Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tuần 1 đến tuần 18

Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tuần 1 đến tuần 18

Đạo đức

Tuần 1 : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP

Ngày dạy : 23/08/2010

 I.MỤC TIÊU:

 Sau bài học sinh có khả năng:

- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 -Tranh minh hoạ. Giấy khổ lớn.

 -Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1 Ổn định : Hát, báo cáo

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của HS.

3. Bài mới:Trung thực trong học tập.

a) Giới thiệu bài- Ghi tựa lên bảng.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Đạo đức - Tuần 1 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Tuần 1 : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
Ngày dạy : 23/08/2010
 I.MỤC TIÊU:
	Sau bài học sinh có khả năng:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	-Tranh minh hoạ. Giấy khổ lớn.
	-Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1 Ổn định : Hát, báo cáo
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới:Trung thực trong học tập.
a) Giới thiệu bài- Ghi tựa lên bảng.
b) Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 HĐ 1: Xử lí tình huống 
MT : Giúp HS thực hiện hành vi trung thực phê phán giả dối, rút ra ghi nhớ.
Cách tiến hành:
 Treo tranh(trang 3/SGK) cho HS quan sát – Mời 1 em đọc nội dung tình huống.
 GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận theo câu hỏi sau:
 Theo em, có thể có những cách giải quyết như thế nào?
Đặt câu hỏi:
 Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? 
 Dựa cách giải quyết của từng HS, GV chia những HS có cách giải quyết tình huống giống nhau vào cùng nhóm, các nhóm sẽ thảo luận:”Vì sao em làm thế?”
 GV đặt câu hỏi để dẫn đến kết luận:
 +Vậy trong học tập chúng, ta cần phải luôn như thế nào?
 +Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên làm gì?
 Nội dung bài học (Lưu ý có điều chỉnh)
 GV cho HS đọc phần ghi nhớ để trả lời câu hỏi:
 +Vì sao ta phải trung thực trong học tập?
Nhận xét chốt ý. Ghi bảng.
HĐ2: Luyện tập
MT : Giúp HS biết thế nào là trung thực trong học tập.
Cách tiến hành:
 BT 1: GV yêu cầu HS đọc BT 1/SGK trang 4.
 Cho HS làm cá nhân, sau đó trình bày trước lớp. 
 Kết luận:
 +(c) là trung thực trong học tập.
 +(a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập.
2./BT 2: GV yêu cầu HS đọc BT 2
 GV phát thẻ cho HS (mỗi em 3 thẻ: 1 thẻ xanh, 1thẻ đỏ, 1 thẻ trắng) – Chia lớp thành 3 nhóm.
 HD cách chơi 
 GV kết luận 
Liên hệ bản thân(BT 6)
 Cho HS làm việc cả lớp
 Chốt lại: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng.
-1 HS đọc nội dung tình huống.
-HS quan sát tranh + thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
-HS nhận xét bổ sung.
-HS tự trả lời.
-Các nhóm thảo luận – Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
 +Trong học tập chúng, ta cần phải luôn trung thực.
 +Khi mắc lỗi gì trong học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
-HS nhận xét, bổ sung.
-Nhiều HS nhắc lại.
-HS đọc.
-HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
-HS đọc.
-HS lắng nghe cách chơi.
-HS bắt đầu chơi.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS tự liên hệ bản thân và trả lời
4. Củng cố : Hỏi lại tựa bài, ghi nhớ, liên hệ gd.
 5. Nhận xét – dặn dò: 
 Dặn HS về nhà chuẩn bị tiểu phẩm theo gợi ý của BT 5/SGK trang 4.
Nhận xét tiết học.
Đạo đức
 Tuần 2 : luyện tập thực hành: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
Ngày dạy : 30/08/2010
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
Sau bài học sinh có khả năng:
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
GV : Giấy khổ lớn.
HS: Các mẩu chuện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định : Hát.
2. Kiểm tra bài cũ : Trung thực trong học tập (tiết 1)
 Vì sao phải trung thực trong học tập.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: Trung thực trong học tập (tiết 2)
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
HĐ1: Luyện tập 
MT : Giúp HS nhận thức được: Cần phải trung thực trong học tập.
Cách tiến hành:
 BT3: Yêu cầu HS đọc bài tập 3/ SGK trang 4.
- GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: Yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu cách xử lý mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó.
- Cho HS thảo luận, đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét – kết luận.
Tình huống 1: Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại điểm tốt.
Tình huống 2: Báo cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
Tình huống 3: Nói bạn thông cảm, vì như vậy là không trung thực trong học tập.
HĐ2: HS kể chuyện
MT : Giúp HS kể được những chuyện về Trung thực trong học tập.
Cách tiến hành:
 BT4: Cho HS đọc bài tập 4/SGK trang 4.
-Yêu cầu 1 vài HS trình bày, giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi: em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương của bạn.
-Nhận xét, kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
- HS đọc BT3.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhóm khác nhận xét kết quả, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS đọc BT4.
Một số em trình bày tư liệu đã sưu tầm.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe. 
4. Củng cố :
 -Hỏi lại tựa bài.
 Gv Hỏi: Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
5.Nhận xét – dặn dò .
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà xem lại bài tập đã học. 
- CB: Vuợt khó trong học tập.
	Tuần 3	Vượt khó trong học tập(t1)
Ngày dạy : 06/09/2010
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS cókhả năng :
1.Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. 
2.Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.Biết thế nào là vượt khó trong học tập là vì sao phải vượt khó trong học tập.
3.Có ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập.Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV+HS : SGK Đạo đức lớp 4. Các mẩu chuyện về tấm gương vượt khó trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Trung thực trong học tập
-Trung thực trong học tập thể hiện điều gì?
-Nếu trung thực trong học em sẽ nhận được điều gì? 
-GV nhận xét.
3./ Bài mới: Vượt khó trong học tập.
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt đông của GV
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ 1:GV kể chuyện.
MT : Giúp HS hiểu được nội dung của câu chuyện.
Cách tiến hành:
 Giới thiệu như sgv tr 20.
Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó 
Mời 1-2 HS kể tóm tắt lại câu chuyện.
HĐ 2: Tìm hiểu câu chuyện.
MT : Giúp HS biết mọi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập và trong c/s.
Cách tiến hành:
 -GV gọi HS đọc câu hỏi 1,2 trong SGK
-GV chia lớp thành 2 nhóm - đại diện các nhóm trả lời-nhận xét.
-GV nhận xét.
-Vậy trong cuộc sống, chúng ta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì?
HĐ3 : Em sẽ làm gì?
MT : Giúp HS biết vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Cách tiến hành:
 -Gọi HS đọc câu hỏi 3.
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi-gọi HS trả lời.
-GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất.
-GV yêu cầu HS làm bài cá nhân-gọi HS trả lời và giải thích lí do chọn cách đó-nhận xét.
-GV hỏi : Qua bài học hôn nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-HS lắng nghe.
-HS kể lại truyện.
-HS đọc :
-Các nhóm thảo luận-trả lời.
-Chúng ta tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học.
-HS đọc.
-HS trình bày cách giải quyết-lớp trao đổi,đánh giá các cách giải quyết
-HS làm bài-trả lời-các em khác nhận xét.
-HS đọc phần ghi nhớ.
4.Củng cố :Hỏi lại tựa bài, ghi nhớ. Liên hệ gd.
 5.Nhận xét – dặn dò (1'):
-Thực hiện các hoạt động ở phần thực hành trong SGK.
-CB : BT3-4 trong SGK.
 Đạo đức 
 Tuần 4 THỰC HÀNH: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
 Ngày dạy: 13/ 09/ 2010 ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU: 
1.Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. 
2.Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.Biết thế nào là vượt khó trong học tập là vì sao phải vượt khó trong học tập.
3.Có ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập.Yêu mến, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV : SGK, các mẩu truyện về tấm gương vượt khó trong học tập. Giấy khổ to.
 Hs : sgk, vở, sưu tầm truyện như gv.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1. Ổn định : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : Vượt khó trong học tập ( tiết 1 )
Gọi hs nêu ghi nhớ.
Nhận xét kiểm tra.
3. Bài mới : Vượt khó trong học tập ( tiết 2 )
a. Giới thiệu bài-Ghi tựa.
b. Các hoạt động.
 Hoạt động của gv 
 Hoạt động dạy 
* Hoạt động 1 : Luyện tập
MT : Giúp HS biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Cách tiến hành:
 Thảo luận nhóm bài tập 2 Sgk tr 7. 
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Gv kết luận, khen nhưng hs biết vượt khó khăn trong học tập.
* Hoạt động 2 : Bài tập 3 
Gv giải thích yêu cầu bài tập.
Gv kết luận.
* Hoạt động 3 : Bài tập 4 sgk tr7.
Gv nhận xét kết luân chung như sgv tr 21.
Các nhóm thảo luận. 
Đại diện nhóm lên trình bày, cả lớp trao đổi.
1 hs đọc yêu cầu.
Thảo luận nhóm đôi.
2 hs trình bày trước lớp.
1 hs đọc yêu cầu bài tập.
 Làm việc cả lớp : cả lớp trao đổi, nhận xét.
4. Củng cố :Hỏi lại tựa bài.Nêu câu hỏi để hs trả lời theo nội dung bài. Liên hệ gd.
5. Nhận xét – dặn dò:
 Dặn hs về nhà thực hiện các nội dung ở mục 
“thực hành” trong sgk.
Nhận xét tiết học.
Tuần 5: Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
Ngày dạy :20/09/2010 
 I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng:
-Biết được: trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
-Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	 Gv + hs -Tranh, mỗi HS 3 tấm bìa (trắng, xanh, đỏ), sgk. Vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1./Ổn định : Hát : 
2.Kiểm tra bài cũ : Hỏi hs tựa bài. Ghi nhớ.
 GV nhận xét.
3.Bài mới : Biết bày tỏ ý kiến 
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1: Xử lí tình huống
MT : Giúp HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Cách tiến hành:
 Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống của sgk để trả lời câu hỏi “Em sẽ làm gì tr ... B: Biết ơn thầy giáo cô giáo
Đạo đức
Tuần 14: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Ngày dạy : 22/11/2010
 I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng :
	Hiểu : -Công lao của các thầy, cô giáo đối với HS. HS phải kính trọng, biết ơn, 	 yêu quý thầy, cô giáo.
	-Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
	-GD HS kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : GV : Các băng chữ để sử dụng cho bài tập 2 .
 HS : SGK, vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
-Cho HS trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Xử lí tình huống.
MT : HS biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
Cách tiến hành: 
-Treo tranh, nêu tình huống.
-Nêu yêu cầu làm việc nhóm đôi
-Nhận xét – kết luận như SGV tr 35.
Đặt câu hỏi, rút ra ghi nhớ- gắn bảng phụ.
HĐ 2 : Bài tập
MT : Giúp HS biết thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Cách tiến hành:
 Thế nào là biết ơn thầy, cô giáo? (BT1)
Nêu yêu cầu thảo luận
-Nhận xét – đưa ra phương án đúng(SGV tr 6).
 Hành động nào đúng. (BT2)
Yêu cầu các nhóm thảo luận 
Nhận xét – kết luận : Có nhiều cách để hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
*Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Lắng nghe, quan sát.
-1HS đọc đọc tình huống – 1 HS đọc câu hỏi.
-Thảo luận nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi SGK tr 21.
– Lớp trao đổi, thống nhất với nhau cách ứng xử đúng nhất.
Đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em.
Nêu lí do tại sao lại chọn cách giải quyếtđó.
Phát biểu.
Đọc lại.
-1HS đọc yêu cầu BT 1.
-Quan sát tranh – thảo luận những việc làm nào thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
-HS trả lời – lớp nhận xét.
-HS đọc yêu cầu BT 2.
-Các nhóm thảo luận Chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo , tìm thêm các việc làm khác.
- Thi đua dán kết quả làm việc của nhóm lên bảng theo hai cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn”.– nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tìm thêm các việc làm khác thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo .
4.Củng cố :
GV gọi HS đọc nội dung phần ghi nhớ, làm BT trắc nghiệm kiểm tra kiến thức, liên hệ GD.
5. Nhận xét – dặn dò:
-CB : BT4 : vẽ, viết, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học; BT5 : sưu tầm các bài thơ, ca dao, tục ngữ, ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo.
-GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Tuần 15: Thực hành :Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2)
Ngày dạy : 29/11/2010
I.MỤC TIÊU :
	- Hiểu được công lao của thầy giáo, cô giáo đối với HS, vì thế phải kính trọng, biết ơn, yêu quý các thầy giáo, cô giáo.
	- Biết bày tỏ sự kính yêu, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
	- GD HS có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy giáo, cô giáo những việc phù hợp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 GV + HS : Sưu tầm truyện, thơôní về lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo
	HS : Kéo, giấy màu, bút màu, keo.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-Vì sao chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
-Chúng ta thể hiện lòng kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo bằng việc làm gì ?
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2).
a) Giới thiệu bài - ghi tựa
b) Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Bài tập
MT : Biết thực hành những hành vi, những việc làm thể hiện truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta.
Cách tiến hành :
 Yêu cầu trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
BT 4, 5.
Nhận xét, tuyên dương.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Nêu yêu cầu : làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo cũ.
-Nhận xét – nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm thiệp mà mình đã làm.
-2HS đọc yêu cầu bài tập.
-Trình bày trước lớp những bài hát, bài thơ, truyện, sưu tầm được hay những sáng tác của mình hoặc cùng các bạn diễn tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo .
Lớp nhận xét, bình chọn bạn thể hiện hay, bài thơ, bài hát,..có ý nghĩa.
Làm thiệp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
Lấy kéo, giấy màu, bút màu, keo để lên bàn.
Làm việc cá nhân.
Trình bày sản phẩm.
– lớp nhận xét, chọn bạn làm đẹp, có sáng tạo và có ý nghĩa.
4.Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục. 
5. Nhận xét – dặn dò:
-Dặn HS hàng ngày thực hiện các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy, côgiáo.
-CB : Yêu lao động. 
-GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Tiết 16: Yêu lao động
Ngày dạy : 06/12/2010
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng :
-Nêu được lợi ích của lao động. 	
	-Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
	-GDHS yêu lao động.Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
	GV + HS : Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai ( BT 2 )
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Ổn định : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Biết ơn thầy giáo, cô giáo 
-Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
-Các em phải làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
-GV nhận xét.
3.Bài mới : Yêu lao động.
a.Giới thiệu bài : ghi tựa bài lên bảng.
b.Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Tìm hiểu truyện Một ngày của Pê- chi –a
MT : Hiểu được ý nghĩa của câu truyện.
Cách tiến hành:
 -Đọc chuyện 
-Nhận xét – kết luận như sgv tr 38.
-Đặt câu hỏi hình thành ghi nhớ.
-Nhận xét (sau mỗi câu trả lời của HS – ghi lên bảng) 
 ( Phần ghi nhớ bỏ câu : Lười lao động là đáng chê trách. )
HĐ 2 : Luyện tập
MT : Giúp HS tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường , ở nhà phù hợp với khả năng.
Cách tiến hành:
 BT1 Cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
 Xử lí tình huống. ( BT 2.)
- BT yêu cầu em làm gì ?
-Chia lớp thành 4 nhom – giao việc cho các nhóm.
-Nhận xét – kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
-HS nghe – đọc lại.
-Các nhóm thảo luận 3 câu hỏi trong SGK.
-Trao đổi – chọn cách làm đúng, biết chăm làm, yêu lao dộng.
-Lần lượt trả lời.
-Đọc lại mục bài học.
-Đọc. Làm bài cá nhân.
-1HS đọc.
-BT yêu cầu em thảo luận và đóng vai theo tình huống.
-Các nhóm nghe GV giao nhiệm vụ thảo luận.+Nhóm 1, 3 thảo luận, đóng vai tình huống a.
+Nhóm 2, 4 thảo luận, đóng vai tình huống b
-Các nhóm thảo luận : chọn bạn đóng vai, hội ý lời thoại, cách xử lí tình huống.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Nhận xét – thảo luận về cách xử lí tình huống của các nhóm.
4.Củng cố : Hỏi lại tựa bài, ghi nhớ.
 - Liên hệ thực tế.
5. Nhận xét – dặn dò :
-Dặn HS về xem lại bài.
-CB trước các BT 3, 4, 5, 6 trong SGk trang 26.(BT 3,4 ghép thành 1 bài : Hãy sưu tầm các câu chuyện các câu ca dao, tục ngữ nói về ý nghĩa và tác dụng của lao động).
GV nhận xét tiết học.
Đạo đức
Tuần 17: Thực hành:Yêu lao động
Ngày dạy : 13/12/2010
I.MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS có khả năng :
-Nêu được lợi ích của lao động. 	
	-Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
	-Đồng tình và phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV + HS : Sưu tầm tư liệu theo BT 3,4,5.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Yêu lao động tiết 1
GV hỏi lại nội dung bài tiết 1 - Nhận xét.
3.Bài mới : Yêu lao động tiết 2
a.Giới thiệu bài, ghi tựa
b.Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Luyện tập
MT : Giúp HS tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
Cách tiến hành:
 BT5 : (SGK tr 26)
Mời HS trình bày trước lớp.
Nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
Bài 3,4 
Gọi HS trình bày phần chuẩn bị.
Tổ chức cho HS thảo luận.
Nhận xét, khen những bài viết hay. 
Bài 6.
Yêu cầu làm việc cá nhân.
Nhận xét câu chuyện hay, tranh vẽ đẹp.
Làm việc nhóm đôi
Thảo luận
Trình bày.
Đại diện nhóm trình bày. 
Lớp trao đổi, thảo luận.
Trình bày - lớp nhận xét
4.Củng cố : Hỏi tựa bài, nội dung bài, liên hệ GD.
5. Nhận xét – dặn dò :
-Dặn HS làm tốt các việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ở ngoài xã hội. 
-GV nhận xét tiết học
Đạo đức
Tuần 18: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I
Ngày dạy : 20/ 12/2010
I. MỤC TIÊU:
-Hệ thống hoá các kiến thức đã học theo từng chủ điểm.
- HS áp dụng vào thực tế, đời sống hàng ngày.
-Có ý thức rèn luyện các hành vi đạo đức tốt.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: Hát
2.Kiểm tra bài cũ : HS nêu tên các chủ điểm đã học.
3..Dạy bài mới : Ôn tập
a.Giới thiệu bài - ghi tựa
 b.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1:Ôn tập
MT : Hệ thống hoá các kiến thức đã học theo từng chủ điểm. HS áp dụng vào thực tế, đời sống hàng ngày.
Quan hệ bản thân
 _ Hãy kể những tấm gương trung thực mà em biết và của chính em.
 - Tại sao phải trung thực trong học tập ?
Nếu không trung thực thì có hại gì ?
 Nhận xét, chốt ý.
 Yêu cầu cả lớp lập kế hoạch 1 buổi tớp thăm và giúp đỡ một bạn trong lớp gặp khó khăn.
 Kết luận ý đúng của các nhóm
 Em hãy bày tỏ ý kiến với cha mẹ, anh chị, thầy cô và bạn bè về những vấn đề có liên quan đến bản thân riêng em và trẻ em nói chung.
 Em đã thực hành tiết kiệm tiền của, thời giờ trong cuộc hàng ngày chưa ? yêu cầu nêu cụ thể.
Quan hệ gia đình
Đặt câu hỏi :_ Em hãy nêu những việc cụ thể em đã làm hàng ngày để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Nhận xét.
 Quan hệ nhà trường
_ Em hãy nêu những việc cụ thể em đã làm để thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
Nhận xét.
Quan hệ cộng đồng, xã hội
_ Em hãy nêu nhựng việc làm tự phục vụ cho bản thân và cho xã hội.
Kết luận : lao động là vinh quang, mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội. Trẻ em cần phải tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng.
- Kể, lớp nhận xét
- Làm việc nhóm (4 nhóm). Đại diện nhóm trình bày.
- Tự bày tỏ
- Phát biểu, lớp nhận xét
- Phát biểu, lớp nhận xét
- Phát biểu, lớp nhận xét
- Phát biểu, lớp nhận xét
3.Củng cố : Hỏi lại tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục..Hỏi lại tựa bài, nội dung bài, liên hệ giáo dục.
5. Hoạt động nối tiếp :
Dặn HS về áp dụng vào thực tế.
Chuẩn bị bài sau : Kính trọng và biết ơn người lao động.
 Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc.doc