài
Hát
_2 hs lên bảng TL
Hoạt động 1:
Tìm hiểu vai trị của khơng khí đối với con người
 Yêu cầu hs làm theo hướng dẫn ở mục thực hành trang 72
 Yêu cầu hs dựa vào tranh ảnh,dụng cụ nêu vai trị của KK đ/với đ/sống con người và những ứng dụng của kiến thức này vào y học và trong đ/sống.
_Hs để tay trước mũi,thở ra hít vào.Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại
 Nhận xét:
 +Luồng KK ấm chạm vào tay.
 +Ngạt thở
_Hs dựa vào tranh ảnh dụng cụ nêu:
Hoạt động 2:
Tìm hiểu vai trị của khơng khí đối với thực vật và động vật.
 Yêu cầu hs quan sát hình 3,4 và TLCH:tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết
 GV:từ xưa các nhà bác học đã làm thí nghiệm để phát hiện v/trị của KK đ/với đ/sống động vật bằng cách nhốt 1 con chuột bạch vào 1 chiéc bình thủy tinh kín,cĩ đủ thức ăn và nước uống.Khi con chuột thở hết ơxi trong bình thủy tinh kín thì nĩ chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn cịn.
 GV:ko nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phịng ngủ đĩng kín cửa vì cây hơ hấp thải ra khí CO2 hút khí O2,làm ảnh hưởng đến sự hơ hấp của con người.
_Quan sát hình và trả lời:
vì thiếu KK.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ơxi
 Yêu cầu hs quan sát hình 5,6 trang 73 SGK
 Gọi hs trình bày kết quả quan sát
 Yêu cầu hs thảo luận các câu hỏi 
 +Nêu VD chứng tỏ KK cần cho sự sống của con người,đơng vật và thực vật
 +Thành phần nào trong KK cần cho sự sống của con người,động vật và thực vật
 +Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ơxi?
GV:vậy người,đơng vật,thực vật muốn sống được cần cĩ khí gì để thở
_Hs quan sát theo cặp(hỏi_trả lời)Tên dụng cụ giúp người thợ lặn cĩ thể lặn sâu dưới nước?(bình ơxi người thợ lặn đeo ở lưng
 Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá cĩ nhiều KK hịa tan?(máy bơm KK vào nước)
_1 số em trình bày
 +Vài hs nêu VD
 +.khí ơxi
 +Những người thợ lặn,thợ làm việc trong các hầm lị,người bị bệnh nặng cần cấp cứu
_...............cần cĩ ơxi để thở.
4. Cũng cố - Dặn dị:
Nhận xét tiết học
Dặn dị HS về nhà học thuộc mục “Bạn cần biết” và chuẩn bị tiết sau.
Rút kinh nghệm:
TUẦN 18 	Ngày dạy: .
Tiết 35	 Ôn tập cuối kì 1
ÔN TIẾT 6
I.Mục tiêu:
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL ( yêu cầu như tiết 1).
-Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát 1 đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
 II. Đồ dùng dạy-học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Bảng phụ ( hoặc giấy khổ to viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật (SGK trang 145, 170) .
-Một số tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho BT 2 a.
III. Hoạt động dạy -học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
-Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a)Giới thiệu bài 
Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết ôn tập.
 b) Kiểm tra TĐ và HTL
 -GV kiểm tra số HS còn lại .Thực hiện như tiết 1. 
Bài tập:
-Cho HS đọc yêu cầu BT .
-GV giao việc: các em có 2 nhiệm vụ. Một là phải quan sát đồ dùng học tập. Chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Hai là viết phần mở bài kiểu gián tiếp và phần kết bài kiểu mở rộng.
-Cho HS làm bài .GV treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật. 
- Cho HS trình bày
-GV nhận xét và giữ lại trên bảng dàn ý tốt nhất. Có thể GV đã chuẩn bị trước ở nhà dàn ý tả một đồ dùng học tập nào đó và đưa dàn ý đó lên để chốt lại một dàn ý về vănmiêu tả đồ vật.
-1HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về nội dung trên bảng phu.ï 
-HS chọn đồ dùng học tập để quan sát
-HS quan sát+ghi kết quả vào vở nháp sau đó chuyển thành dàn y.ù
-2HS lên bảng trình bày dàn ý trên bảng lớp. 
-Lớp nhận xét.
-HS theo dõi dàn ý trên bảng. 
4. Củng cố –Dặn dò
 -GV nhận xét tiết học .
-Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học. 
-Nhắc HS về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh mở bài, kết bài, viết lại vào vơ.û
Rút kinh nghệm:
Tiết 36	Ngày dạy: Thứngày .tháng ..năm 200.
Ôn tiết 7
Bài luyện tập
I.Mục tiêu:
-Đọc hiểu nội dung bài “Về thăm bà”
-Biết làm bài tập lựa chọn câu trả lời đúng .Tìm được các động từ, tính từ trong câu
II. Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ ghi các bài tập 
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1 Ổn định : 
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới 
 a) Giới thiệu bài
Để bài kiểm tra cuối HK1 đạt kết quả tốt, hôm nay các em sẽ đọc bài văn Về thăm bà .Dựa vào nội dung bài học, chọn được câu trả lời đúng trong các câu đã cho
b)Đọc thầm 
GV yêu cầu : các em đọc thầm bài “ Về thăm bà” khi đọc, các em chú ý đến những chi tiết, hình ảnh miêu tả về ngoại hình, tình cảm của bà, chú ý đến những động từ, tính từ có trong bài 
c)Làm bài tập B
-Cho HS đọc yêu cầu của câu 1
–GV giao việc : Cho HS làm bài .GV đưa bảng phụ đã chép câu 1 lên 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét +chốt lại câu trả lời đúng : ý c : tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng
-Câu 2,3,4 tiến hành tương tự câu 1 cây trả lời đúng
+Câu 2: ý a
+Câu 3 ý c
+Câu 4 ý c 
- HS đọc thầm bài (2 lần)
-1HS đọc lớp theo dõi trong SGK còn lại dùng viết chì đánh dấu câu đúng trong SGK
-HS nêu ý kiến của mình chọn ý nào 
-Lớp nhận xét 
d)Làm bài tập C
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập C
Câu 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu của câu 1, đọc ý a,b,c 
GV giao việc : Cho HS làm bài. 
-Cho HS trình bày kết quả 
-GV nhận xét +chốt lại ý .Câu trả lời đúng ý b 
Câu 2: Gọi HS đọc yêu cầu của câu 2
Cách tiến hành như ở câu 1
Lời giải đúng 
Ý b dùng thay lời chào
-1HS đọc,lớp theo dõi SGK
-1HS đọc, lớp theo dõi SGK
-HS suy nghĩ chọn ý
- 2HS Nêu kết quả 
- Lớp nhận xét 
-1HS đọc, lớp theo dõi SGK
4. Củng cố :
GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà làm lại và làm bài tập vào vở
Rút kinh nghệm:
Tiết 36	Ngày dạy: .	 
Ôn tiết 8 
I.Mục tiêu:
	- HS nghe, viết đúng chính tả bài “ Chiếc xe đạp của Chú Tư” (Từ chiếc xe đạp của chú tư là con ngựa sắt).
	- Tập làm văn. Biết viết mở bài theo kiểu trực tiếp (hoặc gián tiếp) tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi.
 II. Đồ dùng dạy-học:
Bảng phu.ï
III. Hoạt động dạy -học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a)Giới thiệu bài 
Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết ôn. 
 b) Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả
*Hướng dẫn chính tả.
-Gv đọc lại 1 lần đoạn chính tả 
-Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: nhất, sánh, ro ro, rút.
-GV nhắc lại nộidung bài chính tả.
*GV cho HS viết. 
-Đọc từng câu hoặc cụm từ .
-GV đọc lại cảđoạn chính tả một lượt. 
*GV chấm chữa bài
-HS đọc thầm. 
-HS luyện viết từ.
-HS viết .
-HS soát bài.
Rút kinh nghệm:
Bài 18: Thử dộ nảy mầm của hạt giống rau, hoa
(2tiết)
Tiết 36	
I.Mục tiêu:
 	-HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống 
	-Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt gií«ng 
	-Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp đúng quy định 
II. Đồ dùng dạy-học:
-Mẫu ; đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm
-Vật liệu và dụng cụ 
 Tiết 2	 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Ổn định 
Báo cáo theo tổ
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
3.Bài mới 
Giới thiệu và nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập của học sinh
-Gv nhắc lại 1 số nội dung chủ yếu và những công việc đã thực hiện ở tiết1
-Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả thực hành, nhận xét, rút ra qua thực hành theo mẫu
-Gv gợi ý tiêu chuẩn đánh giá 
+Vật liệu, dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thụât
+Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước trong quy trình kĩ thuật 
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh 
-Lắng nghe
- Trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả qua thực hành theo mẫu 
-Tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn GV gợi ý
4. Củng cố – dặn dò
-GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành 
-Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để học bài “ Gieo hạt giống rau, hoa”
Rút kinh nghiệm:
Khối trưởng duyệt
Ngày..//..
Ban giám hiệu duyệt
 Ngày..//..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_hoc_ky_i_ban_chuan_kien_thuc.doc